1/Những đứa con của Mẹ Núi Rừng:

Buổi sáng trời nắng chang chang. Buổi chiều mưa dầm tầm tả. Không khí sũng hơi nước. Ve kêu ran ran trong những vòm cây xanh um. Nhen sóc và chim rừng xập xoè thoắt ẩn thoắt hiện trong các hang động của núi Ngũ Trí Như Lai. Hoa súng nở trắng toát và cây sầu riêng góc vườn chi chít quả đầy gai. Ban đêm gió núi lành lạnh. Mùi dạ lý hương và hoàng lan thơm ngát. Tắc kè cầm canh và ánh trăng hoang dại lấp loáng trên những vườn cà phê mờ ảo trong sương đêm.

Buổi sáng khi bình minh còn long lanh trên đầu ngọn cỏ. Cụ già và chư huynh đã dậy sớm ngồi uống trà dưới tán cây đa cổ thụ. Nghe suối chảy róc rách và nghe tiếng chim rừng hót vang trong những vòm lá còn tối đen. Ngồi quanh cái bàn đá là những vị huynh theo thầy đã mấy mươi năm rồi. Từ ngày thầy trò đầu hãy còn xanh, bây giờ đầu đều đã hoa râm, có người đã bạc trắng.

Haha. . .ha. . .Hơn 20 năm rồi còn gì. Thế mà chén trà ngày nào, nay vẫn còn bốc khói thơm. Con tim ngày nào, nay vẫn còn tươi trẻ tràn đây sinh lực và tiếng cười ngày nào, nay vẫn hồn nhiên, âm ba vang động cả núi rừng. . .

Bà con nghe tin thầy về đến thăm rất đông. Trẻ con đùa nhau tiếng cười trong vắt. Một số bệnh nhân đang hỏi thầy về cách dùng KCDS để tự điều trị bệnh của mình. Một số người khác hỏi về các cách tu tập thế nào cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cụ già cười hề hề. . .vừa đùa vui, vừa trả lời cho mọi người.

Một số vị huynh đang bận quét dọn và trang trí để chuẩn bị cho lớp học trà đạo. Một cái lư trầm lớn đặt giữa sân khói thơm bốc lên nghi ngút. Một tấm khắc gỗ hai chữ “nhận biết" treo trên cái nền sáo tre, bên dưới có chậu hoa lan đỏ thẩm đặt  trên thảm cỏ xanh. Chim rừng hót líu lo và nhạc thiền khe khẽ. Nắng ban mai chảy tràn qua khe lá dệt thảm hoa trên nền sân gạch đỏ tươi.

Một học viên vừa rót trà cho cụ già vừa thưa chuyện:

-        Thưa cụ, sao gọi là Trà đạo? Cái gì cũng có thể biến thành đạo sao?

-        Đúng vậy, khi “con người thật” thưởng thức trà thì gọi là trà đạo. Khi “con người thật” hành động điều gì thì cái ấy liền biến thành biểu thị của đạo.

-        Vậy cũng có nghĩa là dù đang thực hành các nghi thức tâm linh hay tôn giáo mà vắng mặt “con người thật” thì đều không phải là đạo ?

-        Đúng vậy

-        Thưa cụ làm sao biết “con người thật” đang có đấy?

-        Khi “đang nhận biết” thì con người thật đang hiện diện trong thể xác.

-        Vậy chỉ “Nhận biết” là đủ việc gì phải nhận gia trì lực hoặc đắc khí khi thực hành trà đạo?

-        Nhận biết bằng tâm trí chỉ đối trị với “vô thức”. “Cái biết không cố gắng” của bát nhã đối trị với “Vô thức tập thể”. Còn “Cái là chính nó” nghĩa là người nhận biết và đối tượng nhận biết là một thì mới đối trị được với “Vô thức vũ trụ”. Mà “cái là chính nó”thì phải thông qua việc đắc khí hay nhận gia trì lực để biến thành Hoá Thân (Bodhisattva). Sau đấy thông qua lao động thể xác và tâm lý, dần đần thể giác ngộ Bodhi trong hoá thân thăng hoa phát triển để hợp nhất toàn diện với thể xác (sattva). Gọi là Hoá Thân biến thành Pháp Thân hay Kiến Tánh, cũng là trùng với Tự Tánh Pháp Thân của Tỳ Lô Giá Na.

