Phong trào

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh
  • Rong chơi Khu Sinh Thái KCDS ở Diên Lâm

    • 2 Comments

    Trời đang nắng to. Gió Đồng Găng chẳng băn khoăn tìm nơi đến. Rào rào trong rừng trúc. Lồng lộng giữa gò Củ Chi. Thẩm thì trong mật thất. Chẳng nghĩ bàn phán xét. Dừng nói dừng năng. Chẳng cố chẳng làm. Cũng chẳng chần chừ do dự. Tức khắc tức thì. Thuận duyện thì đến, hết duyên thì đi. Yên lặng mà hợp nhất. Viên thông không quái ngại. Cho nên cổ đức mới gọi là: "Đạo cảm thông, không thể nghĩ bàn"

    - Ông Mập ơi, trên đó có cái gì thế?

    - Chả có gì

    - Thế ông chụp cái gì?

    - Ta chụp cái chẳng có gì. . . hề hề. . .

  • Dã ngoại ở Khu Sinh Thái KCDS / Ban Mê

    • 1 Comments

    Buổi sáng trời nắng chang chang. Buổi chiều mưa dầm tầm tả. Không khí sũng hơi nước. Ve kêu ran ran trong những vòm cây xanh um. Nhen sóc và chim rừng xập xoè thoắt ẩn thoắt hiện trong các hang động của núi Ngũ Trí Như Lai. Hoa súng nở trắng toát và cây sầu riêng góc vườn chi chít quả đầy gai. Ban đêm gió núi lành lạnh. Mùi dạ lý hương và hoàng lan thơm ngát. Tắc kè cầm canh và ánh trăng hoang dại lấp loáng trên những vườn cà phê mờ ảo trong sương đêm. Buổi sáng khi bình minh còn long lanh trên đầu ngọn cỏ. Cụ già và chư huynh đã dậy sớm ngồi uống trà dưới tán cây đa cổ thụ. Nghe suối chảy róc rách và nghe tiếng chim rừng hót vang trong những vòm lá còn tối đen. Ngồi quanh cái bàn đá là những vị huynh theo thầy đã mấy mươi năm rồi. Từ ngày thầy trò đầu hãy còn xanh, bây giờ đầu đều đã hoa râm, có người đã bạc trắng.Haha. . .ha. . .Hơn 20 năm rồi còn gì. Thế mà chén trà ngày nào, nay vẫn còn bốc khói thơm. Con tim ngày nào, nay vẫn còn tươi trẻ tràn đây sinh lực và tiếng cười ngày nào, nay vẫn hồn nhiên, âm ba vang động cả núi rừng. . .

  • Chuyện thường ngày ở Xóm Núi

    • 0 Comments

    Gió từ Đồng Găng thổi rào rào trong khu rừng trúc xanh um. Tiếng xe xích, tiếng người cười nói, tiếng chặt cây, tiếng máy cắt cỏ nổ xè xè, tiếng lửa cháy nổ lốp bốp. . . Khói xanh cay cay nồng nồng lẩn quất trong những vòm lá xanh tươi, khiến khu rừng hôm nay như tràn ngập một luồng sinh khí mới. Ngồi nghỉ giải lao trên thảm cỏ bên hồ sen. Già Năm và mọi người vừa uống trà vừa trò chuyện vui tươi:

  • Trị bệnh cho các cháu

    • 1 Comments

                                  Đấy            

    Thân và Tâm rỗng không ông đồng các cháu

    Tay phải phát sấm rền, ấn lệnh đến từ Như

    Tay trái thu thiên thư, hiệp thái hư, thông tam giới

    Góp gió mười phương, lửa tam muội đốt nén hương diệu hữu

    Ha ha. . . .ha. . .

