Giống như ở chùa hang Ajanta, các hang ở Ellora cũng được đục thẳng vào khối núi đá nguyên thủy bằng thủ công qua một thời kỳ dài đằng đẳng mấy trăm năm liên tiếp. Đây là một công trình tuyệt tác vĩ đại và hùng tráng thu góp tinh hoa điêu khắc và nghệ thuật tạo hình kiến trúc của 3 tôn giáo lớn là:Hindu, Phật giáo và Kỳ na Giáo. Ba tôn giáo lớn nhất Ấn Độ này, đã chung sống hòa bình ở đây và đã có ảnh hưởng lẩn nhau biểu thị qua các tác phẩm nghệ thuật được đục thẳng vào đá núi. Nó là bản trường ca vĩ đại của con người hướng về Thượng Đế và Chân Thiện Mỹ theo những con đường khác nhau. Nếu ở Ajanta người ta có thể sinh nhàm chán bởi chỉ có nghệ thuật Phật giáo biểu thị lập đi lập lại nhiều lần qua nhiều hang động. Thì ở đây thực sự là vườn hoa nghệ thuật tạo hình muôn màu muôn vẽ sinh động, thiêng liêng và huyền bí. Nếu bỏ đi sự kỳ thị tôn giáo khi đến đây khắc bạn sẽ tự chìm ngập trong niềm say mê rung động trước giai điệu của linh hồn đá núi. Ellora như một bàn tiệc của Thượng Đế nhiều món nhiều vị ngon đáp ứng được nhiều khẩu vị khác nhau của tâm nhị nguyên đang hướng về cái Một bất khả phân.

Nếu hồn đá biết nói thì hãy trả lời cho ta. Phải chăng chân lý là cái đẹp thuần khiết. Còn cảm nhận cái đẹp này khác nhau là việc của tôn giáo ?!

Những hang động ở Ellora được khai quật và tìm thấy trên cao nguyên Deccan tòan đá rất rộng lớn nằm ở trung tâm của Ấn Độ. Ellora đã được đưa vào danh sách Di sản Thế giới và là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất bí mật của Ấn Độ. Những hang này thuộc tỉnh Aurangabad. Được khắc sâu vào bên trong những khối đá gồ ghề, 34 đền, chùa của Phật giáo và Hinđu cùng nhiều công trình kiến trúc khác của Kỳ Na giáo nằm trãi dài trên một vùng đất dài 2 km. Về Phật có đến 12 hang. Bà-la-môn giáo độ 20 hang và 7, 8 của Kỳ Na giáo. Ba tôn giáo lớn nhất ở Ấn Độ đã cùng nhau tồn tại thanh bình bên trong hang Ellora.

Tọa lạc ở vùng Maharashtra, Ellora là địa danh nổi tiếng nằm trong một thung lũng nhỏ hẹp với những di tích của những ngôi đền và tự viện. Từ những tảng đá thiên nhiên, những nghệ nhân đã đẽo gọt, khắc chạm thành những tượng Phật, Bồ Tát hay những tác phẩm nghệ thuật vô cùng tinh xảo.  Những bức tường, cột trụ đá, trần động đều được chạm trỗ thật tinh vi xuất sắc mang dấu ấn nghệ thuật Phật giáo kéo dài suốt 800 năm và không có một di tích nào ở Ấn Ðộ có thể so sánh được với những tuyệt tác này. Không giống như Ajanta, Ellora tượng trưng cho sự tổng hợp nghệ thuật của 3 nền tôn giáo lớn ở Ấn Ðộ.  Ðó là: Phật giáo, Bà La Môn giáo, và Kỳ Na giáo.  Ngôi đền Kailasa nổi tiếng của đạo Bà La Môn là tiêu biểu xuất sắc nhất của nền nghệ thuật thế giới với những trần nhà, hành lang thiết kế mỹ thuật, những bức tượng Thần sống động qua những nét chạm trỗ điêu khắc, những tranh ảnh họa theo những truyền thuyết, tất cả những di tích đó đều được đẽo gọt từ lòng đá mà ra.

Ở phía cuối của hang Ellora là phần hang của đạo Phật, được xây dựng vào cùng khoảng thời gian với hang của Kỳ Na giáo. Những cái hang này đã được tạo nên từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên. Trong hang có nhiều tượng Phật và mang không khí rất tĩnh lặng.

