(Thả hoa đăng cầu nguyện trên sông Hằng)

1/ Tham quan lễ Phật ở chùa Kiều Đàm Di/3/2010

Chúng tôi theo Thầy đến Vaishali (Tỳ Xá Ly), nơi mà trong kinh điển thường gọi là Thành Quảng Nghiêm, đó là một thành phố nằm giữa Câu Thi NaVương Xá. Tỳ Xá Ly là một thành phố diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong buổi đầu của Phật Giáo, hiện nay là thành phố Basarh, cách tiểu bang Patna (xưa kia vốn là Pataliputra, tức là Hoa Thị Thành) khoảng 20 cây số về phía Tây Bắc, nằm giữa sông Hằng và rặng Tuyết sơn.

Quê hương của Phật. Nhưng dân Ấn đa số lại theo Ấn giáo. Ngày nay nhờ giao thông phát triển và du lịch đem lại nguồn lợi to lớn nhất là du lịch tâm linh. Nên trên đất Ấn giáo đã có cơ hội xuất hiện hàng loạt chùa Phật giáo, nhất lại tại tứ động tâm: Nơi Phật sinh ra (Lâm Tỳ Ni). Nơi phật thành đạo(Bồ Đề Đạo Tràng). Nơi Phật chuyển pháp luân lần thứ nhất (Vườn Lộc Uyển) và nơi Phật niết bàn (Câu Thi Na).

Các chùa có trên đất Ấn toàn là của nước khác đến xây dựng: Như Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Miến Điện, Lào, Campuchia, Nhật, Hàn Quốc. . .v.v. . . .Về phía Việt Nam, tại Lâm-tỳ-ni có chùa Việt Nam Phật Quốc Tự của Thượng Toạ Huyền Diệu và chùa Linh Sơn của Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Pháp xây dựng. Tại Bồ-đề-đạo-tràng có chùa Việt nam Phật Quốc Tự do Thượng Toạ Huyền Diệu xây cất và chùa Viên giác do Thượng Toạ Như Điển thành lập. Tại Câu-thi-na, có chùa Linh-sơn (nguyên là chùa của người Trung hoa) thuộc hội Phật giáo Linh Sơn do sư cô Trí Thuận làm trụ trì. Và tại thành Tỳ Xá Ly  này có chùa Kiều Đàm Di do Ni Sư Khiết Minh đứng ra vận động xây dựng. Đây là ngôi chùa Ni đầu tiên trên đất Ấn. Chùa lấy tên của Ma-ha-ba-xà-ba-đề Kiều-Đàm Di, được xem như vị sơ tổ ni đã chứng chánh quả A-la-hán và mở ra trang sử mới trong việc giải phóng nữ giới.

Tỳ Xá Ly được xem là một quốc gia đã áp dụng chế độ cộng hòa đầu tiên trên thế giới. Tỳ Xá Ly cũng được xem là một thành phố giàu có về buôn bán, thương mại, đặc sản của xứ này là tơ lụa và trầm hương.

Đặc biệt thành Tỳ Xá Ly là nơi Đức Phật cho phép Thái Hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề, vốn là di mẫu của Phật, được phép xuất gia cùng với 500 cung nữ Thành Ca Tỳ La Vệ. Chính bà Kiều Đàm Di Ma Ha Ba Xà Ba Đề đã dẫn đầu 500 cung nữ đi chân đất từ Kinh Thành Ca Tỳ La Vệ đến nơi đây - khoảng 5 ngày đi bộ để xin phép Phật được thế phát xuất gia. Lúc đó Đức Phật đang lưu trú tại tu viện Trùng Các (Kutagarasala) trong rừng Đại Lâm (Mahavana). Lúc đầu Đức Phật không chấp thuận lời cầu xin, nhưng nhờ Tôn Giả A Nan nhiều lần thay thế cầu xin, cuối cùng Đức Thế Tôn đã chấp thuận, với điều kiện hàng nữ tu phải áp dụng triệt để  Bát Kính Pháp thì mới mong dự vào hàng đệ tử xuất gia. Bà Kiều Đàm Di đã hoan hỷ phụng hành 8 pháp cung kính ấy và đã được thế phát xuất gia.

Tám pháp cung kính ấy là

1) Một vị tì kheo ni luôn luôn phải cung kính đứng dậy và chào hỏi một vị tì kheo, dù vị tì kheo ni ấy có lớn hơn vị tì kheo rất nhiều về tuổi đời lẫn tuổi đạo.

2) Đến mùa an cư hàng năm chúng tì kheo ni phải tìm đến an cư tại nơi nào có chúng tì kheo an cư để nương tựa và học hỏi.

3) Đến kì bố tát (lễ tụng giới và phát lồ sám hối của chư tăng ni) mỗi nửa tháng, chúng tì kheo ni phải cử người đến xin chúng tì kheo chỉ định ngày giờ bố tát và cử người sang giáo huấn và khích lệ việc tu học của ni chúng.

4) Vào ngày kết thúc mùa an cư, mỗi tì kheo ni phải thọ lễ tự tứ (người khác nói ra lỗi của mình, mình nhận lỗi và sám hối) trước chúng tì kheo lẫn chúng tì kheo ni.

5) Khi phạm giới luật, vi tì kheo ni phải sám hối trước tăng chúng lẫn ni chúng.

6) Những sa di ni đã thọ đại giới "thức xoa ma na" (sáu giới tập sự để chuẩn bị thọ đại giới) hai năm, phải cầu xin thọ đại giới trước cả hai chúng tăng và ni.

7) Dù trong bất cứ trường hợp nào, tì kheo ni cũng không được quyền khiển trách hay nói nặng lời đối với tì kheo.

8) Tì kheo ni không được vạch lỗi tì kheo; ngược lại, tì kheo được nói lỗi của vị tì kheo ni.

 

Trong khuôn viên chùa Kiều Đàm Di, một cái Tháp lớn đang được xây dựng để thờ Phật và các vị Tổ dòng Ni. Trên vách Tháp có khắc nguyên cuốn kinh Pháp Hoa.

Tuy là chùa đang xây dựng. Nhưng nhiều công trình cũng đã hoàn tất như nhà chánh điện, nhà khách, nhà ăn, công trình phụ. . .v.v. . .Cho thấy qui mô chùa khá lớn, rất hoành tráng và hiện đại.

