Vài nét về Thánh tích Nalanda
Nālandā là tên của một trường đại học xưa cổ tại tiểu bang Bihar, India. Nalanda nằm cách thủ phủ Patna của Bihar 55 dặm về phía đông nam. Nalanda là trung tâm giáo dục của Phật giáo vào năm 427 đến 1197 sau công nguyên.
Được thành lập vào thế kỷ thứ 5 BC, Nalanda được xem như là một trường đại học có mặt sớm nhất trên thế giới. Đức Phật được tin tưởng rằng đã viếng thăm Nalanda trong nhiều lần. Đệ tử nổi tiếng của Đức Phật là Ngài Xá Lợi Phất đã sanh ra ở đây và cũng đã tịch tại nơi này. Một vài phần của Nalanda được xây dựng bởi hoàng đế Mauryan là Asoka (ví dụ như Tháp Sariputta); một phần do hoàng đế Tamil là Rajaraja Chola. Đế chế Gupta cũng góp một phần vào việc xây cất các tu viện. Nalanda rất gần Rajgir (thành Vương Xá ngày xưa). Vào thế kỷ thứ 3 BC, Nalanda đã trở nên liên quan đến chư Tăng và Học giả, Họ tập hợp về đây cho sự thảo luận và trao đổi Phật học, và cũng vào thế kỷ thứ 5 BC một Tu viện khổng lồ được thiết lập dưới triều đại Gupta.
Kể từ thời Đức Phật, các Tỳ kheo luôn luôn được khuyến khích học tập các loại nghệ thuật và khoa học khác nhau. Sự học được khuyến khích vì nó phục vụ cho cả hai mục đích : Kiến thức và sự tu tập. Chính vì thế, các Tỳ Kheo lấy sự học để có thể thực tập và nhận ra Giáo Pháp một cách hoàn hảo và bằng cách ấy làm lôi cuốn đến số đông.
Theo các sử gia, Nalanda phồn thịnh vào giữa những năm 427 và 1197 sau công nguyên, chủ yếu dưới sự giám sát của những vị vua theo Phật giáo như Harsha và các vị vua của đế chế Pandyan và đế chế Pala. Sự hình thành của Nalanda chính xác vào thời điểm nào thì chưa được xác định. Căn cứ theo tiểu sử của Long Thọ (Nagarjuna) sinh năm 150 sau công nguyên, xuất gia năm 7 tuổi tại Nalanda, thì đại học Nalanda phải có vào thế kỉ thứ hai hoặc ít ra tại nơi đây đã từng là một tu viện rất lớn.
Phế tích của đại học Nalanda chiếm diện tích khoảng 14 hectares. Viện đại học này xây hoàn toàn bằng gạch đỏ. Vào thời hưng thịnh, Nalanda có khoảng 10 ngàn tu sĩ học viên và 2 ngàn giáo sư. Nalanda đã cuốn hút các học giả và học viên khắp nơi trên thế giới như Trung quốc, Hy Lạp, Ba Tư, Đại Hàn, Nhật bản, Tây Tạng v.v....Vào thời của Mañjuśrīmitra, chương trình dạy ở Nalanda bao gồm hầu hết các lĩnh vực Phật giáo, Ấn giáo, tâm linh, thế tục, trong nước và ngoài nước. Đại học Nalanda dạy đủ các môn khoa học, thiên văn, luận lý, y học để ứng dụng vào siêu hình học, triết học Samkhya, kiến thức yoga, kinh Veda, kinh Phật giáo. Ngoài ra học viên cũng được học các triết lý từ các nước ngoài Ấn Độ. Ngài Huyền Trang một Tăng Sĩ Trung Quốc hành hương đến Tây Trúc vào thế kỷ thứ 7 AD đã trải qua 3 năm tại Nalanda. Ông ta đã để lại một chú thích chi tiết về trường Đại học Nalanda, chương trình giảng dạy, các hoạt động và các sự giải thích khác. Ông ta diễn tả toà nhà Sangharama cao, nó được xây dựng cao 3 đến 6 tầng. Một trong số đó có việc đúc tượng Phật bằng đồng cao 80 feet. Một Tăng sĩ Phật giáo TQ hành hương khác là Ngài Nghĩa Tịnh, người đã trải qua 10 năm tại trường đại học này và chứng kiến 8 tu viện và trên 300 phòng ốc .
Năm 1193 Nalanda bị phá hủy bởi đoàn quân Thổ Nhĩ Kì do tướng Bakhtiya Khilji cầm đầu. Các học giả coi đây là thời điểm mốc đánh dấu chính thức sự suy tàn của đạo Phật tại Ấn Độ. Sử gia Ba Tư Minhaj trong tài liệu the Tabaquat-l-Nasiri mô tả rằng có đến hằng ngàn tu sĩ Phật giáo đã bị thiêu sống và hàng ngàn người khác bị chặt đầu, khi Khilji nổ lực nhổ tận gốc Phật giáo để ươm trồng Đạo Hồi giáo (Islam)tại đây bằng sức mạnh thanh kiếm! Các thư viện kinh sách đã cháy trong nhiều tháng. Khói đã làm tối đen các ngọn đồi thấp chung quanh Nalanda. Viện trưởng cuối cùng của Nalanda là Shakyashribhadra năm 1204 đã chạy trốn về Tây Tạng theo lời mời của dịch giả Tây Tạng Tropu Lotsawa. Tại Tây Tạng ông đã truyền thừa dòng tu Mulasarvativadin. Sự hủy diệt các tu viện, chùa tháp, trung tâm giáo dục tại Nalanda và toàn bộ vùng Bắc Ấn của đạo quân Islam đã diệt chết các tư tưởng bác học của người Ấn về toán học, thiên văn, luyện kim và cơ thể học.
Vào cuối thế kỉ 19, nhà khảo cổ Alexandar Cunningham tìm ra dấu tích Nalanda tại ngôi làng Baragaon. Các cuộc khai quật sau đó được các nhà khảo cổ Ấn Độ tiến hành vào đầu thế kỉ 20 khoảng 1915-1937 và gần đây nhất là giữa những năm 1974-1982. Nalanda hôm nay đã tàn rụi, nhưng vẫn còn truyền lại cho người sau sự uyên thâm của nó. Khảo cổ học vùng này được phân loại nhiều vị trí bao gồm 11 tu viện và một vài chánh điện được xây dựng trong gạch đỏ. Vị trí khai quật rộng trên 166 feet ( nam-bắc) và 800 feet( tây- đông ). Kiến trúc gây ấn tượng nhất là tháp của ngài Xá Lợi Phật, nó được tu sửa nhiều lần dưới nhiều triều đại khác nhau. Kế tháp chính có nhiều tháp nhỏ hơn nằm phía dưới. Chánh điện nằm ở vị trí số 2 là khác thường vì nó không được xây bằng gạch. Nó được bao bọc trong đá và vẻ đẹp của nó được chạm trổ trên 200 miếng đá. Hầu hết các kiểu mẫu này vay mượn từ thần thoại Hindu.
