November, 2007

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.
  • Về miền đất Phật - Từ động tu khổ hạnh tới núi Linh Thứu.

    • 2 Comments
    Núi Linh Thứu. Nơi Như lai ngồi thiền. Có động của các ngài A Nan, Ca Diếp, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.

    Bồ Đề Đạo Tràng cách bờ sông NiLiên độ 500m. Qua một cái cầu xi măng dài, xe chúng tôi đi độ 1 tiếng đồng hồ là đến núi Drongpa nơi xưa kia Như Lai đã tu khổ hạnh ròng rã 6 năm trời trong hang động Mahakala.
     Mahakala là một cái động đá thoáng mát, trần không quá thấp. Có thể chứa được khoảng 10 người. Cửa vào động vuông vức lớn bằng cái cửa chính ở nhà mình.
    Chắc xưa kia Dronhpa phải là khu rừng thâm u rậm rạp kéo dài ra đến tận bờ sông Niliên. Còn bây giờ nó là cái núi đá lớn hùng vĩ với cây mọc lưa thưa lúp xúp, đầy chim sáo, nhen sóc cùng khỉ núi.
    Khỉ ở đây là giống khỉ xám đuôi dài mặt đen. Chúng sống thành từng đàn nhiều vô kể và rất quen với người.
    Khi chúng tôi đến, chim chóc và khỉ chạy theo từng đàn. Chúng bu đặc chung quanh, khọt khẹt xin ăn rất dễ thương. Chúng tôi mua mấy phong bánh qui ném cho chúng. Thế là chúng ào vô tranh nhau nhặt, vừa ăn vừa đưa tay kéo áo chúng tôi để xin tiếp.

     

  • Về miền đất Phật - Từ vườn Lộc Uyển tới vườn Lâm Tỳ Ni

    • 0 Comments

    Nắng vàng như mật ong chảy qua những đồi cỏ may hiu hắt, rồi đổ dồn xuống những phế tích rong rêu. Quạ đen bay thành từng đàn kêu buồn bã. Chim sáo lòn trong những vòm lá dài lăn quăn của hàng cây Asoka đứng lặng im hai bên con đường dẫn vào vườn Lộc Uyển 

    Pankaj đang than phiền vì trời quá nóng và bị muỗi đốt khi hôm không ngủ được. Anh tỏ vẻ thờ ơ vô cảm trước những đống gạch vụn đổ nát hoang tàn.
    Còn tôi lòng bồi hồi xúc động như đang đứng trước ngôi nhà cũ của mình, nơi cha mẹ đã sinh mình ra ở đấy, nơi chất chứa biết bao kỷ niệm buồn vui. Nơi có tiếng cười trẻ thơ hồn nhiên, có giọt mồ hôi làm dính sợi tóc mai của mẹ với tiếng thở dài âm thầm của người. Nơi có lời thuyết pháp liên miên bất tận của cha, ngày lại ngày vang lên giữa cái chợ đời, nơi cuộc chơi vẫn chưa hồi kết thúc!

     

     

  • Thung lũng Tử thần và đèo Drolma

    • 1 Comments
    Chuẩn bị cho Penba quay phim thung lũng Tử Thần

    Trời lạnh kinh khủng, chưa quen, nên chúng tôi không tài nào ngủ được! Đụng vào vải lều như đụng vào nước đá! Do thiếu kinh nghiệm, chúng tôi không đem túi ngủ mà chỉ đem võng Trường Sơn. Trải võng dưới lưng, bên trên dùng tấm dù che mưa của nó mà đắp. Mới nhìn ai cũng tưởng đủ ấm. Nhưng khi nằm mới biết không ăn thua gì với nhiệt độ xuống dưới không độ như ở đây. Ngọ nguậy, rục rịch, trăn trở suốt, chẳng tài nào chợp mắt được. Mọi người bèn ngồi dậy luyện công, cơ thể dần dần ấm lại. Thế nhưng khi nằm xuống bắt đầu thiu thiu, thì đứt khí nên cơ thể lại lạnh, run như cầy sấy. Cứ như vậy trằn trọc suốt cả đêm mà chẳng ai ngủ được.