Hiện tại, tiếc rằng dân Ấn chẳng có ai đến tu. Chùa to Phật lớn như thế mà vỏn vẹn chỉ có mấy ni sư người Việt ở. Đến mùa nắng, thì tất cả lại về Việt Nam để tránh cái nóng chết người. Hiện tại thỉnh thoảng mới có đoàn hành hương người Việt đi ngang qua trên đường đến núi Linh Thứu và Nalanda ghé lại đảnh lễ Phật, lễ Tổ. . . .ăn uống nghĩ ngơi rồi lại tiếp tục lên đường. Đoàn chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi dâng hương, lễ Phật và cúng dường vào quỹ xây dựng của chùa.

Từ khi qua Ấn đến nay đã gần 10 ngày, hôm nay mới được ăn bữa cơm Việt đầu tiên. Mấy ni chiêu đãi món bún bò chay rất ngon.

Con chó vàng ngoắc đuôi mừng khách. Quả ớt chin đỏ, cọng rau muống xanh xanh, chén tương, quả cà,\. . . với mùi vị của quê hương. Cái nón lá và bộ bà ba với câu niệm Phật bằng tiếng Việt. Ôi, sao tôi nghe mà thân thương quá!

Ăn uống nghỉ ngơi ở chùa Kiều Đàm Di đến quá trưa, chúng tôi lại lên xe đến Tháp Xá Lợi Phật để luyện công, đảnh lễ Phật.

Trong cái nắng chói chang. Bụi bay mù trời trên cánh đồng cỏ khô vàng úa. Trong tiếng quạ kêu quàng quạc và những cơn gió lửa. Trong câu niệm Phật bằng tiếng Việt của đám trẻ ăn xin đang ngồi thành hai dãy dài hai bên cổng chùa. Trong tiếng bánh xe bò lăn chầm chậm trên con đường đầy bụi. Mơ hồ tôi như chợt thấy Di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề với 500 cung nữ đầu trần chân đất đang đi về rừng Đại Lâm để xuất gia với Như Lai. . . . .

Trong lòng thành kính. Tôi thầm biết ơn quí Ni sư đã vận động xây dựng nên ngôi chùa này.

Một chút hồn Việt trên đất Ấn.

. . . . . .

Kỷ niệm ở khách sạn trước khi lên đường đến Vaishali (Tỳ Xá Ly)  /Ấn Độ /3/2010

 

Sau gần một buổi ngồi trên xe, chúng tôi đã tới chùa Kiều Đàm Di ở Vaishali (Tỳ Xá Ly) /Ấn Độ /3/2010

 

Chánh điện và gác chuông chùa Kiều Đàm Di / Vaishali (Tỳ Xá Ly) /Ấn Độ /3/2010

 

Quan Âm đài ở chùa Kiều Đàm Di / Vaishali (Tỳ Xá Ly) /Ấn Độ /3/2010

 

Gặp nhau trên đất Phật /Chùa Kiều Đàm Di / Vaishali (Tỳ Xá Ly) /Ấn Độ /3/2010

 

Mô Phật, để con phụ với . . ./Chùa Kiều Đàm Di / Vaishali (Tỳ Xá Ly) /Ấn Độ /3/2010

Tháp Tổ đang xây dựng /Chùa Kiều Đàm Di / Vaishali (Tỳ Xá Ly) /Ấn Độ /3/2010


 

Tượng Phật Thích Ca ở chánh điện chùa Kiều Đàm Di / Vaishali (Tỳ Xá Ly) /Ấn Độ /3/2010

 

Lễ Phật ở chánh điện chùa Kiều Đàm Di / Vaishali (Tỳ Xá Ly) /Ấn Độ /3/2010

 

Ăn bửa cơm Việt đầu tiên trên đất Ấn / Chùa Kiều Đàm Di / Vaishali (Tỳ Xá Ly) /Ấn Độ /3/2010

. . . . . .

Mời các bạn xem phim:

Tham quan lễ Phật ở chùa Kiều Đàm Di /Ấn Độ /3/2010

Tham-chua-Kieu-Dam-Di.mp4

. . . . . .

2/ Luyện công tại Tháp Xá Lợi Phật /  Ấn Độ / 3/2010

Phế tích nằm giữa một vườn hoa lớn, với những nền gạch rêu xanh nham nhở vết thời gian. Chính giữa phế tích là một cái tháp cực lớn hình tròn bằng gạch nung là nơi chứa xá lợi Phật. Hình dạng tháp giống hệt tháp Trà Tỳ của Phật ở Câu Thi Na. Chỉ khác là Tháp trà tỳ ở Câu Thin Na chỉ chứa tro hỏa táng xác thân Phật. Còn ở đây chứa xá Lơi Phật sau khi đã chia cho 8 nước. Như vậy là trong mấy ngày trước, đoàn chúng tôi đã có cơ duyên đến đảnh lễ và luyện công tại các nơi: Đức Phật đã giảng bài kinh cuối cùng ở Đền Matha-Kuar/Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập niết bàn ở chùa Niết Bàn/Câu Thi Na, nơi làm lể hỏa thiêu xác đức Phật ở tháp Trà Tỳ/Câu Thi Na và nay là tại Tháp chứa xá lợi Phật ở Tỳ Xá Ly (Vaishali).

Bên cạnh Tháp Xá Lợi là trụ đá của vua Asoka dựng đánh dấu nơi lưu trử xá lợi Phật và là nơi đức Phật  chấp thuận cho Di Mẫu Ba Xà Ba Đề xuất gia, thành lập dòng tỳ kheo Ni đầu tiên ở tại đây.

Đây là một thánh tích cực kỳ quan trọng vì có chứa xá lợi của Phật, nên lực gia trì của ngài sẽ rất lớn. Dưới cái nắng chói chang, Sau giây phút cùng chúng tôi đảnh lễ Như Lai, đọc kinh cầu nguyện và ngồi thiền tịnh. Thầy chấp tay đứng sát vào chân Tháp, hướng dẫn chúng tôi cách dùng Đại Thủ Ấn (Mahamudra) thông công nhận gia trì lực của Như Lai. Nương theo lực hút vật lý của Tháp Xá Lợi để vừa xoay người nhiễu một vòng chung quanh tháp vừa để tháp hút dính chặc cơ thể mình vào, hợp nhất điển quang, luyện công học đạo.

