Về miền đất Phật

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.
  • Chuyện vui: Cái Bóng tầm sư học đạo

    • 8 Comments

    Mây về đắp tượng cô tiên

    Đắp xong mây lại bốn miền thênh thang

    Cô tiên vẫn đứng bên ngàn

    Cầm đèn soi lối thế gian đi về

    Bao giờ sen nở sơn khê

    Trăng soi hồ ngọc, rừng quê mây về

  • Đường về Kailash

    • 0 Comments
    Demchhok- Vị Thầy tâm linh tối thượng của Mật Tông

    Theo kế hoạch chúng tôi sẽ đi bằng xe hơi từ Hà Nội sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan. Từ Bằng Tường đi Quảng Châu bằng xe du lịch có giường nằm. Nghỉ tại Quảng châu 1 ngày chờ tàu, tham quan Dương Thành Bát Cảnh và sông Châu Giang. Hôm sau đáp tàu lửa cao tốc đi Lhasa. Nghỉ ở thủ đô Tây Tạng 2 ngày để cơ thể có thì giờ thích nghi với độ cao, không khí loãng và giá lạnh, nhằm tránh tai nạn khi leo lên các đỉnh cao của Sambala quanh năm đầy tuyết phủ...Từ Lhasa theo đường núi, chúng tôi sẽ đến sát địa phận Sambala bằng xe Land Cruiser... Sau đó sẽ mướn thông dịch viên người Tạng nói được tiếng Anh, mướn thổ dân địa phương dẫn đường, mướn trâu Yak chở đồ

     

     

     

  • Về thăm Gành Ráng

    • 0 Comments

    (Gành Đá Đĩa/Phú yên)

    Từng viên đá ở đây đều có cạnh cân đối, xếp lên nhau ngay hàng thẳng lối, trật tự, như theo một qui tắc nghiêm ngặt, nên gọi là Đá Đĩa.

    Chính cái điều ấy làm Đá Đĩa khác đá khác và Gành Đá Đĩa nhờ vậy thu hút khách du lịch tham quan.

    Cũng vậy, thế giới ta bà ngày nay, từng người tự nhiên đều biến thành Đá Đĩa của mọi cơ chế, guồng máy và qui tắc.

    Cả trần gian này không biết từ lúc nào đã thành cái Gành Đá Đĩa khổng lồ.

    Điều ấy hấp dẫn, nên ngày càng nhiều du khách tâm linh là Trời, Phật, Quỉ ,Thần đến chơi và ghé thăm "Cái Gành Đá Đĩa Thế gian".

    Từ đó, vô số tôn giáo và vô số đạo đã ra đời.

    Có cái hay là người ta đã bán vé tham quan Gành Đá Đĩa và loài người cũng đã biết lợi dụng cái" Gành Đá Đĩa Thế Gian" để buôn Thần bán Thánh tạo ra vô số đạo và vô số tôn giáo giả.

  • Phù điêu và sắp đặt ở vườn Thiền Diên Lâm 2/12/2012

    • 0 Comments

    Xưa kia có người hỏi đức Khổng Tử về Thần Thánh, Ma Quỉ. Ngài bảo: "kính nhi viễn chi". Này Cỏ May,  hôm nay ông đến chơi và hỏi ta về các loại Chánh Giáo. Bắt chước người xưa, già cũng bảo với ông rằng: "kính nhi viễn chi".

    Thế cho nên lẳng lặng nơi chốn quạnh hiu. Vui với trăng thanh gió mát. Sống với chim muông thú trừng. Làm bạn với con suối rừng cây. Mặc áo vải thô, vỗ bụng rau mà hát. Làm điều nhân nghĩa tuỳ theo thích. Chuyện  đời chuyện đạo như mây trời trôi trên đỉnh non thiêng. Ha ha. . .ha. . . .Sương sa mù mịt. Rừng trúc rì rào. . . rì rào. . .thì thầm. . .thì thầm. . . như tiếng đạo tràng đang tụng kinh. Chim gỏ kiến gỏ cốc. . .cốc. . . .Chim cút núi kêu . . . Hum. . .Hum. . .H. .U. .M. .

