-        Thưa cụ, lâu ngày cụ mới về chơi. Cụ có gì tặng chúng con không ?

Cụ già vừa đưa tay chỉ mấy món đồ sứ cụ vừa gắn trước thềm hôm qua, vừa cười:

-        Đấy

-        Thưa cụ, chúng con không hiểu.

Cụ già liền bảo đưa sơn và cọ. Cụ viết vào chỗ 2 cái đầu đang quay mặt vào nhau chữ:

-        Thị phi

Viết vào chỗ cái đầu một mình một cõi, ở xa trung tâm tác phẩm, chữ:

-        Ly

Và viết vào cây gỗ phía dưới tượng đức Di Lặc đang cười thoải mái với bầy trẻ đang nghịch phá, chữ:

-        Không

Chư huynh nhìn ngắm hồi lâu. Một người mau miệng thưa:

-        Xin cụ làm ơn giải thích, để sau này ai có hỏi chúng con còn biết đường mà nói.

-        Này các ông, chỗ 2 cái đầu đang quay mặt vào nhau. Minh hoạ cho trạng thái đấu tranh thị phi, vì 2 người ấy còn chấp Cái Tôi quá nặng, khi sinh hoạt tập thể thường đấu tranh thị phi hơn thua đúng sai phải trái. Nên ta viết chữ THỊ PHI.

Chỗ cái đầu một mình ở xa trung tâm tác phẩm. Tượng trưng cho một người kia, thấy cảnh đấu tranh thị phi sinh chán. Nên xa rời tập thể sống một mình một cõi cho yên phận. Do vậy ta viết chữ LY.

Cả 2 thái độ này đều không phù hợp với hành giả vì xa rời con đường Bồ Tát Đạo.

Còn dưới tượng đức Di Lặc đang cười thoải mái với bầy trẻ con đang nghịch phá. Tượng trưng cho ngài là KHÔNg nên ngũ- ấm- ma không làm ngài chao tâm mất an lạc được. Nên ta viết chữ KHÔNg. Nếu là con nhà Phật thì đây là thái độ đúng đắn vượt trên âm dương đối đãi nên thường tịnh và lạc.

Này các ông tác phẩm này có tên là : KHÔNG. Nghĩa là CHÂN KHÔNG.

 

Thị phi

 

Ly

 

Chân Không

 

Tiểu phẩm Chân Không

. . . . . . .

-        Thưa cụ, thế còn tác phẩm này có ý nghĩa gì?

-        Nó có tên là MACKENO.

-        Thưa cụ, sao gọi là thế?

-        Này các ông, người nữ này có cái chén úp trên đầu và đôi đủa vất dưới chân, tượng trưng cho : Chấp Không.

Còn người nam này, đang  ngồi ăn uống thụ hưởng tượng trựng cho: Chấp Có.

Cả 2 loại người Chấp Có và chấp Không này, khi đến đây, thường đem theo điều thị phi đấu tranh hơn thua của thế gian.

Tấm bảng này ta viết: MACKENO (mặc kệ nó). Nghĩa là khi ở nhà Tổ này. Người ta đến khen cũng Mackeno, đến chê cũng Mackeno, đừng vì khen chê, đúng sai phải trái mà sinh đấu tranh thị phi.

-        Thưa cụ, thế tấm bảng này cụ vẽ cái gì thế, chúng con không hiểu?

-        Này các ông, ta lấy sơn thoa trên bàn tay rồi in vào tấm bảng, bên ngoài vẽ mấy đường để thành hoa sen. Ý nói là dùng Thiền Tịnh để hoằng dương chánh pháp của Như Lai.

Còn phía dưới ta dùng bàn tay thoa sơn rồi cho chuyển động in trên tấm bảng. Bên ngoài ta vẽ mấy đường để thành cái lá sen. Tượng trưng cho việc dùng Thiền Động hoằng dương chánh pháp của Như Lai.

Bên cạnh cái hoa sen Tịnh Động này ta viết chữ MACKENO. Có nghĩa là khi ấy thì dù người đời có đến đây Khen hay Chê thì hành giả cũng cứ Mackeno, đừng trả lời. Chỉ yên lặng mỉm cười. . . hề hề. . .

Tưởng Vậy/ 12/7/2012

 

Chấp Có

 

Chấp Không

 

Mackeno

 

Tiểu phẩm MACKENO