Ngày 28/6/2012 :
Gió từ Đồng Găng thổi rào rào trong khu rừng trúc xanh um. Tiếng xe xích, tiếng người cười nói, tiếng chặt cây, tiếng máy cắt cỏ nổ xè xè, tiếng lửa cháy nổ lốp bốp. . . Khói xanh cay cay nồng nồng lẩn quất trong những vòm lá xanh tươi, khiến khu rừng hôm nay như tràn ngập một luồng sinh khí mới.
Ngồi nghỉ giải lao trên thảm cỏ bên hồ sen. Già Năm và mọi người vừa uống trà vừa trò chuyện vui tươi:
- Thưa cụ, một số người cho rằng, đảnh lễ các vị Thánh Mẫu là sai với giới luật nhà Phật. Cụ nghĩ sao về vấn đề này?
- Tất cả tôn giáo trên thế giới đều không đồng ý tín đồ của mình đảnh lễ và ngưỡng mộ tôn giáo khác. Đó chỉ là hành động sở hữu tín đồ. Không dính dáng gì đến con đường của người truy tìm chân lý.
- Nhưng làm thế nào để mình vẫn có thể dung nhiếp mọi tinh hoa từ các nguồn khác nhau mà vẫn không ngược lại các qui định cổ xưa?
- Hề hề. . . .Theo kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn. Ông cứ xem Thánh Mẫu như là hoá thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.
- Thưa cụ, tại sao những có những vị tu sĩ nổi tiếng. Những người tự cho mình đã tu chứng vẫn lâm trọng bệnh, kéo dài cảnh sống lê lết trên giường bệnh nhiều năm mà vẫn chưa an nhiên thị tịch. Điều này làm giảm sút niềm tin với những gì thường ngày ngài vẫn thuyết giảng. Có phải ngài vẫn còn mang nghiệp quá nặng nên mới như thế?
- Này ông, có thân thì có bệnh. Người tu chứng vẫn có thể còn bệnh chứ không phải đã hết bệnh. Xưa kia đức Phật Thích Ca vẫn bị bệnh và nhập niết bàn. Bởi vậy các bậc tu chứng, khi còn tại thế thì gọi là Hữu Dư Y Niết Bàn, còn khi đã viên tịch thì gọi là Vô Dư Y Niết Bàn. Quan trọng là thái độ của ngài ấy đối với bệnh như thế nào? Nếu là bậc tu chứng thì thường các ngài không biểu lộ đau khổ vì bệnh như chúng sanh mà lại biểu thị an lạc và có ngài lại lợi dụng việc mình bị bệnh để thuyết giảng về lý vô thường của ngũ uẩn và về cái hạnh phúc thường hằng vô nhiễm của Tánh.
Đến giờ ăn trưa. Một người khách vốn đang tu theo các Lạt Ma Tây Tạng hỏi Già Năm:
- Thưa cụ, sao mình ăn trưa, lại không ăn chính ngọ?
- Già nên ăn theo ngọ của ông, hay ăn theo ngọ của Tổ Sư Liên Hoa Sanh? Vì ở Tây Tạng chênh với giờ Việt Nam mấy tiếng lận?
- Thưa cụ, mình nên ăn chính ngọ theo giờ Việt Nam.
- Hề hề. . . .Già mạn phép hỏi: Ai ăn? Cái xác này ăn hay ông ăn? Ông là ai khi ăn mà theo giờ?
- Thưa cụ, xin cụ khai thị cho
- Này ông, nếu ông là cái xác này và bây giờ cái xác này ăn, thì khi chết đi là hết, làm gì có luân hồi. Nếu ông tin vào thuyết luân hồi của Phật Giáo thì cái xác này không phải là ông. Ông là cái người đang nhận biết, ông là Tánh, thì luôn như như thường hằng, chẳng thêm gì được vào, chẳng bớt gì được ra, không sinh ra không chết đi, muôn đời vẫn vậy. Như vậy ăn còn không có, huống hồ là giờ ăn?
>>>>>>>
Như nhen lửa đốt rác. Lửa cháy tạo ra ánh sáng và sức nóng. Biến rác dơ bẩn thành tro để bón cho cây cối mùa màng. Cũng vậy lửa tam muội thiêu đốt tham sân si, chuyển hoá nó thành từ bi và trí huệ, làm lợi lạc chơ đời và cho chính người tu học
Chấp tác/ ngày 29/6/2012:
- Thưa cụ, thế nào là chấp tác?
- Vô tác
- Chỉ có hành động làm, mà không có người làm ?
- Khi đã có hành động làm thì luôn phải có người làm
- Thế sao gọi là "vô tác" đươc?
- Người làm không phải mình mà là "Ngã Phật"
- Phật thì phải "Vô ngã" chứ?
- Đó là "Phật tánh", còn khi diệu dụng thì luôn phải qua một ngã nào đấy.
