Tổng hợp một số bài viết về ứng dụng KCDS trong tu học

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Tổng hợp một số bài viết về ứng dụng KCDS trong tu học

  • Để tiện theo dõi, tại đây sẽ tổng hợp lại bài viết về ứng dụng KCDS trong tu học.

    Nhấn vào các link sau để xem:

    Thiền quán:

    Thiền Quán A Di Đà

    DI ĐÀ TAM TÔN

    Diệu Pháp Liên Hoa Kinh:

    Thực hành đề kinh: DIỆU PHÁP LIÊN HOA (thực hành theo chữ Diệu)

    Thực hành đề kinh: Diệu Pháp Liên Hoa (Tiếp theo) (thực hành theo chữ Pháp)

    Thực hành đề kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Chữ LIÊN

    Chữ HOA - Thực hành Diệu Pháp Liên Hoa

    Thực hành nguyên câu đề kinh

    Thực hành đề kinh Pháp Hoa – Thực hành chữ KINH

    ....

    Khí Công Nâng Cao / Bài tập tháng 12 - Thiền Quán trong KCDS

    xem thêm trong mục Luyện khí

     

    Chúc vui vẻ!

    (sẽ tiếp tục cập nhật)

    Nếu bạn rỗi thì giúp copy các link gửi vào đây nhé, tớ sẽ bổ xung vào.

    ______________________________________________

    Này thần thông ! Này diệu dụng ! Ta gánh nước. Ta đốn củi.

  • Những điều cần nhớ khi thực hành Đại Bi

    (sẽ tiếp tục cập nhật, mời bạn cùng tham gia tổng hợp bài viết mà bạn cho cho rằng đấy là kinh nghiệm hữu ích đối với việc tu học của bạn)

    ______________________________________________

    Này thần thông ! Này diệu dụng ! Ta gánh nước. Ta đốn củi.

  • Tình cờ đọc bài viết này của Thầy, nhưng đệ thấy chưa có trên diễn đàn, nay xin chia sẻ lên để bà con mình cùng tham khảo. Rất mong Admin post vào chuyên mục nào đó cho bà con tiện theo dõi... 

    -----------------------------------------

    Dây thừng và roi

    (trích Người hát rong - NXB Văn Nghệ 2005)

     

    -         Này Cỏ May!... Trang nghiêm cơ thể, nhận biết “thân” thì đắc khí tại thân.

     

    -         Sau đó nhận biết “ổ bệnh” thì năng lượng giác ngộ khắc tập trung về chỗ ấy. Tại vị trí ấy sẽ có các biểu hiện tê, nóng, nặng, ngứa, ấm…v.v.. da thịt vùng ổ bệnh co giật nhẹ… Năng lượng giác ngộ đang giải tỏa ách tắc, điều hòa khí huyết, quân bình âm dương, nghĩa là đang gây các sự chuyển hóa để giúp “cái thân bệnh” thăng hoa thành hết bệnh và tiến lên có sức mạnh về thể chất. Gọi là tập luyện chứ thật ra chẳng có cái gì như là tập luyện, mà chỉ là “yên lặng nhận biết” các “sự biến dịch”. Nghĩa là sức điều khiển của năng lượng, để cơ thể thuận theo mà cùng trôi!... Do vậy mà tự hình thành các động tác và biểu hiện “đối trị”, dẫn đến việc lành bệnh và tăng cường sức khỏe. Đó chính là “thiền động” vậy!...

