-Chào bác Ba Gàn

-Nè! ông Tưởng Vậy. Nay có nhân duyên gặp nhau đây, tôi xin hỏi khí không phải mong bác bỏ quá cho?

Gật đầu, im lặng, nhìn không nói!

 

-Luật "Luân hồi" có phải lúc nào cũng đúng ?

-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.

-Vậy "luân hồi" cũng phải luân hồi. Nghĩa là biến dịch thành cái không luân hồi. Như vậy đâu phải lúc nào nó cũng đúng.

-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.

-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!

-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.

 

-Cũng vậy luật "vô thường" có phải lúc nào cũng đúng ?

-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.

-Vậy "vô thường" cũng phải vô thường nghĩa là sẽ biến dịch thành cái không "vô thường".

-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.

-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!

-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.

 

-Cũng vậy luật "vô ngã" lúc nào cũng đúng ?

-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.

-Vậy "vô ngã" cũng phải vô ngã. Nghĩa là nó sẽ biến dịch thành cái không "vô ngã".

-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.

-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!

-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.

 

-Cũng vậy luật "khổ" lúc nào cũng đúng?

-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.

-Vậy "khổ" cũng khổ. Nghĩa là sẽ biến dịch thành cái không "khổ".

-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.

-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!

-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.

 

-Cũng vậy luật "không" lúc nào cũng đúng ?

-Đúng vậy lúc nào cũng đúng.

-Vậy "không" cũng phải không. Nghĩa là sẽ biến dịch thành không "không".

-Đúng vậy, lúc này nó không đúng.

-Vô lý, cùng một việc sao lại khi đúng khi không đúng!

-Mô Phật, bác Ba cứ nói hết ý mình đi rồi tôi sẽ nói vì sao lại thế.

 

-Nè! Xin lỗi bác, tôi không chờ được nữa. Cứ xem như tôi đã nói hết ý mình rồi đấy. Bác trả lời cho, vì sao vô lý thế, sao khi đúng khi lại không đúng?

-Ý đừng nóng! Thế này, chẳng có chi vô lý cả, không luân hồi là nói về "tánh", không "vô thường" là nói về "thường", không "vô ngã" là nói về "ngã", không "khổ" là nói về "lạc", không "không" là nói về diệu hữu. Các yếu lĩnh: luân hồi, khổ, không, vô thường, vô ngã. Là đứng trên quan điểm tiểu thừa. Còn: thường, lạc, ngã, tịnh là các yếu lĩnh trên quan điểm đại thừa. Tiểu thừa nói về cái "một" còn đại thừa nói về cái "toàn diện". Chẳng mâu thuẫn nhau mà còn bổ túc cho nhau rất chặt chẽ là đằng khác. Trước áp dụng các tiêu chuẩn tiểu thừa là để hoàn thiện mình. Sau áp dụng các tiêu chí của đại thừa là để độ sanh.

-Hì hì! . . bác thông tuệ thật. Tiểu đệ xin bái phục.

-Mô Phật! chứ bác không nhớ tôi có biệt danh là Tưởng Vậy sao. Tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Mong bác có dịp hỏi các vị thiện tri thức khác rồi bảo cho tôi biết với!.

 

Phù vân 07/04