  • Tarboche và thành Thiên Đế

    • 1 Comments
    Đường nào đấy hả ông Định vị

    Chúng tôi ngủ trong một nhà nghỉ nhỏ ở Darchen. Chờ trời sáng sẽ bắt đầu đi vòng quanh Sambala, đi theo vòng Kora tâm linh tối thượng của mật tông thế giới.
    Nếu thành công những ngày tiếp theo, chúng tôi sẽ nhận ân điển thiêng liêng và đi thẳng vào khu trung tâm của Sambala, vào trung ương đàn tràng của Ngũ Trí Như Lai. Và như vậy cái đích cuối cùng của chuyến tu học này là đỉnh núi Kailash cao 6.714m quanh năm tuyết phủ trắng xóa, nơi có 3 khối đá khổng lồ màu vàng sậm giống hệt 3 tòa bảo tháp, trời đất tự hiển thị để phụng thờ Đức Đại Sư Cổ Phật Tỳ Lô Giá Na và hóa thân của ngài là Tổ Sư Demchog.

  • Về miền đất Phật–Bài 14: Hồ thiêng Manasarovar

    • 1 Comments
    Trên đường hành hương

    Sau khi nằm chờ tại Lhasa 4 ngày để xin cho đủ giấy phép đi Kailash. Phải có đủ 4 giấy phép của biên phòng, an ninh quân đội, và một giấy phép của công an tại Darchen. Hôm nay chúng tôi bắt đầu lên xe trực chỉ về hướng tây, hướng của biên giới Kashmir và Népal.
    7 giờ sáng đúng hẹn, Penba đã đưa xe tới. Nhưng chờ mãi đến 8 giờ... rồi 8 giờ 30 mà huớng dẫn viên chẳng thấy tới. Cuối cùng chúng tôi được báo cho biết, là chẳng có hướng dẫn viên nào chịu đi vào Kailash cả... Và chúng tôi lại được công ty du lịch Xigátse hứa sẽ giới thiệu một hướng dẫn viên khác khi chúng tôi tới thành phố này.
    Thế là chúng tôi lại hăm hở lên đường 

  • Về miền đất Phật– Bài 13: Tu viện Sera

    • 1 Comments
     Tường treo Thanka trong những ngày lễ tại tu viện Sera

    Trung tâm Lhasa có một khách sạn bụi đời. Thế nhưng lại rất đông người nước ngoài ở. Tôi nghĩ chắc cũng như chúng tôi, họ cũng thích cái không khí tự do, rất bụi. Thêm vào đó giá lại rất mềm. Nó có tên tiếng Anh và tiếng Tạng, nhưng chúng tôi cứ gọi thế. .
    Sàn nhà bằng gỗ mộc. Cầu thang cũng bằng gỗ sơ sài. Cửa phòng ăn chỉ là miếng vải, khi đóng chỉ cần cột mấy sợi dây kẽm. Internet không dây miễn phí. Tường đầy những câu viết ngẫu hứng và những hình vẽ nguệch ngoạc của khách. Bàn ghế làm bằng những miếng gỗ còn nguyên vỏ. Dây ngũ sắc treo tòn ten, vải trải bàn hoang dại, chẳng theo qui cách gì. Mấy cái tranh tường vẽ tùy hứng nham nhở dí dỏm và thật buồn cười.