     

     

    -         Này Cỏ May!.. Nhận biết đối tượng nghĩa là ta và đối tượng hợp nhất không phân hai. Chẳng thể hợp nhất thể xác này và thể xác nọ! Chẳng thể hợp nhất “ tâm trí này” và “tâm trí nọ”… mà sự hợp nhất sẽ xảy ra ở dạng năng lượng, ở phần hồn!... Này Cỏ May!.. Cái gọi là “Thiên địa nhân đồng nhất”, cái gọi là “Cái Một”, cái gọi là “Như” hay “Thường” là chỉ sự xóa nhòa biên giới các “cái Tôi”, xóa nhòa ranh giới các phạm trù, tiến đến sự bình đẳng vì đồng đẳng, vì cùng bản chất!... Tại sao có việc ấy?... Đó là vì vật chất khác nhau ở tướng mà đồng nhất ở mặt năng lượng!... Đó là vì vật chất khác nhau ở tướng mà đồng nhất ở mặt “siêu vật chất”!... Do vậy sự nhận biết và chứng kiến của thiền chỉ thật sự xảy ra khi người chứng kiến và đối tượng chứng kiến trùng với nhau làm “Một”. Hay nói cách khác sự nhận biết và chứng kiến chỉ thật sự xảy ra khi năng lượng nhận biết hội nhập với năng lượng đối tượng nhận biết!... Chẳng còn “Ta” và “Người”, mà chỉ còn năng lượng rung động… Mô Phật!... Cái ấy khí công gọi là điều khí đến “ổ bệnh”, điều khí đến “đối tượng” hay “đắc khí tại ổ bệnh”!... Này Cỏ May!... Năng lượng thì biến dịch chuyển động miên viễn chẳng lúc nào ngừng, do vậy mà “vạn pháp” có tính “vô thường”, “vô pháp” có tính “thường”, còn Như Lai thì bao gồm cả “vạn pháp” và “vô pháp”!... Như vậy “nhận biết” là lưỡi kiếm sắc bén chặt đứt mọi rào cản của “cái Tôi” khiến Ta và Người hợp nhất, khiến “Cái một” và “Cái toàn diện” không chia lìa, khiến Phật và chúng sanh đồng tan trong bể giác!...

     

    -         Do đắc khí tại thân, do có sự đồng nhất về năng lượng giữa “người nhận biết” và đối tượng “Thân” nên có cái biết đúng đắn là “Thân này chẳng phải là Ta”. Này Cỏ May!... Rồi sau này khi đắc khí tại tâm, ông cũng sẽ có cái biết đúng đắn là “Tâm trí này cũng chẳng phải là Ta” như vậy!...

     

    -         Chẳng phải các bài tập của liệu trình A đã giúp ông chứng kiến các hoạt động thích ứng tình huống phi tâm trí đó sao?... Ông đã chứng kiến các minh họa sinh động về “Có việc làm mà không có người làm”!... Nhờ đó ông giải thoát khỏi sự đau khổ về bệnh tật và sự dính mắc vào “Thân”. Thế nhưng vẫn chưa đủ. Ông còn phải đắc khí tại “Tâm”, điều khí đến các “ổ bệnh” ở tâm, yên lặng nhận biết các sự chuyển hóa nơi tâm bệnh để nương theo biến dịch mà có lời nói, hành động, và các biểu hiện đối trị với tâm bệnh. Thế thì ông sẽ có dịp chứng kiến các lời nói và hành động tức khắc, tức thì, phát xuất từ cái nhận biết trinh nguyên chứ không phải từ cái lệ thuộc nhận biết!... Thế thì ông sẽ có dịp được sống trong cái “tâm yếu” sờ sờ, khi niệm trước đã bặt mà niệm sau chưa khởi!... Thế thì chẳng những lành tâm bệnh, đạt trạng thái giải thoát mà còn thể nhập trạng thái “vô ngã”!... mà còn “thể nhập tánh”, hợp nhất với trời đất và pháp giới ở trạng thái năng lượng nên có cái tự nhiên biết toàn diện gọi là “giác”.

     

    -         Ông đã hỏi làm thế nào để “Đắc khí tại tâm”?.. Làm thế nào để điều khí đến “ổ bệnh” tại tâm để lành tâm bệnh và tạo ra sự thăng hoa chuyển hóa tâm thức về hướng giác ngộ?