Hang thứ nhất rộng, dài, sâu 41 x 42 feet, có độ 16 tăng phòng. Một phòng chính giữa làm chỗ thờ tự và hội họp. Cũng như kiểu kiến trúc ở Ajantà, tượng Phật ở sâu vào chính giữa, hai bên là tăng phòng, đằng trước là chỗ hội họp. Hang này không có trang trí gì, có lẽ là hang xưa nhất.

Hang thứ hai có nhiều trang trí hơn và được làm về sau, một phần hang chưa đào xong. Phòng họp ở giữa cửa hang này rất đặc biệt, có đến 12 cột lớn chống đỡ và cũng có một vài pho tượng. Tượng Phật ở giữa rất lớn trong cử chỉ thuyết pháp ngồi trên pháp tọa có sư tử chống đỡ. Hai bên cửa có tượng hai vị Bồ-tát, cao đến 13 hay 14 feet. Tại những phòng hai bên chỗ chư tăng ở cũng có nhiều tượng Phật trong cử chỉ giống với tượng Phật ở chính giữa; cũng có nhiều tượng Phật và tượng Bồ-tát chung quanh.

Hang số 3 ở vào ngọn đồi phía dưới, hình vuông 43 feet mỗi góc và cao đến 11 feet. Hình như hang này chưa làm xong. Có nhiều trụ đá dựng lên không phải để chống đỡ mà chỉ dùng để trang trí. Ở đây cũng có nhiều tượng Bồ-tát đang hành lễ như vị Bồ-tát Padmapani.

Hang thứ tư có tượng Phật ngồi dưới cây Bồ-đề với lá cây sau lưng Ngài.

Hang thứ năm là hang rộng nhất ở Ellora, sâu 117 feet, rộng 58 feet. Các hang tiếp không có gì đặc biệt, trừ hang số 8 có một đường để đi kinh hành, không tìm thấy trong các hang khác.

Hang số 10 là một đức Phật giống như kiểu ở Ajantà. Còn hang số 11số 12 có đến 2 và 3 tầng. Tại hai hang này cũng có rất nhiều tượng Phật và tượng Bồ-tát.

Chúng tôi luyện công tại một hang của Phật giáo. Tôi không nhớ là hang số mấy. Rất rộng, vòm điêu khắc rất đẹp. Hai bên có hai hàng cột lớn đở trần đá. Hai dãy phòng tăng nằm dọc hai bên. Cuối hang là tượng đức Thích Ca  Mâu Ni Phật thật lớn đang ở tư thế ngồi thỏng hai chân trên bệ, tay ngài kiết ấn chuyển pháp luân, ngài không mặc y, nét mặc ngài trầm tư đang vào thiền định. Trần nhà và trên tường, phù điêu Phật và Bồ tát rất nhiều, điêu khắc sinh động rất có thần. Chúng tôi vào định, thông công nhận điển quang gia trì, đảnh lễ Như Lai, chư Bồ Tát và Hộ Pháp rồi bắt đầu hành công. Bên ngoài trời nắng chang chang, nhưng trong động mát mẽ và hơi lành lạnh. Trong ánh sáng mờ ảo, tượng Phật và Bồ tát như chập chờn chuyển động. Hoa sen đá và các linh vật như từ ngàn năm ngủ quên đang giật mình sống dậy. Điển quang chạy rần rần toàn thân. Đại Thủ Ấn hiển thị qua tam mật tương ưng. Chung quanh tôi, vách đá ngàn năm như từng đợt co thắt lại rồi nở ra nhịp nhàng. Tôi thấy mình như thai nhi đang ngồi trong bào thai của người Mẹ Vũ Trụ. Đá nhận năng lượng của Như Lai rồi chuyền qua tôi, đá thở nên tôi thở, đá chuyển động nên tôi tự chuyển động, đá yên lặng mỉm cười nên hài nhi yên lặng mỉm cười. Ôi, linh hồn của đá đang hợp nhất với linh hồn của tôi và tôi múa cùng điệu múa với chư Thần linh trên vách đá. . . .Rất nhiều vị huynh được linh tượng đức Phật Thích Ca hút kéo vào áp đầu vào chân của ngài để nhận gia trì lực. Trước khi kết thúc buổi luyện công ở Hang Ellora, chúng tôi cùng Thầy đi kinh hành chung quanh tường và chung quanh linh tượng của đức Phật Thích ca Mâu Ni. . . .
Trong các hang của người Hindu có đền Kailasanatha nằm ở khu trung tâm là đền thờ lớn nhất ở Ellora. Đây là điện thờ được xem là đẹp nhất ở Ấn Ðộ sánh với các điện của Bà-la-môn giáo. Nếu người ta có thể nói Taj-Mahal là một bài thơ bằng đá cẩm thạch thì người ta cũng có thể Kailasanatha là một cuốn sử thi bằng đá núi vĩ đại và cực tinh xảo. Đi sâu vào bên trong, bạn sẽ nhìn thấy một không gian bí ẩn dành cho những người cầu nguyện. Người ta nói rằng, đây là cung điện của thánh thần trên núi Kailasanatha của dãy núi Himalaya huyền bí. Việc xây dựng đền được bắt đầu vào giữa thế kỷ thứ VIII. Người ta phải chạm khắc sâu vào trong vách đá lớn bằng phương pháp thủ công và phải mất 100 năm để hoàn thành. Đền cao 34 m, rộng 45m và sâu 85 m. Đây là cấu trúc chạm khắc bằng đá cứng lớn nhất thế giới. Đền thờ là một tác phẩm điêu khắc lớn. Hình ảnh của các thần thánh được chạm khắc đầy trên tường.

