Rong chơi trong sa mạc

Vân du

Vân du
Bài viết phóng sự dài, nhật ký khí công.

Rong chơi trong sa mạc

  • Comments 6

Một mình đi giữa sa mạc mênh mông

Chung quanh hắn, cuộc đời lặng im như cát

Thế giới tâm linh như vòm trời tối đen với muôn ngàn vì sao lấp lánh

Buồn vui của kiếp người như những cơn gió than dài trong khoảng không vắng lặng

Hắn bước đi hay ngồi lại thì cũng có nghĩa gì đâu

Bởi sa mạc đời vẫn mênh mông và chẳng biết đâu là giới hạn

Vết chân in trên cát, gió sa mạc thổi làm mờ dần đi rồi biến mất

Hắn đi mà chẳng để lại dấu chân nào

Ngước mặt lên trời cao, trong mắt hắn cũng có 2 vì sao lấp lánh

Hai bàn tay hắn rủ xuống nghỉ ngơi

Hư không chạm vào 10 đầu ngón tay, ngân nga thành bản tình ca tối thượng

Bước chân hắn vu vơ, bước ra đời từ những bài thơ tràn bóng tối

Như giọt nước rớt qua khoảng không

Trời Phật Ma Quỉ và loài người, đi qua đời hắn, như qua cái khoảng không lồng lộng

 

Hởi thế giới của cát

Sống mà như chết đâu có khác

 

Đi mãi trong sa mạc chẳng nói với ai, nên hắn quên mất nói

Đi mãi trong sa mạc chẳng có gì để nghe, nên hắn quên mất nghe

Đi mãi trong sa mạc chẳng có gì để ngắm, nên hắn quên mất nhìn

Đi mãi trong sa mạc chẳng có ai để tương tác, nên hắn quên mất mọi khái niệm

 

Vẽ hình Phật lên cát, gió thổi Phật bay đi mất, chỉ còn lại cát

Vẽ hình Ma lên cát, gió thổi Ma bay đi mất, chỉ còn lại cát

Vẽ hình Thánh Nhân lên cát, gió thổi Thánh Nhân bay đi mất, chỉ còn lại cát

Vẽ chân dung mình lên cát, gió thổi khuôn mặt mình bay đi mất, chỉ còn lại cát

Ta đi đi mãi, rong chơi trong sa mạc cát

Để nghe gió hát và nghe cát xào xạc dưới bước chân trần lang bạt

 

Ha ha. . . .ha. . . .

Hởi thế giới của cát

Sống mà như chết đâu có khác

 

Mây/18/9/2012

 

Một mình ngồi giữa sa mạc mênh mông

 

Chung quanh, cuộc đời lặng im như cát

 

 

Hởi thế giới hoang mạc

Sống mà như chết đâu có khác

 

 

Bước chân hắn vu vơ, bước ra đời từ những bài thơ tràn bóng tối

 

 

Hắn bước đi hay ngồi lại thì cũng có nghĩa gì đâu

Bởi sa mạc đời vẫn mênh mông và chẳng biết đâu là giới hạn

 

 

Thế giới tâm linh như vòm trời tối đen với muôn ngàn vì sao sáng

Còn buồn vui của kiếp người, như những cơn gió than dài trong khoảng không vắng lặng

 

 

Hắn đi mà chẳng để lại dấu chân nào

Ngước mặt lên trời cao, trong mắt hắn có 2 vì sao đang lấp lánh

 

 

Như giọt nước rớt qua khoảng không

Trời Phật Ma Quỉ và loài người, đi qua đời hắn, như qua cái khoảng không lồng lộng

 

Trên hoang mạc, những bộ xương khô vẫn đang đội mồ đứng dậy

Chỉ còn tiếng gió hát

và tiếng cát xào xạc dưới những bước chân trần lang bạt

  • Có không, Thành bại, vinh nhục, được mất, buồn vui,....Các phạm trù đối đãi nhị nguyên như thế cứ lôi kéo kiếp người vào cái vòng xoay luân hồi bất tận như thế mãi mãi, mãi mãi,....