    Trời phát công

    Đất phát công

    Còn ông thì vẫn rỗng không đồng pháp tánh

  • Đường về bản Cát Cát/Fansipan/19/5/2012

    • 1 Comments

    Đối với Ba Gàn vì đi mãi đã thành quen, nên chỉ thấy thú vị. Còn những người hôm nay mới đi lần đầu thì tuyến đường leo núi Fansipan quả để lại cho họ quá nhiều cảm xúc. Ai cũng bảo đẹp thì đẹp thật, thú vị thật chưa có tuyến du lịch nào làm họ phấn khích như Fansipan. Nhưng hiểm nguy và mệt quá sức chịu đựng. Nhất là cung đường về, đi phía bản Cát Cát, dốc cao vực sâu, vách đá cheo leo, rừng trúc mịt mù, rừng tùng tuyết và đỗ quyên cao ngất trời xanh, gian khổ không thể kể hết được.

    Cũng vậy, con đường hành đạo gian nan, hiểm nguy, hơn 30 năm xuôi ngược, đi mãi hắn đã thành quen, nên chỉ thấy thú vị. Đi từ ngày đầu xanh, đến giờ đã thành đầu bạc. Gian nan, cực khổ, hiểm nguy, gặp mãi đã thành bình thường. Thậm chí, lâu ngày không thấy có, thì thấy nhơ nhớ, như ăn ớt quen, nhớ cái vị cay, hôm nào không có ớt ăn cơm mất ngon!

  • Chinh phục Fansipan 19/5/2012

    • 9 Comments

    Những đỉnh núi cao ngất trời xanh. Những cánh rừng nguyên sinh cổ thụ bám đầy rêu và địa y. Sương mù mờ mịt. Những ngọn thác hùng vĩ nên thơ. Những con suối ánh vàng chảy róc rách dưới thảm hoa nắng lung linh. Những dốc đá gập gềnh . Những khu rừng trúc phất trần mênh mông cuộn sóng trên lưng chừng trời. Những khu rừng đỗ quyên cổ thụ ngập tràn hoa trắng và đỏ như máu, đang múa điệu nghê thường trong biển mây. Những cánh rừng với đá già và tùng tuyết đứng sừng sững đùa với gió lạnh và mưa bay. Những nụ cười sảng khoái. Những tiếng thở mệt nhọc. Những giọt mồ hôi. Những ánh mắt long lanh. Những bếp lửa hồng bập bùng trên đỉnh cao 3.000m, với lán trại và tiếng cười tiếng hát, tiếng chuyện trò giữa rừng thiêng huyền bí âm u. Tiếng hát của bài ca Lên Đường vang lên hòa với tiếng thác chảy, tiếng suối reo, tiếng chim ca, tiếng gió hú, chắc sẽ còn đọng mãi trong tim chúng tôi. Những người con đang leo lên nóc nhà của tổ quốc.

  • Trà Đạo và lớp tập chuyên sâu về huyết áp tim mạch / 5/2012

    • 1 Comments

    Người uống trà tạo cảm giác mình HOÀ hợp với trời đất không kẽ hở.

    Khi độ tịnh và độ đồng cảm giao hoà đã đủ mạnh. Cơ thể tự nhiên có hiện tượng tê, nóng, nặng, ngứa, ấm. . . v.v. . . .Tuy nhiên người uống trà chỉ để cơ thể rung động thật ít và thật nhẹ trong trạng thái thư giãn. Tuyệt đối không để cơ thể tự chuyển động.

    Sau đó người uống trà quán tưởng chén trà trên tay mình HOÀ hợp với môi trường chung quanh không kẽ hở. Khi độ tịnh và độ đồng cảm giao hoà đã đủ mạnh. Chén trà trên tay tự nhiên rung động nhẹ. Lỏng tay cầm chén trà, lỏng bả vai và toàn thân để chén trà rung động thật ít, thật nhẹ, trong trạng thái thư giãn toàn thân, tâm tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết.