Sau khi Thầy thực hành xong. Thầy gọi huynh Thiên Hà đến để thực hành với sự trợ công của thầy.

Khi Huynh Thiên Hà thực hành xong. Thầy trợ công để mọi người dù là môn sinh lâu năm hay môn sinh mới, đều thông công nương theo lực hút vật lý của Tháp xá lợi để cơ thể mình dính chặc vào tháp. Luyện công học đạo đối với những vị huynh đã tu học lâu năm hay nương điển quang gia trì tự điều trị bệnh đối với những vị huynh mới, còn bị bệnh mãn tính.

Dù trời nắng như đổ lửa. Nhưng khi hành công chúng tôi thấy cơ thể luôn mát mẻ, hơi thở luôn thông suốt, tâm lúc nào cũng tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết. Mọi mệt nhọc như tan biến đi đâu mất. Ai cũng thấy sung sức và sảng khoái. Cuối buổi hành công mọi người cùng Thầy đảnh lễ Phật một lần nữa, quyến luyến mãi rồi mới chịu ra xe tiếp tục cuộc hành trình theo dấu chân Như Lai trên miền đất Phật.

. . . . . .

Đã đến khu Tháp Xá Lợi Phật /Ấn Độ /3/2010

 

Cây cọ trước khu Thánh tích / Ấn Độ /3/2010

 

Vào cổng khu Thánh tích /Ấn Độ /3/2010

 

Nghe thuyết trình về khu Thánh tích Tháp Xá Lợi Phật / Ấn Độ /3/2010

 

Trong cái nắng chói chang chúng tôi đi vào khu Thánh tích /Tháp xá Lợi Phật /Ấn Độ /3/2010

 

Gặp chư Tăng và các đoàn hành hương các nước khác. Nhìn chúng tôi mặc đồ bà ba và quấn khăn rằn, họ đều gọi : Việt Nam. . .Việt nam. . . .Họ cười và chào rất thân thiện /Tháp Xá Lợi Phật /Ấn Độ /3/2010

 

Toàn cảnh Khu Tháp Xá Lợi Phật và trụ đá Asoka /Ấn Độ /3/2010

 

Thầy nhận điển quang gia trì, thông công đảnh lễ Phật  / Tháp xá Lợi Phật /Ấn Độ /3/2010

 

Xoay người nhiểu quanh Tháp /Tháp Xá Lợi Phật /Ấn Độ /3/2010

 

Tháp Xá Lợi Phật phát sinh lực hút vật lý, hút người luyện công  dính chặc vào Tháp / Ấn Độ /3/2010

 

Nương điển quang gia trì thông công học đạo bằng Đại Thủ Ấn / Tháp Xá Lợi Phật /3/2010

. . . . . .

Thầy trợ công cho huynh Thiên Hà để: Nhận điển quang gia trì của Như Lai /Ấn Độ /3/2010

 

Xoay người nhiểu quanh tháp /Tháp Xá Lợi Phật /3/2010

 

Học đạo qua Đại Thủ Ấn / Tháp Xá Lợi Phật /3/2010


 

Trợ công trực tiếp qua đan điền Khí ở huyệt Đản Trung /Tháp Xá Lợi Phật /3/2010


 

Tiếp lực qua Đan Điền Tinh ở huyệt Khí Hải /Tháp Xá Lợi Phật /3/2010


 

Điều hòa Âm Dương tại Mệnh Môn hỏa /Tháp Xá Lợi Phật /Ấn Độ /3/2010


 

Tập huyền công bằng Tam Mật Tương Ưng /Tháp xá Lợi Phật /3/2010


 

Nương điển quang gia trì đảnh lễ Như Lai /Tháp Xá Lợi Phật /Ấn Độ /3/2010


. . . . . 

Thầy trợ công để chư huynh luyện công ở Tháp Xá Lợi Phật /Ấn Độ /3/2010

. . . . .

Kỷ niệm ở Tháp Xá Lợi Phật /Ấn Độ /3/2010




. . . . .

Ta cũng tự biết như vậy! / Hà Nội /8/5/2010

-         Thưa cụ, thế nào là xuất gia?

-          Đó là hợp nhất với Tánh.

-          Thưa cụ, có phải Như Lai thật sự không muốn người nữ được quyền xuất gia ?

-       Này Cỏ May, vô phân biệt trí có đâu lại sinh tâm phân biệt. Đó chỉ là phương tiện khéo để làm học trò ngài lưu tâm các vấn đề quan trọng khi tiến hành hợp nhất hai luồng Khí Âm Dương trong cơ thể.

-         Thưa cụ, thế nào là người nữ?

-          Này Cỏ May, thật sự không có người Nữ, chỉ có một loại người "Nam Nữ hợp nhất" nhưng yếu tố Nữ nổi trội nên hiển thị ra bên ngoài.

-        Thưa cụ, thế nào là người Nam?

-         Này Cỏ May,, thật sự không có người Nam, chỉ có một loại người "Nam Nữ hợp nhất" nhưng yếu tố Nam nổi trội nên hiển thị ra bên ngoài. Này Cỏ May, nếu xuất gia rốt ráo nghĩa là Thể Nhập Tánh. Thì thật sự làm gì có tỳ kheo hay tỳ kheo ni, mà chỉ có "người xuất gia hợp nhất âm dương". Bởi vậy nên người xuất gia không cần cuộc sống vợ chồng là vậy. Bởi thế nên ta mới bảo việc Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề cùng ngài A Nan cầu xin mãi Như Lai mới chấp thuận cho người nữ cũng được xuất gia chỉ là phương tiện khéo.

-          Thưa cụ, người có cho là Bát Kính Pháp biểu thị cho sự mất bình đẳng của người Nữ trước người Nam không?

-          Về Pháp Tánh thì không phải vậy, nó biểu thị cho Âm Dương tương thôi chứ không đấu tranh tiêu diệt nhau. Nhưng về Pháp Tướng thì để thuận duyên với xã hội Ấn thời bấy giờ không chấp nhận người nữ trong giới tăng lử nên bát kính pháp là phương tiện thiện xảo.

-          Thưa cụ, con xin hỏi làm sao cụ biết là như vậy?