    Này Cỏ May, Uống trà thôi. Tụng thần chú làm gì nữa chớ. Chẳng phải đã có cút núi tụng thay rồi sao.

  • Món quà tết dương lịch 2014

    • 1 Comments






    Bé Bi theo mẹ đi chơi Noel. Nó thấy mấy com chim cánh cụt đang đi trên hè phố, có trẻ con đi theo hò reo rất vui nhộn. Bé Bi hỏi mẹ:

    -  Mẹ ơi, con chim cánh cụt đẹp quá

    Mẹ nó cười:

    -  Nó là con chim giả đấy mà

    -  Sao nó vẫn biết đi biết chạy. Nhìn sờ nắn nghe đều có thực mà mẹ.

    -  Thế mà nó vẫn là giả.

    -  Sao mẹ biết ?

    -   Vì mẹ đã trưởng thành

  • Tham quan lễ Phật ở Singapore /29/10/2012

    • 2 Comments

    Thưa cụ, đó có phải là là 5 câu hỏi lớn mà hành giả phải chí thành tự thân giải quyết.

    -        Này Cỏ May, đúng vậy

    -        Thế mục đích của cuộc đời cụ là gì?

    -        Hề hề. . .  .ta đang đi chơi

    -        Thế hiện trạng của cụ như thế nào?

    -        Ta đã ký hợp đồng với Cty Du lịch Thượng Đế. Bây giờ chư Thánh Thần là Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tâm Linh đang đưa ta đi chơi.

    -        Thế  vấn đề của cụ là gì, nó có thể khiến cụ không đạt hạnh phúc trong cuộc sống, khiến cụ không hoàn thành mục đích của cuộc đời mình?

    -        Này Cỏ May, đây không phải là nhà ta, đây không phải là trụ xứ của ta, đây chỉ là nơi ta đi du lịch. Và do vậy hạnh phúc trong cuộc đời này chỉ là sự thú vị của người du khách tâm linh. Muốn cuộc đi chơi của mình tràn đầy niềm vui và sự thú vị. Thì khi du lịch nơi nào. Mình cũng tự thân xác định xem có đủ sức khoẻ, đủ tiền bạc và phù hợp với sự ưa thích của mình hay không? Trước khi đến cõi ta bà này rong chơi, ta đã xem xét và thấy mình có đủ các điều kiện về thể lực, tâm lý và vật chất cho cuộc du lịch tâm linh này.

  • Rong chơi trong sa mạc

    • 6 Comments

    (Bước chân hắn vu vơ, bước ra đời từ những bài thơ tràn bóng tối)

    Một mình đi giữa sa mạc mênh mông

    Chung quanh hắn, cuộc đời lặng im như cát

    Thế giới tâm linh như vòm trời tối đen với muôn ngàn vì sao lấp lánh

    Buồn vui của kiếp người như những cơn gió than dài trong khoảng không vắng lặng

    Hắn bước đi hay ngồi lại thì cũng có nghĩa gì đâu

    Bởi sa mạc đời vẫn mênh mông và chẳng biết đâu là giới hạn

  • Về miền đất Phật - Hành hương về Népal / 2/9/2010


    Hì...hì....! Các phóng viên Dieuquansat.com đang tác nghiệp.

    Mô Phật, chúng con biết, chỉ có yên lặng mới hợp nhất được với yên lặng. Chỉ có an lạc mới hợp nhất được với an lạc. Chí có hư không mới hợp nhất được với hư không. Và chí có thần mới hợp nhất được với cái thần diệu khó nghĩ khó bàn. . . . .

    Mô Phật chúng con chẳng cầu gì mà Như lai chắc cũng chẳng có cái gì để cho.

