Mong Thầy khai thị?

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Mong Thầy khai thị?

  • Thưa Thầy!
    Khi tập KCDS và trong cuộc sống Thầy dặn chúng con phải luôn Nhận biết tỉnh giác, cụ thể hai đối tượng đầu tiên là Thân và Tâm của mình. Thưa Thầy, trong khi Nhận biết như vậy thì cái Tịnh và An Lạc xuất hiện và giúp cho Thân và Tâm ngày càng tiến dần về Định.
    Nhưng con có thắc mắc là cái Tịnh và An Lạc nói trên là chỉ cho Thân và Tâm của mình, tức là đối tượng được Nhận biết, có phải đó cũng là Phương tiện hoặc con đường duy nhất để mình tiến dần về Bản Thể, Phật Tánh hay Người Yêu tối thượng... không? Hơn nữa trong kinh sách có nói khi đạt trạng thái Niết Bàn thì có 4 đặc tính: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh... vậy 4 đặc tính này có phải chỉ cho Phật Tánh hay là Thân và Tâm bình thường nói trên ạ? Hay lúc đó Thân và Tâm của mình đã hợp nhất với cái gọi là Phật Tánh...?

    Kính xin Thầy phát Tâm từ bi khai thị cho chúng con.
    Nam Mô A Di Đà Phật!
  • ngoclam
    cái Tịnh và An Lạc nói trên là chỉ cho Thân và Tâm của mình, tức là đối tượng được Nhận biết, có phải đó cũng là Phương tiện hoặc con đường duy nhất để mình tiến dần về Bản Thể, Phật Tánh hay Người Yêu tối thượng... không?

    - Đúng vậy, là phương tiện nhưng không phải duy nhất

    ngoclam
    Hơn nữa trong kinh sách có nói khi đạt trạng thái Niết Bàn thì có 4 đặc tính: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh... vậy 4 đặc tính này có phải chỉ cho Phật Tánh hay là Thân và Tâm bình thường nói trên ạ?

    - Phật Tánh không có đặc tính vì là bản thể

    ngoclam
    Hay lúc đó Thân và Tâm của mình đã hợp nhất với cái gọi là Phật Tánh...?

    -  Không phải hợp nhất, mà là Phật Tánh
  • Xin mạo muội góp lời :
    laichau
    Phật Tánh không có đặc tính vì là bản thể

    Câu này cũng đúng mà cũng không đúng .
    - Đúng vì Phật tánh là cái không thể nghĩ bàn nên xem như không có đặc tánh .
    - Không đúng vi thứ nhất đây là lời Phật nói , thứ 2 nếu không thông qua ngôn ngữ thì lấy gì để diễn đạt , không thông qua tướng trạng / pháp tướng thì lấy gì để biểu thị . Phật dùng 4 đặc tánh trên để thuyết cho chúng sanh hiểu về Phật tánh / CON NGƯỜI CHÂN THẬT của mình và nương theo đó mà có hướng / pháp  tu tập để NGỘ rồi NHẬP vào  Con người thật của mình .
    Nguyên văn kinh : " Đại bát niết bàn của ta có 4 đặc tánh : CHƠN Thường , CHƠN Lạc , CHƠN Ngã và CHƠN Tịnh " Chúng ta cần lưu ý cái gọi là CHƠN để phân biệt với VỌNG , và những cái đang nói liên quan gì đến chúng ta ?
    Phật tánh không chỉ có 4 đặc tánh mà có tỷ tỷ đặc tánh , tùy vào cảnh / duyên mà ra đặc tánh ấy , 4 đặc tánh trên cũng chỉ như bè qua sông , khi xong việc / ngộ nhập rồi thì liền lìa chúng . Nhưng trước khi xong việc phải hiểu thấu và sử dụng / nương vào nó trước vậy .

    Thân mến !
    Nhuthi06. 
  • nhuthi06
    Không đúng vi thứ nhất đây là lời Phật nói


    -  Lời Phật nói cũng chỉ là ngón tay để chỉ mặt trăng chứ không phải là mặt trăng

    nhuthi06
    thứ 2 nếu không thông qua ngôn ngữ thì lấy gì để diễn đạt , không thông qua tướng trạng / pháp tướng thì lấy gì để biểu thị


    - Ngôn ngữ, tướng trạng, pháp tướng thuộc phạm trù hiện tượng không phải "Tánh" là bản thể. Những cái đó là Hiện Tượng là Tánh Khởi Dụng chứ không phải tánh !


    nhuthi06
    " Đại bát niết bàn của ta có 4 đặc tánh


    - Đại Bát Niết Bàn có 4 đặc tính ấy, cũng chỉ là ngón tay để chỉ mặt trăng Đại Bát Niết Bàn. Do vậy nó không phải là Tánh.