-          Này Cỏ May, bây giờ cơ thể ông bị ngứa, ông có tự biết hay không?

-          Thưa cụ, tất nhiên con tự biết.

-          Này Cỏ May, ta cũng tự biết như vậy !

. . . . .

Mời các bạn xem phim:

Luyện công tại Tháp Xá Lợi Phật

Luyen-cong-Thap-Xa-Loi-NEN-1.mp4

 

Luyện công tại Tháp Xá Lợi Phật (Tiếp theo)

Luyen-cong-thap-Xa-Loi-NEN-2.mp4

. . . . . .

 

Tham quan thành phố cổ Varanasi và sông Hằng

Thành phố cổ Varanasi nổi tiếng với các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống được truyền qua hàng nghìn năm như dệt lụa, thảm, chạm khắc gỗ... Hàng tơ lụa được sản xuất tại thành phố này đã vang tiếng khắp thế giới, từng cuốn hút các đoàn tàu buôn châu Âu đến với Ấn Độ trước đây và du khách khắp thế giới đến với Varanasi ngày nay. Varanasi ngày nay vẫn còn nguyên khu thành cổ do một vị tiểu vương xây dựng cách đây hàng ngàn năm. Khu thành cổ này nằm dọc bờ tây sông Hằng cùng với một số đền thờ Hindu tạo nên một quần thể kiến trúc độc đáo mang tính cách linh thiêng đối với người theo đạo Hindu.

Varanasi cổ kính già cỗi, chắc mấy nghìn năm rồi nó vẫn vậy, chẳng có gì đổi thay. Nó giống như qui luật sinh lão bệnh tử. Cho dù ai đi nữa, cho dù văn minh đến đâu đi nữa. Ai rồi cũng già đi và cũng chết. Đây là thành phố của tuổi già và cái chết. Bởi người già khắp nơi trên đất Ấn đều thích về đây. An nghĩ bên bờ con sông thiêng, hàng ngày được cầu nguyện trong những khu đền cổ kính và khi chết được hỏa táng rắc tro xuống dòng sông của Thần Thánh để siêu thoát và không rơi vào địa ngục. Varanasi, thành phố cổ xưa có tuổi hơn 2.000 năm, được xem là một trong những nơi chốn linh thiêng nhất ở Ấn Độ. Cũng ở đây, sông Hằng còn là "con sông cuộc đời" của người Ấn. Mỗi ngày, từ sáng tinh mơ cho đến lúc màn đêm buông xuống, bên bờ sông diễn ra tất cả những sinh hoạt có thể có trong một đời người: thiền định, tắm gội, giặt giũ, cầu nguyện, ăn uống, tế lễ, phóng uế và từ giã cõi đời. Dường như hàng ngàn năm qua, mặc cho thế giới bên ngoài biến chuyển không ngừng, đời sống bên sông Hằng vẫn không hề thay đổi.

Đoàn chúng tôi vừa trải qua một đoạn đường dài từ Népal đến đây. Nhiều người hơi mệt. Nên vừa tới khách sạn đa số tắm rữa nghĩ ngơi. Tuy chương trình là tờ mờ sáng ngày mai cả đoàn mới bơi thuyền trên sông Hằng, ngắm bình minh, thả đèn, phóng sanh và cầu nguyện trên con sông thiêng liêng. Con sông mà cả cuộc đời của Đức Phật đã đi dọc hai bên bờ, để hoằng dương chánh giáo cứu độ chúng sanh.

Mấy đứa chúng tôi thì không chờ được đến sang mai. Nên vừa tới khách sạn ở Varanasi, bèn bám theo thầy tranh thủ ra sông Hằng để ngắm hoàng hôn trên con sông linh thiêng. Phương thiện di chuyển chỉ là xe Tuk Tuk vì phải qua khu phố cổ đông người đường nhỏ chật hẹp, không đi xe hơi được.

Chúng tôi đến khu phố này, qua những  con đường nhỏ xíu lát đá láng bóng mòn vẹt bởi thời gian, uốn lượn giữa những dãy nhà thấp, kiến trúc độc đáo, nhiều màu sắc. Khu phố cổ với những dãy hàng tạp hóa, hàng tơ lụa, hàng ăn, đền Ấn giáo. Xe kéo tay, xe bò, xe ngựa, xe tuk tuk chạy chen nhau với người đi bộ. Người nào trên trán cũng có một nốt đỏ. Xari nhiều màu sắc phất phơ trong gió chiều bên cạnh những bộ đồ màu trắng với khăn quấn đầu và râu mép. Mùi cari thơm lừng chen với mùi nước cống chảy qua các rảnh nước đầy quạ và khỉ đang chen nhau nhặt thức ăn trong rác. Khắp nơi đàn ông đang buôn bán nhỏ và đàn con gái đi thành từng nhóm trên đường với nụ cười e ấp và ánh mắt có đuôi. Trong tiếng ồn ào của ngựa xe và tiếng trẻ con cười đùa la hét rượt nhau trên đường. Mấy người đàn ông bụng phệ ria mép dài đang ngồi uống trà hút thuốc trước cửa một ngôi Đền cổ thờ Thần Hanoma đang cầm cái trùy thật to. Xe tuk tuk cuối cùng không chen vào được nửa. Chúng tôi phải đi bộ xuyên qua khu phố cổ, rồi chui qua một cái cổng cổ dài như một đường hầm để ra sông Hằng.

Sông Hằng linh thiêng đây rồi. Hai bên chỗ chúng tôi đứng trên bờ sông nơi có những bực cấp dài là những dãy Đền Ấn giáo cổ kính kiến trúc độc đáo. Mặt trời đỏ ối ném những tia nắng lấp loáng xuống dòng sông mênh mông. Nhiều tu sĩ Ấn giáo trán bôi vôi chấm đỏ, tóc bù xù buông dài xuống vai, tay cầm đinh ba đang tập Yoga hay ngồi thiền yên lặng trên bờ sông rất đông du khách. Trên sông Hằng dù đã gần tối, nhưng hàng đoàn thuyền chở du khách ngắm hoàng hôn và cầu nguyện trên con sông linh thiêng vẫn đang chầm chậm trôi. Chỗ kia trước cửa một ngôi đền cổ sát mép nước, một đám hỏa thiêu xác chết đang tiến hành. Ánh lửa cháy bập bùng, tiếng thịt da và mở chảy xèo xèo trong bụi lửa, trong tiếng cầu kinh và tiếng quạ kêu buồn bả trên các tháp cao hình tròn của các ngôi đền Hindu âm thầm soi bóng xuống dòng sông thiêng.