  • - Thưa cụ, có người bảo. bài thơ trên, giống như tác giả chê mọi người đều như cát. Chỉ có mình là người rong chơi trên sa mạc. Cụ nghĩ sao về vấn đề này?

    - Này Cỏ May. “Lục diệu pháp môn” của Thiền Tịnh có 6 bước. Đầu tiên là Sổ Tức (đếm hơi thở), kế là Tùy Tức (theo hơi thở), Chỉ (dừng lại một chỗ), Quán (quán sát), Hoàn (xem xét trở lại) và Tịnh (lóng lặng trong sạch).

    Bài thơ thiền trên nhằm diễn tả trạng thái tâm thức của  người hành thiền đang ở bước chót là “Tịnh”. Theo đấy lục căn dù phải tiếp xúc với lục trần để sống và làm việc. Nhưng tâm bất sinh. Không vì lục căn tiếp xúc với lục trần mà vọng niệm phát sinh. Thế giới tâm thức lặng yên vì bất sinh nên ví như sa mạc cát. Nên gọi là chẳng khác “chết”. Chết đây là “vọng niệm”chết”, không duyên khởi làm loạn tậm. Do vậy mà tâm hành giả thực chứng trạng thái Tịnh. Còn “người rong chơi” trên sa mạc cát là diễn tả sự quán sát khắp mọi ngóc ngách của tâm thức mình. Thấy nó đang bất sinh cho dù là đang tiếp vật.

    Này Cỏ May, khi đọc một bài thơ thiền. Việc đầu tiên là đừng nên chấp ngữ, mà hãy đồng cảm với nó bằng con tim chân thật. Đừng lạc vào tâm trí nhị nguyên. Đừng phán xét bằng cách so sánh các biểu tượng ẩn dụ của thiền tông với các khái niệm chấp trước của mình rồi sinh loạn tâm, khiến bỏ lở cơ hội trực ngộ.

    Này Cỏ May, “sở tri kiến là trở ngại lớn nhất của người tu thiền” Ông phải nên thật cẩn thận lưu tâm mới đươc .

  • Này Cỏ May, khi đọc một bài thơ thiền. Việc đầu tiên là đừng nên chấp ngữ, mà hãy đồng cảm với nó bằng con tim chân thật. Đừng lạc vào tâm trí nhị nguyên. Đừng phán xét bằng cách so sánh các biểu tượng ẩn dụ của thiền tông với các khái niệm chấp trước của mình rồi sinh loạn tâm, khiến bỏ lở cơ hội trực ngộ.

    Này Cỏ May, “sở tri kiến là trở ngại lớn nhất của người tu thiền” Ông phải nên thật cẩn thận lưu tâm mới đươc .

    Vâng, học trò xin khắc cốt ghi tâm lời Thầy dạy,....

  • "...Này Cỏ May, khi đọc một bài thơ thiền. Việc đầu tiên là đừng nên chấp ngữ, mà hãy đồng cảm với nó bằng con tim chân thật. Đừng lạc vào tâm trí nhị nguyên. Đừng phán xét bằng cách so sánh các biểu tượng ẩn dụ của thiền tông với các khái niệm chấp trước của mình rồi sinh loạn tâm, khiến bỏ lở cơ hội trực ngộ.

    LỜI VÀNG vô cùng quý báu!Phải chăng một tâm hồn đồng điệu mới cảm nhận được đầy đủ lời dạy này ,không hề phán xét!

  • "...đôi khi...thấy trong ...cánh chim...

                                 từng đêm tối...

    ....đôi khi...thấy trong ...vết thương...

                                  rồi như...đá ...ngây ngô"

  • Trong Bài chứng đạo ca của đại sư Vĩnh Gia có câu:

    "Trong mộng, sáu đường vằng vặc có

    Giác rồi, ba cõi rỗng toang hoang"...

    A Di Đà Phật...