  • A DI ĐÀ PHẬT!Smile
  • Nam Mô A Di Đà Phật!

    Thưa Thầy!

    - Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật để giúp cho Thân và Tâm ngày càng tiến sâu hơn vào Định, cụ thể là tiến đến điểm yên lặng tột cùng... Vậy " điểm yên lặng tột cùng này" có phải là Phật Tánh, là Bản Thể có mặt khắp mọi nơi (trong Pháp giới)? Nếu hiểu như trên thì Khí (hay Năng lượng Giác Ngộ) là tập hợp từ nhiều hạt vi tế... tức là Bản Thể, và khi Bản Thể hoạt dụng thì gọi là Chơn Không mà Diệu Hữu?
    - Thưa Thầy!, trong quá trình thực hành KCDS và Thiền Tịnh nhờ áp dụng Thiền Quán Âm (quán Diệu Âm, nghe âm thanh bằng lục thức không qua phán xét của Tâm trí) kết hợp Quán hơi thở và Niệm Phật nhất tâm bất loạn có phải là một cách để Hành Thâm Bát Nhã hay không ạ? Con phải làm thế nào để xả niệm để thanh tịnh Thân và Tâm hoàn toàn, cũng như hiện tượng nào để Nhận Biết mình đang ở Điểm yên lặng tột cùng nói trên ạ?

    Kính mong Thầy khai thị cho cách hiểu trên của chúng con?
    Năm mới kính chúc Thầy Thân Tâm An Lạc!

    Nếu có lỗi trong bài viết con xin thành tâm sám hối!
    Cảm tạ công đức của Chư Tổ, Thầy và Chư Huynh,
    Xin hồi hướng đến tất cả chúng sinh đồng giác ngộ!
    Nam Mô A Di Đà Phật
  • ngoclam
    Vậy " điểm yên lặng tột cùng này" có phải là Phật Tánh, là Bản Thể có mặt khắp mọi nơi

    - Gọi là "Điểm yên lặng tột cùng" chứ thực ra không có "Điểm" như là một cái đích cụ thể phải đạt.

    ngoclam
    Nếu hiểu như trên thì Khí (hay Năng lượng Giác Ngộ) là tập hợp từ nhiều hạt vi tế... tức là Bản Thể, . . . .?

    -  Bản thể không phái là "tập hợp nhiều hat vi tế". Nó không là cái gì cả.

    ngoclam
    . . . . .và khi Bản Thể hoạt dụng thì gọi là Chơn Không mà Diệu Hữu?

    -  Bản thể tức là Chân Không mà Diệu Hữu, chứ không phải bản thể hoạt dụng. . . .


    ngoclam
    Thưa Thầy!, trong quá trình thực hành KCDS và Thiền Tịnh nhờ áp dụng Thiền Quán Âm (quán Diệu Âm, nghe âm thanh bằng lục thức không qua phán xét của Tâm trí) kết hợp Quán hơi thở và Niệm Phật nhất tâm bất loạn có phải là một cách để Hành Thâm Bát Nhã hay không ạ?

    -  Mọi pháp tu Tịnh đều chỉ đạt Bát Nhã. Khi thân tâm cực Tinh thì bát Nhã Ba La Mật Đa tự nhiên hiển thị. Còn mọi cố gắng đều thuộc phạm trù tâm trí không phải "hành Thâm bát Nhã ba la Mật Đa"

    ngoclam
    Con phải làm thế nào để xả niệm để thanh tịnh Thân và Tâm hoàn toàn,

    -  Khi Thân Tâm đã cực Tinh. Không cần cố gắng giữ Tịnh mà Tịnh vẫn thường có đấy, thì gọi là "xả" niệm Thanh Tịnh. Còn nếu có hành động "xả"thì niệm thanh tịnh vẫn còn đấy!

    ngoclam
    cũng như hiện tượng nào để Nhận Biết mình đang ở Điểm yên lặng tột cùng nói trên ạ?

    -  Nói cười hoạt dụng mà vẫn không rời trạng thái tịnh,  an lạc tràn đầy nhận biết không cố gắng.
  • Nam mô A Di Đà Phật !