  • Rong chơi xứ Hoa Anh Đào

    • 2 Comments

    Buổi chiều đang xuống dần, Kyoto trời rét. Nắng chiều nhuộm vàng mặt hồ và soi sáng rừng anh đào thành từng vệt sáng mong manh. Quạ kêu quang quác và chim rừng ríu rít trong những vòm lá tối đen. Mấy người bạn Việt Nam cùng ngồi với Già Năm dưới tán rừng hoa anh đào của Nhật, uống trà và nói chuyện vui tươi:

    -        Thưa cụ, có người nói: “Đối với tình thương của một vị thầy, khi thấy đệ tử hạnh phúc sẽ không vì hạnh phúc ấy mà vui, khi thấy đệ tử khổ đau sẽ không vì khổ đau ấy mà buồn, vì có sá gì hạnh phúc khổ đau của thế gian. Chỉ có sự giác ngộ của người đệ tử mới làm cho thầy vui sướng mà thôi”. Thưa cụ, cụ có nghĩ như vậy không?

     

     

     

     

  • Thăm đền Thần Đạo của Nhật

    • 0 Comments

    (Cổng vào một đền Thần Đạo ở Tokyo)

    Nắng xuân về

    Cỏ non ngoài đồng lên xanh

    Hoa anh đào bên thềm nhà mỉm cười

    Tình yêu  còn tươi nguyên

    Trời đất hành thiền không cố gắng

    Mới hôm qua đây. Anh Đào vẫn còn trơ xương cùng gió lạnh. Thế mà sáng nay đã nở bung trong nắng xuân. Từ khắp nơi, mọi người kéo về đây, uống rượu sakê, uống trà, thưởng hoa, tâm sự trong rừng cây ngập tràn hoa trắng tinh khôi, hoa hồng duyên dáng và hoa đỏ như máu tràn đầy nhựa sống. Độ nửa tháng nữa thôi. Hoa Anh Đào sẽ tàn và rụng đầy mặt đất. Đó là lúc đẹp nhất. Muôn vạn cánh hoa bay trong gó lạnh và rơi đầy trên thảm cỏ non xanh. Cái đẹp, cái buồn hiu hắt, trong veo, sẽ còn đọng mãi trong tâm người du khách.

  • Trà đạo, nghệ thuật của sự thuần khiết

    • 1 Comments

    (Trà đạo Nhật)

    . . . Nó như một bức tranh thuỷ mặc gợi lên bầu không khí mà Kobiri Emhsiu đã tả:

    Một chòm cây mùa hạ,

    một nét biển xa,

    một vừng trăng chiếu mờ nhạt.


    Một lối đi nhỏ như đường mòn dẫn đến trà thất. Phía trước trà thất thường có một ống tre dẫn nước chảy róc rách vào một hòn đá già có chỗ lõm như cái chậu chứa đầy nước. Bên cạnh có đặt gáo gỗ để múc nước. Ở đây người ta "rửa tay" trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu nhất:

    Tôi nhìn ra,

    không có hoa,

    cũng không có lá.

    Trên bờ biển,

    một chòi tranh đứng trơ trọi,

    trong ánh nắng nhạt chiều thu.

    . .. . .

  • Khu vườn đá theo phong cách Zen ở Ryoanji/ Nhật Bản

    • 1 Comments

    Khu vườn Zen ở Ryoanji

    Người hướng dẫn viên du lịch nói với mọi người:

    -        Các nghệ nhân bực thầy của Zen đã làm ra khu vườn khô này. Nó vốn có 15 hòn đá. Nhưng hiện tại chỉ có 14 hòn. Còn một hòn nữa, người xưa lưu truyền lại, bảo rằng, dành cho thiền nhân đến đây hành công tự mình khám phá và xác định.

    Mọi người yên lặng đứng ngắm khu vườn, ai nấy đều trầm tư trong yên lặng. Rất đông người ngồi thiền chung quanh khu vườn trên các hành lang bằng gỗ. Chắc là họ đang hành thiền để tìm hòn đá thứ 15 nhằm hoàn thiện tác phẩm theo lời dạy của người xưa.

    Hắn ngắm khu vườn một lúc, rồi ra ngồi ở gốc một cây thông già yên lặng ngắm ánh nắng mùa xuân đang chảy chầm chậm trong khu vườn anh đào đang bắt đầu hé nhụy.