Bảng hướng dẫn bằng tiếng Anh đặt ngay lối vào phế tích Nalanda đã viết: "Lịch sử Nalanda gợi nhớ lại quá khứ, thời kì của Ngài Mahavira và Đức Phật Gautama trong thế kỉ thứ 6 trước công nguyên. Nó cũng là nơi sanh và nơi Niết Bàn của Sariputta, người học trò nổi tiếng của Đức Phật. Nalanda trở nên nổi tiếng vào thế kỉ thứ 5 sau công nguyên như một tu viện và học viện về các nghệ thuật phương Đông và giáo dục Phật giáo. Nalanda lôi cuốn rất nhiều học viên từ phương xa trong đó có Trung quốc. Trong một thiên hà đầy sao sáng đó có những cái tên như : Nagajuna (Long Thọ), Aryadeva, Vasubandhu (Thế Thân), Dharmapala (Hộ Pháp), Suvishnu, Asanga (Vô Trước), Silabhara, Dharmakirti, Shantaraksita và các nhà chiêm bái trung quốc nổi tiếng như Huyền Trang và Pháp Hiển. Huyền Trang và Pháp Hiển đã mô tả chi tiết tất cả các tu viện và thánh tích của Nalanda cũng như tiểu sử của các tu sĩ tại đây. Quan trọng hơn cả những kiến trúc được tìm thấy tại Nalanda. Công cuộc khai quật đã phát hiện nhiều tượng và hình điêu khắc trên đá, đồng, chất đúc khuôn (stucco). Ngoài các tượng điêu khắc thuộc Phật giáo là các Phật (Buddha) trong nhiều tư thế, Avalokitesvara (Quán Âm), Majusri (Văn Thù), Tara, Prajnaparamita, Marichi, Jambhala, v.v..Một số hình ảnh hoàn toàn thuộc về các thần của Bà la môn giáo như Vishnu, Shiva, Pavarti, Mahishasur-Mardini, Ganesha, Surya v.v..."
Đọc bảng hướng dẫn trên, khách tham quan nhận ra ngay vai trò của Đại học Nalanda trong nền văn hóa Ấn Độ và cũng hình dung ra phần nào hướng phát triển của Phật giáo Đại thừa khi nó được dạy và học chung với các tôn giáo phát tích từ Vệ Đà. Đại học Nalanda chính là cái nôi của Phật giáo Đại Thừa và là nơi hình thành các đỉnh cao trong triết lý Đại thừa. Long Thọ, Huyền Trang, Vô Trước Thế Thân...đã học và dạy tại đây. Ngay cả đại sư Naropa cũng học và dạy "Sáu pháp Naropa" tại đây. Có thể nói toàn bộ nền văn minh Ấn Độ đã được sưu tầm, nghiên cứu và giảng dạy tại Nalanda trong khoảng một ngàn năm. Tư tưởng Phật giáo đại thừa xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 1 sau công nguyên, nghĩa là chỉ trước khi có đại học Nalanda chừng một thế kỉ. Chính Nalanda đã đào tạo hàng trăm luận sư nổi tiếng của Phật giáo đại thừa: Vô trước, Thế Thân, Trần na, Hộ Pháp, Giới Hiền (Duy Thức luận), Long Thọ, Tịch Thiên (Trung Quán Luận) v.v... Nalanda là trường đại học có cách tổ chức và nội dung giảng dạy không thua gì một trường đại học lớn ngày nay! Ngoài 18 bộ phái Phật giáo được dạy tại đây, Nalanda còn dạy kinh Vệ Đà, loại triết học lúc nào cũng được coi là chính thống tại Ấn Độ. Các loại tượng và hình ảnh điêu khắc thuộc Bà La Môn giáo khai quật được tại Nalanda cho thấy Nalanda không chỉ là nơi đào tạo của riêng các tu sĩ Phật giáo mà còn là nơi đào tạo các chuyên gia về các tôn giáo khác. Có lẽ các triều đại vua ủng hộ Nalanda mong muốn trường đại học này phải là trung tâm truyền dạy tất cả kiến thức và văn hóa của Ấn Độ. Riêng về lãnh vực tôn giáo, Nalanda đã tạo cơ hội cho các tôn giáo và bộ phái có mặt trên đất Ấn cũng như các nước ngoài Ấn Độ tiếp xúc với nhau. Có thể vì thế trong suốt thời kì phát triển của Nalanda đã có một sự biến tướng và pha trộn các triết lý khác nhau, và đương nhiên triết lý nguyên thủy của Phật giáo cũng bị biến đổi. Đại trí độ luận (mahaprajnaparamitasastra) của ngài Long Thọ, được viết dưới dạng những câu hỏi-đáp, đã giải thích lại tất cả những khái niệm của Phật giáo theo nhãn quan của Phật giáo Đại thừa.
Gần Nalanda, Bảo tàng khảo cổ học có góp nhặt những vật cổ xưa được khai quật từ nalanda và các vùng lân cận. Nó xác minh rằng đại học Nalanda nổi tiếng vì sự phong phú của kiến trúc đá, đồng đúc và sơn tay. Cunningham định giá kiến trúc được khai quật ở đây là tinh xảo nhất trong Ấn Độ. Sự khám phá về nghệ thuật đúc kim với miếng kim loại vảy sắt ( tháp vị trí 13) chứng minh rằng kim loại được đúc tại Nalanda. Một mẫu đồng tinh xảo nhất diễn tả Đức Phật trong tay bắt ấn kiết tường. Trường phái nghệ thuật Pala được tìm thấy tại Nalanda với một vài kiến trúc thuộc thời điểm này.
Các vị Đại Hiền Thánh của Học Viện Nalanda thời ấy là:
[Buddha Sakyamuni - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni]
1. [Nāgārjuna - Long Thọ]
2. [Bodhisattva Aryadeva - Bồ Tát Thánh Thiên]
3. [Buddhapālita - Phật Hộ]
4. [Ācārya Bhāvaviveka - Thanh Biện]
5. [Chandrakirti - Nguyệt Xứng]
6. [Bodhisattva Shantideva - Bồ Tát Tịch Thiên]
7. [Shntaraksita - Thiện Hải Tịch Hộ]
8. [Kamalashila - Liên Hoa Giới]
10.[Asanga - Vô Trước]
11. [Acharya Vasubhandu - A Xà Lê Thế Thân]
12. [Dignāga - Trần Na]
13. [Dharmakirti - Pháp Xứng]
14. [Vimuktisena - Giải Thoát Quân]
15. [Haribhadra - Sư Tử Hiền]
16. [Gunaprabha - Đức Quang]
17. [Sakyaprabha - Thích Ca Quang]
18. [Jowo Atisa - A-ti-sa]
. . . . .
Đường vào khu phế tích Nalanda/Ấn Độ/3/2010
Đoàn KCDS/Việt Nam tham quan khu phế tích Nalanda/3/2010
Toàn cảnh khu phế tích Nalanda
Xưa kia đây là phòng ngủ, hội trường, khu vệ sinh của giáo viên và học viên Nalanda
Tham quan khu Tháp Xá Lợi Phất:
Tháp Xá Lợi Phất
Xưa kia đây là nơi khu nhà bếp, phòng uống trà và khu sinh hoạt của học viên Nalanda
Kỷ niệm trước Tháp Xá Lợi Phất/Nalanda/3/2010
Tham quan khu nhà cầu nguyện, nhà thờ và đền tháp của Nalanda
Một số tác phẩm nghệ thuật còn sót lại/Nalanda:
Kỷ niệm ở khu Đền Tháp và nhà cầu nguyện/Nalanda
Tham quan Nalanda
Rời Bồ Đề Đạo Tràng chúng tôi lên đường đến khu Thánh tích Nalanda, đại học đầu tiên trên thế giới.
