Sông Hồng ơi! Hết rồi thời thác ghềnh trong rừng sâu và thung hẹp. Con sông bây giờ bình yên trôi giữa bình nguyên, lững lờ mênh mông để về hợp nhất với đại dương vô cùng vô tận.
Ngồi đây giữa bốn bề bao la sóng vỗ. Chúng tôi biết, con sông KCDS, con sông đời của biết bao người dân Việt, qua bao nhiêu năm thác ghềnh. Giờ đây cũng đang bình yên hợp nhất với đại dương mênh mông vô cùng vô tận của pháp giới. . . . . .
Ha ha. . .ha. . . an vui hợp nhất với an vui. . . . .Con sông nào, rồi cũng ra đến biển!
Con sông hát, chúng tôi cũng hát. Con sông reo vui, chúng tôi cũng hòa nhịp đập con tim mình với nhịp đời luôn sống động tươi vui tràn đầy thú vị.
Có người trên tàu hỏi Thầy:
- Tại sao đời lại Khổ thế? Chẳng phải đức Phật nói đời là khổ sao?!
Thầy cười và bảo:
- Này bạn, nếu Phật bảo đời là Khổ, thì hẳn ngài cũng đang khẳng định đời là Sướng. Bởi nếu đời không Sướng thì lấy đâu so sánh để biết đời là Khổ! Thế nhưng trong Khổ có Sướng, trong Sướng có Khổ. Bạn hãy xuyên thấu qua hiện tượng Khổ để hợp nhất với điều thú vị đang ẩn tàng bên trong từng sự vật. Luôn phát hiện, đồng cảm, rung động, hợp nhất và sống với điều thú vị này thì hết Khổ!. . . . . . .hề hề. . . .
. . . . . .
- Thưa Thầy có người nói tập KCDS rốt cuộc sẽ dẫn đến Phật pháp. Sao con không thấy trong kinh điển nói về cách tập này ?
- Giáo ngoại biệt truyền ( Ngoài giáo truyền riêng)
- Thưa Thầy, "Giáo ngoại biệt truyền", thì phải "bất lập văn tự". Sao con thấy Thầy viết sách rất nhiều và còn lập trang Web nữa?
- Hề hề. . .ta viết nhiều, chứ đâu có "lập văn tự". . . .!
- Thưa Thầy con không hiểu
- Ta cũng không hiểu.
- Tại sao thế ?
- Cái làm nó làm chứ đâu có người làm
- Thưa Thầy, giáo ngoại biệt truyền, thì phương tiện phải là : "Trực chỉ nhân tâm". Trong cách tập KCDS thì "Trực chỉ nhân tâm" ở chỗ nào?
- Ở chỗ luôn tràn đầy nhận biết, làm chủ tâm lý, lời nói và hành động, làm chủ luôn cả mọi biểu hiện từ Tánh khởi Dụng.
- Thưa Thầy, nếu phương tiện là "trực chỉ nhân tâm" . Sao Thầy không " Chỉ thẳng" lại phải dùng bài tập có chuyển động?
- Đó là " Phương tiện khéo". Xưa chư Tổ có thể dùng lời nói hay một hành động để chuẩn bị tâm cho học trò gọi là "Trực chỉ nhân tâm" hoặc chỉ thẳng bản thể Phật Tánh, gọi là "Trực chỉ chân tâm". Nay ta cũng dùng KCDS làm như vậy. Chẳng những thế mà người thực hành còn lành bệnh về thể vật lý, nên mọi người tham gia thực hành đông vui và hiệu lực.
- Thưa Thầy, cuối cùng " trực chỉ chân tâm" là để "kiến Tánh thành Phật". Vậy TÁNH là gì?
- Không có Tánh
- Vậy làm sao Kiến Tánh ?
- Không có "Kiến"
- Vậy làm sao "kiến tánh" ?
- Tánh !
- Thưa Thầy câu trả lời của Thầy là không logic?
- Hề hề. . . câu hỏi của ông cũng không hợp lý
- Thưa Thầy tại sao thế?
- Như có người thợ may, ngậm kim vào mồm nhưng tưởng mất kim, chạy đi tìm khắp nơi. Người ấy hỏi mọi người, nhưng vì mồm bận ngậm kim nên nói chẳng ra lời. Ta không tìm kim. Nhưng biết miệng mình đang ngậm Tánh. Nên nếu ta muốn trả lời mà ông nghe lọt tai thì phải lấy Tánh ra khỏi mồm, khi ấy thì lời nói của ta sẽ logic nhưng là tâm trí nhị nguyên. Hề hề. . . .Tánh nói khác với nói !
Bài kệ nổi tiếng của Thiền Tông :
Ngoài giáo truyền riêng
Chẳng lập văn tự
Chỉ thẳng nhân-tâm
Kiến Tánh Thành Phật
Cũng được truyền tụng như sau :
Chỉ thẳng Chân Tâm
. . . . . . .