-       Thôi thày trò mình về khách sạn đi. Tối rồi quay phim chụp hình không được đâu. Sáng mai mình sẽ quay lại với cả đoàn lúc ấy thì tha hồ.

. . . . . .

Sông Hằng (tiếng Phạn: गंगा Ganga) là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Sông Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga. Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000 km², một trong những khu vực phì nhiều và có mật độ dân cao nhất thế giới.

Những người dân tộc Hindu, dân tộc chiếm đa số trong dân số Ấn Độ, xem sông Hằng là một dòng sông thiêng: Ganga là con gái của thần núi Himavan hay Himalaya. Theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi, và nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng. Uống nước sông Hằng trước khi chết là một điềm lành.Tâm nguyện lớn nhất của người Ấn là trong đời người ít nhất được một lần đến tắm tại sông Hằng và khi chết được mang xác về Varanasi, thành phố bên bờ sông Hằng để làm lễ hỏa thiêu rồi thả tro xuống dòng sông ngay tại nơi này. Varanasi mà ngày xưa người Trung Quốc và người Việt Nam gọi là Tha La Nại nằm cách xa New Delhi về phía đông khoảng 500 km và là thành phố cổ có tuổi đời chừng 3.000 năm.

Sông Hằng được tạo thành bởi hai con sông đầu nguồn là sông Bhagirathi và sông Alaknanda ở dãy núi Himalaya của bang Uttaranchal thuộc Ấn Độ. Nguồn nước thường được mọi người thừa nhận là Bhagirathi, một con sông bắt nguồn từ một động băng tại độ cao 4.000 m và là con sông nhỏ hơn trong hai chi lưu của sông Hằng. Sông Alaknanda bắt nguồn từ khu vực nằm dưới đỉnh Nanda Devi (7.817 m/25.646 ft) gần biên giới Tây Tạng. Được tạo thành từ những khối băng tuyết tan ra từ các địa điểm như Gangotri và các đỉnh như Nanda Devi và Kamet (7.756 m/25.446 ft), hai sông nhánh này chảy về phía Nam qua trung độ Haymalaya đến nơi hội tụ của chúng để tạo nên sông Hằng.

Sau khi chảy hơn 200 km (125 dặm), sông Hằng đến thành phố Haridwar (độ cao 310 m/1.020 ft), nơi nó xẻ dọc Dãy núi Siwalik và bắt đầu chảy theo hướng Đông-Nam qua Đồng bằng sông Hằng. Tại Haridwar, một con đập đã chuyển hướng nước đến Kênh thượng lưu sông Hằng. Giữa Haridwar và Allahabad, một khoảng cách gần 800 km (500 dặm), sông Hằng theo một đường ngoằn ngoèo và không thể lưu thông bằng tàu thuyền được do có nhiều chỗ nông và thác ghềnh. Tại Allahabad, sông Hằng được sông Yamuna chảy từ Tây Nam nhập vào, sau đó sông Hằng chảy theo hướng Đông qua các thành phố Mirzapur, Varanasi, Patna, và Bhagalpur gần biên giới với Bangladesh. Tại đoạn này, sông Hằng cũng nhận được nước đổ thêm vào từ sông Son từ phía Nam, sông Gumti, sông Ghaghra, sông Gandak, và sông Kosi từ phía Bắc. Qua Bhagalpur, sông chạy quanh dãy đồi Rajmahal tại biên giới Bangladesh. Ở đây, qua hướng Nam là Đồng bằng châu thổ sông Hằng, cách Allahabad khoảng 900 km về phía thượng lưu và cách Vịnh Bengal 450 km về phía hạ lưu.

Gần Pakaur, Ấn Độ, sông Hằng chia nhánh. Nhánh Bhagirathi chảy về hướng Nam để tạo nên sông Hugli, là nhánh cực Tây của đồng bằng châu thổ, cũng như là kênh vận chuyển đường thủy chính của khu vực đồng bằng này. Các tàu biển có thể chạy vào Hugli từ cửa sông Hằng ở Vịnh Bengal đến thành phố Kolkata nằm cách cửa sông khoảng 130 km phía thượng lưu. Từ giữa thập niên 1970, Ấn Độ đã chuyển hướng nước vào sông Hugli hay lắng bùn để tăng khả năng vận chuyển đến Kolkata nhưng điều này đã dẫn đến tranh chấp về quyền sử dụng nước với quốc gia láng giềng Bangladesh.

Nhánh chính của sông Hằng tiếp tục chảy qua Bangladesh, nơi có đoạn nó được gọi là sông Padma. Sông Hằng đã tạo ra nhiều nhánh sông tạo thành một mạng lưới đường thủy cũng như tạo ra một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu nhất thế giới. Dòng chính của sông Hằng tiếp tục chảy theo hướng Nam và được nhận thêm nước từ sông Brahmaputra đổ vào và tiếp nữa là từ sông Meghna (tên mà kể từ đoạn này nó được gọi) trước khi đổ vào Vịnh Bengal. Tại Vịnh Bengal, cửa sông Meghna có bề rộng 30 km. Lưu lượng nước hàng năm của sông Hằng chỉ xếp sau sông Amazon và sông Congo. Do sông hằng mang theo trong mình lượng phù sa lớn nên vùng đồng bằng châu thổ do nó tạo ra tiếp tục mở rộng về phía vịnh.