Hai bên đường cây cổ thụ xòe bóng mát. Nắng mai vàng ươm trên những cánh đồng lúa mì với những hàng cọ cao vút xòe lá, trên đấy chim ri và sáo sậu từng bầy đang ríu rít và hót líu lo. Quạ bay từng đàn, đậu đầy trên những cây ngô đồng hoa đỏ như máu. Rất nhiều khỉ địu con xin ăn trên vỉa hè và trong các quán ăn bụi ở lề đường. Trâu bò đứng uống nước và ăn cỏ khô ở máng. Khắp nơi đàn ông buôn bán lặt vặt và làm việc trên cánh đồng nắng chói chang. Đàn bà đội cỏ và sữa tươi trên đầu đi thành từng hàng dài. Trong cái nắng như thiêu như đốt. Từng đoàn người mặc áo trắng đi về phía những Đền Ấn giáo và Hồi Giáo nhỏ xíu trên đỉnh các ngọn núi đá trơ trụi đầy gai xương rồng. Những lòng sông cạn khô đầy cát và những con bò sừng dài sơn đủ màu, cổ mang vòng lục lạc. Những con ngựa thồ mình nhể nhại mồ hôi đầu có cắm lông công đủ màu sặc sở. Những cái nhà nhỏ xíu che tạm bợ bên cạnh những cao ốc với sân cỏ vườn hoa.
Nalanda đây rồi. . . .
Xe vừa ngừng thì hàng đoàn ăn xin và bán hàng lưu niệm ùa đến mời chào chèo kéo. Cũng rất muốn cho, muốn mua giúp. Nhưng hướng dẫn viên du lịch đã dặn, nên cả đoàn chẳng ai dám, vì sợ cả làng kéo đến chèo kéo thì khổ. Chỉ chờ tham quan xong lên xe, mới dám nhờ hướng dẫn viên bản xứ thay mặt đoàn cho tiền các cháu và đám người ăn xin.
Đường vào khu Nalanda hai bên đầy cây bóng mát. Rất nhiều bồ đề cổ thụ và sân cỏ rộng mênh mông. Hai hàng cây Asoka đứng thẳng tắp rủ lá như lặng yên buồn rầu trước cảnh tàn phá, hoang tàn, đìu hiu. . .
Nalanda xưa to lớn, đông vui là thế, mà nay chỉ còn lại đống gạch vụn rộng lớn hoang vu. Khắp nơi chỉ còn lại những nền đá đầy rêu và bờ tường gạch thấp lè tè. Công trình còn lại nhiều nhất là Tháp Ngài Xá lợi Phất. Thật sự cũng chỉ như một cái gò nhỏ bằng gạch nham nhở với những tháp nhỏ đứng xiêu vẹo trong cái nắng chói chang.
Ngày quân Hồi Giáo giết chóc tàn phá và hủy diệt Nalanda, cũng là ngày đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo ở Ấn Độ và khiến cho mãi đến nay, Phật giáo vắng bóng ở đất nước vốn từng là quê hương của Phật.
Đi thăm khắp khu thánh tích chỉ thấy toàn là đổ nát và hoang tàn. Nắng ơi là nắng. . . .và buồn ơi là buồn. . .
Khi chúng tôi ngồi nghĩ dưới bóng một khúc tường còn sót lại, thì một vị huynh hỏi thầy:
- Thưa cụ, đây là trường đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới để hoằng dương chánh pháp. Sao Như Lai không gia hộ để quân Hồi Giáo tàn phá hủy diệt, giết chết hàng vạn tu sĩ, thiêu rụi mọi kinh điển?
- Này Cỏ May, cái gì có tướng thì đều thành trụ hoại diệt. Nhưng chánh pháp vô tướng vô ngã của Như Lai thì vẫn đang phát triển lớn mạnh trên khắp hành tinh này. Còn lớn mạnh hơn thời Phật tại thế.
Này Cỏ May, như dòng sông đang chảy ra đại dương đâu có gì ngăn nó lại được. Nếu ngăn thì nó sẽ chảy sang hướng khác. Xưa kia con sông ấy bị ngăn cản ở Nalanda thì nó mới chảy ra khỏi Ấn Độ và nay mới phát triển ra toàn thế giới chứ.
Này Cỏ May, giáo pháp nguyên thủy của đức Phật, thời kỳ ấy bị bức ngặt, thì nay nó mới phát triển thành Đại Thừa. Nhờ vậy Phật giáo mới dung nạp được mọi tinh hoa của nhân loại chứ. . Hề hề. . .ông nên nhìn sự vật qua qui luật biến dịch và trùng trùng duyên khởi thì mới được.
- Thưa cụ, chúng ta học được gì qua bài học Nalanda ?
- Này Cỏ May, đừng tự cho, chỉ có pháp môn mình đang tu là chánh giáo và xem niềm tin của những người khác là ngọai đạo với giọng điệu khinh miệt, thì không sớm thì chầy cũng tự chuốc lấy tai họa. Mà nên nghĩ là trăm hoa cùng đua nở thì làm đẹp cho đời hơn. Chấp tướng thì tướng mới bị phá, chấp pháp thì pháp mới bị tiêu diệt. Nếu từ bi, hòa hợp và đồng cảm thật sự thì nước lên bèo lên, nước xuống bèo xuống. Luôn tùy duyên thích ứng tình huống thì vô công dụng hạnh tự nhiên thành. Nếu sự phát triển của mình mà đẩy kẻ khác vào đường cùng thì khắc sẽ bị thiệt hại do vật cùng tắc biến vật cực tắt phản. Qua thực tiển ở đây, ta đã thấy tính vô thường của sự vật và tính đấu tranh của nhị nguyên. Vậy chư huynh hãy trụ vào Phật Tánh, dụng "pháp vô pháp", dụng tuớng vô tướng". Với giáo pháp của Như Lai hãy tùy thời mà dùng nhiều bình đựng khác nhau. Tùy tình huống mà hiển thị pháp tướng. Luôn biến thiên biến dịch, thiên hình vạn trạng. Không có Ngã mà Ngã nào cũng có thể hiển thị. Pháp nào cũng có thể dụng được để nương theo đấy mà xiển dương mật giáo của Như Lai.
Này Cỏ May: " Vạn pháp Đồng ở bản thể và Hòa ở pháp tướng"
Thế thì biến thiên cùng trời đất và vượt lên trên mọi đấu tranh hủy diệt.
Này Cỏ May, cái lầm của mọi người là tưởng Nalanda chỉ có ở Ấn Độ. Không đâu Cỏ May, Nalanda có ở mọi thời đại và ở mọi nơi, theo mọi hình thức khác nhau, tinh vi tế nhị, thâm trầm hơn nên khó thấy khó biết đấy thôi.
Này Cỏ May, đạo Phật là đạo của trí tuệ. Vậy ông hãy biết Nalanda của chính mình là gì ? và hãy dụng pháp vô tướng, vô ngã của Như lai để vượt qua.
Nụ cười Nalanda
Cái buồn Nalanda
và đứng lên từ Nalanda
. . . . . .