  • Về miền đất Phật- Bài 12: Hoàng hôn trên Potala

    • 1 Comments
     Hoàng hôn trên Potala
    Hoàng hôn màu ghi nhạt. Gió từ các đỉnh núi tuyết tràn về phảng phất mùi cỏ mới và vị cay cay của chồi non thanh liễu.
    Hắn đi một mình quanh cung Potala. Du khách đã về hết, mà đèn đường còn chưa bật. Đây là giờ của hắn. Thời khắc mà Potala chuyển từ thể xác sang phần hồn. Hắn cũng vậy, chẳng phải hắn đi, mà con tim đơn côi của hắn đang lang thang trong hoàng hôn xứ Tạng.
    Màu nâu sậm của cung Potala như nét chổi u buồn quét lên nền trời thương nhớ. Còn màu vàng đất lại như màu của cái chết lặng yên. Cung điện như mệt mỏi, như chán lắm rồi, với những sự đời nhố nhăng. Tựa lưng vào núi đá, nó như đang thở dài buồn bã.
  • Đường về Kailash

    • 0 Comments
    Demchhok- Vị Thầy tâm linh tối thượng của Mật Tông

    Theo kế hoạch chúng tôi sẽ đi bằng xe hơi từ Hà Nội sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan. Từ Bằng Tường đi Quảng Châu bằng xe du lịch có giường nằm. Nghỉ tại Quảng châu 1 ngày chờ tàu, tham quan Dương Thành Bát Cảnh và sông Châu Giang. Hôm sau đáp tàu lửa cao tốc đi Lhasa. Nghỉ ở thủ đô Tây Tạng 2 ngày để cơ thể có thì giờ thích nghi với độ cao, không khí loãng và giá lạnh, nhằm tránh tai nạn khi leo lên các đỉnh cao của Sambala quanh năm đầy tuyết phủ...Từ Lhasa theo đường núi, chúng tôi sẽ đến sát địa phận Sambala bằng xe Land Cruiser... Sau đó sẽ mướn thông dịch viên người Tạng nói được tiếng Anh, mướn thổ dân địa phương dẫn đường, mướn trâu Yak chở đồ

     

     

     

  • Về miền đất Phật – Bài 10: Nhóc Con của hắn

    • 0 Comments
    Ngũ Trí Như Lai ở Sambala
    Giữa bao nhiêu cái trò rộn ràng nhố nhăng của tâm trí. Hắn ngồi đấy một mình trong bóng tối nhờ nhờ của căn gác gỗ... Bên ngoài trời mưa như trút nước... Hàng cây bên hồ vật vã múa may. Núi Vân mờ mờ qua màn mưa, lúc có lúc không như ở một cõi nào đấy xa lắc xa lơ.
    Qua khung cửa sổ, những hạt nước theo gió hắt vào người từng chặp từng chặp...
    Cái buồn thấm từ từ... đè nằng nặng... rồi âm thầm bóp nghẹt con tim của hắn
  • Về miền đất Phật – Bài 9: Thăm đền Ta Prohm

    • 0 Comments
    Một góc đền Ta Prohm
    . . . . . Gần tối chúng tôi tới Xiêmriệp. . . . Thành phố xây dựng theo lối Âu Tây. . . . Đường phố sạch đẹp, rất nhiều cây to tỏa bóng mát, tạo cảm giác như đang ở trong một khu rừng nhiệt đới. . . Nơi đây ngập tràn khách sạn. . . . Hầu như rất ít, hoặc chẳng có nhà dân. . . . Chỗ nào cũng thấy khách sạn. . . Khách sạn ở khắp mọi nơi.
    Khách sạn nào, chủ cũng là người nước ngoài, nên đều dùng hoa văn trang trí phỏng theo phong cách AngKor với rắn thần Nagar, Visnu quậy biển sữa, Apsara, chim thần Garuda, sư tử thần, vua khỉ Hanoma.
  • Về miền đất Phật - Bài 8: Bóng cây thốt nốt

