- Thưa cụ, con bị bệnh nan y, nhờ Phật lực gia trì mà thoát nạn. Nay đối với con, con đường tu học như thế nào cho phù hợp. Cụ có thể nói vắn tắt cô đọng để con dễ nhớ không?
- Đối với trường hợp của bạn:
- Đầu tiên phải đắc Khí trong trạng thái nhận biết tỉnh giác, nghĩa là có năng lượng vận hành điều hoà trong kinh lạc.
- Sau đấy phải nhận được gia trì lực qua kỹ thuật Đại Thủ Ấn (Mahamudra).
- Để tam bảo thường trú hay gia trì lực của ơn trên luôn khế hợp nhuần nhuyễn với thân tâm không phút giây nào gián đoạn. Hành giả phải nghiêm trì Giới luật. Ngoài ra trong cuộc sống hành giả cũng phải luôn nhận biết tỉnh giác: lời nói, hành động và ý nghĩ cũng như tình cảm của mình. Điều chỉnh và giữ cho nó luôn tịnh, luôn an lạc và đúng với chánh giáo của Như Lai.
- Do năng lượng và thể xác luôn khế hợp, nên cơ thể tự quân bình âm dương. Bệnh lý tự lành và hành giả tự nhiên có khả năng tự thích ứng với các tình huống thực tiển trong cuộc sống.
- Đến giai đoạn này. Hành giả phải phát đại nguyện hành Bồ Tát Đạo làm lợi lạc cho chúng sanh. Thông qua nguyện lực này, Như Lai và chư Bồ Tát bằng năng lượng giác ngộ (Khí) sẽ biểu thị qua thân khẩu ý của hành giả để độ sanh. Hành giả phải luôn giữ tâm tịnh, an lạc và trong suốt để thân khẩu ý tự biểu thị tức khắc, tức thì, ngẫu hứng, đầy sáng tạo và luôn thích ứng với mọi tình huống.
- Thể xác Sattva kết hợp với năng lượng Bodhi để thành thể Bodhisattva gọi là Bồ Đề Tát Đoả. Bồ Đề Tát Đoả hay hoá thân của Bồ Tát biểu thị qua Thân Khẩu Ý để độ sanh. Còn Phật Tánh là cái “thường biết” thì luôn nhận biết không cố gắng mọi biểu thị để luôn tự điều chỉnh.
- Nếu bạn để năng lượng tự biểu thị qua thân khẩu ý mà không nhận biết tỉnh giác, hoàn toàn lệ thuộc vào vô vi thì gọi là Thần Đạo. Vì các khả năng thích ứng tình huống biểu thị, bạn không thể lập lại bằng chủ quan. Và nhiều khi bạn bị lôi hay bị lạc mà không thể tự điều chỉnh.
- Còn đối với bạn thì năng lượng cũng tự biểu thị qua thân khẩu ý. Nhưng bạn là người quan sát, bạn là người chứng kiến, bạn là người nhận biết, bạn không phải người làm. Và do vậy bạn luôn làm chủ và có khả năng tự điều chỉnh để mọi biểu thị luôn đúng với chánh giáo của Như Lai và đúng với luật pháp nơi bạn cư ngụ.
- Và cũng do nhận biết mọi biểu thị của hoá thân qua Thân Khẩu Ý. Nên bạn cũng có khả năng tự ghi nhớ các kinh nghiệm này. Và có khả năng tổng hợp, hệ thống hoá các kinh nghiệm của vô vi, để truyền thụ cho người khác hiệu lực và an toàn. Như vậy cho nên gọi là bạn tự giác rồi giác tha để cuối cùng giác hạnh viên mãn.
- Thưa cụ, làm như vậy cuối cùng rốt ráo mình sẽ thành Phật?
- Không phải vậy, không có lý đang ngồi trong nước lại gào khát cổ xin ly nước. Mình không thể thành cái mình đã là. . . Vì ai cũng có Phật tại tâm, nên sẽ không có việc thành Phật. Mà thông qua thiện thệ hành Bồ Tát Đạo để vị Phật tại tâm biểu thị hoàn toàn triệt để và toàn diện qua Thân Khẩu Ý.
Phật gọi là "thiện thệ độ sanh". Còn trong sách Đại Học, đức Khổng Phu Tử gọi là: "minh minh đức". Nghĩa là làm sáng cái đức sáng sẳn có trong lòng mình, biểu thị ra ngoài. Mục đích để làm mình và mọi người đều cùng chung hưởng hạnh phúc trong nirvana (niết bàn).
Tưởng Vậy/31/5/2012
>>>>>>
Trà Sen / Phù điêu ở Nhà Tổ Nha Trang.