Lưu vực sông Hằng là khu vực đông dân nhất, sản xuất nông nghiệp lớn nhất và rộng lớn nhất ở Ấn Độ. Ở châu Á, chỉ có vùng Bình nguyên Hoa Bắc của Trung Quốc là có mật độ dân cư tương tự ở lưu vực này. Ở phần phía Tây của đồng bằng sông Hằng, con sông này cung cấp nước tưới và một hệ thống kênh rạch chằng chịt với các kênh huyết mạch chính là Kênh Thượng lưu sông Hằng và Kênh Hạ lưu sông Hằng. Các loại lương thực và hoa màu trồng trọt và thu hoạch ở khu vực này có: lúa, mía đường, đậu lăng, hạt có dầu, khoai tây và lúa mỳ. Hầu như cả khu vực đồng bằng sông Hằng đã bị khai hoang hết rừng cây và cỏ để phục vụ cho nông nghiệp. Thông thường, hai bên bờ sông Hằng có các vùng đầm lầy và các hồ nước. Ở các khu vực đầm lầy và các khu vực ao hồ này, người ta trồng rau, lúa, ớt, cây mù tạc, vừng (mè) và cây đay. Một số khu vực khác có rừng đước và có cá sấu sinh sống. Do sông Hằng được cấp nước từ các đỉnh núi phủ băng tuyết, lượng nước của nó vẫn giữ mức cao quanh năm và dòng sông vẫn được sử dụng làm thủy lợi thậm chí vào mùa khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 6. Vào mùa mưa mùa Hè, lượng mưa

Những người hành hương Hindu hành hương đến các thành phố thánh của Varanasi, nơi các nghi lễ tôn giáo thường được cử hành; Haridwar được tôn sùng vì nó là nơi sông Hằng rời dãy Himalaya; còn Allahabad, nơi dòng sông Saraswati huyền thoại được người ta tin là chảy vào sông Hằng. Mỗi 12 năm, một lễ hội Purna Kumbha (Vạc Đầy) được tổ chức ở Haridwar và Allahabad mà trong các lễ hội này hàng triệu người đến để tắm trong sông Hằng. Những người hành hương cũng đến các địa điểm linh thiêng khác gần các thượng nguồn sông Hằng, bao gồm đền thờ dưới núi băng Gangotri.

Kể từ thập niên 1950, dân số và ngành công nghiệp dọc theo các sông Hằng và sông Hugli đã nhanh chóng phát triển và nước thải công nghiệp và dân cư đã được đổ thẳng vào sông với số lượng khổng lồ. Ngoài ra, do tầm quan trọng về tôn giáo của sông Hằng, những người Hindu thường hỏa thiêu hai bên bờ sông và rắc tro và than xuống dòng sông, điều này thường được thực hiện ở Varanasi. Tất cả những điều này đã cùng nhau gây ô nhiễm dòng nước sông Hằng đến mức việc tắm và uống nước sông Hằng đang trở nên nguy hiểm. Năm 1986, chính phủ Ấn Độ đã phát động một Kế hoạch Hành động sông Hằng, một chương trình giảm ô nhiễm cho sông Hằng ở 40 thành phố ở các bang Uttar Pradesh, Bihar, và Tây Bengal. Theo kế hoạch này, nước thải được chặn lại đưa qua các nhà máy xử lý. Các lò thiêu điện cũng được xây dựng và nhiều khu vực hai bên bờ sông đã được quy hoạch lại. Sau một thế kỷ triển khai kế hoạch hành động này, mức độ ô nhiễm sông Hằng đã được giảm xuống phần nào.

. . . . .

Tại khách sạn ở Varanasi /Ấn Độ / 3/2010


Trên xe Tuk Tuk /Varanasi /Ấn Độ/3/2010




Đường phố Varanasi /Ấn Độ /3/2010




Bò đi chen với xe cộ và người trên phố cổ Varanasi /Ấn Độ /3/2010






Đường phố nhỏ xíu, hàng tạp hóa bày bán ra đường /Varanasi /3/2010




Chui qua đường hầm của cổng cổ để ra sông Hằng /Varanasi /3/2010

 

Chiều trên sông Hằng /Varanasi /3/2010






Sông Hằng vào mùa khô /Varanasi/Ấn Độ/3/2010


Một điểm thiêu xác trên bờ sông Hằng /3/2010






Đền cổ Hindu nằm bên bờ sông Hằng /Varanasi / 3/2010





Trên đường về khách sạn /Varanasi /3/2010



Chơi nhạc dân tộc ở khách sạn / Varanasi/Ấn Độ /3/2010


. . . . . .

Mời các bạn xem phim:

Tham quan phố cổ Varanasi và sông Hằng /3/2010

Chieu-song-hang-NEN.mp4

. . . . .

Đón bình minh trên sông Hằng /Ấn Độ / 3/2010

Chưa đến 5 giờ sáng. Trời còn tối thui, phố phường còn đang yên giấc. Đoàn chúng tôi đã ra sông Hằng, để ngắm bình minh trên sông, thả hoa đăng, phóng sanh, cầu nguyện trên con thuyền lênh đênh giữa dòng sông huyền bí, tham quan tục tắm sông cầu giải thoát và thiêu xác trên bờ con sông thiêng của tín đồ HinDu.

Con phố cổ ngập tràn du khách và người hành hương. Mọi người đi yên lặng, tiếng cầu kinh thì thầm trong gió sông lành lạnh. Sương mù mờ mịt. Đèn đường vàng vọt. Thỉnh thoảng trong bóng tối lờ mờ của những vĩa hè ẩm ướt gió thổi hun hút, tôi thấy rất nhiều người vô gia cư đang nằm ngủ chung với đám bò trắng thả rông.

Chổ kia dưới cây bồ đề to lớn có ánh đèn tù mù. Có mấy người bán hoa và đèn giấy để thả sông. Rất đông du khách bu chung quanh. Chúng tôi cũng đến mua. Một tu sĩ Ấn giáo tóc tai bù xù, trán bôi vôi có nốt đỏ, cầm một cái khay bên trên có bột đỏ, đang mời mọi người đến để ông ta chấm nốt đỏ trên trán. Tín đồ Hindu và rất nhiều du khách bước đến để ông ta làm phép và chấm nốt đỏ vào trán. Họ mỉm cười cung lính đảnh lễ vị tu sĩ HinDu rồi cầm hoa và đèn theo dòng người bước xuống bờ sông đầy gió.  Thầy cũng dứng lại, để cho ông ta làm phép và chấm nốt đỏ vào giữa trán trông như người HinDu. Nhìn thầy mặc đồ đà. Ông ta biết là Phật giáo và gọi là: Việt nam. . . .Việt Nam. . .sau đó ông ta quàng một vòng hoa vào cổ thầy rồi chấp tay đảnh lễ chào rất thân thiện.

Thấy lạ, tôi hỏi:

-         Thưa cụ, chúng ta là Phật tử sao lại để ông ta chấm nốt đỏ vào trán trông như người HinDu vậy?