Kỳ Na giáo xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Hang của Kỳ Na giáo nằm ở phía Bắc của hang Ellora. Trong hang có bức tượng chạm khắc hình ảnh Mahavira người sáng lập Kỳ Na giáo trong tư thế đứng thẳng và yên lặng. Ông không mặc quần áo và đó là hình ảnh tượng trưng cho việc không sỡ hữu gì cả. Hoa văn trang trí được chạm khắc trên trần hang là những hình mẫu thường thấy trong Hinđu giáo và Phật giáo. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa bí ẩn vào thời xa xưa.

. . . . . .

Tham quan các hang ở Ellora/Ấn Độ/5/2010:

 

Bên trong hang Ellora/Ấn Độ/5/2010

 

Tượng ngài Mahavira không mặc quần áo tượng trưng cho vô sở hửu/Hang Ellora/Ấn Độ/5/2010

 

Đục vào khối đá nguyên thủy để thành chùa và đền với hoa văn và điêu khắc đá tinh xảo/Hang Ellora/Ấn Độ/5/2010



Có rất nhiều hang động của Hindu, Phật giáo và Kỳ Na giáo quây quần bên nhau ở Ellora/Ấn Độ/5/2010






Những tượng và phù điêu tuyệt tác dày đặc trên vách động/Ellora/Ấn Độ/5/2010


Thầy luyện công ở hang Ellora/Ấn Độ/5/2010

 

Tượng Phật ở hang Ellora, phong cách đã có sự giao thoa với các tôn giáo khác/Ấn Độ/5/2010

Hồn đá và tình người/Hang Ellora/Ấn Độ/5/2010

 

Những tuyệt tác nghệ thuật Hindu ở hang Ellora/Ấn Độ/5/2010

 

Đục đá khối nguyên thủy để thành những chánh điện rộng bao la, với chạm trổ và hoa văn tinh xảo/Hang Ellora/Ấn Độ/5/2010

 

Những mái nhà đục từ đá khối mà thành/Hang Ellora/Ấn Độ/5/2010

 

Đá và người/Hang Ellora/Ấn Độ/5/2010

 

Luyện công tại Hang Ellora/Ấn Độ/5/2010:

 

Nngồi dưới chân tượng đức Phật Thích Ca ở trần, không mặc y, tại chánh điện một chùa hang Phật Giáo ở Ellora. Đây là biểu thị của sự giao thoa tôn giáo tại Ellora/5/2010

 

Đi kinh hành ở hang Phật giáo tại Ellora/Ấn Độ/5/2010:

Thầy trợ công để huynh Thiên Hà nhận điển quang gia trì từ linh tượng đức Phật /Hang Ellora/5/2010

 

Sau khi dùng Đại Thủ Ấn thông công. Linh tượng đức Phật ở hang Ellora tự phát sinh lực hút vật lý, kéo người hành công tiến lại gần, áp luân xa 6 vào bàn chân ngài để nhận điển quang gia trì /Ân Độ/5/2010

. . . . . .