Mời các bạn xem phim:
nalanda-1.mp4
Nalanda-TT.mp4
Trúc lâm tịnh xá tại thành Vương Xá
Vương Xá (tiếng Ấn là Ràjagriha) là thành cổ nhất ở Ấn Ðộ. Theo tập Ràmàyana, thành này do vua Vasu lập ra và đặt tên là Vasumati. Ðến đời đức Phật, được gọi là Vương xá, vì rất nhiều cung điện được xây dựng tại đây. Ràja nghĩa là Vương, Griha nghĩa là Xá, gọi chung là Vương xá. Thành này nổi tiếng khắp Ấn Ðộ vì là kinh đô xứ Ma-kiệt-đà. Theo ngài Buddhaghosa (Phật Âm) thành này có đến 32 cửa chính và 64 cửa phụ. Sau khi Vua A-xà-thế (Ajatasatru) xây thành Pàtaliputra bên bờ sông Hằng (hiện còn một vài di tích tại Patna, thủ đô của Bihar) thì thanh Vương xá mất dần địa vị quan trọng.
Ðức Phật đến thành Vương Xá nhiều lần. Trước khi Ðắc đạo, đức Phật có đến khất thực xung quanh thành. Ðược biết Ngài là Thái tử của dòng Thích Ca, Vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) đã yết kiến ngài và Ngài đã hứa sau khi đắc đạo sẽ trở về giáo hóa cho nhà Vua. Ðức Phật thường ở nhiều nơi trong thành này. Chỗ Ngài thích nhất là núi Linh-Thứu (Gridharakuta) hoặc ở Trúc Lâm tịnh xá (Veluvana) do vua Tần Bà Sa La cúng dường.
Ngày đó, khi Đức Phật du hành từ Bồ Đề Đạo Tràng đến thành Vương Xá (Rajagaha), được vua Bình Sa Vương (Bimbisara) và thần dân nghênh tiếp một cách hoan hỷ. Sau khi quy-y Tam Bảo và nghe lời tuyên thuyết của Đức Phật, vua Bình Sa Vương chứng Thánh quả và cảm thấy an lạc tuyệt đối. Sau khi cúng dường Trai Tăng tại hoàng cung, vua thỉnh ý của Đức Phật muốn biết nơi nào yên tịnh thích hợp cho Đức Phật và Tăng đoàn. Đức Phật trả lời rằng "Nơi thích hợp cho Như Lai và Tăng đoàn là một nơi vắng vẻ, không xa mà cũng không gần thành thị, để cho ai muốn, có thể đến một cách dễ dàng. Một nơi mát mẻ, ban ngày không đông đảo ồn ào, ban đêm yên tĩnh, khoảng khoát và kín đáo, nơi ấy sẽ thích hợp." Nghe xong, vua liền nghĩ ngay đến khu "Trúc Lâm", tức là khu rừng trúc dùng làm vườn thượng uyển của ngài. Chỉ có khu này mới hội đủ điều kiện và thích hợp cho Đức Phật mà thôi. Vua bèn bạch với Đức Phật để xin dâng cúng ngôi Vườn Thượng Uyển đến Đức Phật và chư Tăng. Đây là một khu vườn rộng với thật nhiều khóm trúc xanh um, tuy không xa đô thị nhưng lại mang vẻ thanh u và tịch liêu của một vùng thôn dã với bóng mát thường xuyên của những khóm trúc. Đây cũng là khu an toàn của loài sóc. Đức Phật và Tăng đoàn đã trải qua ba mùa an cư kiết hạ tại khu vườn này (từ hạ thứ nhì đến hạ thứ tư).
Trong khu vườn này cây cối được sửa sang ngay thẳng, hoa lá tươi xanh, có nhiều bụi tre già lớn ở phía trong. Có lẽ vì thế mà được gọi là Trúc Lâm tịnh xá. Đây là khu tịnh xá đầu tiên được dựng lên cho Đức Phật và Tăng đoàn. Giữa khu tịnh xá là một cái hồ hình chữ nhật thật to, nước trong xanh, nghiêng mình soi bóng những hàng cây, được xem là hồ Kalandaka, bốn phía đều được xây bằng gạch, theo truyền thuyết thì hồ này do ông Karanda dâng cúng trong việc xây dựng để cho Phật và chư Tăng tắm giặt. Ngày nay nước trong hồ vẫn còn khá nhiều. Ngài Huyền Trang có nói đến hồ này trong ký sự.
Bên cạnh hồ nước có một pho tượng Phật đứng trong một ngôi tháp do chánh phủ Ấn mới xây lên sau này để tưởng niệm nơi Đức Phật thường đi kinh hành quanh hồ. Hiện trong khuôn viên của Tịnh xá hãy còn lưu lại những nền gạch và ngôi tháp thờ xá lợi Phật do vua A Xà Thế xây dựng. Cạnh hồ nước hãy còn một cây Bồ Đề thật to mà theo truyền thuyết do chính ngài A Nan trồng, để mỗi khi nhìn cội cây là nhớ đến Đức Phật. Ngài Huyền Trang còn cho biết thêm rằng Trúc Lâm tịnh xá cách cửa thành phía Bắc độ một dặm. Rất nhiều khóm tre mọc khắp vùng, đức Phật ở nhiều tháng tại tịnh xá này. Sau đây là một vài bộ kinh được Phật thuyết tại đây: Mahàkassapa, Mahamoggallana và Mahacun-dabhojihangasutta.
Trúc lâm Tịnh Xá cũng chính là nơi ngài Mục-kiền-liên bị ngoại đạo ám sát và đức Phật đã chỉ cho một chỗ để xây dựng một ngôi tháp thờ Ngài.
Tháp gặp gỡ nơi cổng thành Vương Xá - Kỷ niệm nơi Thái Tử Tất Đạt Đa trên đường tầm đạo gặp vua Tần Bà Sa lần đầu
Một đoạn tường thành trong kinh thành Vương Xá xưa của Vua A xà Thế
Đây chính là nơi vua con A Xà Thế giam giữ vua cha là Vua Tần Bà Sa La sau khi lật đổ vua cha.
Đây là di tích tịnh xá của ngự y Kỳ Bà. Ngài là ngự y của vua Tần bà Sa La đươc giao trọng trách chữa bệnh cho Đức Phật và Tăng đoàn. Ngài đã phát nguyện chữa bệnh miễn phí suốt đời cho tăng đoàn và cúng dường Đức Phật ngôi tịnh xá này vì ngài thấy Đức Phật hay dừng chân tại vườn xoài này mỗi khí lên núi Linh Thứu.
Sau khi Phật nhập niết bàn, Vua A Xà Thế cũng được chia 1/8 Xá lợi Phật và ông đem về, dựng lên tháp này để an vị.
Trong thành Vương Xá này ngoài Vườn Trúc Lâm và Núi Linh Thứu là 2 Thánh Tích lớn quan trọng. Còn có một quần thể các di tích khác có liên quan đến cuộc đời tu tập hành đạo của đức Phật. Đó là: nơi kỷ niệm Thái tử Sĩ Đạt Ta gặp vua Tần Bà Sa La lần đầu khi ngài đang trên đường tầm đạo, nhà ngục giam vua Tần Bà Sa La, thành cổ Vương Xá, vườn xoài ngự y Kỳ Bà cúng cho Phật, suối nước nóng nơi xưa kia Phật thường đến tắm, động Thất Diệp nơi kết tập kinh điển lần thứ nhất . . .v.v. . .
