Từ TP.Hố Chí Minh tới Thái Lan

Này Ananda, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Thế nào là bốn?

"Ðây là chỗ Như Lai đản sanh". Này Ananda, đó là thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

"Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

"Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

"Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: "Ðây là chỗ Như Lai đản sanh", "Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác", "Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", "Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn".

Này Ananda, những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên. -  (Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn, Mahàparinibbàna sutta - Trường Bộ 16)

Vâng lời dạy của Ngài, Ngày mai chúng tôi theo Thầy hành hương về miền đất Phật. Lần này đi Ấn Độ, theo vết chân Như Lai, để chiêm bái, đảnh lễ và thông công học đạo với Phật, với chư A La Hán và chư Tổ.

. . .

(Trước khi lên đường)

 

Tại Quán Trà Padme,Thầy hướng dẫn chư huynh cách tập Huyền Công khi đoàn đến tại các Thánh tích ở Ấn Độ

 

Bờ sông Sài Gòn đầy gió. Một con bướm nhiều màu lang thang trên các khóm hoa.

Cụ già đưa tay chỉ con bướm, yên lặng không nói gì. Nhưng tôi biết thầy đang bảo chúng tôi như con bướm kia, nhờ giáo pháp Như Lai, đã thăng hoa chuyển hóa không còn kiếp sâu xấu xí phá họai hoa màu mà trở thành con bướm tâm linh rong chơi khắp cõi ta bà, hút lấy mật ngọt tinh túy của pháp hoa, làm cho muôn vạn hoa đời kết thành quả ngọt, làm đẹp thêm cho trần gian và tam thiên đại thiên mà không gây ra bất kỳ một tổn thương nào dù là nhỏ nhặt nhất.
Ha ha. . .ha. . .Đàn bướm tâm linh này ngày mai sẽ rong chơi trên vườn pháp hoa Tứ Động Tâm, rong chơi và hút lấy pháp nhủ của Như Lai trên vườn hoa Phật trường thanh tịnh, yên lặng, tràn đầy an lạc và trí tuệ. . .

Lạy Như Lai, pháp hoa bao giờ vẫn đấy, vẫn tỏa hương khoe sắc chẳng bao giờ ngừng nghỉ và muôn triệu triệu con sâu bé nhỏ, ngày đêm vẫn đang tự lột xác hóa thành bướm tâm linh, rong chơi hút mật vô tận tạng. Lạy Như Lai, cái quả giác ngộ sẽ nhờ rong chơi nơi pháp hoa mà tự nhiên thành.

6 giờ sáng ngày 19/3/2010, chúng tôi tập trung tại Quán Trà  PadMe/Sài Gòn, để nghe Thầy dặn dò và phổ biến cách tập tại các Thánh Tích của Như Lai ở Ấn Độ. Kỳ này đoàn đi khá hùng hậu, 37 người lận, có đủ  cả Nam, Trung, Bắc, có cả Việt kiều từ nước ngoài về cùng tham gia. Đấy là đã giới hạn số người khá nhiều, chứ nếu để bà con đăng ký tự do thì đông quá rất khó tổ chức.

(Trước Tháp Đại Giác ở Bồ Đề Đạo Tràng/Ấn Độ / 3 / 2010)

Trưa 19/3/2010 chúng tôi tới BangKok.
Theo dự kiến, đoàn sẽ tham quan Vương Cung và chùa Ngọc ngay chiều hôm nay. Nhưng tình hình ở đây bất ổn, BangKok đang còn giới nghiêm. Nên chúng tôi về khách sạn nghỉ ngơi, chờ sáng hôm sau tham quan Chùa Vàng rồi bay sang Ấn Độ.