     

    -         Mô Phật!... Ông đã có kinh nghiệm và sự thành công khi điều khí trị lành thân bệnh. Nay ông hãy áp dụng kinh nghiệm ấy vào phạm trù “tâm” như đã làm ở phạm trù “thân”. Đó là: “dụng tâm quán tâm” hay nhận biết bản tâm thì sẽ đắc khí tại tâm. Sau đó điều khí đến ổ bệnh tại tâm là các “vọng niệm” bằng phương pháp “Tri vọng”. Khi năng lượng của “nhận biết” đã đủ mạnh sẽ gây các sự thăng hoa chuyển hóa nơi “Vọng”, gọi là các biểu hiện “đối trị”. Quan trọng là hành giả phải yên lặng nhận biết, cảm nhận cho được sự tác động của năng lượng nhận biết để nương theo thực hành các biểu hiện đối trị tâm bệnh bằng lời nói và hành động. Cứ như vậy cho đến khi không còn “vọng” nữa thì tâm thức cũng biến mất vì tâm thức chẳng qua là phạm trù duy danh giả lập của “Vọng”.

     

    -         Xin cho một thí dụ minh họa?

     

    -         Như ông có tính sân hận và muốn diệt trừ nó. Đầu tiên ông “dụng tâm quán tâm” để đắc khí tại tâm. Nghĩa là tâm sẽ định và đầy nhận biết. Giai đoạn này nếu ông quên nhận biết sẽ bị hôn trầm, còn nếu ông khởi niệm, năng lượng sẽ làm ông bị chuyển động tự phát. Này Cỏ May!... Hôn trầm hay chuyển động tự phát trong giai đoạn này là phạm điều cấm kỵ!... Sau đó ông “nhận biết mình đang có sự sân hận”. Khi sức mạnh của sự nhận biết đã đủ thì “sân hận” sẽ bắt đầu thăng hoa chuyển hóa theo hướng giác ngộ để trở thành từ bi!... Ông hãy yên lặng cảm nhận sức mạnh của năng lượng nhận biết điều khiển, để lời nói trở thành ái ngữ và chánh ngữ, hành động trở nên đầy yêu thương… Đó chẳng phải đối trị với “sân hận” là gì? Đó chẳng phải thăng hoa chuyển hóa tâm thức về hướng giác ngộ là gì?...

     

    -         Này Cỏ May!... Đối với các vọng khác của tâm trí cũng làm như vậy!... Nếu các biểu hiện khi tập khí công là do năng lượng tác động, ông chỉ nương theo để thuận tự nhiên hiển thị. Thì nay khi “dụng tâm quán tâm” tri vọng, các biểu hiện đối trị qua lời nói và hành động cũng tự xuất hiện, ông cũng yên lặng nhận biết để thuận tự nhiên hiển thị như vậy!... Cái đấy gọi là “biết như thật nên làm như thật” vậy.

     

    -         Thế cho nên gọi là có hành động làm mà không có người làm!... Thế cho nên gọi là sức mạnh của nhận biết!... Khi ấy mọi thứ biến mất vì đều thăng hoa chuyển hóa để thành rỗng không!... Thế mà cái tự nhiên biết lại vẫn còn, ngày càng sáng rỡ và toàn diện!...

     

    -         Kỳ diệu thay!... Không có người biết mà lại có cái “tự nhiên biết”. Thế cho nên không thể gọi là “Biết” cũng không thể gọi là “Không biết”!...

     

    -         Hề hề!... Vì tình quan biết bấy lâu, ta cho ông dây thừng và cây roi này để chăn con trâu đực. Khi nó quen rồi thì bỏ roi và dây đi!

     

    -----------------------------------------

    Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm

    Nam Mô A Di Đà Phật

  • Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

    Thích ứng

     

    -Chào cụ Tưởng Vậy

    -Chào chú Ba Gàn

    -Thưa cụ biểu hiện của lời nói và hành động khi cơ thể hiển thị pháp đối trị có phải là biểu hiện thích ứng tình huống không?