-         Hề hề. . .có sao đâu, đây là nghi thức của HinDu nhằm cầu phúc, cầu cát tường và xin chư vị thiêng liêng gia trì. Ta làm vậy để tạo sự hòa hợp với họ, để họ dể gần gủi thân thiện với đoàn chúng ta, dù họ biết ta là Phật tử.

Chúng tôi qua một cái chợ mái lợp tôn trên đấy đầy khỉ đang ngồi trong sương kêu chèn chẹt chìa tay xin ăn. Những đống rác hai bên đường đang bốc mùi, phân bò khô khắp nơi và nước cống chảy róc rách theo cái mương nhỏ xíu dọc theo con đường đá trơn trợt đầy bùn đất lép nhép.

Xuống một bực cấp dài chúng tôi đến bờ sông Hằng. Hai bên là khu đền HinDu cổ, ánh đèn lờ mờ hắt xuống dòng sông những vòng hào quang nhiều màu sắc. Tiếng nhạc tâm linh cao vút đong đưa như ánh mắt những cô gái Ấn mặc xari đang chào mời chúng tôi mướn thuyền, mua đèn, mua hoa, mua hình lưu niệm. . .v.v. . .

Trước mắt chúng tôi. Cái chật hẹp tối tăm của khu phố cổ như bỏ lại phía sau. Sông Hằng chợt òa ra, rộng mênh mông và mơ màng trong sương mù mờ mịt. Dù là mùa khô nhưng dòng chảy vẫn còn khá lớn. Rất đông người tắm, đang ngâm mình trong nước lạnh. Trong màn sương trắng đục, thấp thoáng bóng những con thuyền du lịch chở đầy khách tham quan trôi chầm chậm trên sông. Rất nhiều chim bay chập chờn trên mặt nước lạnh giá. Trên nền một ngôi đền cổ sát mép sông, một đám trẻ con mặc quần áo tu sĩ, đang tập Yoga theo tiếng hô trong loa, động tác giống như Khỉ Thần Hanoma. Trên ngọn các ngôi tháp cổ kính hình tròn, rất nhiều khỉ đang chạy nhảy và nhiều quạ đen chập chờn trong gió lạnh.

Chúng tôi xuống thuyền và bắt đầu lênh đênh trên con sông huyền bí. Con sông mà từ nhỏ tôi đã ao ước một lần được đến. Bởi các truyền thuyết huyền bí và bởi đức Phật suốt cả cuộc đời đã đi bộ dọc theo hai bên bờ con sông này để thuyết pháp độ sanh hoằng dương chánh pháp.

Trong sương mù mờ mịt và bóng tối lờ mờ. Chúng tôi đốt nến gắn vào hoa đăng rồi thả xuống sông. Cầu nguyện trên thuyền và yên lặng ngắm mặt trời đang nhô lên ở chân trời xa ném những tia sáng lung linh xuống dòng sông huyền bí và linh thiêng.

Một chiếc thuyền áp sát vào, trên đấy những người đàn ông Ấn đang gạ bán hình lưu niệm và cá. Chúng tôi mua cá đựng đầy trong cái xô nhựa để thầy làm lể phóng sanh, mua một ít hàng lưu niệm. . .rồi tiếp tục đi ngược về phía thượng nguồn.

Bờ phía đông yên lặng với doi cát trắng hình lưởi liềm thấp thoáng trong sương. Trên đấy rất nhiều chim đang bay chập chờn. Bờ phía Tây là đô thị cổ Varanasi, thành phố của Thần Siva với những cổng cổ dẫn ra sông hằng, với khu đền cổ HinDu nổi tiếng, với vô vàn người Ấn đang vừa tắm vừa cầu nguyện trong sương.

Chổ kia có mấy đám lửa. Người hướng dẫn bảo đó là nơi người ta đang thiêu xác. Nhiều thuyền du khách tiến về phía ánh lửa đang cháy. "Khi đến gần hãy cất hết máy ảnh và camera, người ta không cho quay phim và chụp hình cảnh thiêu xác", người hướng dẫn lại nhắc nhở. Xác được quấn trong một tấm vải, đặt lên trên một lớp củi. Một ít cây củi khác được chất chung quanh và bên trên xác người. Lửa cháy hừng hực. Da thịt và mỡ người cháy xèo xèo trong tiếng nổ lốp bốp của các cành gỗ khô. Lặng yên không có một tiếng khóc. "Đây là lễ hỏa thiêu của người địa phương hoặc của một người nhà giàu ở phương xa", người hướng dẫn giải thích. "Những người ở xa phải thật giàu mới có tiền mang xác về đây hỏa thiêu. Người nghèo thì đổ tro vào nhánh con nào đó của sông Hằng gần nhà mình nhất. Tro của người Hindu nào cũng được đổ xuống sông Hằng. Nhưng cũng có một số người được thả thẳng xác xuống sông Hằng mà không cần phải thiêu thành tro. Đó là trẻ con còn ngây thơ, các bậc hiền triết và những người chết do rắn cắn . . . .", Người hướng dẫn nhấn mạnh. "Thỉnh thoảng đi thuyền trên sông Hằng mà gặp xác người trôi thì các bạn cũng không nên lấy đó làm kinh hoảng".

Có lẽ vì phải gánh vác quá nhiều tro hỏa thiêu và xác chết cùng nước thải từ các thành phố 2 bên bờ. Mà dòng sông thiêng giờ đây cũng phải chịu chung số phận của những con sông trần thế khác. Đó là nạn ô nhiễm nặng nề. Nước sông Hằng đã có mùi khó chịu, rác rến và chất thải vương vãi khắp nơi. Tuy nhiên sức hấp dẫn của nó đối với du khách nước ngoài vẫn hết sức mãnh liệt. Người ta vẫn đổ về đây để thăm viếng con sông thiêng. Để nhìn ngắm một đời sống dường như thuộc về một thế giới khác. Ít du khách nào dám nếm thử nước thánh hay bơi lội trên sông Hằng. Nhưng có hề chi, những thế hệ người Ấn nối tiếp nhau vẫn tắm gội, vẫn cầu nguyện, vẫn sinh ra và chết đi bên dòng sông. Sông Hằng đã trở thành một biểu tượng không thể tách rời của văn hóa Ấn Độ, và mãi mãi chảy trong tâm linh của người Ấn.