    • 0 Comments
    . . .Người xưa năm cũ, hồn ở đâu bây giờ!. . .
    Rời ga Sài Gòn chúng tôi đến khu du lịch Bình Quới khi sương sớm còn đọng long lanh trên đầu ngọn cỏ . Nhà nghỉ nằm chồm ra sông.lấp ló trong những đám dừa nước rậm rạp. Gió sông lồng lộng . Nước ròng nước lên rì rì rào rào . Ngoài kia, Cò ma lông vàng sậm và chim nước đủ loại đang đứng ngủ gật trên mấy đám lục bình dập dờn trên mặt sông rộng bao la.
    Gần sát chỗ chúng tôi ngồi, cá kèo nhảy tưng tưng trên mặt bùn đặc quánh .Có tiếng chim bìm bịp kêu buồn bã trên những dòng kinh rợp bóng dừa .Một chiếc thuyền câu nhỏ xíu với hai vợ chồng già đang luồn qua mấy cái gọng vó, lưới vàng khè phất phơ trong gió sớm. Nhà vách đất mái lợp lá dừa nước. Đầu hè có bụi chuối và cái lu đất đựng nước với cái gáo dừa treo bên cạnh
  • Về miền đất Phật - Bài 7: Người đã già

    • 0 Comments

    Chúng tôi xuống tàu rồi lên xe về khách sạn tại khu du lịch Ngũ Đài Sơn. Trời tối, sương mù, đường quanh co gấp khúc, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực thẳm đen thui .Ánh đèn pha soi rõ mấy ngọn thông phất phơ trong gió lạnh bên lề đường. Khách sạn nằm ở thung lũng, chung quanh cũng có nhiều khách sạn khác kiến trúc trang trí chẳng khác gì cái chùa cho thuê làm du lịch. . .Mặc dù chúng tôi ăn chay, nhưng món ăn cũng có quá nhiều dầu mỡ nên không hợp khẩu vị mấy. . . .
    Toàn bộ khu Ngũ Đài Sơn trông như hình bàn tay Phật đang ngửa lên trời với các ngón tay hơi co lại...
  • Về miền đất Phật - Bài 6: Chào lão tùng

    • 0 Comments
    Ngủ và thức
    Chúng tôi đến Bắc Kinh để tham quan Cố Cung, Thiên Đàn, miếu Khổng Tử, phủ Hòa Thân, Ung hòa cung, Điện Ban Thiền Lạt Ma . .v .v. . . . Để rồi sau đó đoàn sẽ lên đường đi Sơn Tây đảnh lễ Phật và du ngoạn ở Ngũ Đài Sơn một thắng cảnh chẳng những nổi tiếng về vẻ đẹp hùng tráng diễm lệ mà còn là nơi thiêng liêng về tâm linh, nơi Bồ Tát Văn Thù hiển tướng và trụ xứ.
    Bắc Kinh đang vào những ngày xuân nắng đẹp nhưng trời lại khá lạnh và khô hanh.
    Nhà cửa khang trang, đường phố to lớn hiện đại. . . .xe buýt hai tầng, xe điện, tàu điện ngầm, xe hơi các loại. . . .và người đi bộ hoặc xe đạp,. . . chẳng thấy một xe gắn máy nào
  • Về miền đất Phật- Bài 5: Như cánh chim thiên di

    • 0 Comments
    Bên hang Thanh Bộc của đức Liên Hoa Sanh
    Đối với chúng tôi, Thanh Bộc Tu Hành Động là nơi quan trọng bậc nhất trong hệ thống Mật Tông Tây Tạng. Bởi đó là nơi đức Liên Hoa Sanh cư ngụ và truyền chánh giáo đầu tiên trên miền đất này. Cũng chính từ nơi đây đức Liên Hoa Sanh được Tạng Vương mời ra hàng phục ma quỉ, rồi cùng với Tịch Hộ Đại Sư xây dưng tu viện Samye. Mở ra một thời kỳ quan trọng để đạo Phật chính thức thành quốc giáo ở xứ sở này.
    Thanh Bộc Tu Hành Động hiện nay không phải chỉ là một cái động, mà là một hệ thống hang động gồm 108 hang chung quanh hang động của đức Liên Hoa Sanh đã ẩn cư tu tập.
  • Về miền đất Phật- Bài 4: Hiện tại gặp quá khứ