    -        Này chú Ba, không phải vậy đâu!. . . .Pháp đối trị hiển thị qua lời nói và hành động khi "đắc khí tại tâm" nhằm điều trị tâm bệnh. Còn khi tâm bệnh đã lành, Phật lực hiển thị thành lời nói và hành động mới là biểu hiện thích ứng tình huống.
    -        Như vậy biểu hiện đối trị dùng như một thích ứng tình huống để giải quyết vấn đề là không phù hợp?
    -        Này chú Ba đúng vậy. Không phải khi đắc khí dù cho là đắc khí cả thân lẫn tâm, mà lời nói và hành động đã là biểu hiện thích ứng tình huống. . . .Mô Phật!. . .không phải khi nhận được điển quang gia trì của ơn trên mà lời nói và hành động đã là thích hợp và có tính thích ứng tình huống.
    -        Xin cụ nói rõ hơn về vấn đề này.
    -        Này chú Ba. Khi chỉ đắc khí tại thân mà không đắc khí tại tâm, thì chuyển động bằng khí của cơ thể chỉ là cái "phản xạ không điều kiện" của tâm linh, tuy làm lành bệnh nhưng không có bát nhã, không phải là huệ lực tự hiển thị.
    Còn khi chỉ đắc khí tại tâm mà không đắc khí tại thân. Thì tuy trước một tình huống người tu có cái biết tự nhiên phi nỗ lực của bát nhã. Nhưng lời nói và hành động không tự hiển thị được bằng huệ lực mà lại theo lối mòn của tập khí nhiều đời nhiều kiếp. . .Nghĩa là vẫn còn tâm trí. . . .vẫn ở trong vòng vây của khái niệm!. . . . .
    Này chú Ba, khi người tu ở vào một trong hai trường hợp trên thì gọi là lý sự chưa viên dung!. . . .
    -        Thưa cụ, thế chỉ tu tập, làm lành lánh dữ, ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ngồi thiền. . .mà không có năng lượng, không biết gì về năng lượng. . .không đắc khí cả thân lẫn tâm thì như thế nào?
    -        Này chú Ba. . .Như người kia đang đói phải ăn. . . .Chú Ba đang nói về cái hành động ăn, còn ta lại nói về việc thức ăn qua cơ thể đã thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể. . . .Chỉ là hai giai đoạn của việc ăn. Này chú Ba, người ăn có thể chẳng cần biết gì về việc thức ăn phải chuyển hóa thành chất bổ dưỡng mới nuôi cơ thể được. . . .Họ chỉ cảm thấy đói và ăn để cảm thấy no. . . .Thế nhưng quá trình ấy vẫn đang diễn ra trong cơ thể, phi ý chí của người ăn. Này chú Ba. . . .thấy đói và ăn. . .thấy no và ngừng. . . .cái đựợc là ngon miệng và cái cảm giác no, mất cái cảm giác đau khổ của đói.. . .Này chú Ba, cũng vậy. Thấy đau khổ và tu. . . .thấy an lạc thiền và ngừng. . . .Cái được là hết đau khổ và thành người tốt bụng. . . .Mô Phật, nhưng cái ta nói là giác ngộ chứ không chỉ thành người tốt!. . . .Cái ta nói là việc của người thầy thuốc phải biết rõ thức ăn chuyển hóa trong cơ thể thế nào. . . .phải nắm vững thành phần dinh dưỡng của thức ăn. . . Như Lai được gọi là Đại Y Vương, thì học trò của ngài cũng phải là thầy thuốc chứ!. . . .