    Haha. . .ha. . .Trong màn mưa bụi bay bay. Trên đỉnh cao kia. Cặp mắt Phật như đang âu yếm soi vào tận đáy tâm hồn con và anh linh Như Lai như đang thấm đậm cả người con. Tại sao phải cầu, tại sao phải xin chứ ?!. . . Chúng ta là con và ngài là đáng từ phụ, chúng con về đây ngồi bên cạnh cha già, đi bên cạnh người, cười với người, nắm tay người đi dưới mưa cùng vui ngày sum họp. Nhà ta có gì thì đều là của cha mẹ và con tại sao còn phải cầu phải xin ?!

    Chúng tôi đi phía sau thầy, yên lặng lòng tràn ngập cảm xúc bồi hồi không nói được nên lời. Trên nền đá núi lạnh ngắt, ẩm ướt và mòn vẹt bởi biết bao bàn chân hành hương thành kính đã qua đây. Giữa dòng người sùng kính hối hả đi, hối hả niệm kinh, hối hả cầu nguyện. . . Chúng con vẫn đi sau thầy cùng lặng yên, ung dung nhàn hạ, trang nghiêm, nhận biết từng bước đi, nhẹ rất nhẹ. . . .tịnh rất tịnh. . . .giác cực giác. . . .điều hòa trang nghiêm. . . .vì sợ cái mông manh chợt tan đi. .. .vì sợ cái tế vi thanh cao chợt hóa ra phàm tục. .
     

  • Ngày valentine trong khu rừng thiền

    • 1 Comments

    Khu rừng mờ hơi sương. Cỏ long lanh ướt đẩm. Không khí mát và sạch. Những bóng cây cổ thụ mờ ảo trôi  từ từ trong bóng bình minh. Bóng tối mịn và lờ mờ. Có tiếng chim ríu rít khe khẽ, tiếng con chồn xạ hương khịt mũi, tiếng con cá chép táp móng đòi ăn dưới ao bèo. Tiếng con gì trườn nhè nhẹ trên lá khô, mềm, ươn ướt và lành lạnh. Tiếng giọt sương rơi chậm, trong suốt, mỏng manh, đọng lại, rồi đu đưa trên cái màng nhện phất phơ. Ba Gàn ngồi im lặng uống trà ở cái bàn đá bên ao sen. Thời gian như ngừng trôi, đông lại dần dần, hẩng ra, rồi rỗng không. Trong yên lặng, mọi thứ như sắc nét hơn, tỏa hào quang dịu dàng trong bóng bình minh cổ kính.

  • Uống trà ngày mưa

    • 2 Comments

    Khi đạo là cánh sen cuối hạ

    Ta biến thành giọt mưa lưa thưa

    Quen mà rất lạ

    Long lanh xanh cuộc tàn phai

    Khi đời là cánh cửa đóng im lìm

    Ta dấu lặng im

    nơi đáy con tim xanh màu lá

  • Luyện công Hòn Bà-Nha Trang, kỷ niệm ngày chinh phục đỉnh núi thiêng Tu Di Sơn (Kailash-6.700m)

    • 0 Comments

    Bình minh dát vàng mặt suối. Nước lòn qua khe đá róc rách. Gió thổi ào ào khiến sườn núi chung quanh cồn cào như sóng trên đại dương. Lòng con suối là những phiến đá khổng lồ bằng phẳng, trên đó ngẫu hứng những lỗ chân voi. Tiếng hải triều âm như từ lòng đất dâng lên. Rồi Trường Sơn âm vang và đồng vọng. Gió núi mang nó đi xa, la đà trên mặt Hồ Suối Dầu, rồi đọng lại nơi muôn vạn con tim đang căng tràn nhựa sống.
    Không phải từ cái miệng đến lỗ tai, mà từ con tim đến con tim.
    Không phải sự sùng kính, niềm tin hay lý trí. Mà là con đường của đồng cảm và buông xuôi.
    Ha ha. . . .ha. . .
    Sự huyền diệu đâu để bán rao hay quảng cáo. Nên những lời nói nầy khác gì nước suối chảy phát ra tiếng kêu. Hương vị của trời đất tự mình nếm và tự mình cảm nhận. Sao lại muốn diễn tả cái ngon nầy cho thiên hạ biết chứ?!

