3/ Đi chơi đảo:Sóng biển rì rào. Gió thổi ào ào mang theo mùi của muối mặn. Bầu trời đầy mây trắng và tiếng hải âu quang quác giữa muôn trùng sóng nước. Tàu bắt đầu hướng thẳng ra đại dương bao la. Trên mặt biển xanh, tít đằng xa kia là Hòn Nội và Hòn Ngoại, 2 hòn đảo có chim yến làm tổ. Phía bên phải là Hòn Miễu với hồ cá Trí Nguyên. Trước mặt là Hòn Ngọc Việt với cáp treo băng ngang qua biển. Xế một chút là Con Sẻ Tre nơi buổi trưa đoàn sẽ nghỉ ăn cơm ở đây. Còn phía trước xa kia về bên phải theo hướng con tàu đi, là Hòn Mun, nơi có nhiều kỷ niệm.Mười bảy năm trước, Thầy thường đưa chư huynh Khánh Hòa đến đây luyện công. Ngày ấy Hòn Mun đá đen thui như than kíp lê chẳng có ma nào đến. Chưa làm du lịch ồn ào như bây giờ. Hòn đảo hoang vu và đẹp lạ lùng. Thầy đưa chư huynh đến vườn xoài trên đảo, chỗ có cái giếng nước ngọt duy nhất để ngồi luyện công . Sóng biển rì rào. Gió thổi ào ào mang theo mùi của muối mặn. Bầu trời đầy mây trắng và tiếng hải âu quang quác giữa muôn trùng sóng nước. Tiếng tàu chạy lướt sóng, như đưa chúng tôi về lại với kỷ niệm xưa. Trong lòng tôi dấy lên biết bao cảm xúc. Bây giờ, gần 20 năm đã qua. Những người học trò năm xưa của Thầy bây giờ đều đã thành tựu, tự xây dựng được phong trào, có khả năng giúp mọi người hiệu quả. Nhưng cũng có người bị rớt giữa chừng. Than ôi! Đường tu nhàn mà không dễ chút nào! Chúng tôi bây giờ tóc đã hoa râm. Nhưng phong trào non trẻ ngày xưa bây giờ đã lớn mạnh rất nhiều. KCDS bây giờ đã là một thực thể của người Việt. Bằng hiệu quả, kiến thức và sự uyên bác, KCDS đã vượt qua biết bao gian nan trở lực để thấm sâu vào lòng dân tộc. Góp phần vào việc gia tăng chất lượng sống và hạnh phúc của biết bao gia đình Việt Nam. Bây giờ Thầy đã về núi an cưBây giờ Thầy đã về núi an cư, để cho chư huynh thay Thầy giúp đỡ mọi người. Việc gì cần ông già đều đã làm xong. Nợ đời đã trả xong. Bây giờ người con của Phật tự quay về thong dong với núi rừng sông biển, ly thế sự và ly mọi việc thị phi của người nhân thế. . . .Ôi! vui nào vui hơn!. . . .- Tâm này Tình này người đời ai là người đồng cảm?! - Chắc chỉ có đại dương, mây trời và Hòn Mun kia, thế thôi! - Được vậy là may lắm rồi.Gió biển thổi ào ào, mây đùn lớp lớp, một con ó biển dang cánh vượt đại dương. Con tàu như tiến vào chốn vô cùng vô tận. Còn cụ già thì đứng ở mũi con tàu, như cây thông đứng một mình trên đỉnh đồi nhân thế!Kiếp sau xin chớ làm ngườiLàm hòn đá đứng mỉm cười đầu non Bến tàu ra đảoChuẩn bị lên tàu ra đảo chơi. Chương trình hôm nay sẽ đi chơi, tham quan tắm biển, xem rặng san hô và ăn trưa ở 4 đảo: Hòn Miễu, Hòn Một, Hòn Mun và Hòn Con Sẻ Tre.Xuống tàuTàu bắt đầu ra khơiTàu cập vào Hòn Miễu để bà con tham quan hồ cá Trí NguyênChào đảo xanhKỷ niệm ở hồ cá Trí NguyênCổng vào khu du lịch làm theo mô hình con cá Mao Tiên. Chúng tôi ngồi chơi ở miệng cá.Hồ cá Trí Nguyên làm theo mô hình một con tàu cổ đã hóa thạch. . . . . . Mời các bạn xem phim:
Biển đen và mây trắng
Mặt trời hóa thành mặt trăng
Ngày mà như đêm
Nên nắng vàng thành ánh trăng
Đại dương thành bầu trời
chơi vơi
với muôn ngàn vì sao lấp lánh
Và muôn triệu nhịp sóng lăn tăn
Bỗng tự dưng
biến thành nhịp tim của nắng
Mây và Gió
>>>>>4/ Tắm bùn khoáng để tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh ở Nha Trang
Ngày còn bé, làng tôi ở ven sông Lại trong xanh, dựa lưng vào Trường Sơn hùng vĩ.