    Mô Phật, món ăn đối với thầy thuốc là thứ yếu mà thành phần dinh dưỡng chứa trong món ăn mới là quan trọng. . . .
    -        Thưa cụ, vậy khi đắc khí, khi được điển quang gia trì thì biểu hiện của lời nói và hành động có các trạng thái gì?
    -        Này chú Ba, khi năng lượng vào thân rồi thăng hoa vào tâm. Nghĩa là người tu đã đắc khí nhưng chưa thực chứng bát nhã. . .thì có các trường hợp sau:
    1.     Khi đắc khí, nhưng một ý nghĩ xấu của thất tình lục dục khởi lên trong tâm. Người tu bị vọng, bị phan duyên, bị thất niệm. . .và để cho cái ý nghĩ xấu ấy lôi kéo, thì khí sẽ biểu thị thành lời nói và hành động bậy bạ. . . sai với chánh giáo của Như Lai!. . . .
    2.     Khi đắc khí, tuy có một ý nghĩ xấu của thất tình lục dục khởi lên trong tâm. Nhưng người tu tỉnh giác không thất niệm, không bị lôi. . . .Người tu nhận biết rõ ràng niệm xấu ấy (gọi là điều khí về ổ tâm bệnh). . .Trong trạng thái đắc khí. . . .hay nhận điển quang. . . .Người tu thành tâm niệm Phật hiệu và xin ơn trên gia trì để loại trừ tính xấu ấy. . . .Điển quang sẽ làm hiển thị thành lời nói và động tác có tính đối trị để làm lành tâm bệnh ấy, chứ không có ý nghĩa giải quyết tình huống.
    3.     Khi đắc khí, trước một tình huống. Khi lục căn thu nhận thông tin về tình huống . . . Người tu luôn tỉnh giác, thấy tâm mình đang rỗng không yên lặng không có vọng. . . .Thì các biểu hiện của khí sẽ làm lời nói và hành động tự biểu thị. . . .Và nó có tính thích ứng tình huống. . . . .Nó là tức khắc, tức thời, không chần chờ do dự, đầy ngẫu hứng, sáng tạo và phi khái niệm. . . .Mô Phật , nó là biểu hiện của tự do. . . .không phải người tu nói và làm mà là tình huống phản ảnh qua tâm bát nhã của người tu rồi tự hiển thị thành như vậy. . . . .Mô Phật, người tu biến thành cái gương. . . .Còn tình huống đối trước cái gương ấy nên nó tự phản ảnh. . . .
    Này chú Ba, cái đó gọi là hành động vô ngã hay thể nhập tánh tùy duyên mà hiển tướng!. . . .
    . . . .
    -        Xin cảm ơn cụ về những lời chỉ dạy hôm nay
    -        Này chú Ba, đó chỉ là kinh nghiệm riêng của già. Mà ta thì vô học và chưa thực chứng. . .Ta cũng là người đang tu. . .nên có thể ta tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Chú Ba nên tác bạch việc này với chư tăng và chư thiện tri thức, để các ngài ấy phát tâm chỉ dạy cho thì mới được!. . . .