    • 1 Comments
    Haha...ha!
    Tu viện Samye nằm ở Zetang ZeTang tiếng Tạng có nghĩa là vườn khỉ. . . Nơi đây trước kia khỉ núi rất nhiều. Ngày ngay không còn nữa. . . . Còn Samye tiếng địa phương có nghĩa là bất khả đắc. . . Mã Sa Sa kể với tôi:
    - Ngày ấy đại sư Liên Hoa Sanh sau khi hàng phục ma quỉ đã quyết định xây dựng Samye trong một ngày một đêm! Thế nhưng thực tế phải mất 2 năm tu viện vĩ đại này mới hoàn thành. Bởi vậy mà gọi là Samye hay là bất khả đắc.
    Việc xây dựng Samye là cột mốc quan trọng đánh dấu ngày đạo Phật trở thành quốc giáo thay thế cho đạo Bon
  • Về miền đất Phật- Bài 3: Bạch Vân Cư Tự

    • 1 Comments
    Mandala của lục độ Tara tại Bạch Vân Cư Tự
    Rời Lhasa chúng tôi đi về phía Tây, dọc theo con sông Yarlung Tsangpo để đến Shigatse, chiêm bái và đảnh lễ Phật tại tu viện Bạch Vân Cư Tự. Trời lạnh!. . . . Hai bên đường bạch dương đứng thành từng hàng thẳng tắp. . . . Khắp nơi thanh liễu xanh tươi như tiếp thêm nhựa sống cho đồi núi khô cằn đầy sỏi đá.
    Dây kiết tường nhiều màu sắc giăng mắc khắp nơi: . . . giữa hai hẻm núi, . . . trên nóc nhà. . .  và trên các hòn đá lớn. . . .
    Thanh liễu mọc thành những vạt lớn. Gốc thật to màu nâu sậm, xù xì uốn lượn, da nứt nẻ. Nhưng phía trên lại có rất nhiều ngọn non, mốc xanh, vươn lên mạnh mẽ trong gió lạnh. . . .
    -  Này Tiêu, sao những cây liễu này gốc thì già mà cành lại non thế?
  • Về miền đất Phật - Bài 2: Con Thỏ Đen

    • 1 Comments
     Bia không chữ , viết không viết
    Tây Tạng đang xuân nên tiết trời ấm áp Hai bên đường phố, cây thanh liu ra lộc non xanh rờn, hoa lê trắng toát... hoa mai màu hồng nhạt... và những vạt rừng thưa bạch dương trụi lá đâm những cành xương xẩu bạc thếch lên nền trời trong vắt.
    Lhasa nằm giữa những rặng núi đá hùng vĩ với ngọn phủ đầy tuyết lấp lánh dưới cái nắng rát da... Không khí loãng. . . trời khô hanh rất khó chịu, nắng làm rát da mặt, nhưng vào chỗ mát thì trời lại rất lạnh. Thế cho nên trời nắng mà ai cũng phải bận áo lạnh!
    ...
  • (2007) Về miền đất Phật - Bài 1: Con đường

    • 0 Comments
    Về hướng mặt trời
    Đang kháo nhau về chuyện già Năm sắp đi Tây Tạng lễ Phật thì cụ già đến.
    - Ai Tây Du thỉnh kinh thì đi nào?
    Mọi người nhao nhao lên. . . Người xin đi. . . người than đang còn bận công tác. . v.v. . . 
    - Giống như thầy trò Đường tăng đi thỉnh kinh trong Tây Du ký của Ngô Thừa Ân cụ nhỉ?
    - Hề hề!. . . . Thế thì ai là Tam Tạng, còn Tề Thiên, Bát Giới và Sa Tăng là những ai?