. . . . .Tổ hợp chùa Hang Ajanta nằm trên lưng chừng dãy núi đá hình móng ngựa nhìn xuống một cái vực sâu. Hôm chúng tôi đến nơi đây, cao nguyên Deccan vào mùa khô. Sông Waghora nằm dưới đáy cái vực sâu trước chùa, cạn khô trơ đá sỏi. . . Cây cối rụng lá tiêu điều và ánh nắng chói chang như thiêu như đốt. Nhen sóc, khỉ, quạ, chim chóc, gà rừng lang thang trong khu rừng thưa đầy cọ và cây chà là để kiếm ăn. Trong tiếng gió thổi ào ào qua núi đá và tiếng quạ kêu buồn bả trên non, có tiếng cười, tiếng nói, tiếng trầm trồ thán phục của khách nhàn du. . . . Du khách rất đông, người nước ngoài và người bản xứ, toàn những người đến đây để xem cái hoành tráng của dãy núi đá khổng lồ đã được sức người đục rỗng ruột thành hang, thành chùa, với vô số cột, vô số tượng, vô số tranh tường, vô số phù điêu tinh xảo diễm lệ. Khắp nơi người ta đến đây chỉ để xem, chỉ để trầm trồ, chỉ để du hí. Còn chẳng thấy ai tu, chẳng thấy ai biết là chùa làm để tu chứ không phải để xem chơi. . . .
Mô Phật, khi đến đây, trong tôi cái buồn nơi đất Phật chẳng giảm đi mà lại còn tăng lên!
Than ôi! Giáo pháp Như lai và Phật giáo ngày nay chỉ để làm du lịch kiếm tiền sao?!
Tôi lặng lễ đảnh lễ Như lai và chư Bồ tát, rồi âm thầm đi một mình men theo các hàng cột ngã bóng tối lờ mờ. Tay tôi không sờ vào đá. Nhưng cái lạnh chạy khắp châu thân. Tôi rùng mình khi chợt nhận ra, cái trò biến cái phải tu cái phải học, thành cái chỉ để xem chơi chỉ để mua vui, thì vừa kiếm được khối tiền mà lại được tiếng là hoằng dương chánh giáo. . . .haha. . .ha. . .!
. . . . .
(Tháp Chaukhandi)
. . . . .Cái mới và cái cũ đã gặp nhau ở đây! Bảo thủ và cấp tiến đã gặp nhau ở đây! Theo lối mòn và độc lập tư duy có kế thừa đã gặp nhau ở đây! Sự cọ xát, cuộc chiến yên lặng giữa sức sống mới và cái sáo mòn lỗi thời không hiệu lực đã xảy ra ở đây, tại chỗ này, làm rung chuyển tam thiên đại thiên và vũ trụ nhân sinh cho đến tận hôm nay!
. . . . . .Cái vĩ đại nhất của ngài là đã chiến thắng được sự lôi kéo của "Quan niệm đám đông". Con người thật trong Thái Tử Tất Đạt Đa đã vươn lên chiến thắng "Con người xã hội" để độc lập tư duy tìm chân lý. Trong khi đám đông cam chịu làm con trâu đi sau cái cày của những bậc Thánh nhân. Thì Thái tử Tất Đạt Đa đã là con người tự do tự đi theo chiều hướng của chính tự thân mình, không ngại những áp lực của xã hội, của đám đông muốn gò mình vào những khuôn mẫu lạc hậu chỉ còn vang bóng một thời!
. . . . . .Mô Phật, bài học từ nghìn năm qua bây giờ đang sống lại trong tôi. Kiều Trần Như của bây giờ là gì? Như Lai của bây giờ là gì? Phải biết cái nào là kế thừa có chọn lọc và cái nào cần phải độc lập suy tư tiến lên tự mình đốt đuốc cho mình đi. Phật tại Tâm, ngoài Tâm không có Phật! Vậy, trong tâm mình cũng đang có Kiều Trần Như và cũng đang có Phật. Hãy nhận biết tỉnh giác và hãy để cho Kiều Trần Như của mình xuất gia với vị Phật tại tâm mình nếu không muốn thành con vẹt hay thành người mù sờ con voi chân lý!
(Thả hoa đăng cầu nguyện trên sông Hằng)
Chúng tôi theo Thầy đến Vaishali (Tỳ Xá Ly), nơi mà trong kinh điển thường gọi là Thành Quảng Nghiêm, đó là một thành phố nằm giữa Câu Thi Na và Vương Xá. Tỳ Xá Ly là một thành phố diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong buổi đầu của Phật Giáo, hiện nay là thành phố Basarh, cách tiểu bang Patna (xưa kia vốn là Pataliputra, tức là Hoa Thị Thành) khoảng 20 cây số về phía Tây Bắc, nằm giữa sông Hằng và rặng Tuyết sơn.
Quê hương của Phật. Nhưng dân Ấn đa số lại theo Ấn giáo. Ngày nay nhờ giao thông phát triển và du lịch đem lại nguồn lợi to lớn nhất là du lịch tâm linh. Nên trên đất Ấn giáo đã có cơ hội xuất hiện hàng loạt chùa Phật giáo, nhất lại tại tứ động tâm: Nơi Phật sinh ra (Lâm Tỳ Ni). Nơi phật thành đạo(Bồ Đề Đạo Tràng). Nơi Phật chuyển pháp luân lần thứ nhất (Vườn Lộc Uyển) và nơi Phật niết bàn (Câu Thi Na).