-Thế nào là Đại Thủ Ấn?

-         Này Cỏ May! Mahamudra hay Đại Thủ Ấn là khế ấn tự hiển thị khi khí trường của người uống trà tương giao với trường năng lượng của tánh trà. . . .hay cái Một tương giao với cái Toàn Diện!. . . .

-         Như vậy thì chỉ có một khế ấn duy nhất cho một người chứ tại sao lại biến hoá ra vô lượng vô biên như vậy?

-         Nếu người uống trà có một tâm thì khế ấn biểu thị là duy nhất một. . . Nhưng do tâm viên ý mã nên khế ấn tương ứng cũng phải biến dịch thay đổi theo. . . .Ví như, có quá nhiều ly khác nhau nên hình dạng của nước đựng phải thay đổi theo. . . .

-         Nếu sự tương giao năng lượng này mà trở thành duy nhất Một. . . .như giọt nước rớt vào lòng đại dương thì thế nào?

-         Thì sẽ không còn đại thủ ấn nữa . . .

-         Như vậy có phải Đại Thủ Ấn là biểu thị của năng lượng trong thời kỳ quá độ khi ngã tiến tới vô ngã?

-         Đúng vậy!

-         Cách thực hành cụ thể như thế nào?

-         Có nhiều cách. Và đây là cách dễ làm nhất:

A . Thân tâm đều không:

1.     Đảnh lễ hư không bằng năng lượng.

2.     Kiết khế ấn và trì: Lam. . . .Trong trạng thái đắc khí. . . .

3.     Nhận biết tỉnh giác, nương điển quang dùng khế ấn vẽ mantra vào hệ thống luân xa từ dưới lên đỉnh đầu. . . .

4.     Nếu đã thực hiện thành công 3 bước trên. . .Cơ thể sẽ tự hiển thị động tác đảnh lễ hư không báo hiệu.

B/ Thích ứng tình huống:

1.     Kiết khế ấn và trì: UM

2.     Khế ấn tự chuyển động trong không trung theo các đường mantra. . . . Nên gọi là cùng trôi với sự biến dịch tự nhiên của năng lượng. . . .

3.     Trụ chắc vào một chánh niệm. Chánh niệm có thể là một mã khoá, một câu dalani, một tình huống cụ thể. . v.v . .

4.     Khế ấn của chữ UM sẽ tự biến hoá thành một khế ấn khác . .   Tuỳ nội dung và phạm trù của chánh niệm mà khế ấn này sẽ tự thay đổi đi gọi là Đại Thủ Ấn.

5.     Đại Thủ Ấn tự đảnh lễ hư không rồi thuận theo chiều biến dịch của trường năng lượng vẽ mantra vào các căn và toàn thân để năng lượng thông qua cơ thể và các căn của người uống trà hiển thị thành lời nói và hành động. . . .Do vậy gọi là thuận tự nhiên. . .là biến thành phương tiện của pháp giới. . . .

 

Này Cỏ May!. . .Nếu không lạc vào vô thức bản năng. . . Nếu không nô lệ cho tâm trí với định kiến và chấp trước mà luôn nhận biết tỉnh giác toàn bộ biểu thị của trường năng lượng thông qua các hoạt động của thân và tâm. Thì người ấy lúc khác vẫn tự có khả năng này mà không cần phải đắc khí. . . .Chính vì vậy nên gọi là thông tâm . . .là bất truyền truyền! . . .

-         Nếu sau này người ấy có khả năng này. Thì chẳng phải cũng là kinh nghiệm sao?. . . Chẳng phải cái bây giờ cũng đã được lưu trữ vào tạng thức sao? Và như vậy cũng là một hoạt động của tâm trí?

-         Chẳng phải vậy. Sau này người ấy chẳng phải nhớ lại cái kinh nghiệm bây giờ để làm lại. . . .mà là hành động tự xuất hiện khi có tình huống tương tự xảy ra. . . .Nó như một phản xạ có điều kiện. . . .dù trước đó chỉ làm việc ấy duy nhất có một lần đi nữa!. . . .

-         Như vậy có phải, vì nguyên nhân của khả năng  chẳng phải ở tạng thức nên gọi là "Vô tận tạng" hay " Tạng thức duy nhất một" của pháp giới?

-         Đúng vậy!. . . .

. . . .

Này Cỏ May!. . . Nếu trà sĩ làm như vậy thì chẳng phải uống trà bình thường mà là thể nhập tánh trà!. . . . .

 

Tưởng Vậy/9/9/2006