    Ba Gàn ghi lại/5/11/2006

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

    Phản xạ

     

    - Này Cỏ May!. . . Nếu ông đã quyết tâm tu tập thì chánh niệm và tỉnh giác là điều quan trọng. May mắn thay!. . ông đã tập qua liệu trình A, nên nhất định ông có thể đồng cảm được những điều ta tâm sự .

    -       Ban đầu khi mới tập, ông phải ngồi đúng tư thế, phải trang nghiêm thanh tịnh, phải điều hoà hơi thở, phải trụ chắc vào mã khoá hay đề mục hành công. Thế rồi khi mọi sự xảy ra, ông yên lặng nhận biết chiều biến dịch của năng lượng để cùng trôi với pháp giới. Cái đấy gọi là thiên địa nhân đồng nhất. Các bài tập với các học cụ và phạm trù tâm lý khác nhau sẽ rất nhiều và thường xuyên thay đổi để nhằm tạo ra cái phản xạ có điều kiện trong tâm linh!. . .Cái điều kiện ấy là: đắc khí đi liền với nhận biết tỉnh giác đối tượng hay đề mục hành công. Chỉ hai điều kiện ấy đi liền với nhau khi hành công mà không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào khác nữa. Các yếu tố khác như học cụ, phạm trù tâm lý, môi trường tập, âm thanh, ánh sáng, động tác, tư thế, thậm chí cả kỹ thuật khế ấn và chân ngôn . . v. .v. . . cũng đều không quan trọng. Chúng chỉ là phương tiện để tạo thành cái phản xạ có điều kiện trong tâm linh!. . . Vậy nếu trong giai đoạn này, ông không tự mình tinh tấn tạo thành "cái phản xạ tâm linh" ấy mà lại sa vào hình thức các bài tập, sa vào cái diệu dụng hoặc các biểu hiện dị thường của năng lượng thế thì ông đã bị lạc! . . Thế thì ông đã thất niệm!. . . Hỡi ôi!. . . Nhiều người khi tu tập với bản môn đến giai đoạn này, chẳng những lấy phương tiện làm mục đích, chẳng những tự mình chìm đắm vào cái dị thường của thần thông pháp thuật. Mà còn dùng các biểu hiện ấy để lập các môn phái riêng xiển dương các trò quái lạ!.  .Than ôi!. . Như thế là đã lạc vào tà đạo!. . . Chẳng những hắn mang trọng tội mà người thầy đã dạy dỗ hắn cũng mang trọng tội với Như Lai!. . .
    -          Này Cỏ May!. . .Tập một thời gian khi ông đã thành thục các bài tập cơ bản, các phản xạ có điều kiện sẽ xảy ra, khiến ông không cần phải phụ thuộc vào tư thế tập cho nên có thể hành công trong bất kỳ tư thế nào: đi, đứng, nằm, ngồi, đều diệu dụng cả!. . . . Thế thì trong cuộc sống, nếu ông luôn tịnh tâm không bị lôi bởi các giác quan của mình, không bị ràng buộc với các khái niệm trong tâm trí mình thì ông sẽ thường trụ khí. Thế rồi ông chánh niệm và tỉnh giác trong mọi tình huống thì cái "phản xạ tâm linh" ấy sẽ xảy ra lập tức.
    -          Bởi là phản xạ có điều kiện mà hai điều kiện ấy ông luôn luôn có nên từng lời nói và hành động của ông sẽ tự thích ứng mọi tình huống phi tâm trí chẳng chần chừ do dự, chẳng so sánh nhị nguyên. Nó luôn bất thình lình, tức thời, trực tiếp, đồng bộ và cùng trôi với vạn pháp!. . .
    -          Mô Phật!. . Bởi thế mà Như Lai bảo: ". . .Ta thuyết pháp mà lưỡi ta không hề động đậy!. . ." Bởi thế mà chư Tăng, chư vị thiện tri thức luôn hành thiện độ sanh nhưng lại gọi là "Vô tác"!. . .
    -          Ta và ông nhất thiết phải tinh tấn tu tập để tự mình tạo được "Cái phản xạ có điều kiện trong tâm linh" mà không sa vào các trò quái dị của năng lượng!. . . .
    -          Này Cỏ May!. . . Ông đã hỏi thì ta vì tình quen biết bấy lâu mà nói vậy. Ta tưởng vậy nhưng chưa chắc đã vậy. Xin ông đừng tin vội, ông hãy hỏi lại việc này với các vị thiện tri thức. Rồi thực hành cẩn trọng trong tỉnh giác để tự biết qua kinh nghiệm thực tiễn của mình! . . . 

    TƯỞNG VẬY/15/4/2005

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

    Phương tiện

     

    -Chào cụ Tưởng vậy -Chào chú Ba Gàn.

    -         Thưa cụ!. . .Mục đích của liệu trình A/Khí Công Dưỡng Sinh là gì?

    -         Cảm nhận được hạnh phúc vì cơ thể khoẻ mạnh.