Sông Hồng bình yên chào đón đàn chim thiên di quay về vui xuân tụ hội
Người già vui
Trẻ con cũng vui
Kỷ niệm ở bến Chương Dương Độ bên bờ Sông Hồng /27/3/2011
Ai nấy đều mừng vui và tràn đầy xúc động. Tiếng vỗ tay, tiếng hát trên dòng sông Hồng hôm ấy, nghe như tiếng reo vui, của những con tim mang nặng yêu thương, hành thiện không bao giờ biết mệt mỏi. Từ Bắc vô nam nối liền nắm tay. . . .Trên dòng sông quê hương. . . .Bốn phương tụ hội về đây. . . .Vui nào vui hơn. . . .Nghĩa tình đầm ấm. . . .Xuân ý nồng nàn. . . ./3/2011
MC đang dẫn chương trình trên tàu du lịch Sông Hồng
- Thưa Thầy, làm thế nào để khai con mắt Phật. Có phải con mắt Phật nằm tại luân xa 6 không?
- Này bạn, mắt Phật không bao giờ nhắm cho nên không có việc "Khai". Và luân xa 6 không phải con mắt Phật.
- Vậy con mắt Phật nằm ở đâu?
- Đấy! Thầy vừa nói vừa đưa tay chỉ vào đôi mắt của người đang hỏi.
- Làm sao mắt con mà là mắt Phật được ?
- Vậy làm sao bạn tu thành Phật được ? Chẳng phải trong tam nguyện của bạn có đại nguyện nhất thiết phải thành Phật sao?
- Thưa Thầy đúng vậy . Nhưng con vẫn không hiểu mắt con sao có thể thành mắt Phật được.
- Này bạn, Phật và chúng sanh không chia lìa. Nếu bạn luôn tỉnh giác, an lạc, tràn đầy nhận biết thì khi nhìn, chính là "mắt Phật". Còn nếu bạn để tham sân si khởi lên làm chủ tâm mình, thì khi nhìn sẽ là "mắt Ma". . . .hề. . .hề. . . .
Ngồi trên tàu và lúc cùng đi bên nhau. Mọi người tranh thủ hỏi Thầy đủ thứ chuyện. từ chuyện tu học đến chuyện điều khí tự trị bệnh. . . .v.v. . .
Một bạn trẻ lúc đi vào Đền Dầm đã hỏi Thầy:
- Có người nói với con khi họ luyện công thì thấy luân xa quay và họ bảo như vậy là đã mở luân xa ấy rồi. Thưa Thầy, có phải như vậy không ạ ?
- Này bạn, không nên nhầm lẫn giữa kích hoạt luân xa và mở luân xa. Cũng giống như gõ cửa khác với mở cửa. Thí dụ như luân xa 2 (huyệt Khí Hải). Mặt tự nhiên của nó là bạo hành, mục đích là để tồn tại. Cái đấy không cần tập, khi sinh ra là đã có như vậy. Để nếu có cái gì xâm phạm đến sự an nguy của ta thì sự bạo hành sẽ giúp ta chống lại và tồn tại. Thế nhưng mặt đối lập của bạo hành là từ bi, thì phải tập luyện, phải tu học mới có được. Nó là mặt phía sau, mặt khác của bạo hành. Vậy khi gọi là mở luân xa 2, thì có nghĩa là mặt kia của bạo hành, mặt bên kia của sân là TỪ BI phải biểu thị ra ngoài. Cho nên cứ quan sát người nào, mà lúc nào tính từ bi cũng biểu thị ra ngoài ở ngôn ngữ, hành động và cung cách sống thì người ấy thực sự đã mở luân xa 2. Còn mọi biểu hiện khác của năng lượng chỉ là trò lừa bịp của tâm trí, chỉ là trò chơi của Thượng Đế mà thôi.
Cho nên người tập KCDS không cần phải dùng các kỹ thuật năng lượng, mà chỉ cần rèn luyện tính từ bi, luân xa 2 cũng tự nhiên khai mở. Các luân xa khác thì cũng vậy.
- Thưa Thầy thế nào là hạnh phúc ?
- Này bạn, hạnh phúc chỉ có khi có chủ thể của hạnh phúc. Ai là cái người hạnh phúc? Con người do luân hồi qua vô lượng kiếp, lại bị ảnh hưởng bởi xã hội, giáo dục, tuyên truyền. . .v.v. . .gọi là "Con người xã hội". Con người xã hội hành động và tư duy theo "tâm lý đám đông". Đó là sự phóng thể, nghĩa là xa rời bản thể gốc. Khi như vậy, hạnh phúc là hạnh phúc của cái "Con người xã hội " ấy chứ đâu phải chính "Con người thật" của bạn.
Cho nên, trước khi hỏi : hạnh phúc là gì? Bạn nên hỏi "Tôi là ai? " . Chỉ khi giải quyết được câu hỏi này, nghĩa là hạnh phúc có chủ thể thì mới nên hỏi " Hạnh phúc là gì? " . . . .hề hề. . . . .
- Vậy, tôi là ai?
- Hề hề. . . .Uống Trà đi. Trà nguội hết rồi.