Làng tôi phong cảnh hữu tình
Con sông uốn khúc như hình giao long
Con sông ấy là sông Lại Giang. Suốt ngày tiếng xe nước kẽo kẹt buồn thiu. Làng cách núi một cánh đồng rộng, đồng Cà Đung. Có một cái đầm lớn cuối làng làm ranh giới với làng bên.
Chúng tôi ngày ấy là con nông dân, nên ngoài việc đi học còn giúp bố mẹ chăn trâu. Đối với tuổi thơ những ngày xa xưa ấy. Chăn trâu thật là thú vị chứ không phải là công việc gì to tát nặng nhọc cho lắm. Nằm khểnh đọc sách, nhìn chim bay, chạy theo thỏ rừng trên những cánh đồi tranh bạt ngàn, cùng con Cộ tắm mát ở bờ xe sông Lại, hoặc chạy nhảy, vật nhau, tập võ và đua trâu. Thú vị nhất là chia phe trẻ con 2 làng cỡi trâu đánh trận giành chiếm cái đầm sen có mùi bùn khăm khăm nồng nồng. Người lớn bảo đó là bùn khoáng có chức năng trị bệnh. Có người lại bảo đó là do Thánh thiêng nên tắm bùn ở đó sẽ lành bệnh. Ai biết đâu đấy, nhưng chúng tôi thì chỉ thích nô đùa thế thôi! Mấy cụ trong làng bảo trẻ con đừng có nghịch, vì bên cạnh đầm có cái miếu thờ Mẹ rất linh thiêng. Thế nhưng ngày nào chúng tôi cũng xuống tắm ở đầm sen, tắm cái bùn nồng nồng khăm khăm ấy, rồi ra nhảy ùm xuống sông Lại bơi cho đã. Sau đó lên đền của Mẹ nằm khểnh mà ngủ. Thần Thánh đều nể trẻ chăn trâu. Có mấy bà mấy cô trong làng bảo thế. Chẳng vậy, mà có khi ngày lễ hội rước kiệu. Thánh về làm kiệu quay vòng vòng chẳng khiêng đi được. Bảo tụi trẻ chăn trâu chúng tôi làm kiệu tay là khênh đi được ngay. Thế mới lạ!
Bao nhiêu năm xa quê hương. Người nông dân bị bứng khỏi gốc rạ. Như cái cây đứt rễ, lòng tôi thường nhớ nhung xót xa, hồi tưởng về những ngày trẻ thơ. Êm đềm với tiếng hàng tre gai bên bờ sông kẽo kẹt ngã nghiêng theo chiều gió, với tiếng xe nước than dài buồn thiu, đặc trưng của quê hương xứ "nẫu", với tiếng chân trâu chạy rầm rập, tiếng chim ưng quang quác trên trời cao, tiếng nghé ngọ và tiếng cười trẻ thơ hồn nhiên trong nắng quê hương.
Than ôi!
Những thằng chăn trâu năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ !
Chẳng ngờ hôm nay, cái trò trẻ con tắm bùn ngày xa xưa ấy, bây giờ lại là loại hình kinh doanh hốt ra bạc. Dân du lịch, người giàu có ở thành thị nườm nượp đi tắm như là cái mốt thời thượng để làm đẹp da và du hí là chính. Cái gì dân dã mộc mạc thì nay lại là đồ quí. Chẳng thế, cơm niêu, nước lọ, rau mắm dưa cà. . . .là món ăn ở quê tôi cho người nghèo, bây giờ vào thẳng khách sạn cao cấp.