 

Uống trà trước khi lên đường

 

Chân trời xa mây đùn lớp lớp. Trong bóng hoàng hôn, xe chúng tôi đi ngược về phía Trường Sơn.

 

Qua khỏi đèo Phượng Hoàng. Cơn mưa rừng bất chợp ập xuống. Đất trời tối đen. Trong tiếng sấm rền và tiếng nước chảy ào ào. Xe chúng tôi tiếp tục đi về phía TP.Ban Mê, nóc nhà của Đông Dương.

 

Khu Sinh Thái đây rồi. Cái cống Thế À nghệ sĩ vẫn nở hoa vàng, đu đưa trong gió cao nguyên. Chào đón những đứa con của Mẹ Núi Rừng.

 

Đời / Tác phẩm sắp đặt ở Khu Sinh Thái Ban Mê / Ba Gàn

 

Bửa ăn Thượng Đế mời / Tác phẩm sắp đặt ở Khu Sinh Thái Ban Mê / Ba Gàn

 

Bất Nhị / Tác phẩm sắp đặt ở Khu Sinh Thái Ban Mê / Ba Gàn

 

Như Thị / Tác phẩm sắp đặt ở Khu Sinh Thái Ban Mê / Ba Gàn

 

Nhập Thế / Tác phẩm sắp đặt ở Khu Sinh Thái Ban Mê / Ba Gàn

 

Cầu Đạo / Tác phẩm sắp đặt ở Khu Sinh Thái Ban Mê / Ba Gàn

 

Diệu Pháp Liên Hoa / Tác phẩm sắp đặt ở Khu Sinh Thái Ban Mê / Ba Gàn

 

Phật Tâm / Tác phẩm sắp đặt ở Khu Sinh Thái Ban Mê / Ba Gàn

 

Một góc Khu Sinh Thái KCDS ở Ban Mê

>>>>>>>

2/ Tâm sự bên chén trà:

-        Thưa cụ, con thấy mình đang bị Ma hành. Cụ có pháp gì dạy để con hết bị Ma hành  không ạ?

-        Con Ma nào ngu dzậy ?

-        Dạ cụ bảo sao con không hiểu ?

-        Này cô, người say rượu thì luôn mồm bảo mình không say. Người vô minh thì luôn rán chứng minh mình đang chứng ngộ. Con Ma này đúng là ngu nên nó mới làm cô “nhận biết mình đang bị Ma hành”.

-        Sao cụ bảo con Ma này ngu?

-        Vì “nhận biết” như ánh mặt trời sẽ làm sương mù vô minh tan đi. Con Ma này nó làm cô “nhận biết” cô đang bị Ma hành thì tự nó sẽ giết nó. Cô an tâm đi, không cần pháp nào khác. Con Ma ấy sẽ tự chết. . . hề hề. . . .

-        Thưa cụ, thế thì do con không biết trình bày. Có thể con đang bị Thánh hành chứ không phải Ma hành ? Cụ bảo có phải Thánh thì không ngược với “nhận biết” không ạ?

-        Này cô, chắc bây giờ cô nổi tiếng nhân từ giúp dân giúp nước, công hạnh to lớn lắm phải không?

-        Thưa cụ, con chưa được vậy? Con chỉ là người bình thường?

-        Thế thì vị Thánh này mạo nhận ?

-        Sao cụ bảo thế?

-        Này cô, con cá thì sống dưới nước. Con chim thì bay trên trời. Vị Thánh thì phải ở trong cái xác Thánh. Nghĩa là Thánh chỉ nhập vào người đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Đời sống cô chưa được công đức và nguyện lực như vị Thánh, sao Thánh nhập được. Cô đúng như nhận định của chính mình. Cô đang là người bình thường, vì không có Ma nhập cũng không có Thánh nhập. Cô là “Tâm trí nhập”

-        Thưa cụ, sao cụ bảo vậy?

-        Tâm trí thì luôn sống theo tâm phán xét. Cô muốn tìm hiểu ta về các pháp tâm linh nên tự mình nói là Ma nhập và Thánh nhập. Chứ Ma thật thì “vô thức” không còn ý thức nhị nguyên như cô. Còn Thánh thật thì “Siêu thức” chứ cũng không còn ở phạm trù đối đãi nhị nguyên luận của tâm trí như cô. Nên ta mới bảo cô không phải Ma nhập, cũng không phải Thánh nhập mà là “Tâm trí nhập” nên quên mất “con người thật” của mình, khi đối diện với ta. Hề hề. . . .