    Thưa Thầy và Chư Huynh!
    - Âm thanh Úm (Ohm) có phải là Diệu Âm hay là Âm thanh Cõi lặng yên. Ta nghe được âm thanh này là khi nào: khi thân và tâm cực tịnh hay vào Đại Định (Samadhi) ạ?
    - Thời mạt Pháp chúng con nhiều Vô minh, học kinh điển nhiều nhưng vẫn không hiểu chữ Giác Ngộ là gì, nó khác với Đại Giác Ngộ và Giác Ngộ hoàn toàn như thế nào ạ? Vậy bậc Chánh Đẳng Chánh Giác là ai ạ? Nếu tu tập đạt trạng thái như Samadhi nói trên thì Hành giả phải tiếp tục làm gì ạ?
    - Còn "Niềm vui không nguyên nhân" có phải là chỉ riêng cái An Lạc không ạ? Nó thuộc đặc tính nào trong các đặc tính: "Từ Bi Hỷ Xả" của nhà Phật?
    - Trong Pháp Thiền Quán Âm (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) Khi quán Diệu âm (Âm thanh vào thẳng Lục Thức mà không qua Tâm trí phán xét) có phải do Tâm trí mình trong suốt nên hình ảnh không để lại vết khi Lục Nhập (tức là đi qua Tâm trí)... Còn thế nào gọi là "tất cả các căn khi ấy hợp nhất là một ạ? Ví dụ tại sao nói nghe bằng mắt nghe bằng mũi...
    - Nếu tu mà chỉ dùng ý thức (Tâm trí) phân biệt là không thể tiến xa được, còn nếu tu mà chỉ dùng con tim(tình cảm) thì sao ạ? Lòng Từ Bi hay Tình cảm Tối thượng nó khác với của Thế gian như thế nào? Nó có giống với trạng thái " Khi mình đạt được điều gì đó tốt đẹp, mình mong muốn chia sẻ ban phát cho người khác" không ạ? Kính mong Thầy và chư Huynh khai thị thêm về vấn đề Trực giác Siêu thức là gì?, thế nào là Tỉnh thức để giải thoát khỏi Luân hồi?
    Con thành tâm sám hối về lỗi bài viết của mình,
    Nguyện hồi hướng công đức chư Tổ, Thầy và chư Huynh về tất cả chúng sinh đồng giác ngộ...
    Nam mô A Di Đà Phật
    Nammo Guru Deva Dakini Hum...

  • Nam mô A Di Đà Phật !

    - Cho con hỏi Sự tràn đầy Nhận Biết và Sự tràn đầy Năng lượng trong pháp tu tập KCDS khác nhau như thế nào? Còn Sự An Lạc (Niềm vui không nguyên nhân) có phải chỉ là 1 hệ quả tất yếu xuất hiện nơi Thân và Tâm do tu tập mà có được mà không cần phải cố gắng phải không ạ?
    - Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. (Bi: Thấy chúng sanh khổ như mình, Từ: Thương yêu và giúp chúng sanh thoát khổ, Xả: Buông xuôi tất cả không để vướng mắc (Nơi Tâm Trí cho đến khi tất cả các Thức đều trong suốt) vì kể cả Thân và Tâm này đều là Vô Thường, Hỷ: Niềm vui mình khởi lên hoặc cũng do tự khởi lên nơi Thân và Tâm vì do Buông xuôi mà có). Với sự giải thích như vậy nếu con áp dụng vào Tu Tập và Hành Thiền trong cuộc sống thì cảm thấy đơn giản và Diệu dụng.
    - Còn như Tỉnh giác trong mọi lúc cũng là Làm cho cái Tứ Vô Lượng Tâm nói trên luôn thường trực, kể cả lúc ngủ xưa nay vốn là Vô Thức vậy. Nhờ Từ Bi mình khởi lên nên theo Luật Nhân - Quả mình sẽ có động lực tu học để thoát Khổ nên sẽ có kết quả (Do Tự Lực và Tha Lực) cho đến khi rốt ráo thì tính sau (vì bây giờ còn chưa rốt ráo).
    - Vì Con đường Giác Ngộ chỉ có Hướng mà không có đường đi cụ thể, nên mỗi hành giả mỗi căn cơ khác nhau có thể cùng Chánh Giáo Như Lai mà Tu Tập và Kinh nghiệm khác nhau. Riêng cái niệm Danh hiệu Phật như thế nào cho đúng và hợp căn cơ đã khác nhau rồi ! ( Có người bảo niệm Danh hiệu vị nào cũng được, có người bảo là vì nó là giả Âm, còn khi nhất Niệm được rồi thì lại khác...) Riêng niệm Nam Mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật, hay Mô Phật... cũng làm cho mình bối rối...