Tôi đi tắm bùn mà cứ ngỡ như mình trở lại cái thời xa xưa ấy. Chỉ mong sao trong số trẻ con ngày ấy, có một người tự dưng đến đây, vô tình gặp lại mình, thì vui và cảm động biết bao!
Thế nhưng cảnh đời éo le nghiệt ngã, bọn trẻ con ngày ấy, đứa còn đưa mất, hoặc đi đâu cả, chẳng đứa nào ở lại quê hương. Quê hương là chùm khế ngọt. Nhưng gốc rạ đã trốc cái gốc khỏi đất làng quê, để cho phố phường mọc lên và qua cuộc chiến tranh, nhân tình thế thái đã nhiều phen biến hóa!
Bạn bè mỗi đưa một phương
Mình ta ở lại trăm đường đắng cay!
Trời đã ngả về chiều, khu du lịch vẫn còn đông khách. Chúng tôi ra về, thấy sảng khoái và hơi buồn ngủ. Một con quạ đậu trên mái tranh khu tắm bùn cất tiếng kêu chiều gọi bạn. Tôi vẫn nhìn quanh quất trong đám người sang trọng kia, mong tìm lại bóng dáng của những đứa trẻ chăn trâu nghèo khổ ngày nào. Thời bây giờ đi chỗ nào cũng nghe người ta ca tụng về cái lý tưởng làm giàu. Biết đâu đấy, có khi có đứa được đổi đời thật thì sao!
Chẳng phải hôm nay, mà hơn 30 năm rồi lang bạt khắp quê hương, tôi vẫn có ý đi tìm. Tìm những thằng bạn chăn trâu nghèo khổ ngày nào. Nhưng những cái gốc rạ bé nhỏ chân chất của ngày xưa, đã trốc gốc khỏi làng quê thật rồi. Than ôi! Những cái gốc rạ quê nhà vì sinh kế đã trôi dạt về phương nào, chắc chỉ có trời mới biết!
Quang cảnh khu tắm bùn khoáng ở Nha TrangTắm bùn khoángCác bà các cô trong đoàn đang tắm bùnNgâm mình trong nước khoáng nóngBể sục bằng nước khoángTắm nước khoáng nóng bằng vòi phunTác động huyệt đạo bằng nước khoáng lạnh phun mạnh vào người .Tắm ở thác nước khoáng dội từ trên caoBơi và ngâm mình ở hồ nước khoáng ấm>>>>>>>5/ Tham quan Tháp Bà Thiên Y A Na ở Nha Trang:a/ Kiến trúc:Cầu Xóm Bóng dưới chân Tháp Bà Ponagar với cầu mới ở phía trên và Hòn Đá Chữ nằm giữa sông.Những trụ gạch khổng lồ trước tổ hợp Tháp Chăm PonagarToàn cảnh khu Tháp Bà Thiên Y A Na nằm trên đỉnh đồi nhìn xuống dòng sông CáiTháp chính thờ Bà Thiên Y A Na.Mọi tháp Chăm đều giống như Linga vươn lên từ lòng của Yoni theo biểu tượng tâm linh Linga-Yoni của người Chăm. Đây cũng là đặc thù của Ấn Giáo.Tháp chính và tháp phụ trong tổ hợp Tháp Bà Thiên A Na ở Nha TrangVươn lên mạnh mẽ và tiến vào cõi vô cùng.Đường vào tháp chỉ có một lối đi duy nhất nhỏ, hẹp và dài, dẫn vào gian thờ tượng trưng cho bào thai vũ trụTham quan đảnh lễ ở các thápSinh thực khí Linga-Yoni là biểu trưng quan trọng nhất trong các tháp thờ của người ChămTrong động ám khói vì đốt hương nhiều mà không có lối thoátTượng Thiên Y A Na Thánh MẫuTượng CậuTượng Cô. . . . . Mời các bạn xem phim:1/ Tham quan Tháp Bà Pônagar/ Nha Trang / 8/2011