 

Hoa đùng  đình yên lặng bên tượng Tổ

 

Góc vườn cây sầu riêng  chi chít quả đầy gai

 

Buổi sáng khi bình minh còn long lanh trên đầu ngọn cỏ. Chư huynh đã dậy sớm ngồi uống trà dưới tán cây đa cổ thụ. Nghe suối chảy róc rách và nghe tiếng chim rừng hót vang trong những vòm lá còn tối đen.

 

Chén trà ngày nào, nay vẫn còn bốc khói thơm

 

Tiếng cười ngày nào, nay vẫn hồn nhiên, âm ba vang động cả núi rừng. . .

 

Con tim ngày nào, nay vẫn còn tươi trẻ và tràn đây sinh lực

>>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

Sinh hoạt ở Khu Sinh Thái Ban Mê:

Preparing Video

Download Original

>>>>>>>

3/ Thực hành trà đạo:

-        Thưa cụ, cụ bảo yếu chỉ của trà Đạo là Hoà, Kính, Thanh, Tịch. Vậy áp dụng cụ thể các yếu chỉ này khi thực hành thì phải thế nào?

-        Này ông, Hoà nghĩa là hợp nhất với trời đất, với mọi người và môi trường sống không kẽ hở. Vậy cho nên khi đến đây thì luôn đồng cảm với mọi người không sinh đấu tranh thị phi,  bảo vệ môi trường sống, không bẻ hoa chặt cành ngắt lá, không vứt rác bừa bãi, không hút thuốc lá. . .v.v. . .Còn đối với tâm linh thì không khởi tâm phán xét đúng sai chánh tà, mà xem mọi biểu hiện đều là hiện tượng do bản thể  biểu thị mà thành.

-        Thưa cụ làm sao để được vậy?

-        Vô Ngã thì được vậy?

-        Làm sao để Vô Ngã?

-        Chẳng phải Như Lai đã dạy trong kinh điển rồi sao? Cứ thực hành đúng như pháp do chư Tăng Ni truyền thụ thì khắc  chứng vô ngã.

-        Cụ có khinh nghiệm gì khác về vấn đề này không?

-        Có đấy, có thể dùng tâm lý như cổ đức đã dạy. Nhưng cũng có thể dùng vật lý để đạt trạng thái gọi là Hoà.

-        Thưa cụ, xin cụ nói rõ hơn ạ?

-        Này ông, nếu căn cứ vào cơ thể và tâm trí để tương tác với mọi người và môi trường thì sẽ không bao giờ Hoà được.  Vì mọi hiện tượng đều luôn tương đối, vô thường  và dị biệt. Còn nếu là bản thể thì chỉ có Một nên tự nhiên cá nhân và toàn diện hợp nhất không kẽ hở. Vật chất khác nhau ở Tướng nhưng đồng nhất ở năng lượng cơ bản. Vậy khi đắc khí nghĩa là ở trong môi trường năng lượng duy nhất một của pháp giới thì tự nhiên Hoà với pháp giới không kẽ hở.

>>>>>>>>

Một buổi Trà Đạo của môn sinh Ban Mê ở Khu Sinh Thái


Như. Điều huyền diệu thì luôn có đấy. Nhưng chỉ để đồng cảm và rung động, chứ không phải để nghiên cứu và tìm hiểu bằng tâm phán xét.

 

Một số bệnh nhân đang hỏi thầy về cách dùng KCDS để tự điều trị bệnh của mình. Một số người khác hỏi về các cách tu tập thế nào cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cụ già cười hề hề. . .vừa đùa vui, vừa trả lời cho mọi người.

 

Kinh hành để tịnh tâm trước khi thực hành Trà Đạo. Mọi hành động nếu phát xuất từ yên lặng, thanh tịnh và tràn đầy nhận biết thì đó là biểu thị của Đạo. Cổ đức gọi là "minh minh đức" nghĩa là làm sáng cái đức sáng vốn sẵn có trong ta. Khiến cái minh đức ấy biểu thị ra bên ngoài thì gọi là đại đạo. Sách Đại Học viết: Đại học chi đạo. Tại minh minh đức. Tại thân dân. Tại chỉ ư chí thiện.

 

Trang nghiêm. Không cần nói thì không nói. Không cần làm thì không làm. Việc không cần thiết thì không suy nghĩ. Hành động ít nhất nhưng luôn phù hợp với tình huống thì gọi là trang nghiêm

 


Thanh tịnh. Do yên lặng và không kích động tâm lý. Nên huệ lực tự phát sinh.