    Có người đến bên và bảo:

    -        Sao ông không ngồi thiền để tìm hòn đá thứ 15. Chẳng phải cổ đức đã dạy như vậy sao?

  • Bế mạc lớp KCDS Mai Động

    • 0 Comments

    Vài ngày sau lớp KCDS Trung Hòa, KCDS Hà Nội tiếp tục mở lớp mới cho bà con phía nam thành phố. Lớp học diễn ra tại trường tiểu học Mai Động...

  • Khí công dưỡng sinh Hà Nội ra mắt lớp đầu tiên của năm 2012

    • 0 Comments

    Ngày 23-3-2012, tại nhà văn hóa cụm dân cư 18T Trung Hòa, CLB KCDS Dusinam Hà Nội đã tiến hành tổng kết khóa học 15 ngày KCDS liệu trình A đầu tiên của năm 2012.

     

  • Đi chơi Đảo, thăm Hồ Cá Trí Nguyên, tắm biển ở Hòn Mun - Chùa Long Sơn - Tháp Bà Ponagar / 30/7/2011

    Sóng biển rì rào. Gió thổi ào ào mang theo mùi của muối mặn. Bầu trời đầy mây trắng và tiếng hải âu quang quác giữa muôn trùng sóng nước

    . . . . .

  • Về thăm Nhà Tổ Nha Trang - Du lịch thác Yang bay 30/7/2011

                      Về thăm Nhà Tổ.
     . . .

    Tụng kinh đã có chim ngàn

    Gõ mõ đã có tiếng đàn tơ rưng

    Ngồi thiền có đá bên rừng

    Luyện khí tùy hứng trúc mai sau nhà

    Còn ta thì bận uống trà

    Nằm khễnh, tắm thác, hát cùng trời mây

    Bốn mùa mưa gió đủ đầy

    Chim về làm tổ

    Hổ về giởn trăng

    . . . . .
  • Rong chơi ở Sài Gòn - Du lịch trên sông Tiền - Về Nhà Tổ Nha Trang - Luyện công chùa Suối Ngỗ / 21/7/2011

    Như mây trời vô tướng và vô định hướng. Nương cơn gió đời chúng tôi vào Sài Gòn chơi.
    Đi tới đâu, đến chỗ nào cũng như về nhà mình. Đi nhiều mới thấy, những cái mình đã làm cho xã hội thật sự còn ít quá, khiêm tốn quá. Còn cái hạnh phúc mình nhận được từ đất nước mình, từ bà con mình thì ấm áp quá, to lớn quá.
    Như đứa bé ngày nào chập chững tập đi. Nó bước những bước xiêu vẹo trong tiếng hò reo cổ vũ và trong sự bảo vệ chăm sóc của bố mẹ ông bà. Nó là niềm vui, là hạnh phúc của gia đình, ai cũng yêu thương chăm sóc và dành mọi sự tốt đẹp cho nó. Nó lớn lên trong vòng tay yêu thương và sự nuôi dưỡng của gia đình mình.
    KCDS cũng vậy, thời gian ban đầu là giai đoạn nó chập chững tập đi trong vòng tay yêu thương của đồng bào mình. Nó là nguồn vui, là hạnh phúc của biết bao gia đình người Việt. Nhưng nó cũng lớn lên được là nhờ đất nước, nhờ bà con mình nuôi dưỡng đùm bọc yêu thương.
  • Tập dã ngoại ở đỉnh núi Ngũ Nhạc/Côn Sơn - Thăm chùa Dâu / 6/2011

    . . . . .Nhớ mười mấy năm trước, đỉnh Ngũ Nhạc này, với Ngũ Nhạc Linh Từ là nơi thầy thường đưa bà con lên núi luyện công. Từ trên đỉnh có đường xuống Đền Mẫu Sinh và đền Cô Bé với cây đa cổ thụ có con suối chảy ngầm dưới gộp đá. Còn từ trên đỉnh Hòn Ngọc nay là Nam Nhạc Miếu nếu tuột xuống sườn núi bên kia sẽ gặp một cái thác con đổ ào ào vào một cái hồ đá với cây cao bóng mát chung quanh.