    Kính mong Thầy và chư Huynh khai thị thêm.
    Nam mô A Di Đà Phật!
  • Nam mo A Di Đà Phật
    Nam mo Guru Deva Dakini Hum...
  • Nam mô A Di Đà Phật.
    Ngài Xá Lợi Phất hay Tu Bồ Đề đây?
    Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát.
  • ngoclam
    Âm thanh Úm (Ohm) có phải là Diệu Âm hay là Âm thanh Cõi lặng yên

    -  Không phải, chỉ là âm thanh của minh chú (dalani)

    ngoclam
    Ta nghe được âm thanh này là khi nào: khi thân và tâm cực tịnh hay vào Đại Định (Samadhi) ạ?

    - Khi ta tụng hoặc có người khác tụng.

    ngoclam
    Giác Ngộ là gì, nó khác với Đại Giác Ngộ và Giác Ngộ hoàn toàn như thế nào ạ?

    -  Ngộ: Gặp, Giác: cái biết toàn triệt. Giác ngộ là trạng thái của Phật. Giác ngộ cũng tức là Đại Giác Ngộ hay Giác Ngộ hoàn toàn.

    ngoclam
    Vậy bậc Chánh Đẳng Chánh Giác là ai ạ?

    - Là Phật

    ngoclam
    Nếu tu tập đạt trạng thái như Samadhi nói trên thì Hành giả phải tiếp tục làm gì ạ?

    - Không làm gì, tự nhiên biết không cố gắng

    ngoclam
    "Niềm vui không nguyên nhân" có phải là chỉ riêng cái An Lạc không ạ? Nó thuộc đặc tính nào trong các đặc tính: "Từ Bi Hỷ Xả" của nhà Phật?

    - Là hệ quả của Từ, Bi, Hỷ, Xả

    ngoclam
    Trong Pháp Thiền Quán Âm (Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn) Khi quán Diệu âm (Âm thanh vào thẳng Lục Thức mà không qua Tâm trí phán xét) có phải do Tâm trí mình trong suốt nên hình ảnh không để lại vết khi Lục Nhập (tức là đi qua Tâm trí)...

    - Không phải, mà là vì không còn tâm trí.

    ngoclam
    Còn thế nào gọi là "tất cả các căn khi ấy hợp nhất là một ạ?

    -  Vì là Tánh Nghe

    ngoclam
    - Nếu tu mà chỉ dùng ý thức (Tâm trí) phân biệt là không thể tiến xa được, còn nếu tu mà chỉ dùng con tim(tình cảm) thì sao ạ?

    - Thì lạc vào cảm thọ

    ngoclam
    Lòng Từ Bi hay Tình cảm Tối thượng nó khác với của Thế gian như thế nào?

    - Vì không phải là một cảm thọ

    ngoclam
    Khi mình đạt được điều gì đó tốt đẹp, mình mong muốn chia sẻ ban phát cho người khác" không ạ?

    - Không biết

    ngoclam
    Trực giác Siêu thức là gì?

    -  Cái tự nhiên biết tức thì không thông qua tâm trí

    ngoclam
    thế nào là Tỉnh thức để giải thoát khỏi Luân hồi?

    - Tỉnh thức vô ngã






     


  • lam04dt
    - Cho con hỏi Sự tràn đầy Nhận Biết và Sự tràn đầy Năng lượng trong pháp tu tập KCDS khác nhau như thế nào?

    -Tràn đầy nhận biết: Lúc nào cũng nhận biết
    - Tràn đầy năng lượng: Lúc nào cũng đắc khí

    lam04dt
    Còn Sự An Lạc (Niềm vui không nguyên nhân) có phải chỉ là 1 hệ quả tất yếu xuất hiện nơi Thân và Tâm do tu tập mà có được mà không cần phải cố gắng phải không ạ?

    - Không, nó là bản chất của Tịnh

    lam04dt
    ( Có người bảo niệm Danh hiệu vị nào cũng được, có người bảo là vì nó là giả Âm, còn khi nhất Niệm được rồi thì lại khác...) Riêng niệm Nam Mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật, hay Mô Phật... cũng làm cho mình bối rối...

    - Niệm Nam Mô A Di Đà Phật

  • NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT! Smile
  • kính gửi diễn dàn dưỡng sinh, bạn tôi đang băn khoăn tại sao xã hội lại đẻ ra những người đau khổ, xin mong được chia sẻ và giải đáp