Mời các bạn xem phim:

1/ Tham quan Hang Ellora/5/2010




2/ Thầy trợ công để chư huynh nhận gia trì lực từ linh tượng đức Phât ở Hang Ellora/Ấn Độ/5/2010




3/ Luyện công và đi kinh hành ở Hang Ellora/Ấn Độ/5/2010

 

4/Tham quan đền Kailash / Hang Ellora / Ấn Độ / 5/2010

. . . . . .

Rong chơi MumBai/Ấn Độ/5/2010:

1/ Tham quan đền Đá Trắng ở Bombay /Ấn Độ /5/2010:

Ngôi đền đá trắng này, anh em gọi đùa là Đền Mini Taj Mahal. Bởi nó giống hệt đền Taj Mahal ở Agra. Nhưng nếu Taj Mahal nằm ở  bang Uttar Predesh cách Thủ Đô New Delhi 200 km về phía nam, thì Mini Taj Mahal lại ở Bombay (Mumbai).

Gọi là Mini Taj Mahal bởi vì nó chỉ có khu đền chính giống Taj Mahal ở Agra, cũng bằng đá cẩm thạch trắng mà không có 2 khu phu ở 2 bên là Thánh đường Masjid bên phải và khu đối diện Jawab bên trái như Taj Mahal ở Agra.

Nhìn chung thì đây là một công trình kiến trúc bằng đá tuyệt đẹp với hoa văn tinh xảo và hồ phản chiếu phía trước. Tuy tuyệt đẹp, nhưng nó ít nổi tiếng bởi vì là bản sao của Taj Mahal. Tôi đã có dịp tham quan Taj Mahal ở Agra rồi nên thấy nó bình thường. Còn mọi người trong đoàn thì hết lời trầm trồ khen ngợi và thán phục.

Trước khi lên máy bay ở Ấn và quá cảnh ở Thái Lan để về Việt Nam. Đoàn đừng chân ở Mumbai để tham quan các di tích nổi tiếng ở đây và Đền Đá trắng này là một ttrong số các nơi đoàn đã đến. . . .



. . . . . .

2/ Một cửa hàng lưu niệm ở MumBai/Ấn Độ/5/2010
    Đêm trăng, tiệc ngoài trời ở Mumbai/Ấn Độ/5/2010


Vào một cửa hàng lưu niệm ở Mumbai mua vài món đồ kỹ niệm cho người ở quê nhà, sắp về rồi còn gì. . . .Một cái khăn lụa thêu, một tượng Phật nhỏ xíu, một cái tranh cổ vẽ trên vỏ cây,. . .v.v. . . đẹp ơi là đẹp. . . . dể thương quá. . .mà cũng không đắt lắm. . . .Lượn qua lượn lại, mình cũng mua được khối đồ. . . .
Mọi người đưa cho Thầy ít tiền rupi để Thầy có muốn mua gì thì mua.Thế nhưng cụ cứ đi qua đi lại xem, rồi cười, mà chẳng mua gì. Có người mua tặng cho Thầy mấy thứ rất đẹp. Thầy cầm chơi một chút rồi lại tặng cho mấy cụ mấy bác bệnh nhân theo đoàn. . . .
Hỏi sao Thầy không mua. Thầy cười:
- Thầy chỉ thưởng thức cái đẹp của nó ngay tại giây phút này thôi. Chứ Thầy không muốn sở hửu chúng cho mệt. . .hề hề. . .ta rong chơi khắp tam thiên đại thiên thế giới, tâm tịnh và lạc thì thấy cái gì mà chẳng hay chẳng đẹp. Bởi thế cất giử chi cho mệt, huống hồ là mua !  Xem cười và thích chơi cho vui, rồi bỏ đi để lại xem, lại thích, lại cười, vô sở hửu với mọi thứ khác. . . .Hề hề. .  .cái gì mà chẳng đẹp . . . .mà chẳng vui. . . .Nếu mua thì không lẻ mua hết cả tam thiên đại thiên thế giới sao !. . .Haha. . . .ha. . .
-  Thế cụ, không có cái gì để tặng những người ở quê nhà đang chờ đoàn về sao?
-  Có chứ. . .
- Thưa, cái gì thế. . .?
-  Niềm vui không nguyên nhân

