Thích ứng

Site Root

Site Root
A description has not yet been added to this group.

Khí công

Thuật ngữ, khái niệm, phương pháp luyện tập

Thích ứng

Khí công

Rate This

-Chào cụ Tưởng Vậy -Chào chú Ba Gàn -Thưa cụ biểu hiện của lời nói và hành động khi cơ thể hiển thị pháp đối trị có phải là biểu hiện thích ứng tình huống không?

-        Này chú Ba, không phải vậy đâu!. . . .Pháp đối trị hiển thị qua lời nói và hành động khi "đắc khí tại tâm" nhằm điều trị tâm bệnh. Còn khi tâm bệnh đã lành, Phật lực hiển thị thành lời nói và hành động mới là biểu hiện thích ứng tình huống.
-        Như vậy biểu hiện đối trị dùng như một thích ứng tình huống để giải quyết vấn đề là không phù hợp?
-        Này chú Ba đúng vậy. Không phải khi đắc khí dù cho là đắc khí cả thân lẫn tâm, mà lời nói và hành động đã là biểu hiện thích ứng tình huống. . . .Mô Phật!. . .không phải khi nhận được điển quang gia trì của ơn trên mà lời nói và hành động đã là thích hợp và có tính thích ứng tình huống.
-        Xin cụ nói rõ hơn về vấn đề này.
-        Này chú Ba. Khi chỉ đắc khí tại thân mà không đắc khí tại tâm, thì chuyển động bằng khí của cơ thể chỉ là cái "phản xạ không điều kiện" của tâm linh, tuy làm lành bệnh nhưng không có bát nhã, không phải là huệ lực tự hiển thị.
Còn khi chỉ đắc khí tại tâm mà không đắc khí tại thân. Thì tuy trước một tình huống người tu có cái biết tự nhiên phi nỗ lực của bát nhã. Nhưng lời nói và hành động không tự hiển thị được bằng huệ lực mà lại theo lối mòn của tập khí nhiều đời nhiều kiếp. . .Nghĩa là vẫn còn tâm trí. . . .vẫn ở trong vòng vây của khái niệm!. . . . .
Này chú Ba, khi người tu ở vào một trong hai trường hợp trên thì gọi là lý sự chưa viên dung!. . . .
-        Thưa cụ, thế chỉ tu tập, làm lành lánh dữ, ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ngồi thiền. . .mà không có năng lượng, không biết gì về năng lượng. . .không đắc khí cả thân lẫn tâm thì như thế nào?
-        Này chú Ba. . .Như người kia đang đói phải ăn. . . .Chú Ba đang nói về cái hành động ăn, còn ta lại nói về việc thức ăn qua cơ thể đã thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể. . . .Chỉ là hai giai đoạn của việc ăn. Này chú Ba, người ăn có thể chẳng cần biết gì về việc thức ăn phải chuyển hóa thành chất bổ dưỡng mới nuôi cơ thể được. . . .Họ chỉ cảm thấy đói và ăn để cảm thấy no. . . .Thế nhưng quá trình ấy vẫn đang diễn ra trong cơ thể, phi ý chí của người ăn. Này chú Ba. . . .thấy đói và ăn. . .thấy no và ngừng. . . .cái đựợc là ngon miệng và cái cảm giác no, mất cái cảm giác đau khổ của đói.. . .Này chú Ba, cũng vậy. Thấy đau khổ và tu. . . .thấy an lạc thiền và ngừng. . . .Cái được là hết đau khổ và thành người tốt bụng. . . .Mô Phật, nhưng cái ta nói là giác ngộ chứ không chỉ thành người tốt!. . . .Cái ta nói là việc của người thầy thuốc phải biết rõ thức ăn chuyển hóa trong cơ thể thế nào. . . .phải nắm vững thành phần dinh dưỡng của thức ăn. . . Như Lai được gọi là Đại Y Vương, thì học trò của ngài cũng phải là thầy thuốc chứ!. . . .
Mô Phật, món ăn đối với thầy thuốc là thứ yếu mà thành phần dinh dưỡng chứa trong món ăn mới là quan trọng. . . .
-        Thưa cụ, vậy khi đắc khí, khi được điển quang gia trì thì biểu hiện của lời nói và hành động có các trạng thái gì?
-        Này chú Ba, khi năng lượng vào thân rồi thăng hoa vào tâm. Nghĩa là người tu đã đắc khí nhưng chưa thực chứng bát nhã. . .thì có các trường hợp sau:
1.     Khi đắc khí, nhưng một ý nghĩ xấu của thất tình lục dục khởi lên trong tâm. Người tu bị vọng, bị phan duyên, bị thất niệm. . .và để cho cái ý nghĩ xấu ấy lôi kéo, thì khí sẽ biểu thị thành lời nói và hành động bậy bạ. . . sai với chánh giáo của Như Lai!. . . .
2.     Khi đắc khí, tuy có một ý nghĩ xấu của thất tình lục dục khởi lên trong tâm. Nhưng người tu tỉnh giác không thất niệm, không bị lôi. . . .Người tu nhận biết rõ ràng niệm xấu ấy (gọi là điều khí về ổ tâm bệnh). . .Trong trạng thái đắc khí. . . .hay nhận điển quang. . . .Người tu thành tâm niệm Phật hiệu và xin ơn trên gia trì để loại trừ tính xấu ấy. . . .Điển quang sẽ làm hiển thị thành lời nói và động tác có tính đối trị để làm lành tâm bệnh ấy, chứ không có ý nghĩa giải quyết tình huống.
3.     Khi đắc khí, trước một tình huống. Khi lục căn thu nhận thông tin về tình huống . . . Người tu luôn tỉnh giác, thấy tâm mình đang rỗng không yên lặng không có vọng. . . .Thì các biểu hiện của khí sẽ làm lời nói và hành động tự biểu thị. . . .Và nó có tính thích ứng tình huống. . . . .Nó là tức khắc, tức thời, không chần chờ do dự, đầy ngẫu hứng, sáng tạo và phi khái niệm. . . .Mô Phật , nó là biểu hiện của tự do. . . .không phải người tu nói và làm mà là tình huống phản ảnh qua tâm bát nhã của người tu rồi tự hiển thị thành như vậy. . . . .Mô Phật, người tu biến thành cái gương. . . .Còn tình huống đối trước cái gương ấy nên nó tự phản ảnh. . . .
Này chú Ba, cái đó gọi là hành động vô ngã hay thể nhập tánh tùy duyên mà hiển tướng!. . . .
. . . .
-        Xin cảm ơn cụ về những lời chỉ dạy hôm nay
-        Này chú Ba, đó chỉ là kinh nghiệm riêng của già. Mà ta thì vô học và chưa thực chứng. . .Ta cũng là người đang tu. . .nên có thể ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Chú Ba nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức, để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới được!. . . .

Ba Gàn ghi lại/5/11/2006

 

Comments