Giải lao bên hồ sen
Phát dọn rừng trúc
Thiên hạ bận tu
Mình ngu gì không đi tìm chuột
>>>>>>>>>>>>
Ngày 29/6/2012 :
- Thưa cụ, thời nào cũng vậy, người thật tu bao giờ cũng chịu quá nhiều áp lực. Để sống “tốt đời đẹp đạo” cụ bảo phải làm thế nào?
- Phải biết dùng phương tiện khéo ?
- Phương tiện gì thưa cụ?
- Giả vờ
- Giả vờ cái gì?
- Giả vờ không tu . . . hề hề. . . . .
Hòn Dữ và Đồng Găng
Rừng trúc
Cây Bồ Đề giữa hồ sen
Hồ Tịnh Tâm
Dây trầu của Bồ Tát
Hoa phượng
Hoàng hôn trên rừng anh đào
Thiên tuế
Hoa súng
Ngày 30/6.2012 :
- Thưa cụ, cụ là “tu quốc doanh”?
Mĩm cười lắc đầu:
- Già chưa được như thế
- Thế, cụ là “tu liên doanh”?
Cười lớn:
- Ngu gì làm dzậy
- Vậy cụ là “tu tư nhân”?
Cười hề hề :
- Sao ông nói dzậy?
- Vì luôn nộp cho ngân sách đầy đủ, nhưng đói vốn, thường bị làm khó dễ và ở trong môi trường cạnh tranh bất bình đẳng.
Rùn vai, dang 2 tay ra điệu bộ rất hề. Khiến mọi người đều cười vui:
- Ông nhầm rồi, ta không phải “quốc doanh”, chẳng phải “liên doanh” mà cũng không phải là “ tư nhân”. Hề hề. . . .ta nghỉ hưu rồi.
Nhà sàn bên hồ sen
Làm sân
Làm tương
>>>>>>>>
Ngày 30/6/2012:
- Thưa cụ, có phải cái gì cũng đều do Phật tánh biểu thị mà thành?
- Đúng vậy
- Thế sao Phật tánh không sinh ra toàn người tốt, lại sinh ra thêm mấy thằng hành tà đạo phạm pháp khiến nhà nước phải mất công nhọc sức như vậy? Còn nếu nói mấy người xấu này là do một Thượng Đế khác sinh ra, thì hoá ra có 2 Thượng Đế, chứ không phải chỉ có Phật? Bởi vậy theo ngu ý của tại hạ. Khi xử mấy thằng phạm pháp thì phải xứ khiếm diện cái người đã sinh ra cái thằng phạm pháp này vì cái tội “là nguyên nhân của mọi tội lỗi”?
- Hề hề. . . .cần gì toà án. Mọi người đều đang xét xử khiếm diện Thượng Đế. Ông chẳng phải đang làm như vậy sao? . . .hề hề. . . .
Trắng và Đen
>>>>>>>>>>>
3/ Luyện công dã ngoại ở Khu Sinh Thái Diên Lâm / Ngày 3/7/2012:
Trời sắp mưa, mây đen đùn ngổn ngang. Gió thổi rào rào. Lá vàng bay tơi bời. Ngồi trong Quán Gió, chung quanh thác đổ ào ào, suối tuôn róc rách lòn qua các khe đá già đầy rêu xanh. Cá chép quẫy mạnh dưới ao bèo và chim rừng vội chui vào các tán lá dày đặc để tránh cơn mưa.
Sau khi tham quan khu sinh thái Diên Lâm. Một người khách hỏi cụ già:
- Thưa cụ, các khu sinh thái KCDS rất đẹp, hiện tại cụ dùng khu nào làm trung tâm chính để phối hợp các sinh hoạt của phong trào KCDS trên toàn quốc?
- Tâm vô sở trụ. Không có khu nào là chính cả. Đều là để chơi thôi mà. Không có cái gọi là phong trào KCDS, chỉ là bà con thích thì tập chơi với nhau. Ta không hề có ý muốn tổ chức thành một phong trào.
- Cụ sợ dính mắc đến các vấn đề chính trị và tôn giáo sao?
- Không phải vậy. Ta sợ tâm ta và tâm những người yêu môn KCDS chấp vào các tướng.
- Thưa cụ, hiện tại cụ đã nghỉ không còn dạy trực tiếp các lớp KCDS đông người nữa, mà để cho học trò thay mình giúp đồng bào. Vậy hiện nay ai là truyền nhân của cụ?
- Ta không có truyền nhân. Cái đấy là do đông đảo bà con học viên nhìn nhận qua thực tế, chứ không qua chủ quan của ta.
- Pháp chính của cụ là gì? Tịnh độ, Thiền hay là Mật Tông?
- Pháp của ta là “Vô Pháp”. Không chấp chặt vào pháp nào mà pháp nào cũng có thể dùng được.