Tối về khách sạn. Trăng lên rất đẹp. Ngày mai về nước rồi. Trên thảm cỏ bên bờ hồ bơi, mọi người dọn tiệc để vui với các bạn Ấn và cùng nhau cười đùa tâm sự cho thỏa.
Thầy và một số vị huynh ăn chay. Còn một số bạn trẻ, hôm nay ăn mặn vì đã hết tập, mà ăn chay cũng quá lâu rồi. Vả lại hôm nay là ngày vui để chia tay Ấn Độ mà. . .!
Các bạn Ấn hát tiếng Ấn. Người Việt hát tiếng Việt. Có người còn nhảy xuống hồ để bơi trong ánh trăng. Hương thơm của dạ lý hương phảng phất đâu đây. Có tiếng chim ăn đêm kêu buồn bả trong rặng cây Asoka đứng lặng im. Tiếng cười tiếng hát của mọi người theo ánh trăng bay đi khắp nơi. Tôi biết rồi đây trên mọi nẽo đường hành thiện độ sanh. Tiếng cười và giai điệu tâm tình đầm ấm ngày hôm nay sẽ theo tôi mãi. . .theo tôi mãi. . . .và sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm khảm của tôi.




3/ Xưởng giặt bằng tay cổ truyền, Cổng Ấn Độ /BomBay/5/2010

Trên đường đến BomBay để tham quan India Gate, một công trình kiến trúc độc đáo tại Quảng trường Thành phố sát bờ biển. Xe chúng tôi dừng lại bên đường để tham quan một xưởng giặt bằng tay cổ truyền và kỳ lạ của Ấn Độ. Gọi là kỳ lạ bởi thời đại hiện đại ngày nay, người ta đều giặt quần áo bằng máy giặt, Huống hồ đây là giặt là thuê cho toàn thành phố với số lượng quần áo chăn màn. . .v.v. . .quá lớn như vậy mà người ta vẫn dùng hằng trăm lao động hoặc có khi hơn nữa, để giặt bằng tay. . . .
Như một cái xưởng thủ công. Trên một bải đất rộng với vô số lều và nhà ổ chuột chung quanh. Xưởng giặt bẩn thỉu nhếch nhách với hàng trăm cái hồ bằng xi măng lớn nhỏ đựng đầy nước bẩn và nước sạch lấy từ sông vào để xả. . .Những người thợ giặt da đen nhẽm, ở trần trùng trục mồ hôi nhể nhại, đang vò, xát xà phòng, đập , giặt dưới cái nắng như đổ lửa. Nhiều người khác đang è ạch khênh những thừng quần áo thật lớn, nhiều người khác đang múc nước bẩn đổ đi và thay bằng nước sạch để xả. . . .Quần áo phơi thành những dây dài và phơi ngay trên mái nhà ổ chuột phủ bằng giấy dầu. . . .nắng ơi là nắng. . . .cực nhọc và lầm lủi. . . .Những người thợ giặt trông như những người từ thời trung cổ đang sống dậy. Hàng trăm năm rồi, hoặc có khi hàng ngàn năm rồi số phận và cuộc đời lam lũ của họ vẫn vậy chẳng có chi thay đổi, cho dù bên ngoài thế giới đã lắm đổi thay. . . .
Tôi nhìn và thật sự ngạc nhiên lẩn khâm phục. . . Tôi khâm phục sự chịu đựng và bằng lòng với số phận của họ !
Phải chăng nhờ đất nước có quá nhiều giáo chủ, có quá nhiều tôn giáo, có quá nhiều truyền thống tâm linh, nên đã kiến tạo một tâm lý và một thái độ cam chịu, luôn bằng lòng với hiện tại như vậy để đổi lấy bình an cho tâm hồn!
. . . .
Xe chúng tôi chạy theo con đường lượn sát bờ biển. Những lâu đài nguy nga tráng lệ, những cửa hàng bách hóa hiện đại, những khách sạn bề thế với kiến trúc đậm chất Ba Tư.. . . . .và một quảng trường rộng mênh mông bên bờ đại dương xanh. Ở đấy và sát mép nước là Indian Gate một công trình kiến trúc và điêu khắc kỳ vĩ. . . .
Chúng tôi dạo chơi dọc bờ biển, tham quan Indian Gate, chụp hình kỹ niệm, dạo trong những siêu thị lớn hiện đại, uống cà phê và trà ở quán ba ngay bên lề đường. . . .Gió biển lồng lộng, chim bồ câu bay đầy trời, tiếng cười, tiếng nói, tiếng trêu đùa pha trò theo gió lộng bay đi muôn phương,. . .
Tôi đứng đấy trên đất Ấn nhớ về miền rừng núi Trường Sơn hùng vĩ ở quê nhà Việt Nam, nơi tôi đã gặp, đã tu và đã thành người rong chơi khắp cỏi ta bà, nơi có ông Thầy Già đã dạy tôi tu học và biết cách đi hành thiện giúp đở mọi người, tìm vui với cuộc đời bồ tát đạo lắm chông gai nhiều thử thách.
Gió biển như thổi xuyên qua người tôi, thổi xuyên qua tâm tôi chẳng chút gì vướng mắc.
Rỗng không để cơn gió đạo đời thổi tuột qua kẻ bàn tay. . . .
Haha. .  .ha. . . ."Ta dạy con pháp này, để con rong chơi rồi về với Phật". . . .Hóa ra quá nửa đời người con mới chợt ngộ bí mật trong câu nói của Thầy: "Hề hề. . . Chưa về thật sự với Như Lai, thì chẳng thể rong chơi". . . .
Hề hề. . . .Cu Tý nói vậy phải không Ônng Mập. . . .phải không Ông Mập?
Thế mà bao lâu nay ông chẳng thèm nói để cu Tý lang thang tìm mãi tìm hoài. . . .Bây giờ biết rồi nhé. . . .Ông Mập ơi. . . .Cu Tý biết rồi. . . .
Đi chơi thôi. . . .đi chơi thôi! . . . .Mà thành Phật cũng để chơi thôi mà. . . .
Làm mà chẳng vướng bận. . . . .Mọi thứ đều đẹp và huyền diệu quá ! Ngạc nhiên quá! Thích thú quá! Cái vui này chẳng bao giờ hết được. . . .Ông Mập ơi. . . .Ông Mập. . .xuống đây chơi đi. . .hề hề. . .!

