- Chào cụ Tưởng vậy - Chào chú ba Gàn - Thưa cụ tại sao cứ phải là Khí Công Dưỡng Sinh. Sao không chỉ là Khí Công mà thôi? Và tại sao phải luyện Khí rồi mới tu thiền? Mà không hành thiền ngay có hơn không?Vì mục đích tối thượng đều là thực chứng giác ngộ?
- Này chú Ba. Phải theo cái trình tự tự nhiên của vấn đề. Cũng như xây nhà phải làm móng trước nhiên hậu mới xây lên trên. Và sau khi phần thô rồi thì mới trang trí nội thất. Khi làm xong hết mọi sự thì chủ nhà mới đến ngụ để thọ hưởng cái tiện dụng và lợi ích mà ngôi nhà đem lại.- Thưa cụ như vậy rèn luyên thể xác tiêu trừ bệnh tật và có một thể lực sung mãn là cái móng của ngôi nhà "khí"?- Đúng vậy. Cho dù ngôi nhà đã được kiến trúc sư danh tiếng vẽ kiểu, thợ lành nghề thi công. Nhưng dùng xi măng chất lượng kém, sắt thép chất lượng không tốt. thì tuổi thọ ngôi nhà không cao cho dù cái vẻ bề ngoài là đẹp đẽ tráng lệ. Lại nữa không thể xây lên cao vì có nguy cơ sẽ sập. Cũng vậy khi chưa giải quyết phần cơ bắp thể xác tốt, thì không thể luyện khí lên cao được.- Thưa cụ, vậy có thể tập thể hình, thể dục nhịp điệu, võ thuật. . . . các môn thể dục thể thao khác . . . .hoặc các môn Dưỡng Sinh khác để thế phần Dưỡng Sinh của bản môn được không?- Cũng được nhưng tính tương thích thì không có. Vì những bài Dưỡng Sinh của bản môn đã được nghiên cứu để rèn luyện chuẩn bị một số nhóm cơ đặc biệt trong cơ thể, một số kỹ thuật chân tấn, thủ pháp tay. . .. . . kỹ thuật thở. . .vận kình. . . .v.v. . .nhằm tương thích với các kỹ thuật luyện "khí" đặc thù của bản môn. Nếu dùng các phương pháp Dưỡng Sinh khác kết hợp với kỹ thuật luyện khí của bản môn thì chẳng khác gì lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia!. . . . - Thưa cụ, con đường tu học tiếp theo là gì? Lấy Dưỡng sinh làm nền tảng để luyện "khí" vậy phải chăng lấy "khí" làm nền tảng để rèn luyện cái khác?- Này chú Ba, đúng vậy. Cái khác đây là "thiền". Khi đã thực chứng thể "khí" thì dùng thể khí để luyện "thiền" nên gọi là "Thiền năng lượng".- Thưa cụ làm sao biết đã thực chứng "thể khí"?- Khi "Ý" với "khí" là một. Người tu tập làm chủ khí hoàn toàn. Có thể dùng khí trong việc rèn luyện để tiêu trừ bệnh tật và lao động học tập có hiệu quả hơn.- Thưa cụ tại sao tu thiền lại phải dùng năng lượng. Sao không chỉ là ngồi im quán tâm không được sao?- Này chú Ba, có nhiều phương pháp tu thiền, mỗi cái đều có cái hay riêng, không thể nói phương pháp nào hay hơn phương pháp nào!. . . .Chúng sanh có nhiều căn duyên, nên chư Tổ cũng phương tiện chế định ra nhiều phương pháp để tuỳ căn mà giáo. . . .Nhưng nếu chỉ ngồi im quán tâm thì nhiều khi khiếm vận động máu huyết kém lưu thông điều hoà sinh ra bệnh lý. . . Ngoài ra chỉ ngồi im quán tâm thì việc giám thiền thực sự không thể được. Vì tuy bên ngoài ngồi im nhưng bên trong khởi vọng thì người hướng dẫn cũng không thể hay biết để giúp đỡ!. . . .Nhưng nếu người hành thiền đã thực chứng "thể khí" thì khi hành thiền tịnh, dụng tâm quán tâm hay tri vọng. . . .Nếu người ấy quên nhận biết thì nhất định khí sẽ làm cho ngủ gật không thể giả vờ được. . . Cũng vậy đối với người đã thực chứng thể khí thì ý và khí hợp nhất . Nên nếu người ấy ngồi thiền mà khởi niệm thì khí sẽ làm hiển lộ động tác với trạng thái mang nội dung của "niệm". Do vậy "tâm" của người hành thiền luôn được năng lượng làm biểu thị ra bên ngoài không giả vờ được. Nên việc giám thiền trở nên hiệu quả và đường tu của người ấy là thực sự chứ không thể chỉ là ngồi đấy cho có hình thức!. . . .