Những người theo đạo Hindu tin rằng tắm trên sông Hằng dài 2.510km được xem là gột rửa mọi tội lỗi, và nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng.  Các tín đồ đạo Hindu rất coi trọng lễ hội hành hương tắm gội để "rửa sạch tội lỗi" của mình trong dòng con sông thiêng. Quy định về thời gian, địa điểm tiến hành lễ hội này cũng phức tạp. Lễ hội này được chia thành nhiều loại gồm Puma Kumb Mela, Ardh và Maha.

Kumbh Mela (tạm dịch là Lễ hội bình rượu tiên) vào ngày đầu tiên 14-1 ở miền bắc Ấn Độ. Puma Kumb Mela - tạm gọi là lễ hội hoàn chỉnh được tiến hành ba năm/lần, lần lượt tại bốn địa điểm khác nhau trên đất Ấn tuỳ thuộc vào sự tính toán của các nhà chiêm tinh về vị trí của hành tinh và Mặt Trời. Lễ hội này diễn ra theo chu trình ba năm một lần ở bốn địa điểm luân phiên. 12 năm một lần, lễ hội Kumbh Mela được tổ chức đặc biệt lớn. Lễ hội Kumbh Mela tưởng nhớ trận chiến đấu thần thoại giữa thiên thần và ác quỷ, tranh giành chiếc bình đựng rượu tiên bất tử. Khi đánh nhau, một vài giọt rượu tiên đã rơi xuống bốn nơi khác nhau là nơi mà ngày nay tín đồ HinDu đã tổ chức lễ hội. Đó là: Allahabad ở bang Uttar Pradesh, Haridwwar và Uijain ở bang Madhya Pradesh; và Nashik ở bang Maharasshtra. Lễ hội còn đánh dấu sự xuất hiện duy nhất trước mọi người của hàng trăm thánh nhân Naga, những người bình thường chỉ sống biệt lập ở núi non, hang động và khu làng xa xôi hẻo lánh ở dãy Himalaya và những vùng khác của Ấn Độ. Những người này thường trần truồng, bôi tro màu xám lên người. Họ được những người theo đạo Hindu tôn vinh là đại diện của thánh thần trên mặt đất, vì sự hi sinh bản thân và chối bỏ cuộc sống trần tục vật chất.

. . . . . .

 

Ngủ chung với bò trên hè phố cổ Varanasi trên bờ sông Hằng / Ấn Độ /3/2010

 

Một tu sĩ HinDu làm phép Thánh chấm nốt đỏ vào trán người hành hương ra tắm sông Hằng /Varanasi /3/201

0





Một người bán hoa trên hè phố cổ Varanasi /Sông Hằng /3/2010



Một tu sĩ Ấn Giáo ngủ trên hè phố / Sông Hằng /3/2010



Một hàng bán trầu trên bờ sông Hằng /Varanasi /3/2010



Mua hoa và đèn để thả xuống sông Hằng /Varanasi /3/2010





Đoàn đã đến bờ sông Hằng /3/2010



Xuống thuyền/ Sông Hằng /3/2010




Thầy Trò cùng rong chơi trên sông Hằng /Varanasi /3/2010









Khu Đền Hindu Cổ kính trên bờ Tây sông Hằng, nhìn từ trên thuyền / Varanasi /3/2010




Huyền ảo sông Hằng /Varanasi /3/2010



Đốt hoa đăng cầu nguyện và thả trên sông Hằng / 3/2010













Cầu nguyện trên sông Hằng /3/2010



Thành phố cổ trên bờ sông linh thiêng /Sông Hằng /3/2010



Vất hết, bỏ hết, tự nhiên nhẹ như mây
Thế rồi nương cơn gió trời, mặc tình rong chơi
Kệ mẹ mấy cái chuyện đời chuyện đạo. . . .ha ha. . .ha. . . /Trên dòng sông Hằng/3/2010








Bình minh trên sông Hằng /Ấn Độ /3/2010









Khi bình minh vừa ló dạng. Ngồi kiết già trên mũi thuyền, lênh đênh trên dòng sông Hằng linh thiêng. Thầy dùng Đại Thủ Ấn thông công nhận điển quang gia trì lyện công, cầu nguyện và đảnh lễ thiêng liêng / Sông Hằng /3/2010









Mua cá để làm lễ phóng sanh /Sông Hằng /3/2010









Thuyền bán hàng trên sông Hằng /3/2010








Uống Trà trên sông Hằng /Ấn Độ /3/2010









Áo dài Việt Nam trên sông Hằng Ấn Độ / 3/2010





Thành phố cổ Varanasi bên bờ sông Hằng /3/2010



Bên cạnh nước cống rảnh từ thành phố vẫn đang chảy ra sông. . . . ./Sông Hằng/3/2010



Và những điểm thiêu xác ngày đêm vẫn đổ tro xuống dòng nước. . . . ./Sông Hằng/Ấn Độ/3/2010





Người ta vẫn tắm ở sông Hằng để cầu rửa sạch mọi tội lổi và không sa xuống địa ngục/ 3/2010












Vẫn giặt quần áo  . . . .  /Sông Hằng /3/2010



Và trẻ con vẫn tập Yoga bên bờ con sông thiêng. . . . /Sông Hằng /3/2010



Tu sĩ Ấn Giáo trên bờ sông Hằng /3/2010



Kỷ niệm với tu sĩ Ấn Giáo trên bờ sông Hằng /3/2010










Varanasi thành phố của Thần Siva trên bờ sông Hằng /3/2010







Thầy và Năm Ông /Sông Hằng / Ấn Độ/3/2010



Trên bến thuyền /Sông Hằng /3/2010




Đi tắm sông Hằng về /Varanasi/3/2010



Một quán bán sửa tươi buổi sáng trên đường từ sông Hằng về khách sạn /3/2010


. . . . . .

Mời các bạn xem phim:

1/Bình minh trên sông Hằng /Ấn Độ /3/2010

Binh-minh-song-Hang-1.mp4



2//Bình minh trên sông Hằng /(Tiếp theo) /3/2010
Song-Hang-NEN-2.mp4






(tiếp theo: Tây Dy Ký 2010 - Luyện công ở Vườn Lộc Uyển)