    -         Mục đích của liệu trình B/Khí Công Dưỡng Sinh là gì?

    -         Cảm nhận được hạnh phúc vì hoà hợp với môi trường sống.

    -         Mục đích của liệu trình C/Khí Công Dưỡng sinh là gì?

    -         Cảm nhận được hạnh phúc vì hội nhập được với cái thần linh diệu của vạn pháp.

    -         Phương tiện sử dụng để thực hành liệu trình A/KCDS là gì?

    -         Năng lượng, vận động, hơi thở và tâm lý.

    -         Phương tiện sử dụng để thực hành liệu trình B/KCDS là gì?

    -         Thiền năng lượng.

    -         Phương tiện sử dụng để thực hành liệu trình C/KCDS là gì?

    -         Thiền Mật.

    -         Tại sao phải sử dụng năng lượng trong liệu trình A?

    -         Sử dụng năng lượng nên gọi là khí công nhằm điều hoà âm dương cho cơ thể. Sử dụng vận động, hơi thở, tâm lý, nên gọi là Dưỡng Sinh.

    -         Tại sao phải sử dụng năng lượng khi hành thiền ở liệu trình B?

    -         Biết bệnh mới dùng thuốc phù hợp lành bệnh được. Biết tâm bệnh mới hành thiền và hướng dẫn hành thiền có hiệu quả. Sử dụng năng lượng khi hành thiền nhằm làm cho người hành công phải luôn chánh niệm và tỉnh giác. Nếu vô minh năng lượng sẽ khiến người hành thiền ngủ gật không cưỡng được. Còn nếu vọng tưởng, năng lượng sẽ khiến cơ thể người hành công tự chuyển động minh hoạ cho trạng thái tâm lý đang hiện hành. Nhờ vậy vọng niệm bên trong được hiển thị ra ngoài. Người giám thiền có thể căn cứ vào các biểu thị ấy mà hướng dẫn pháp đối trị. Tránh tình trạng người hành thiền cứ ngồi im đấy nghĩ bậy mà vị giám thiền không biết!. . . .

    -         Thế nào là yếu tố mật khi hành thiền định ở liệu trình C?

    -         Thực tướng của sự vật là "mật" vì bị che phủ bởi huyễn ảo và biến dịch. Nguyên nhân của huyễn ảo là tâm trí nhị nguyên. Nếu thoát khỏi nhà tù tâm trí này, người tu sẽ phá ngã thể nhập "tánh" , còn gọi là "Thần hoàn hư" . Khi ấy mối tương tác của người tu với vạn pháp sẽ thay đổi đi. Bởi vậy người giám thiền có thể căn cứ vào các biểu hiện tương tác này để có thể xác định được mức độ thăng tiến của từng người thực hành. Do vậy mà có sự hướng dẫn chính xác. Tránh tình trạng "lý" thông mà "sự" chẳng viên dung!. . . .

    Như vậy thiền mật chủ yếu là hành thiền qua mọi sinh hoạt. Nó chẳng phải ngồi im một chỗ!. . . cũng chẳng phải chỉ là cố giữ chánh niệm và tỉnh giác trong cuộc sống. Vì chỉ như vậy lại càng bị lệ thuộc tâm trí không thể thoát ra được.

    Mà là trạng thái tri hành hợp nhất thuận tự nhiên tự hiển thị tức thời tức khắc chẳng cố ý kìm giữ!. . . .

    -         Mô Phật!. . .Xin cảm ơn cụ về những câu trả lời này.

    -         Này chú Ba!. . .Tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Chú nên hỏi việc này với các vị thiên tri thức rồi bảo cho tôi biết với.

     

    Xuân Mai/20/10/2005

    ---

    Đọc lại nhiều lần bài viết của Thầy mà con vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa ...

    Nam Mô Guru Deva Dakini Hum

    Nam Mô A Di Đà Phật

  • cu tap di, dan dan roi se biet!
  • Smile