  • Về miền đất Phật–Bài 14: Hồ thiêng Manasarovar

    • 1 Comments
    Trên đường hành hương

    Sau khi nằm chờ tại Lhasa 4 ngày để xin cho đủ giấy phép đi Kailash. Phải có đủ 4 giấy phép của biên phòng, an ninh quân đội, và một giấy phép của công an tại Darchen. Hôm nay chúng tôi bắt đầu lên xe trực chỉ về hướng tây, hướng của biên giới Kashmir và Népal.
    7 giờ sáng đúng hẹn, Penba đã đưa xe tới. Nhưng chờ mãi đến 8 giờ... rồi 8 giờ 30 mà huớng dẫn viên chẳng thấy tới. Cuối cùng chúng tôi được báo cho biết, là chẳng có hướng dẫn viên nào chịu đi vào Kailash cả... Và chúng tôi lại được công ty du lịch Xigátse hứa sẽ giới thiệu một hướng dẫn viên khác khi chúng tôi tới thành phố này.
    Thế là chúng tôi lại hăm hở lên đường 

  • Về miền đất Phật - Từ động tu khổ hạnh tới núi Linh Thứu.

    • 2 Comments
    Núi Linh Thứu. Nơi Như lai ngồi thiền. Có động của các ngài A Nan, Ca Diếp, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.

    Bồ Đề Đạo Tràng cách bờ sông NiLiên độ 500m. Qua một cái cầu xi măng dài, xe chúng tôi đi độ 1 tiếng đồng hồ là đến núi Drongpa nơi xưa kia Như Lai đã tu khổ hạnh ròng rã 6 năm trời trong hang động Mahakala.
     Mahakala là một cái động đá thoáng mát, trần không quá thấp. Có thể chứa được khoảng 10 người. Cửa vào động vuông vức lớn bằng cái cửa chính ở nhà mình.
    Chắc xưa kia Dronhpa phải là khu rừng thâm u rậm rạp kéo dài ra đến tận bờ sông Niliên. Còn bây giờ nó là cái núi đá lớn hùng vĩ với cây mọc lưa thưa lúp xúp, đầy chim sáo, nhen sóc cùng khỉ núi.
    Khỉ ở đây là giống khỉ xám đuôi dài mặt đen. Chúng sống thành từng đàn nhiều vô kể và rất quen với người.
    Khi chúng tôi đến, chim chóc và khỉ chạy theo từng đàn. Chúng bu đặc chung quanh, khọt khẹt xin ăn rất dễ thương. Chúng tôi mua mấy phong bánh qui ném cho chúng. Thế là chúng ào vô tranh nhau nhặt, vừa ăn vừa đưa tay kéo áo chúng tôi để xin tiếp.

     

  • Dấu chân trên cát nóng

    • 0 Comments

    Ta như hạt cát trên đồi Nam Cương
    Mãi đi hoang trong cõi vô thường
    Ngày lại ngày
    Ta bay theo gió muôn phương
    Gượng lấp đầy những dấu chân kỷ niệm
    Em như dấu chân trên cát nóng
    Dấu tình yêu nhạt dần trong bóng cô liêu

  • Du lịch Tâm Linh/Bài 1 - Bảo Tháp Mẹ Tara ở Tây Tạng

    • 0 Comments

    Ngày ấy tôi có cơ duyên được đi Tây Tạng để đảnh lễ Phật, lễ Tổ, lễ các Mẹ Tara, chư vị Thánh Thần và ơn trên.