- Sao nghe nói cụ là Phật giáo vì thầy của cụ là một vị du tăng ?
- Đúng vậy. Ta tu và hành theo giáo lý nhà Phật chứ không nô lệ nó.
- Thế nghĩa là sao ạ?
- Phương pháp nào cũng có tính tương đối. Tuy đều nhắm đến chân thiện mỹ. Phật giáo cũng vậy. Cho nên ta du nhập vào cái biết riêng của mình tất cả những gì tinh tuý từ mọi nguồn khác nhau để làm phương tiện tu học và giúp đỡ mọi người.
- Cụ không ngại sẽ vì thế không được gọi là chánh giáo sao?
- Hề hề. . . Phương pháp của ta chỉ là trò chơi thú vị cho mọi người, ta không nhằm tạo ra một tôn giáo hay một tín ngưỡng riêng. Ta chỉ là “người tâm linh”chứ không lệ thuộc tôn giáo nào. Tôn giáo nào cũng nhằm sở hữu tín đồ và người tu không khéo thì sẽ thành nô lệ một cách vô thức cho các giáo điều và qui định của tổ chức tôn giáo. Ta không muốn mình thành như thế. Ta là người tự do, lúc nào cũng vậy, cho dù ta đang sống theo cái hay cái đẹp của nhà Phật. Ngay điều ấy đi nữa cũng không thể làm mất tự do của ta. Này ông, người dân có quyền làm tất cả những gì luật pháp không cấm. Chứ không phải chỉ được làm những cái mà tôn giáo mình cho phép.
- Thế mối quan hệ của những người tập KCDS thì thế nào?
- Như những người khách thường xuyên của quán cà phê này. Vì thích cà phê ngon. Những người này hàng ngày đều đến đây để uống và do vậy họ quen nhau. Có thể cùng ngồi bên nhau uống cà phê và tán dóc cho vui. Chứ không lệ thuộc nhau hoặc lệ thuộc ông chủ quán hay lệ thuộc nhà hàng.
Tịnh Công điều Khí tự trị bệnh
Uống Thiên Hương Khí
Dịch Cân Kinh với Cân Bằng Nước
Xoa bóp day bấm huyệt
Đảnh lễ Như Lai
Cùng nhau chấp tác
Xin tương
Ngủ trong rừng trúc
Yên lặng phản chiếu
Thư giãn sâu, giải toả stress
Trò chơi lớn / Ngày 5/7/2012:
- Trong khi cuộc sống muôn màu với bao yêu cầu và sức ép cần phải giải quyết. Nếu thực tế muốn có thể được sống ấm no và hạnh phúc, rồi sau đấy mới là niết bàn hay thiên đàng. Thì không khéo các chủ đề tu tập lại trở nên xa vời và lạc lỏng. Thưa cụ cụ nghĩ sao về vấn đề này?
- Này ông, ý ông muốn nói là như con đà điểu, dúi đầu xuống cát để khỏi nhìn sự nguy hiểm đến với mình? Và một số, nếu không nói là đại bộ phận các pháp môn tu tập hiện nay được dùng như là cát của con đà điểu?
- Khi con người ta không thể đạt được mục đích trong thực tiễn, thì thường tìm cách giải toả ức chế của mình bằng cách đạt chúng trong thế giới ảo? Do vậy người trẻ chơi game và người già thì lao vào các pháp tu hướng về các cõi siêu hình.
- Trong bối cảnh như vậy thì KCDS, không nhắm đến các mục đích xa vời mà giúp người tu tập một cách thực tiễn. Bằng cách thông qua rèn luyện, tự điều trị lành các bệnh về Thân và Tâm. Rồi sau đó tìm cách gia tăng sức mạnh cơ thể và tâm lý. Để giúp người tập tự thích ứng được với mọi tình huống của cuộc sống đang từng giây từng phút tác động đến mình.
- Như vậy KCDS chỉ nhằm tạo ra một sức mạnh mềm và nền tảng. Chứ không chỉ định các ứng dụng?
- Đúng vậy.
Rốt cuộc đối với KCDS, thì cuộc sống này chỉ như một trò chơi lớn với các tình huống và các trải nghiệm.
Nếu bạn xem nó như là trò chơi, thì cuộc sống này cực kỳ thú vị.
Nếu bạn cường điệu nó, nghiêm chỉnh hoá vấn đề, thấy nó là thật, thì bạn sẽ khổ như đức Phật đã dạy. Bạn sẽ thấy mình đang bị Dukha và tìm mọi cách để đến niết bàn kể cả dúi đầu xuống cát!
Ta cứ ngỡ trần gian là có thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ!
Hộ Thân Ấn
Nắng bên thềm
Tham vấn
Xúc đất vào xe bò
Cắm hoa
Đấy !
Như cái xe luôn đi sau con bò. Người tu chấp tướng, nghiệp lực đeo đẳng mãi không bao giờ dứt được!