Phế tích Nhà Ngục nơi A Xà Thế giam vua Bình Sa Vương (Bimbisara's Jail in Rajgir). Hiện nơi này chỉ còn lại một nền cỏ và một vòng tường thấp bằng gạch mà thôi. A Xà Thế bị Đề Bà Đạt Đa xúi giục âm mưu sát hại vua cha để chiếm ngôi. Nhưng âm mưu bại lộ, A Xà Thế bị bắt quả tang. Thế nhưng vì lòng độ lượng, thương con mà vua Bình Sa Vương đã không nỡ xử phạt con mình theo quân pháp. Chẳng những vậy, nhà vua còn nhường ngôi lại cho con, vì thấy con mình đang thèm khát ngai vị. Trớ trêu thay, chẳng những A Xà Thế không chút ăn năn hối cải, mà ngược lại, vì sợ vua cha có thể lấy lại ngôi báu nên A Xà Thế quyết định hạ ngục cha mình. Không ai được quyến lui tới thăm viếng, ngoại trừ hoàng thái hậu. Sau nhiều lần bắt gặp chính hoàng thái hậu là người đã tiếp tế lương thực cho vua cha, nên A Xà Thế cấm luôn, không cho mẹ mình vào thăm cha. Thế nhưng vua Bình Sa Vương vẫn an nhiên tự tại.
Vì lo cho chiếc ngai vàng nên A Xà Thế không muốn thấy cha mình tồn tại. Sau đó ông sai người đến ngục hạ sát chính cha ruột của mình. Ngày vua cha bị hạ sát cũng là ngày đứa con đầu lòng của A Xà Thế chào đời, và cũng chính ngày đó A Xà Thế được nghe hoàng mẫu kể cho nghe về lòng thương con của vua cha. A Xà Thế hối hận đích thân cấp tốc chạy đến nhà giam, mong người mà mình sai đi chưa kịp đến để giết cha, vừa đi miệng ông vừa kêu la thật lớn: "Hãy lập tức thả ra người cha yêu quý của trẫm!" Nhưng khi đến nơi, thì cha ông đã chết một cách thảm thiết. Từ đó về sau này, A Xà Thế hối hận cực độ và tìm đến quy-y với Đức Phật và Tăng đoàn. Ông cũng trở thành một quân vương Phật tử và hết lòng hộ trì Tam Bảo như cha mình thuở trước không sai khác. Tương truyền khi bị A Xà Thế giam giữ tại đây, vua Tần Bà Sa La thường đi qua lại bên cửa sổ nhà ngục, nhìn lên núi Linh Thứu, chiêm ngưỡng Đức Phật lúc Ngài đi kinh hành. Hiện tại nhà ngục nơi vua A Xà Thế giam vua cha Bình Sa Vương đã đổ nát hết, chỉ còn lại một vòng tường trên nền cỏ, xung quanh cây cối um tùm. Sau khi Phật nhập niết bàn, Vua A Xà Thế cũng được chia 1/8 Xá lợi Phật và ông đem về, dựng bảo tháp để an vị. Cho đến đời vua A Dục (300 năm sau khi Phật nhập diệt), Vua A Dục cho khai quật tháp và mang xá lợi đi an trí tại một nơi khác vì lúc đó Thành Vương Xá không còn là kinh thành nữa.
Di tích tịnh xá của Kỳ Bà-người là ngự y của vua Tần bà Sa La, đươc giao trọng trách chữa bệnh cho Đức Phật và Tăng đoàn. Ngài đã phát nguyện chữa bệnh miễn phí suốt đời cho tăng đoàn và cúng dường Đức Phật ngôi tịnh xá này vì ngài thấy Đức Phật hay dừng chân tại vườn xoài này mỗi khí lên núi Linh Thứu.
Ngoài ra, theo dân chúng trong vùng thì cách núi Linh Thứu chừng 2 cây số, trên đường trở về Bồ Đề Đạo Tràng, bên trái có một suối nước nóng, nước vẫn còn nóng, nhiệt độ khoảng 105 độ F. Tương truyền từ thời Đức Phật, suối này đã chữa bệnh được cho rất nhiều người và chính Đức Phật cũng thường đến tắm tại đây.
Bên trên suối nước nóng là động Thất Diệp (Pippala), nằm về phía Tây Nam của Trúc Lâm Tịnh Xá. Trên đỉnh Baibhara có một động đá, đó là động Thất Diệp. Có một hành lang nhân tạo và một bức tường được xây bằng những tảng đá chồng lên nhau. Theo lịch sử Phật giáo của cả hai trường phái Đại Thừa và Nguyên Thủy, thì động Thất Diệp chính là nơi ngài Ca Diếp triệu tập 500 vị A La Hán tới trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, dưới sự bảo trợ của vua A Xà Thế. Về sau vua A Dục cho xây tháp và chôn trụ đá để đánh dấu nơi này. Gần bên động Thất Diệp là nền nhà cũ của ngài Đại Ca Diếp, nơi Đức Phật thường ghé thăm .
Một bụi trúc ở vườn trúc lâm/Thành vuơng Xá hiện nay
Đảnh lễ luyện công ở Trúc Lâm Tịnh Xá/Thành Vương Xá/3/2010
Đi trên con đường xưa kia Phật thường đi dạo/Trúc Lâm Tịnh Xá/Ấn Độ/3/2010
Tượng Phật đang đi dạo
Tượng Phật đang thuyết pháp
Đứng dưới gốc cây bồ đề ngài A Nan trồng để tưởng nhớ Phật/Trúc Lâm Tịnh Xá Ấn độ/3/2010
Hồ Kalandaka,nơi xưa kia Phật thường tắm
1/Luyện công ở Trúc Lâm Tịnh Xá/Thành Vương Xá/3/2010:
Vuon-Truc-Lam.mp4
Thể nhập Mandala Ngũ Trí Như Lai ở Linh Thứu Sơn
1/ Vài nét về núi Linh Thứu.
Chúng tôi đi đến Rajgir thuộc bang Bihar phía đông Bắc Ấn. Bihar là bang có diện tích bằng nửa diện tích Việt Nam nhưng dân số gần 100 triệu người. Rajgir của Bihar, ngày xưa gọi là Rajagaha, tức thành Vương xá, kinh đô của nước Magadha (Ma Kiệt Đà) của Vua Bibimsara (dịch là Tần Bà Sa La hay Bình Sơn Vương). Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Ấn độ gồm 16 nước. Magadha là một nước lớn mạnh phía đông bắc Ấn. Khi vua Bibimsara biết sa môn Gautama tài giỏi, diện mạo thanh tú khác người, lại là thuộc dòng dõi vương triều, ngài có ý định mời vị sa môn này về cùng lãnh đạo đất nước. Khi Đức Phật từ chối để tiếp tục con đường tâm linh. Vua Bibimsara có nói rằng vậy nếu thế thì khi nào sa môn đắc đạo xin hãy quay về đất nước Maghadha của chúng tôi. Đó là lí do khi Đức Phật thành đạo Ngài đã quay về với kinh đô Vương Xá của Magadha. Bibimsara là vị vua rất mộ đạo và rất ủng hộ Đức Phật cũng như tăng đoàn của ngài. Rất tiếc cuối đời vua Bibimsar bị con là A Xà Thế cướp ngôi, bắt giam và giết chết.