 

Hoà hợp. Như giọt nước rớt vào đại dương. Con người hợp nhất với cộng đồng, với trời đất, với môi trường sống, thì tự nhiên có hạnh phúc.

 

Yên lặng. Yên lặng mà không tịch diệt nhưng tràn đầy sinh lực. Do vậy gọi là yên lặng sấm sét.

 

Nhận biết. Không lạc vào vô thức, không lạc vào vô thức tập thể cũng như không lạc vào vô thức vũ trụ.

 

Thiền vị. Mọi biểu thị đều tràn đầy phúc lạc, nghệ thuật, đồng cảm, hoà hợp con người và pháp giới.

 

Đại nghi sinh đại ngộ. Không biết thì hỏi. Hỏi rồi chưa thông, thì tiếp tục tham vấn. Sau đó kinh qua thực tiễn áp dụng để thấu triệt vấn đề

 

Trang nghiêm nhưng thoải mái. Yên lặng nhưng tràn đầy sinh lực.

 

Kính. Mỗi cá thể tự nó có giá trị riêng không thể so sánh với cá thể khác.

 

Thanh. Mọi biểu thị đều tối giản, không cường điệu, ít nhất, đủ và cần thiết. 

 

Tịch. Tuy hành động mà không rời Tánh.

>>>>>>>

-        Thưa cụ còn Kính thì như thế nào?

-        Kính là trang nghiêm cung kính nhau. Do vậy mà không sinh đấu tranh thị phi và tạo nên sự hoà hợp. Do vậy giống như xưa kia cổ đức đã dạy: Tiên học Lễ hậu học Văn. Nay ta cũng  bảo tiên học Giới hậu học  Đạo vậy.

-        Thưa cụ, Giới là do con người đặt ra. Phù hợp với môi trường này và sẽ không phù hợp với môi trường khác. Vậy biết áp dụng như thế nào?

-        Này ông, Giới là phương tiện giúp hành giả luôn giữ được trang nghiêm cung kính hoà hợp và đồng cảm với mọi người và môi trường sống. Do vậy phải tuỳ thời, tuỳ lúc, tuỳ nơi và tuỳ người sử dụng mà có phương tiện phù hợp. Nên nó chỉ có tính tương đối và không thể dùng chủ quan riêng của mình để phán xét đúng sai.

-        Thưa cụ, cụ thể khi dùng trà đạo thì áp dụng như thế nào để đạt trạng thái gọi là Kính?

-        Này ông, mọi hiện tượng đều là cá biệt, duy nhất và không bao giờ lập lại trong dòng chảy miên viễn của trời đất. Bởi vậy nên cổ đức mới bảo, không bao giờ 2 lần uống cùng một dòng sông được. Trà đạo thì bảo là: “Nhất kỳ nhất hội” là vậy. Thế cho nên cá nhân tự nó có giá trị riêng không thể so sánh với cá thể khác. Vì thế, nên mọi cá thể phải luôn trang nghiêm cung kính với mọi cá thể khác vì giá trị tự thân của từng sự vật. Vì thế mà người và người cung kính nhau bất phân sang hèn địa vị và đẳng cấp trong xã hội. Vì thế mà con người và cây cỏ, núi sông cùng chúng sanh cung kính nhau bát phân cao thấp dị biệt. Vì thế mà con người và Ma Quỉ cùng Trời Phật, Thần Thánh cung kính nhau bất phân dị  biệt về tướng trạng vì đều có Phật Tánh ẩn tàng trong từng sự sự vật vật.

 

Núi Ngũ Trí Như Lai ngày mưa

 

Hum / Quay về nguồn cội / Tranhh Thiền / Ba Gàn

 

Đạt Ma Tổ Sư

>>>>>>>>>

-        Thế nào là Thanh?

-        Thanh là nhẹ nhàng đơn sơ, tối giản, chỉ vừa đủ, vừa cần thiết, không cường điệu. Mọi sự là tế nhị, không ồn ào khoa trương, không quá mức cần thiết. Này ông, gió thổi xuống thì cành trúc này nghiêng xuống, gió thổi lên thì cành trúc này nghiêng lên, gió ngừng thổi thì cành trúc này yên lặng, nó không bao giờ chuyển động quá mức tự nhiên phải như thế.