    Đó là nơi mười lăm năm trước, thầy đóng trại ở thường xuyên trên đỉnh Ngũ Nhạc để tắm suối, luyện công và hàng ngày dạy cho bà con trên đỉnh núi đầy mây. Ngày ấy làm gì có đường đi. Toàn phải vạch lau lách băng rừng đi thôi. Bà con đi từ Nhà Tổ Côn Sơn lúc 4 giờ sáng, băng rừng leo lên đỉnh Ngũ Nhạc. Khi ấy thầy đang ở dưới thác. Nghe tiếng cười nói lao xao, liền đi mấy chục mét là tới đỉnh Hòn Ngọc. Bà con không biết tại sao thầy đi nhanh thế!. . . .hề hề. . . .

  • Lớp Huấn Luyện Viên KCDS Hải Dương - Lớp KCDS / TP. Hải Dương liệu trình A cải tiến - Lớp bệnh nhân nan y mãn tính ở Nhà Tổ Côn Sơn / 01/6/2011

    Chúng tôi lại về Hải Dương. Trời đã bắt đầu vào hạ. Nhưng những cơn mưa đầu mùa đã xua đi nóng bức. Khí trời mát dịu. Phố phường đông vui. Hồ nước trong vắt. Tiếng ve kêu râm ran trong những hàng phượng vĩ hoa đỏ nồng nàn. Hai bên đường hoa bằng lăng nở tím ngắt trong nắng mới. Hoa sen nở trong đầm và công viên cỏ non xanh rờn. . . . Bà con nghe tin thầy về đã tập trung rất đông để mừng thầy cô và chư huynh đi cùng.Thầy cùng bà con uống trà ở cái sân xi măng ngập tràn bóng mát. Đón thầy cô và chư huynh ngoài bà con học viên, còn có ông Giám Đốc Nhà Văn Hóa Thành Phố, ông Phó Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ Trung Cao Nguyễn Trãi. Các bác trong Ban Khí Công của CLB và đội Huấn Luyện Viên KCDS của Hải Dương.

  • Lớp KCDS Nâng Cao dành cho chư huynh và lớp KCDS dành cho bệnh nhân mãn tính nan y ở Nhà Tổ Nam Định - Lớp đào tạo Huấn Luyện Viện KCDS cho các Tỉnh Nam Định và Ninh Bình / 8/5/2011

    Đã bắt đầu vào hè. Những cơn mưa bất chợt với mây đen và lá khô cuốn theo gió xoáy bay đầy trời. Sen trong hồ nhú lá non. Sân rêu xanh thẫm, cây cối đầy lộc non, hoa nở khắp nơi và lũ chim chèo bẻo lại về đậu trên hàng tre gai nói chuyện ồn ào.

    Nhà Tổ Nam Định hôm nay đông vui. Đèn nến sáng choang, hương trầm ngan ngát, hoa quả bày các ban, môn sinh ra vào tấp nập. Thầy tự dưng về chẳng báo trước. Thầy bảo xa nhà Tổ lâu quá rồi sợ bà con bệnh nan y và bệnh mãn tính tái phát thì khổ. Nên Thầy tự nhiêm về chẳng báo trước cho câu lạc bộ, nói là để giúp bà con bệnh nhân chờ thầy đã lâu rồi.

  • Lớp đào tạo Huấn Luyện Viên KCDS cho thủ đô Hà Nội - Thành lập Câu Lạc Bộ KCDS cho đồng bào Mường Thanh Hóa - Môn sinh Hà Nội du lịch núi Ba Vì /2/5/4/2011

    Vừa qua được sự cho phép của chính quyền. Cty Vina Link đã đứng ra tổ chức lớp đào tạo Huấn Luyện Viên Khí Công Dưỡng Sinh cho Thủ Đô Hà Nội.

    Lớp học do Thầy trực tiếp giảng dạy. Số lượng học viên khoảng độ 30 người, do các sân tập KCDS ở địa bàn thủ đô Hà Nội cử đến, cán bộ công nhân viên chức của Cty Vina Link và Cty Hồng Bàng.

