Tam Toà Thánh Mẫu
Khi bạn thấy không thoải mái với người khác. Bạn mới nói nhiều và thể hiện nhiều.Nếu không, dù ngồi gần bên, bạn vẫn có thể im lặng trong an lạc.
Vô ngã nói và làm = im lặngPhản ảnh <=> phản chiếu = nhìn nhauVô thức bản năng + vô thức tập thể + vô thức vũ trụ = Suốt đêmTỉnh giác = không ngủ
Đi Hà Giang. Tham quan Linh Từ Thác Cái trước khi vào Hoàng Su phì.
-------
Clip thư giãn 1: Thư giãn sâu
Phải anh đấy không ? . . .Trả lời em đi. . .
Này Ông Mập, đi chùa Bà có gì vui hông?
- Quá vui, nhưng vui nhất là tui hổng bị bực mình. . .hề hề. . .
- Thế mấy năm trước, điều gì làm ông bực mình khi đến đây?
- Trắng nắng oi bức kinh khủng, khói hương mù mịt, người đông chen lấn va chạm, bán hàng lưu niệm và chim phóng sanh lộng hành, rác thải khắp nơi. . .
- Thế năm nay không có những thứ ấy à?
- Vẫn vậy
- Thế sao ông lại thấy vui mà không bực mình.
- Đó là do tâm mình khoan dung độ lượng hơn. Tui biết cách tha thứ cho tui và tha thứ cho người khác khi họ phạm lỗi với tui.
- Sao ông hay thế, ông tu bao lâu rồi mà cao đạo quá dzậy!
- Hổng phải, hổng làm thế, thì làm mẹ gì được ai. . . hề hề. . .
Ngân Sơn yên tỏa Tạng Giang triều
Vị đáo sanh bình hận bất tiêu
- Đi Kailash cũng là đi chơi thôi mà. Tu học cũng là chơi, đừng quan trọng hóa nó mà mất vui đi. Này Cỏ May, cái gánh nặng về Kailash trong tâm người hành hương còn mệt hơn cái mệt khi trèo núi vượt đèo ở Tây Tạng. Cái tâm lý cho rằng phải đạt cái gì đấy. Phải đi cho đến đích nào đấy. Phải chứng ngộ điều gì đấy. . .v.v. . . Nó gây ra stress cho người hành hương và do vậy điều thanh cao, thiêng liêng, qua cái tâm đời đã biến thành thô trọc của việc tranh đấu giành thắng lợi. Ta đi Kailash rồi về và thấy cũng như vậy, chẳng có chi. Chỉ có khoái, cực khoái, cực kỳ thú vị và muốn đi nữa để vui chơi cùng các ông cho thỏa thích. Thế thôi!
Hề hề. . .
Đáo đắc bản lai vô biệt sự
Ban ngày trời nắng chang chang, gió lộng ào ào qua rừng cây, hoa cà phê nở trắng núi đồi. Thầy và chư huynh cặm cụi lao động ở Nhà Tổ Ban Mê, làm mỹ thuật, điêu khắc, xây dựng non bộ lớn , hồ sen, các tác phẩm sắp đặt, thư pháp, tranh thiền và nhiều công trình khác để Nhà Tổ ngày càng khang trang sạch đẹp và có thiền vị.
Ban đêm tây nguyên, trời trở lạnh, sương núi mờ mịt, đèn đường tù mù, mùi cà phê rang thơm lừng, tiếng đàn tơ rưng và tiếng cồng chiêng từ phía lễ hội cà phê nghe thoang thoảng mơ hồ như từ đất đỏ vang lên, ngân nga khắp núi rừng buôn rẩy. Chúng tôi đi dọc theo con dốc Siu Bleh để đến Câu Lạc Bộ KCDS Ea Tam.
(Kỷ niệm trước Mộ Phật ở Câu Thi Na/Ấn Độ/3/2010)
Thế Tôn nhập Niết bàn
Suốt thời gian đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài đã vân du khắp vùng đồng bằng của thung lũng sông Hằng, rày đây mai đó khất thực để sống qua ngày và tạm dừng lại nghỉ ngơi suốt ba tháng mùa mưa.
Một ngày kia, ông A-Nan đang ngồi thiền bỗng thấy đất rung động. Ông bèn hỏi đức Phật vì duyên cớ gì mà đất động như vậy. Đức Phật dạy rằng trong số các nhân duyên làm cho đất chuyển động, có một nhân duyên là khi đức Như Lai sắp nhập Niết-bàn. Khi ấy tại điện thờ Capala, thành Vaishali (Tỳ-xá-ly), đức Phật đã tuyên bố với Ananda cùng đại chúng Tỳ-kheo ba tháng sau sẽ nhập Niết-bàn tại rừng cây sa-la thuộc thành Kushinagar (Câu-thi-na):