-        Cụ thể áp dụng vào Trà Đạo thì như thế nào?

-        Hàng giả tuy giao hoà năng lượng với trời đất qua yếu chỉ Hoà. Nhưng không loạn động mà các biểu thị phải theo đúng các nghi thức qui định trước. Nếu có một chuyển động thừa gọi là Thô không Thanh. Mọi sự phải nghệ thuật  và tế nhị trong sự rung động thanh cao, hợp nhất với con người, môi trường và trời đất. Nếu ồn ào, khoa trương, cường điệu, làm quá mức cần thiết, cố ý thổi phồng sự việc thì gọi là Thô không Thanh. Nếu mọi biểu hiện là biểu thị của Tham Dục, thì gọi là Thô không Thanh.

Về Nhà / Tác phẩm sắp đặt ở Khu Sinh Thái Ban Mê / Ba Gàn

 

Trà Mưa

 

Thượng sư dạy, hạ sư truyền

 

Vô Ngã

 

Quan Âm

>>>>>>>

-        Thưa cụ, còn thế nào là Tịch ?

-        Này ông Tịch là yên lặng cùng cực, là diệt vong cái cũ để phục sinh thành cái mới. Nên thường Tịch đi đôi với Diệt gọi là Tịch Diệt. Theo đấy thì cái Chấp Ngã chết đi để cái Vô Ngã phục sinh. Nghĩa là không chấp chặc vào Ngã cố định nào, mà là ngã nào cũng có thể biểu thị.

-        Cụ thể áp dụng trong Trà Đạo thì như thế nào?

-        Yên lặng dùng Trà trong nhận biết tỉnh giác. Không nô lệ cho mọi loại vô thức. Tự do khỏi mọi khái niệm. Rung động đồng cảm và hợp nhất với con người , với pháp giới, với điều huyền diệu thiêng liêng ẩn tàng trong sự sự vật vật. Con người tâm trí phán xét chết đi. Trong cơ thể này đang hồi sinh con người thật của chính mình, hồn nhiên, trong sáng, thuận tự nhiên, hoà hợp và đồng cảm với mọi sự. Cùng biến dịch và cùng trôi với dòng chảy của pháp giới mà vẫn an nhiên tự tại, yên lặng, rỗng không, đầy sinh lực.

 

Nhận biết / Yếu chỉ của Trà Đạo

 

Kính

 

-        Thưa cụ, sao gọi là Trà đạo? Cái gì cũng có thể biến thành đạo sao?

-        Đúng vậy, khi “con người thật” thưởng thức trà thì gọi là trà đạo. Khi “con người thật” hành động điều gì thì cái ấy liền biến thành biểu thị của đạo.

 

Hoa súng trắng

>>>>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

Mưa Ban Mê:

Preparing Video

Download Original

>>>>>>>>>

4/ Rong chơi vườn quốc gia Yokdon/Ban Mê:

Mùa sầu riêng ở tây nguyên

 

Đường về Bản Đôn. Hai bên rừng cà phê xanh tốt. Suối chảy róc rách. Nương ngô bạt ngàn và vườn hồ tiêu bao quanh những ngôi nhà mái nhọn. Trên đường trâu bò đi chung với xe hơi, xe gắn máy và người đi làm rẩy.

 

Vườn quốc gia Yokdon với những mái nhà sàn lấp ló trong rừng nguyên sinh bên hồ nước bao la phản chiếu mây trời

 

Đi chơi đi . . .hề hề. . .

 

Tài xế xịn, nên hổng ai dám lên xe . . .hề hề. . .

 

Hôm nay trời nắng to. Chúng tôi ngồi xe điện tham quan vườn quốc gia Yokdon

 

Trưa nay ăn gì ? bây giờ đi chơi ở đâu?

 

Hổng biết đi đâu thì theo tui dẫn đường đây

 

Con đường xuyên qua khu rừng dầu râm mát, dẫn đến khu Đồi Tâm Linh

 

Màu xanh ngút ngàn và không khi trong sạch làm chúng tôi thấy thật dễ chịu

 

Nằm chơi trên đỉnh cuộc đời

 

Kỷ niệm ở vườn quốc gia Yokdon

 

Đi dạo trong rừng

 

Các chú voi đang chờ để đưa du khách dạo rừng nguyên sinh

 

Đốt lửa trại và dự tiệc nướng ngoài trời trên thảm cỏ xanh giữa rừng đại ngàn

 

Nghỉ ngơi thư giãn dưới gốc những rừng cây cổ thụ

 

Hồ nước và mây trời ở vườn quốc gia Yokdon

 

Câu cá hồ Yokdon

Có mồi mà không cần lưởi câu

Thời này, mọi con cá đều quá ham mồi

Táp rồi, nhất định không chịu nhả

Thế thì ta, cứ từ từ xách lên

Nhưng đừng quên nói với cá

Rằng ta rất từ bi

Chỉ tại Cái Tôi, ham cục Mồi, không chịu nhả!

