1.Cuộc sống là mâu thuẫn. Còn đạo thì không thể mâu thuẫn, vì đạo là bản thể.
Người bình thường thì logic và không mâu thuẫn. Nhưng người tâm linh qua trạng thái bồ đề tát đỏa (Bodhisattva) Tánh biểu thị hay có người bên trong thì luôn luôn mâu thuẫn vì đa nhân cách. 
Cho nên trong mật pháp bạn thấy người nào luôn luôn logic thì có nghĩa người ấy chỉ có nói, còn thực pháp thì chưa thể có kết quả trong thực tế.

2.Dù bạn thông thái hay không thông thái, nếu bạn còn tâm trí, nghĩa là còn phán xét sự vật qua tâm chấp trước, thì bạn vẫn còn nô lệ cho tâm lý đám đông. Và như vậy chưa là người tự do thực sống. Bạn có thể thu thập rất nhiều kiến thức và làm được nhiều điều thực tế. Nhưng bạn chưa thật sự có hạnh phúc vì bạn biết mọi thứ mà không biết tới bản thân mình. Bạn đi qua cuộc đời nầy như người mộng du.

3.Người thầy tâm linh là người có khả năng giúp bạn kích thích khả năng tiềm ẩn của mình, làm cho nó biểu thi ra ngoài một cách nghệ thuật và hữu dụng. Chứ không phải cố gắng dạy người học trò theo các thang giá trị của đám đông. Nếu bạn chỉ biết nói như vẹt các loại giáo lý mà không có khả năng về thực tiển thì người thầy ấy đã chơi khăm bạn, bằng cách cho bạn ăn bánh vẽ. Albert Enistein đã từng nói: “ Mỗi người sinh ra đã là một thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây của nó. Nó sẽ sống suốt đời trong niềm tin rằng nó quả thực rất ngu ngốc.”

4.Bạn có thể học được nhiều điều trên ghế nhà trường và trong cuộc sống. Nhưng hiếm khi chúng ta được học cách đối mặt với những xáo trộn và tổn thương của cuộc đời mình. Dù có nói nhiều đi nữa, nhưng pháp bạn tu học không giải quyết được vấn đề của bạn thì cũng là vô ích.

5.Chừng nào bạn còn chưa yêu bản thân mình bạn không thể yêu người khác. Cho nên hy sinh hạnh phúc cá nhân cho hạnh phúc người khác chỉ là một cách biểu thị khôn khéo và tinh vi của ngã.

6.Được làm cái mà mình thích làm là cơ sở đầu tiên để có hạnh phúc. Nhưng xã hội luôn luôn dàn xếp để bạn trở thành một nô lệ trong guồng máy của nó. Người tự do thực sự luôn luôn bị mọi xã hội xem là người nguy hiểm và ra sức loại trừ. Vậy cho nên bạn muốn là người tự do và không muốn bị tiêu diệt, bạn phải thực chứng pháp Giả Vờ. . .hề hề. . .

7.
- Tại sao cây thì xanh mà hoa hồng thì đỏ?
- Tại nó thế
- Tại sao cụ tu hổng ra tu, đời hổng phải đời, lúc nào cũng rong chơi. Giáo pháp của cụ là gì?
- Tại nó thế. Ta chỉ biết sống, còn không có pháp gì để dạy cả.

8.Bạn là người tinh tế thì bạn càng mau chán. Lý do là tâm trí bạn đã quá đầy với những điều lập đi lập lại. Người tu thiền không chán được vì không lưu ảnh, mà giữ tâm không để luôn phản ảnh nhạy bén mọi sự. Nếu bạn không hành thiền, muốn khỏi chán bạn hãy trút mọi thứ trong đầu ra ngoài qua thơ văn, âm nhạc hoặc các môn nghệ thuật. . .Sáng tác là một cách làm bạn luôn yêu đời và không bị chán.

9.Người nghèo không có tôn giáo thực sự. Vì họ không đạt những nhu cầu vật chất trong cuộc sống, nên họ quay ra nhờ vả thần linh như một lối thoát. Trừ phi có một ngoại lệ là người nghèo ấy rất giàu về trí tuệ.
Người giàu, giàu về vật chất, giàu về trí tuệ hoặc giàu cả hai người ấy mới có khả năng tiếp cận và thực hành tôn giáo để giải quyết các vấn đề về tâm trí nhị nguyên của mình. Bởi vậy nếu bạn muốn thực tu, trước hết hãy làm chủ cuộc đời mình về tài chính. Bạn không phải quá thiếu thốn về vật chất.

10.Con người đang sống trong đau khổ. Nếu bạn luôn tỉnh giác như một thiền nhân bạn sẽ thoát khổ. Nếu không, bạn phải tự chìm vào một loại say sưa nào đó để quên thực tại. Đó là lý do, rượu, cà phê, thuốc lá và thậm chí ma túy đã được con người sử dụng nhiều như thế mặc dù biết là dùng nhiều thì không tốt. Còn có một lọai ma túy khác về tâm lý giúp bạn vượt qua mọi đau khổ trong thực tiển, đó là lý tưởng.