    Học viên được đào tạo khả năng hướng dẫn bà con tập KCDS theo giáo án mới và đào tạo chuyên sâu phần dưỡng sinh xoa bóp day bấm huyệt.. . . .

  • Du lịch Myanmar - Nhà hàng nổi thủ đô Yangon - Tham quan và luyện công ở chùa Hòn Đá Vàng chùa Kyaikhtiyo - Người Miến lên đồng như thế nào ? / 7/4/2011

    Dù có ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc, nhạc cổ truyền của những người bạn Myanmar đêm hôm ấy vẫn rất độc đáo, có âm thanh của núi rừng và thảo nguyên mênh mông, có hương vị của tình yêu hoang sơ, có cái kỳ bí của siêu hình và tâm linh. . . .Nhưng, hình như trên nền hào hùng của tiếng voi xung trận là tiếng khèn buồn buồn âm điệu tự sự của người dân thường, đang phải sống trong cảnh nghèo nàn, giữa quá khứ đầy vinh quang của dân tộc . . .
     . . . Gió hồ lành lạnh. Trên trời muôn ngàn vì sao đang nhấp nháy. Tôi yên lặng không nói gì, để con tim mình cảm nhận cái hồn của Myanmar, cái Thần của biết bao cuộc đời khốn khổ đang ngày đêm mơ về một thế giới cực lạc đầy hạnh phúc và ánh hào quang. Lời cụ già vẫn âm vang bên tai tôi, nhưng hình như gió trời tự do đã làm nó đã thay đổi đi: "Haha. . .ha. . .Ta mong cầu cho mọi người luôn được vui vẻ và hạnh phúc, mà điều ấy nếu đã bằng con đường trí tuệ thì không bao giờ lệ thuộc vào cách sống riêng của bất kỳ ai. Cho dù người ấy được thế gian tôn sùng là Phật Trời, Thần Linh hay Đấng Cứu Thế. . . .hề hề. . ." 

  • Từ TP.HCM tới Yangon - Xá lợi Phật vẫn đang chuyển động - Thăm chùa Cổ ở Yangon /4/2011 / Du lịch Myanma

    Hà Nội đẹp và buồn trong mưa. Sau những ngày dài làm việc vất vả. Chúng tôi có thói quen quay về Hà Nội lang thang uống trà và cà phê trên những con phố vắng người qua. Trong cái dòng người xe hối hả, trong những nụ cười đầy toan tính, trong cái ồn ào của những công trình đang thi công. . . . Tôi lặng yên cảm nhận và để con tim mình tự do hợp nhất với linh hồn của Thăng Long nghìn năm tuổi. . . . Ôi, cái tình đất, tình người, cái bóng thời gian như vẫn đang âm thầm lẩn quất trong mưa, vẫn đang chập chờn hư ảo trên mặt hồ lạnh giá và vẫn đang thì thầm khúc khích trên những con đường đá cổ, rụng đầy lá  me bay. . . .

  • Du lịch sông Hồng /27 /3/2011


    Rời Tây Nguyên lộng gió với nắng vàng nồng ấm trên những rẫy cà phê nở hoa trắng toát. Chúng tôi theo Thầy ra Bắc, cùng bà con Hà Nội và các tỉnh lân cận du lịch trên sông Hồng.
    Trời miền Bắc rét căm căm, sông Hồng reo vui, đôi bờ xanh ngắt. Bà con ngồi chật cả con tàu du lịch 150 chỗ.Tiếng cười, tiếng nói, tiếng hát, hòa cùng tiếng sóng và tiếng vỗ tay âm vang giữa cảnh trời nước bao la.

    Sông Hồng ơi! Hết rồi thời thác ghềnh trong rừng sâu và thung hẹp. Con sông bây giờ bình yên trôi giữa bình nguyên, lững lờ mênh mông để về hợp nhất với đại dương vô cùng vô tận.