Ngay mai về nước rồi! Cuộc vui thế gian thì dù vui mấy, kéo dài mấy rồi cũng có lúc phải tàn. . . .Rồi lại đi tìm cuộc vui khác. . . .
Hề hề. . . .Còn ta thì đi cũng vui, về cũng vui, ở cũng vui mà tùy hứng theo gió nhàn du cũng vui. Thế thì về hay chưa về nào có khác chi chứ!
Giống như trong ngàn hoa, cái hoa nào cũng có chút mật. Con bướm rong chơi phải biết vươn vòi hút chút mật ấy để sống. Ta cũng vậy, bằng sự đồng cảm và hội nhập, ta phát hiện trong bất kỳ cái gì cũng có chút mật ngọt thú vị. Thế rồi, Ông Thầy Già nơi quê nhà đã dạy ta cách hút lấy chút tinh túy mật ngọt này trong sự sự việc việc. Nên giờ đây niềm vui không nguyên nhân khiến cuộc đời ta biến thành đại lạc. . . .hề hề. . . .

-  Này Cu Tý. . .  muốn đi thì đi, muốn đứng thì đứng chổ nào mà chẳng có ta chứ. .  .hề hề. . .!



>>>>>>>>

Trên đường thiên lý:
Khi theo Thầy hành hương về miền đất Phật. Tôi cùng mọi người xuôi ngược khắp mọi nẽo đường đất Ấn. Ngồi trên xe, chụp qua khung cửa xe hơi đang chạy, quang cảnh hai bên đường thiên lý. Hình không được đẹp, nhưng mình đưa lên đây để các bạn có thể hình dung phần nào sinh hoạt của dân Ấn tại những miền có di tích của Đạo Phật.