    Núi cao hùng vĩ, thảo nguyên mênh mông, trâu Yak lông dài, những dòng sông băng nằm giữa những khe núi hẹp và sâu hun hút. Quạ kêu trên đầu. Chồn tuyết thập thò trên các hang nằm ngay trên đường đi. Ban ngày chim ưng kêu quang quác. Ban đêm dãi ngân hà sà xuống sát đầu. Trăng sao và mây mờ mờ ảo ảo. Những ngôi nhà đất vuông vắn nằm cô đơn dưới những gốc dương già cằn cổi. Bảo cát và mưa tuyết. Gió hú và tuyết lở ào ào.

  • Mưa thu

    • 0 Comments

    (Mắt tròn liếc long lanh)

    Cô bé dạo rừng thu

    Bàn chân nhỏ xíu

    Mưa thu líu ríu chạy quanh chạy quanh

    Con suối róc rách bên anh vòng quanh

    Gió mát và thơm

    Mắt tròn liếc long lanh

    Giọt mưa nủng nịu bên rừng cây xanh

  • Về miền đất Phật - Hành hương về Bhutan - Rong chơi trên núi Takshang /Bhutan /2/8/2010

    Lắc lư. . . .lắc lư. . .
    Ngựa cứ đi còn ta cứ cười khì
    Hạc nội mây ngàn, vướng bận để làm chi
    Hì hì. . . .      

    Rong chơi trên núi Tu Di

    Ta uống trà ngắm sơn hà thú vị

    Còn ông nhập thiền hợp nhất với vô vi

    Thác chảy suối reo

    Vách đá già lắc leo

    Tiếng hổ gầm còn âm vang theo gió núi

  • Về miền đất Phật- Bài 3: Bạch Vân Cư Tự

    • 1 Comments
    Mandala của lục độ Tara tại Bạch Vân Cư Tự
    Rời Lhasa chúng tôi đi về phía Tây, dọc theo con sông Yarlung Tsangpo để đến Shigatse, chiêm bái và đảnh lễ Phật tại tu viện Bạch Vân Cư Tự. Trời lạnh!. . . . Hai bên đường bạch dương đứng thành từng hàng thẳng tắp. . . . Khắp nơi thanh liễu xanh tươi như tiếp thêm nhựa sống cho đồi núi khô cằn đầy sỏi đá.
    Dây kiết tường nhiều màu sắc giăng mắc khắp nơi: . . . giữa hai hẻm núi, . . . trên nóc nhà. . .  và trên các hòn đá lớn. . . .
    Thanh liễu mọc thành những vạt lớn. Gốc thật to màu nâu sậm, xù xì uốn lượn, da nứt nẻ. Nhưng phía trên lại có rất nhiều ngọn non, mốc xanh, vươn lên mạnh mẽ trong gió lạnh. . . .
    -  Này Tiêu, sao những cây liễu này gốc thì già mà cành lại non thế?
  • Ông Sáu Gù chùa Suối Ngổ

    • 0 Comments
    Trên đỉnh hòn chùa Đấy dãy núi như một bức trường thành xanh rì trước mặt là Hòn Ngang. Nó nổi lên bề thế giữa những cánh đồng lúa chung quanh. . ...
  • VMDP - Bồ Đề Đạo Tràng và làng Sujata

    • 0 Comments
    (Nhận ân điển thiêng liêng của Như Lai tại gốc Bồ Đề nơi ngài chứng ngộ thành Phật) Hôm tôi đến đây, Bồ Đề Đạo Tràng đầy nắng và gió. Không biết xưa kia khi Như Lai đến đây...
  • Vài điều về tâm lý Khí Công (2)

    • 0 Comments

    1. Ông bà mình có câu: Đàn khảy tai trâu.

    Hề hề. . .

    Còn ta là : Con trâu già đang khảy đàn. Tai người có nghe thì nghe. . . . 

