- Luôn hòa hợp với mọi người, muông thú, mọi cảnh quan môi trường sống, mọi thần linh ma quỉ . . . Cùng sống, cùng vui và cùng biến dịch. . .đó chẳng phải là đạo lớn của trời đất sao? Pháp tu thế nào để đạt cái "cực hòa" như vậy mà vẫn giữ được hương vị riêng của mình?

-         Như cái cối xay bột nước này.
-         Tại sao như vậy?
-         Gạo, nếp, đậu, mè. . . khi mang đến đây đều có hình dạng riêng. Tuy là có sẵn cái lợi ích cho chúng sanh. Nhưng đổ xuống đất thì nằm im không biết chảy về chỗ trũng. Không biết tìm về nơi thấp nhất để nương thân. Khi trộn chung với nhau, từng loại hạt vẫn là cái tôi riêng nên không có cái màu sắc chung. . . Nay nhờ trộn với nước, nhờ cái cối xay bằng đá này quay tròn nghiền nát mọi cái tôi riêng. . . .Nên biến thành bột nước. . . .
Tuy vẫn giữ được hương vị riêng.
Nhưng đổ xuống đất nó lập tức biết tìm về nơi thấp nhất để dung thân. . .Khi cần, nếu trộn và hợp nhất với bột nước khác nó sẽ thành một cái màu chung. . . một cái hương vị chung. . . Nó tự mất bề ngoài của nó để thành một cái chung tiện dụng và lợi ích hơn, phục vụ và cống hiến được nhiều hơn! . . . .
Này Cỏ May! Khi các ông đến đây. . . .cũng như là gạo, là nếp, là đậu, là mè. . .với cái tôi riêng. Chẳng biết tìm về chỗ trũng nhất, chỗ thấp nhất, chỗ sâu nhất, chỗ bình thường nhất. . . .Mà luôn tranh cường hiếu thắng, trụ vào hơn thua, vinh nhục, thành bại, có không. . . .Nay nhờ hấp thụ nước giáo pháp của Như Lai. Nhờ cái cối xay giới luật của Như Lai quay tròn và nghiền nát mọi cái tôi riêng. . .Nên tuy các ông vẫn giữ được hương vị riêng của mình mà lại đạt được hạnh "cực hòa". . . Luôn "Thường bất khinh", luôn "Tát bà ha"với mọi người, muông thú, với môi truờng sống và mọi tình huống xảy đến . . .
. . . . .
Hềhề!. . .Ông hỏi pháp ấy có tên gì à?
-         Nó tên là : " Pháp Cối xay bột nước"
. . . . .
 Mô Phật!. . .Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Ông nên tác bạch việc này với chư tăng, chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy, rồi nói lại để ta học với!. . .
Tưởng Vậy/20/9/2006