Bihar hiện nay là bang nghèo nhất Ấn Độ. Nhưng cũng là vùng đất huyền thoại, là nơi sản sinh và lưu trú của nhiều bậc thầy tâm linh. Bihar có Bodhgaya là nơi Đức Phật thành đạo. Sau đó dưới sự bảo trợ của vua Bibimsara, Đức Phật đã lưu trú, khất thực và thuyết giảng tại đây trong khoảng 12 năm. Bihar cũng là thánh địa của đạo Jain nơi Mahavira cũng sinh ra, đắc đạo và giảng đạo nơi đây. Bihar ngoài Bồ Đề Đạo Tràng, Hang Khổ Hạnh Lâm, đền Sujata, trường Phật giáo Nalanda, Trúc lâm Tịnh xá còn có Linh Thứu Sơn là những Thánh tích rất nổi tiếng. Các điểm Thánh tích khác, mấy ngày vừa qua chúng ta đã vừa tham quan đảnh lễ Phật và luyện công xong. Hôm nay đoàn sẽ tiếp tục đến Núi Linh Thứu.
Linh Thứu Sơn (Gridhrakuta) là một ngọn núi nhỏ (cao chừng 80 mét) trong nhiều ngọn đồi tại vùng này, bao bọc chung quanh thành Vương Xá. Đức Phật ở tại nhiều nơi trong thành Vương xá (trong khoảng 12 năm) nhưng Ngài lưu trú nhiều nhất tại Linh Thứu. Đây là nơi Đức Phật đã thuyết giảng nhiều bộ kinh quan trọng như kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Kinh Đại Bát Nhã...
Trước khi tới đỉnh Linh Thứu, phải đi ngang qua hang đá của ngài A Nan và ngài Xá Lợi Phất. Ngay sau khi qua cầu Linh Sơn, bên phải có một động đá nhỏ. Chính nơi này ngài A Nan đã thường ngồi tu tập thiền định, và phía sau động hãy còn một đường nứt lớn chạy dài từ nơi ở của Đức Phật. Theo truyền thuyết thì đó chính là chỗ Đức Phật đã dùng thần lực đưa tay từ phòng mình xuống đặt trên đầu ngài A Nan để trấn an ngài.
Đi theo một đỗi nữa là động của ngài Xá Lợi Phất. Hang này có một mỏm đá nhô ra như hình của đầu một con rắn. Chính nơi đây ngài Xá Lợi Phất thường trú ngụ để thiền định và quản chúng. Từ động của ngài Xá Lợi Phất đi theo con đường ngoằn ngoèo với những nấc thang, tới một mỏm đá hình con chim mỏ nhọn, mặt ngước lên. Có lẽ vì hình dạng này mà núi có tên là "Linh Thứu."
Đi lên tới đỉnh là nơi ở của Đức Phật. Hiện tại nơi ở của Đức Phật chỉ còn trơ lại một nền gạch, chứ không còn tôn tượng hay bệ thờ gì cả. Nơi ở của Phật được xây trên một tảng đá lớn trên đỉnh núi. Phía Đông Bắc là một dòng suối, ngày nay không còn nước nữa. Nhưng theo truyền thuyết Phật giáo thì đây là một con suối có nước trong và mát, thời đó vào mùa hạ Đức Phật thường hay tắm giặt tại con suối này. Từ trên đỉnh này chúng ta có thể nhìn thấy bên dưới thành Vương Xá cũng như những ruộng lúa đại mạch quanh vùng.
Trong hơn bốn mươi năm giáo hóa, Đức Thích-ca đã giảng nhiều bài kinh quan trọng tại Linh Thứu. Cuối đời mình, nơi đây Ngài đã dùng hóa thân giảng bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho thiên nhân cũng như loài người, bộ kinh Đại Thừa nổi tiếng mà Phật tử Việt Nam hay gọi là kinh Pháp Hoa.
Cũng trên đỉnh Linh Thứu này, ngày nọ, Đức Thích-ca không nói gì, lẳng lặng đưa một cành hoa lên cao. Hội chúng chẳng ai hiểu gì cả, chỉ có một đại đệ tử của ngài là Đại Ca-diếp mỉm cười, cũng chẳng nói năng gì. Hành động "niêm hoa vi tiếu" này là đầu nguồn của Thiền tông, một tông phái chủ trương "tâm truyền tâm", đạt giác ngộ không cần sử dụng ngôn ngữ văn tự mà dùng tuệ giác vốn có sẵn nơi tâm tiếp cận với thực tại. Linh Thứu là quê hương của Thiền tông, đây cũng là suối nguồn của nhiều tông phái quan trọng khác. Đại Ca-diếp được xem như Tổ thứ nhất của Thiền tông Ấn Độ. Về sau Đại Ca-diếp truyền cho A-nan, rồi cứ thế mà dòng truyền thừa Thiền tông tiếp diễn liên tục đến gần ba mươi đời sau, trong đó có Long Thọ là truyền nhân đời thứ 14.
Khoảng tám trăm năm sau khi Đức Thích-ca nhập diệt có một vị tăng sĩ, tên gọi là Pháp Hiển từ Trung Quốc đến thăm Linh Thứu. Năm 399, Pháp Hiển lên đường thăm Ấn Độ, thăm các thánh tích quan trọng của Đức Thích-ca và mười lăm năm sau mới về nước, mang theo vô số kinh điển. Theo tập ký sự còn lưu lại, Pháp Hiển mang nhang đèn đến Linh Thứu, vừa dâng hương, "đèn tự cháy sáng". Pháp Hiển, "buồn đến phát khóc", ở lại trong núi một đêm. Ngài cảm thấy vô cùng đau xót vì tủi cho thân phận mình không gặp mặt Đức Thế Tôn, nhớ đến ân đức của Đức Phật nên ngài đã tụng một thời kinh Lăng Nghiêm. Trong khi ngài Huyền Trang đến đây đã tụng hết một bộ kinh Pháp Hoa. Còn đoàn chúng tôi thì tại mỗi nơi đều thông công nhận điển quang gia trì đảnh lễ Như lai, chư Tổ, chư vị A La hán và luyện công bằng Đại Thủ Ấn với tam mật tương ưng.
Trên đỉnh núi Linh Thứu ngày nay còn một nền đá ghi lại ngày xưa Đức Thích-ca đã trú nơi đây và ngàn năm sau Huyền Trang đã nghỉ lại qua đêm. Vị tăng sĩ Việt Nam đầu tiên đi Linh Thứu có lẽ là Đại Thặng Thăng, sinh trong thế kỷ thứ bảy. Đại Thặng Thăng với ba vị tăng sĩ Việt Nam khác cùng đi với nhà sư Trung Quốc Nghĩa Tịnh (635-713) bằng đường biển đến Ấn Độ, đến tham bái Linh Thứu và các thánh tích khác, cuối cùng chẳng may bỏ mạng tại xứ người.
Trên đường đi đến núi Linh Thứu, phía bên trái hãy còn lại phế tích của là khu vườn xoài của danh y Kỳ Bà. Ông đã theo gương vua Tần Bà Sa La, cúng dường khu vườn xoài của mình cho Đức Phật và Đức Phật cũng đã nhiều lần ghé lại nơi này.