    2. Trong quan hệ với bạn, ta có hai loại hành động: Loại xuất phát từ cái đầu và loại xuất phát từ trái tim. Loại thứ nhất ta có bạn bè. Và loại thứ nhì ta có tình bạn.

    Tương tự ta có 2 kiểu tu tập: Loại xuất phát từ cái đầu và loại xuất phát từ trái tim. Loại thứ nhất ta có kiến thức. Loại thứ nhì ta có hạnh phúc.

    KCDS thuộc loại thứ nhì, nên bạn không thể dùng cái đầu tâm trí để tu học được.

  • Vài điều về tâm lý khí công (3)

    • 0 Comments

    1. Sự vĩ đại thật sự không nằm ở thành công hay tiếng tăm. Nó là bóng của lòng tốt, sự nhún nhường, sự phụng sự và tính cách. Người tập KCDS không tìm kiếm sự vĩ đại. Nhưng luôn biết là, không thể có bóng khi không có hình.

    2. Tài sản giá trị nhất của công ty bạn chính là cách mà khách hàng biết đến nó. Nhưng tài sản lớn nhất của Cty lại là khả năng kiếm tiền qua việc ấy. Còn tài nguyên lớn nhất chính là thời gian. Tài sản giá trị nhất của KCDS chính là cách mà các bạn biết đến nó. Nhưng tài sản lớn nhất của KCDS lại là cách mà các bạn có được sức khỏe và niềm vui qua việc ấy. Còn tài nguyên lớn nhất của KCDS chính là cách mà bạn tận dụng thời gian nhàn rỗi của mình.

  • Về miền đất Phật - Từ vườn Lộc Uyển tới vườn Lâm Tỳ Ni

    • 0 Comments

    Nắng vàng như mật ong chảy qua những đồi cỏ may hiu hắt, rồi đổ dồn xuống những phế tích rong rêu. Quạ đen bay thành từng đàn kêu buồn bã. Chim sáo lòn trong những vòm lá dài lăn quăn của hàng cây Asoka đứng lặng im hai bên con đường dẫn vào vườn Lộc Uyển 

    Pankaj đang than phiền vì trời quá nóng và bị muỗi đốt khi hôm không ngủ được. Anh tỏ vẻ thờ ơ vô cảm trước những đống gạch vụn đổ nát hoang tàn.
    Còn tôi lòng bồi hồi xúc động như đang đứng trước ngôi nhà cũ của mình, nơi cha mẹ đã sinh mình ra ở đấy, nơi chất chứa biết bao kỷ niệm buồn vui. Nơi có tiếng cười trẻ thơ hồn nhiên, có giọt mồ hôi làm dính sợi tóc mai của mẹ với tiếng thở dài âm thầm của người. Nơi có lời thuyết pháp liên miên bất tận của cha, ngày lại ngày vang lên giữa cái chợ đời, nơi cuộc chơi vẫn chưa hồi kết thúc!

     

     

  • (2007) Về miền đất Phật - Bài 1: Con đường

    • 0 Comments
    Về hướng mặt trời
    Đang kháo nhau về chuyện già Năm sắp đi Tây Tạng lễ Phật thì cụ già đến.
    - Ai Tây Du thỉnh kinh thì đi nào?
    Mọi người nhao nhao lên. . . Người xin đi. . . người than đang còn bận công tác. . v.v. . . 
    - Giống như thầy trò Đường tăng đi thỉnh kinh trong Tây Du ký của Ngô Thừa Ân cụ nhỉ?
    - Hề hề!. . . . Thế thì ai là Tam Tạng, còn Tề Thiên, Bát Giới và Sa Tăng là những ai?

  • VMDP – File âm thanh tại vườn Lộc Uyển

    • 1 Comments
    (Thông công nhận ấn lệnh tại nơi Như Lai đã chuyển pháp luân lần thứ nhất) Này chư huynh, hôm nay ta đã đến vườn Lộc Uyển. Ta đã thiền định tại nơi mà xưa kia đức Phật đã chuyển...