- Thưa cụ, nhưng ta cũng có thể quan sát lời nói và hành vi của người tu trong cuộc sống có chánh niệm và tỉnh giác hay không, để biết mức độ tu chứng của người ấy?- Có thể được. Nhưng người đạo đức giả và người khéo đóng kịch thì rất khó phân biệt với người có công phu thực. Và do vậy việc hướng dẫn tu tập sẽ không thực sự có hiệu quả. Trái lại khi đắc khí trạng thái tâm lý thực của người ấy thế nào đều được năng lượng biểu thị ra ngoài qua động tác. Người Thầy sẽ có cơ sở để cho các pháp đối trị thích hợp với từng người. . . .- Như vậy chẳng khác gì các phương pháp hành thiền truyền thống đang hiện hành. Chỉ bổ trợ thêm với việc làm cho trạng thái tâm lý thực sự của người tu thế nào đều hiển thị ra ngoài không giả vờ được, để mức tiến thực sự của người tu là rõ ràng không phụ thuộc nhận xét chủ quan của người thầy hay sự đóng kịch của người trò!. . . . - Mô Phật!. . .Đúng vậy. . . .- Thưa cụ, dùng "Dưỡng Sinh" làm nền móng để luyện "khí". Rồi dùng khí làm nền móng để tu "thiền"?- Đúng vậy. . .- Thưa cụ các giai đoạn tiếp theo là thế nào?- Dùng "Thiền " làm nền móng để tu "Mật" nên gọi là "Thiền Mật". . . .- Tại sao phải vậy?- Này chú Ba. . . .Cũng như nhà khoa học kia khám phá một vùng đất hoang . . . .hay một vấn đề còn chưa ai biết với ánh sáng của tri thức, với tinh thần khách quan và với sự cẩn trọng của một nhà chuyên môn thành thục trong phòng thí nghiệm. . . .Người tu khám phá vùng trời còn chưa được biết của thế giới vô vi. . . thế giới tâm linh. . . .thế giới bất tư nghì. . . .với sự chứng kiến của một thiền nhân, với sự tỉnh giác và tràn đầy nhận biết của thiền. . . .Để không nô lệ cho các thế lực siêu nhiên. . . .không hoang tưởng. . . không duy lý. . .không duy tuệ. . .mà cũng không duy ý chí như một kẻ phiến diện. . . .- Mô Phật. . .Rồi sau đó thì như thế nào?- Lấy "Thể mật" làm nền tảng để hợp nhất với "Thể Phật"- Nghĩa là thế nào?- Mô Phật!. . . .Nghĩa là "Dụng" hợp nhất với "Thể". . . .hay "diệu hữu" cũng là "chân như"!. . . . Này chú Ba!. . . . .cái đó là . . . .HUM!- Cụ thể cách hành trì tu tập ở giai đoạn này như thế nào?- Khi đã thực chứng "thể mật". Nghĩa là tam mật tương ưng. . .thân mật khẩu mật ý mật. . .luôn tuỳ duyên tương ưng đồng hiển thị để thích ứng tình huống, thì tới giai đoạn này. . . .Giai đoạn của buông xuôi. . .cùng trôi. . .vô tác tự nhiên thành!. . . . Này chú Ba, có hành động làm mà không có người làm. . .hay vô vi làm. . . . hoá thân làm. . . .nên gọi là Vô ngã!. . . . . . . . .- Thưa cụ, xin cảm ơn cụ về tất cả những điều cụ đã nói và hiển thị hôm nay. . . . - Mô Phật!. . .Ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. . .Ông nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy. . .Rồi khi nào đến đây uống trà nói lại cho ta học với!. . . .
Tưởng Vậy/18/10/2006