Để tiện việc đi lại cho Đức Phật trên núi Linh Thứu. Vua Tần Bà Sa La đã cho làm một con đường từ dưới chân lên đến đỉnh Linh Thứu. Con đường này ngày nay hãy còn và đã được người Nhật tu sữa lại rất thuận tiện. Con đường nguyên thủy rộng chứng 1.5 mét, toàn bộ chiều dài khoảng 1.5 cây số. Bên dưới chân núi có tảng đá Mardukushi, mà theo truyền thuyết chính do Đề Bà Đạt Đa đã lăn xuống để hại Phật. Lưng chừng triền núi có một tấm bảng ghi lại sự kiện vua Tần Bà Sa La xuống kiệu, đi bộ lên đỉnh đảnh lễ Đức Phật. Tấm bảng thứ hai đánh dấu chỗ vua Tần Bà Sa La bỏ lại đoàn tùy tùng, một mình vào đảnh lễ Đức Phật. . . . .
2/ Luyện công trên đỉnh Linh Thứu và trong các Thạch Động của Chư Tổ.
Chúng tôi đi bộ leo lên đỉnh Linh Thứu. Đường dốc quanh co. Hai bên đường là rừng cây khẳng khiu, bụi rậm chen với đá già rêu mốc. Người hành hương lên Linh Thứu rất đông, đủ mọi sắc dân trên thế giới. Trời nắng chang chang. Ăn mày ngồi dọc hai bên đường đi. Quạ kêu buồn bả dưới thung xanh và mây trắng bay đầy trời. Gió thổi lồng lộng và hoa gạo nở đỏ như máu trong cái nắng chói chang. Đây là con đường mà xưa kia Phật thường đi dạo. Chỗ kia là hòn đá mà Đề Bà Đạt Đa đã lăn xuống để hại Phật.
Trên con đường độc đạo dẫn lên đỉnh non thiêng với nền nhà của Phật, phải ngang qua 2 hang đá xưa vốn là nơi trú ngụ của 2 ngài A Nan và Xá Lợi Phất. Không có tượng hay bệ thờ. Nhưng vách động người hành hương dát vàng và rất nhiều hoa thơm, nến, cùng trầm hương được đốt ở đây. Vách núi đối diện của sườn núi bên kia dựng đứng không có đường lên và ngay sát dưới chân nền nhà của Phật là 2 hang đá xưa vốn là chỗ trú ngụ của 2 ngài Đại Ca Diếp và Mục Kiền Liên. Hang rất nhỏ, chỉ vừa một người ngồi luyện công. Riêng hang đá ngài Ca Diếp thì bên trong có nhiều ngách sâu và dài hun hút. Cả 2 hang này đều quay mặt xuống vực sâu. Vách núi dựng đứng hùng vĩ chẳng có đường nào để trèo lên cả. Bắt buộc phải đi qua con đường độc đạo qua 2 hang của Ngài A Nan, Xá lợi Phất, qua cầu Linh Sơn dưới chân nền nhà Phật vòng sang bên sườn mới tới được 2 hang đá thiêng liêng này. Khi chúng tôi đến, thì cả 2 hang này đều rất nhiều rác và không có ai đến cả vì mọi người chỉ chăm chăm lên đỉnh lễ Phật và vào 2 hang của ngài A Nan và Xá Lợi Phất vì ngay trên đường đi lại sạch sẽ phong quang rộng rải đủ chỗ cho nhiều người.
Trên đỉnh là Như Lai và 4 phương Đông Tây Nam Bắc là 4 đại đệ tử của Phật: A Nan, Xá lợi Phất, Đại Ca Diếp và Mục kiền Liên. Như vậy Linh Thứu Sơn qua con mắt Mật Tông Đại Thừa ngay lúc ấy đã hình thành Mandala của Ngũ Trí Như Lai với trung ương đàn tràng là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là thị hiện của Cổ Phật Tỳ Lô Giá Na. Với ý nghĩa ấy, chúng tôi được Thầy hướng dẫn dùng đại nguyện và Phật lực thể nhập Mandala Linh Thứu sơn của Ngũ Trí Như Lai với đường vào qua thinh văn của ngài A Nan, qua Duyên Giác với Ngài Xá Lợi Phất, tiến vào Trung Ương đàn tràng thông công hợp nhất với Như Lai và chư Bồ Tát gọi là Thể Nhập Tánh, thể nhập Đại Thừa. Sau đó ra khỏi Mandala qua ngõ Mật Tông của ngài Mục Kiền Liên và cuối là biểu thị hiển tướng qua ngõ Thiền Tông nơi hang đá của Tổ Sư Ca Diếp. Người đã mỉm cười trong "niêm hoa vi tiếu" để Thiền Tông bắt đầu nở hoa từ Linh Thứu sau đó truyền khắp năm châu bốn biển như ngày nay. Như vậy Mandala của Linh Thứu Sơn khởi sự phải rèn Giới và qua các pháp tu nguyên thủy, sau đó tiến lên thực chứng Đại Thừa với Bát Nhã , Kim cang, Pháp Hoa. . .v.v. . . Đó là con đường tu lên của Đại Nguyện. Thế rồi con đường nhập thế phải từ Tánh khởi Dụng để tùy duyên hiển tướng mà không xa rời gốc Phật, bằng cách hiển tướng Thiền vị bên ngoài với thần lực của Mật Tông ẩn tàng bên trong. Đó là con đường "Vô Tác Diệu Lực" Thiện Thệ Độ sanh của Bồ Tát Đạo.
Như vậy ta thấy đường đi có quần chúng qua lại lên xuống, thì 2 ngài A Nan và Xá Lợi Phất đều dùng thanh văn ngôn tự để giảng lý đạo và quản chúng. Còn phía vách núi không ai leo lên được là hang động của 2 ngài chuyên về thiền là Đại Ca Diếp và chuyên về thần thông bất tư nghì là Mục Kiền Liên. Và ở Vườn Trúc Lâm tại thành Vương Xá cách đây không xa, Phật chuyên thuyết các bộ kinh nguyên thủy để độ chúng. Còn trên núi cao Linh Thứu này khó đi hơn, vắng vẽ yên tịnh hơn thì Ngài dành để thuyết các bộ kinh đại thừa quan trọng và các pháp bất tư nghì của Thiền.
Trên ngọn Bảo Sơn phía sau Linh Thứu, người Nhật có xây Tháp Hòa Bình và một cái chùa rất đẹp, đường lên có cáp treo rất thuận tiện.
Chúng tôi quỳ ngay phía sau thầy trên đỉnh Linh Thứu nơi nền nhà của Phật bắt đầu thông công nhận điển quang gia trì, đảnh lễ Như Lai, chư Tổ, chư A La Hán rồi hiển thị Đại thủ Ấn học đạo bằng tam mật tương ưng. . . .Luyện công rất lâu ước chừng đến 30 phút. Điển quang rất mạnh, rất nhiều điều huyền diệu bất tư nghì không tiện nói ra đây. Luyện công xong ai nấy cũng đều sung sức, thấy khỏe hơn, tinh thần phấn chấn vui vẽ, tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết.
Thầy kiết ấn vẽ mantra, rồi tặng mấy cái hoa sen trắng thỉnh nơi bát hương Phật ở đỉnh Linh Thứu cho mấy vị huynh. Xong Thầy dẫn chúng tôi đến đảnh lễ và luyện công tại các hang đá của các ngài Đại Ca Diếp và Mục Kiền Liên. Tại hang đá của Tổ Sư Ca Diếp, Thầy gọi các vị huynh trưởng đã theo Thầy lâu năm, vào thạch động để học mật pháp và quàng khăn ấn lệnh cho họ. Trước khi xuống núi, cả đoàn cùng vào đảnh lễ và luyện công tại các hang đá của ngài Xá lợi Phất và A Nan.