    Ngồi đây giữa bốn bề bao la sóng vỗ. Chúng tôi biết, con sông KCDS, con sông đời của biết bao người dân Việt, qua bao nhiêu năm thác ghềnh. Giờ đây cũng đang bình yên hợp nhất với đại dương mênh mông vô cùng vô tận của pháp giới. . . . . .

    Ha ha. . .ha. . . an vui hợp nhất với an vui. . . . .Con sông nào, rồi cũng ra đến biển!

    Con sông hát, chúng tôi cũng hát. Con sông reo vui, chúng tôi cũng hòa nhịp đập con tim mình với nhịp đời luôn sống động tươi vui tràn đầy thú vị.

    Có người trên tàu hỏi Thầy:

    -  Tại sao đời lại Khổ thế? Chẳng phải đức Phật nói đời là khổ sao?!

    Thầy cười và bảo:

    -  Này bạn, nếu Phật bảo đời là Khổ, thì hẳn ngài cũng đang khẳng định đời là Sướng. Bởi nếu đời không Sướng thì lấy đâu so sánh để biết đời là Khổ!

    Thế nhưng trong Khổ có Sướng, trong Sướng có Khổ. Bạn hãy xuyên thấu qua hiện tượng Khổ để hợp nhất với điều thú vị đang ẩn tàng bên trong từng sự vật. Luôn phát hiện, đồng cảm, rung động, hợp nhất và sống với điều thú vị này thì hết Khổ!. . . . . . .hề hề. . . .


  • Khai mạc lớp HLV Khí Công Dưỡng Sinh Ban Mê /9/3/2011+Xây dựng nhà tổ Ban Mê + Đi chơi thác Krong Kmar

    Ban ngày trời nắng chang chang, gió lộng ào ào qua rừng cây, hoa cà phê nở trắng núi đồi. Thầy và chư huynh cặm cụi lao động ở Nhà Tổ Ban Mê, làm mỹ thuật, điêu khắc, xây dựng non bộ lớn , hồ sen, các tác phẩm sắp đặt, thư pháp, tranh thiền và nhiều công trình khác để Nhà Tổ ngày càng khang trang sạch đẹp và có thiền vị.

    Ban đêm tây nguyên, trời trở lạnh, sương núi mờ mịt, đèn đường tù mù, mùi cà phê rang thơm lừng, tiếng đàn tơ rưng và tiếng cồng chiêng từ phía lễ hội cà phê nghe thoang thoảng mơ hồ như từ đất đỏ vang lên, ngân nga khắp núi rừng buôn rẩy. Chúng tôi đi dọc theo con dốc Siu Bleh để đến Câu Lạc Bộ KCDS Ea Tam.

  • Phóng sanh tại chùa Châu Thới. Tham quan luyện công ở chùa Bà ,Tòa Thánh Tây Ninh, Núi Bà Đen, Núi Cấm, Đền Bà Chúa Xứ, đảo Phú Quốc.

    Xuân Tân Mão này mở đầu một thời kỳ mới của phong trào KCDS. Kể từ nay, Thầy không trực tiếp dạy KCDS cho đông đảo bà con nữa. Mà bàn giao việc này cho chư huynh và các HLV của tất cả Câu Lạc Bộ KCDS trên toàn quốc: Kể từ nay Thầy và tất cả chư huynh đều không cần ngồi phát công, cũng không cần phải dùng băng phát công của Thầy. HLV chỉ cần hướng dẫn bà con biết cách tập như mọi môn thể dục thể thao khác, là bài tập lập tức có hiệu lực. Như vậy qua đợt cải tiến quan trọng lần này. Học viên KCDS không lệ thuộc vào bất cứ điều kiện gì ngoài thể xác và trí tuệ của chính họ. Học viên không lệ thuộc vào Thầy và chư huynh, không lệ thuộc vào băng phát công của Thầy, không lệ thuộc vào bất kỳ một yếu tố thần bí ngoại cảm nào. Nó là một phương pháp có tính khách quan, không dính dáng gì với các vấn đề huyền bí của tôn giáo. Làm như vậy gọi là "Y pháp bất y nhân". . . . .