Phát đại nguyện hay là tu lên có nghĩa là chưa Ngộ. Bây giờ dùng các phương tiện của Giới Định Huệ qua kinh luật luận, tu học để trực ngộ chân tâm.
Thiện thệ hay tu xuống là các linh hồn kiếp trước đã tu học và đã Ngộ nhưng chưa Giác. Khi chết đi các linh hồn ấy nguyện tái sinh thành người để hành bồ tát đạo vừa tu vừa độ sanh. Do vậy theo lý, khi sanh lại ở trần thế, vì đã có căn tu từ tiền kiếp, nên có thể hiển thị ngay khả năng và huệ lực. Nhưng vì tham trần và nếu chưa gặp minh sư tại thế. Những người ấy sẽ thành ngoại cảm hoặc những người tu học nhưng có những khả năng nhất định. Những người như vậy tự nhiên sẽ thọ giáo với minh sư tại thế của mình là những Guru có đầy đủ Phật lực và bát nhã, chứ không bao giờ nhận người tu lên làm thầy của mình. Những người như vậy cũng sẽ dễ bi lạc nếu chưa gặp Guru của mình hoặc thường vì tham trần hay ngã mạn mà sa vào đấu tranh của tâm trí nhị nguyên, nên mãi chìm đắm trong luân hồi, quên mất con đường đạo kiếp trước của mình. Và dĩ nhiên nếu gặp minh sư tại thế, họ sẽ tiến bộ rất nhanh và thường có những khả năng về Phật lực. Những người thiện thệ hay tu xuống tuy đã ngộ rồi. Nhưng do còn thiếu kinh nghiệm hành đạo nên thường gặp khó khăn khi hoằng dương chánh giáo của Như Lai nơi trần thế. Do vậy những người thiện thệ, quan trọng là phải biết cách thích ứng với đời, nếu muốn tồn tại để vừa tu vừa hành thiện độ sanh như hạnh nguyện của mình từ tiền kiếp. Những người tu xuống hay thiện thệ bao giờ cũng tu theo đại thừa và nhận gia trì lực.
Ngoài ra, thiện thệ có khi không phải là tu xuống mà là chư vị kiếp trước đã chứng ngộ. Nay qua thiện thệ của mình, tái sinh để độ sanh và hằng dương chánh giáo của Như Lai để giúp chúng sanh trực ngộ chân tâm kiến tánh thành Phật. Các vị ấy có khi lấy dạng là tu sĩ, có khi lấy hình tướng là cư sĩ. Nhưng thường qua dạng cư sĩ nhiều hơn.