. . . .
Trên đường xuống núi. Thầy và chư huynh ngồi nghĩ uống trà, dưới bóng một cây bồ đề thật to bên vệ đường. Gió mát lồng lộng, dưới kia thành Vương Xá, thung lủng xanh tươi và cánh đồng lúa mì hiện ra nhỏ xíu như tranh vẽ. Một vị huynh tranh thủ hỏi thầy:
- Thưa cụ, một triết gia phương tây, hình như là là Descartes đã nói: "Tôi tư duy, tức tôi hiện hửu", cụ nghĩ sao về câu nói này?
- Này Cỏ May: "Tôi BIẾT tôi đang tư duy, thì tôi mới đang hiện hửu". Chứ nếu tôi tư duy mà tôi không Biết tôi đang như vậy. . .thì tôi đang bị lôi, tôi mất tôi, chứ sao hiện hửu được.
- Thưa cụ, nhân câu nói của Descartes, Nguyễn T. B có nói: " Tôi không tư duy, nên tôi không hiện hửu". Cụ nghĩ sao về câu nói này?
- Này Cỏ May, không phải vậy. "Khi tôi KHÔNG BIẾT cái đang là. . .của tôi, thì tôi không hiện hửu". Chứ tôi không tư duy mà tôi Biết tôi đang không tư duy, thì chính là tôi đang hiện hửu chứ sao lại không được.
- Thưa cụ, nhân câu chuyện "niêm hoa vi tiếu" đức Phật và Ngài ca Diếp đều không nói năng gì. Có người cho rằng không cần ngôn ngữ hay văn tự. "Tư duy" mới là điều quan trọng của Thiền. Do vậy họ đã viện dẫn các câu nói của triết tây như vậy. Thưa cụ, cụ nghĩ sao "tư duy" có là điều kiện cần và đủ của Thiền?
- Này Cỏ May, ta không biết về Thiền. Nhưng đối với ta: "Nhận Biết cái đang là. . ." mới là cốt lỏi của vấn đề.
Thế rồi "Nhận Biết mình đang luôn Nhận biết"
Và cuối cùng thực chứng "Cái tự nhiên biết không nguyên nhân". Khi ấy"con người thật" mới thật sự luôn hiện hửu.
Mượn lời của Schumann thay cho lời kết của bài viết này: "Chuyến hành trình theo dấu chân Đức Phật là một niềm vui, đồng thời là một cảm hoài xao xuyến, vì phần lớn các nơi Ngài đã đặt chân đến, ngày nay người ta chỉ còn tìm thấy sự đổ nát và hiu quạnh. Nhưng tính vô thường của vạn sự há chẳng phải là thông điệp của Ngài ư? Ngài chẳng đã nói rằng Pháp sẽ có ngày bị quên lãng, nhưng sẽ được khám phá lại một cách mới mẻ ư? Có thể Ấn Độ đã quên người con trai vĩ đại của mình, nhưng tại các nơi khác ở châu Á, mà cũng trong các tâm hồn tại châu Âu và Mỹ, thì thông điệp của Ngài vẫn còn sinh động..."
Dưới chân núi Linh Thứu/3/2010
Một tu sĩ Ấn Giáo bôi vôi vẽ bùa ở trán, cầm đinh ba/ Chân núi Linh Thứu /3/2010
Toàn cảnh núi Linh Thứu với nền nhà của Phật và các hang đá của các đại đệ tử Nhìn từ đỉnh Bảo Sơn
Đường lên đỉnh Linh Thứu sơn
Phía xa trên cao là nền nhà của Phật trên đỉnh Linh Thứu sơn
Một trạm nghĩ của khách hành hương bên đường lên Linh Thứu
Sắp tới rồi, nghĩ uống trà rồi đi tiếp
Xa xa thấp thoáng trên đỉnh Linh Thứu là nền nhà của Phật
Kỷ niệm trên đường lên đỉnh Linh Thứu sơn
Đi tiếp thôi
Qua cầu Linh Sơn
Đỉnh Linh Thứu với nền nhà của Phật nhìn từ dưới đường
Hòn đá Đề Bà Đạt Đa đã lăn xuống núi để hại Phật
Phía xa kia, trên đỉnh Bảo Sơn là Tháp Hòa Bình và chùa của người Nhật
Ngang qua hang đá của ngài Xá Lợi Phất
Mỏm đá hình chim kền kền trên đỉnh Linh Thứu sơn. Có lẽ do vậy mà núi này có tên là Linh Thứu (núi kền kền)
Ngài Huyền Trang đã từng đến Linh Thứu và nghỉ tại chỗ này
Kỷ niệm trên đỉnh Linh Thứu sơn
Hề hề. . .tới nơi rồi. . . .
Đỉnh Linh Thứu sơn
Đảnh lễ, luyện công tại nền nhà của Phât, trung ương đàn tràng (Mandala) Ngũ Trí Như Lai Linh Thứu Sơn /3/2010
Dâng hoa sen trắng, đảnh lễ Ngũ Trí Như Lai và Pháp Hoa bổn tôn Mandala tại nền nhà của Phật trên đỉnh Linh Thứu sơn/3/2010
Luyện công với điển quang gia trì của Mandala Linh Thứu sơn/3/2010
Tham quan đảnh lễ ở hang đá ngài Mục Kiền Liên
Nhận điển quang gia trì của Mandala Linh Thứu Sơn, luyện công ở hang đá Tổ sư Ca Diếp:
Thượng sư dạy, hạ sư tryền. Thầy nhận điển quang gia trì của Mandala Linh Thứu Sơn, dạy bí mật pháp môn cho các vị huynh trưởng tại hang đá của Tổ Sư Đaị Ca Diếp:
Nghi thức trao khăn ấn lệnh cho các vị huynh trưởng tai Mandala Ngũ Trí Như Lai Linh Thứu sơn/ Tại hang đá Tổ Sư Ca Diếp/3/2010:
Luyện công ở hang đá ngài Xá Lợi Phất/Linh Thứu sơn/3/2010:
Luyện công tại hang đá ngài A Nan:
Uống Trà tại cửa động của ngài Xá Lợi Phất/
Người xưa giờ đã đi rồi
Chén Trà pháp hội, ta ngồi đến nay
Xuống núi
1/ Đường lên đỉnh Linh Thứu, nơi Phật giảng nhiều bộ kinh Đại Thừa quan trọng và là nơi ở của Phật cùng các đại đệ tử
Linh-Thu-1.mp4
2// Nhận gia trì lực của Mandala Linh Thứu sơn. Luyện công tại nền nhà của Phật trên đỉnh núi Linh Thứu/3/2010
Luyen-cong-tren-dinh-Linh-Thuu.mp4
3/ Thầy dạy huyền công cho chư huynh tại hang đá ngài Ca Diếp
Nghi thức thông công nhận khăn ấn lệnh tại Mandala Linh Thứu Sơn / Ấn Độ / 3/2010
Luyen-Cong-tai-hang-Ngai-ca-Diep.mp4
4/ Luyện cộng tại hang đá ngài Xá Lợi Phất và hang đá ngài A Nan trên núi Linh Thứu/Ấn Độ/3/2010
Hang-XLP-va-A-nan-NEN.mp4