 

Cùng bạn bè ăn bữa cơm thân mật ở cái quán lá làm nổi trên hồ Yokdon

 

Ha ha. . .ha. . .Hãy xem chiêu Âm Dương Song Tửu của ta đây

 

Thương chồng

Mua rượu A Ma Kông

Về nhà

Chưa uống đã lồng ngồng

Hoát nhiên

Chàng tự thông tam giới

 

An / Tác phẩm điêu khắc gỗ ở vườn quốc gia Yokdon

 

Cây cũng biết đau / Tác phẩm điêu khắc gỗ ở vườn quốc gia Yokdon

 

Cô gái Tây Nguyên / Tác phẩm điêu khắc gỗ ở vườn quốc gia Yokdon

 

Nghỉ học / Tác phẩm điêu khắc gỗ ở vườn quốc gia Yokdon

 

Cô gái bán bắp

>>>>>>>>>>>>

Mời các bạn xem phim:

Môn sinh Ban Mê thực hành Trà Đạo /10/7/2012

Preparing Video

Download Original

>>>>>>>>>>>>

5/ Nghĩa tình Khí Công Dưỡng Sinh:

Chư huynh đang dọn sân tập. Thầy đang giúp chư huynh nối máy vi tính vào ampli và loa. Lúc ấy một cụ già đầu tóc bạc phơ đã ngoài 75 tuổi rồi. Tách khỏi mọi người đến quì trên nền gạch hướng về phía Thầy đảnh lễ rất cung kính. Đảnh lễ một chặp, cụ không chịu đứng lên mà tiếp tục quì chấp tay hướng về phía Thầy. Thầy đang lúi húi bên mấy cái máy nên không thấy. Còn các vị huynh thấy cảnh này rất thường nên cũng cứ để tự nhiên không lấy làm ngạc nhiên hay quan trọng gì.

Lát sau một vị huynh được Thầy gọi đến có việc. Nhân đấy vị huynh nầy mới thưa với Thầy về việc cụ già.

Thầy vội đứng lên đi về phía cụ già, mời cụ đứng lên đến bàn đá uống trà cùng Thầy. Thầy không nhớ và cũng không biết mặt cụ già nầy.

Hỏi ra mới biết năm ngoái cụ bị bệnh nặng quá, thầy thuốc cho đưa về nhà để chết. Thế nhưng nhờ phương pháp KCDS cụ đã được cứu thoát. Từ đó cụ chăm tập, nên nay rất khoẻ, hồng hào tráng kiện, vui vẽ, yêu đời. Nay nhân gặp Thầy ở đây, cụ đảnh lễ để cảm tạ công đức.

Thầy cười:

-        Ôi dào, thưa cụ, cụ đừng quan trọng quá. Rất cảm ơn cụ đã có lòng. Nhưng thật sự tôi đâu có công gì mà cụ phải đảnh lễ tôi. Nếu đảnh lễ thiêng liêng đã cứu sống cụ, thì cụ nên đến chùa lễ Phật. Vì tôi cũng chỉ biết cầu nguyện với chư Phật mà thôi. Ngoài ra chắc cụ dùng thuốc quá nhiều rồi nên bây giờ thuốc thấm làm hết bệnh chứ tôi chỉ hướng dẫn cụ tập chứ có chữa bệnh cho cụ đâu. Nếu cảm ơn, thì cụ nên đến bệnh viện đảnh lễ bác sĩ và thầy thuốc ở đấy  mới đúng chứ. . . .hề hề. . . .

Cụ già cũng cười hề hề. . .cùng Thầy uống trà nói chuyện vui vẽ.

Nắng ban mai nhảy múa trên cỏ non và chim rừng hót vang chào một ngày mới. Cơn mưa đêm làm sáng nay Tây Nguyên như bừng lên tràn đầy sức sống.

Preparing Video

Download Original

 

 


Anonymous