Chân dung người du lịch tâm linh.
Mục đích của cuộc đời mình là gì?
Hiện trạng của mình như thế nào?
Vấn đề của mình là gì, khiến mình không đạt hạnh phúc trong cuộc sống, khiến mình không hoàn thành mục đích của cuộc đời mình?
Cách thức giải quyết vấn để ấy?
Kết quả sau khi áp dụng các pháp đối trị?
Thưa cụ, đó có phải là là 5 câu hỏi lớn mà hành giả phải chí thành tự thân giải quyết.
- Này Cỏ May, đúng vậy
- Thế mục đích của cuộc đời cụ là gì?
- Hề hề. . . .ta đang đi chơi
- Thế hiện trạng của cụ như thế nào?
- Ta đã ký hợp đồng với Cty Du lịch Thượng Đế. Bây giờ chư Thánh Thần là Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tâm Linh đang đưa ta đi chơi.
- Thế vấn đề của cụ là gì, nó có thể khiến cụ không đạt hạnh phúc trong cuộc sống, khiến cụ không hoàn thành mục đích của cuộc đời mình?
- Này Cỏ May, đây không phải là nhà ta, đây không phải là trụ xứ của ta, đây chỉ là nơi ta đi du lịch. Và do vậy hạnh phúc trong cuộc đời này chỉ là sự thú vị của người du khách tâm linh. Muốn cuộc đi chơi của mình tràn đầy niềm vui và sự thú vị. Thì khi du lịch nơi nào. Mình cũng tự thân xác định xem có đủ sức khoẻ, đủ tiền bạc và phù hợp với sự ưa thích của mình hay không? Trước khi đến cõi ta bà này rong chơi, ta đã xem xét và thấy mình có đủ các điều kiện về thể lực, tâm lý và vật chất cho cuộc du lịch tâm linh này.
- Thế còn hành thiện độ sanh giúp đỡ mọi người thực chứng giác ngộ thì thế nào?
- Đấy là vấn đề của chính quyền nước mà ta đang đến du lịch, không dính dáng gì đến ta. Ta sử dụng dịch vụ của nước nào thì trả tiền cho người cung cấp dịch vụ. Lẽ dĩ nhiên ta sẽ hào phóng không chi li tính toán vì ta là người thừa tiền mới đi du lịch chơi. Ta cho tiền người ăn mày, trả tiền công cho người tài xế tắc xi, cho tiền bo cho nhân viên khách sạn, trả tiền phòng, tiền ăn uống. . . .v.v. . . .mọi người quanh ta đều cung kính vì ta là khách xộp. Chứ ta không phải là nhân viên công quyền của xứ ấy. Nên ta không quản lý điều hành mà chỉ rong chơi và tự thích nghi với luật pháp nước ấy mà thôi.
- Thưa cụ, cụ nói là trả tiền cho ăn uống ngủ nghỉ ở thế gian. Vậy tiền ấy là gì?
- Là Phật lực và diệu pháp liên hoa
- Thế cách thức giải quyết vấn đề của cụ là gì?
- Ta luôn nhận biết tỉnh giác. Giữ cho mình luôn là người du lịch tâm linh đúng nghĩa. Nếu có vấn đề ảnh hưởng đến đợt du lịch của ta làm mất vui, ta sẽ tự điều chỉnh. Thí dụ nếu thấy sức khoẻ ảnh hưởng, đó là vì đã đi chơi quá sức gây mệt mỏi, ta giảm lại nhịp độ, không đi quá nhiều điểm, không đi liên tục, không leo cao hoặc vào những nơi đòi hỏi thể lực lớn hơn sức của ta. Thí dụ nếu xảy ra va chạm với những khách du lịch khác đang cùng đi đến ta bà. Ta liền điều chỉnh, tôn trọng niềm tin và pháp môn của họ. Mỗi người có cái thích riêng và cách thức du lịch riêng. Ta không chê bai kích bác hoặc cho rằng chỉ có cách đi du lịch của mình là hay nhất, tốt nhất, mà ta luôn giữ hoà khí cùng vui với nhau. Ta với bọn họ là bạn đồng hành đến cõi ta bà nầy. Thí dụ nếu thấy va chạm với người bản xứ đấy là vì mình không tôn trọng luật pháp, tập quán và văn hoá nước họ hoặc mình không rộng rãi về tiền bạc dẫn đến va chạm. Ta liền điều chỉnh để mọi sự luôn vui vẽ an lạc tràn đầy thú vị. Nơi ta đến được lợi qua doanh thu về du lịch. Còn ta và các bạn bè tâm linh của mình được chuyến du lịch ở cõi ta bà tràn đầy thú vị. . .
- Thế kết quả sau khi áp dụng các pháp đối trị là như thế nào?
- Kết quả rốt ráo là có chuyến du lịch tâm linh tràn đầy niềm vui và thú vị. Tuy thú vị nhưng người du khách tâm linh hết hạn Visa thì phải quay về nhà, đừng vì ham vui tìm cách ở lại mà tự thân chuốc lấy phiền não. Hề hề. . . . Về nhà rồi, có muốn đi du lịch nơi nào, thì lại đi tiếp.
Này Cỏ May, ta đơn giản chỉ là người du lịch tâm linh đến cõi ta bà này.
>>>>>>>>
1/ Khu tài chính của Singapore / 30/10/2012:
>>>>>>>
2/ Tham quan đảnh lễ Phật ở ngôi chùa lớn nhất Singapore/30/10/2012:
>>>>>>
3/Singapore về đêm/30/10/2012:
3/ Rong chơi đường phố Singapore / 30 10 2012:
4/ Khu vườn chim Singapore /30/10/2012:
5/Khu giải trí Singapore /30/10/2012:
Tàu Việt Nam đậu tại cảng Singapore /29/102012
Cảnh chùa đẹp quá, tượng Phật đẹp quá,....tất cả đều đẹp như tranh vẽ....
Nam Mô A Di Đà Phật!