Anh Toàn hướng dẫn viên du lịch nói, BangKok chỉ là tên, thủ đô Thái Lan đúng ra tới 150 từ lận và anh cũng không thuộc phải nhờ cô hướng dẫn viên người Thái đọc giúp. BangKok sạch đẹp. Nhà cao tầng, đường cao tốc hiện đại. Kia là cái nhà 84 tầng cao nhất Thái. . .Kia là nhà ga tàu điện ngầm. . . .Con gái Thái đẹp, tiếng nói dịu dàng líu lo như chim. . .cái nhìn sắc như dao. . .da nâu màu bánh mật. . . Nhan nhản các cổng chào trang trí bằng hình ảnh Vua và hoàng hậu. Tượng Thần và chư Thiên đứng dọc 2 bên đường đi, vàng chóe dưới cái nắng gay gắt. Chúng tôi thấy mấy thành viên áo đỏ ODD đang vẩy cờ và thổi còi inh ỏi. . .Họ đưa tay vẩy chào cảnh sát và chào chúng tôi một cách hài hước và thân thiện, làm như biểu tình chỉ là để chơi vui chứ không phải trò chính trị !

Khách sạn The Twin Towers có một cái miếu thờ Thần 4 đầu và một cái logo hình Kim Thần Garuda (Kim Xí Điểu) trông rất bắt mắt. Đồ ăn chay ở đây không đến nổi tệ. Rất nhiều vận động viên võ thuật môn MâyThái cũng đang ngụ tại đây. Rất tiếc đêm nay họ chỉ biểu diễn chứ không thi đấu nên chúng tôi không đi xem. . .Tại sảnh khách sạn, dưới ánh sáng của 2 cái đèn chùm khổng lồ. Một cô gái Thái đang chơi đàn dân tộc, một cô khác đang múa. Bà con đoàn mình tranh thủ chụp hình  và đứng ké một bên làm dáng. . . .hề hề. . .vui ơi là vui. . .cười thoải mái.

. . . . .

Ngộ Không, Ngộ Tịnh, Ngộ Năng, cùng các Ngộ khác. . . .  theo thầy Tây Du / Tại phi trường Tân Sơn Nhứt/TP.HCM/19/3/2010






Đằng vân. . .sang Thái . .trên máy bay của Thai AirWay . . .hề hề. ./19/3/2010




Đã đến phi trường ở thủ đô BangKok /Thái Lan/19/3/2010








Đoàn nghĩ ở khách sạn The Twin Towers /BangKok/19/3/2010






Miếu thờ Thần 4 đầu, trước khách sạn The Twin Towers /BangKok/Thái Lan/19/3/2010


Kỷ niệm ở khách sạn/BangKok/Thái Lan/19/3/2010

Cô gái Thái chơi đàn ở khách sạn/19/3/2010




 

Giữa 2 làn đạn/19/3/2010/BangKok/Thái lan

 

Tượng cô gái Thái/BangKok/19/3/2010

 

Ăn tối ở khách sạn /19/3/2010


. . . . .

Mời các bạn xem phim:

Tu-Sai-Gon-toiThai-lan-.mp4

. . . . .

Tham quan chùa Phật Vàng /Thái lan/ 19/3/2010

Chúng tôi đến trung tâm khu phố Chinatown của Bangkok, trong một con ngõ nhỏ. Để thăm chùa Wat Traimit và đảnh lễ tượng Phật bằng Vàng lớn nhất thế giới: cao 3 mét và nặng hơn 5 tấn! Chùa Wat Traimit còn được gọi là chùa Phật Vàng (Golden Buddha) là nơi có bức tượng Phật bằng vàng lớn nhất thế giới. Người dân Thái Lan nghĩ rằng bức tượng Phật này là biểu tượng cho sự thịnh vượng và thuần khiết cũng như sức mạnh và quyền năng. Tượng Phật Vàng được làm khoảng thế kỷ 13-15, Triều đại Sukhothai. Tượng được đúc theo phong cách Sukhothai tĩnh lặng, ngực nở bụng lép mũi cao và nhọn và được khám phá một cách tình cờ vào thập niên 1950.

Ban đầu, nguyên bản pho tượng vàng cực kỳ quý giá này được giấu trong lòng một pho tượng Phật đồ sộ khác đắp bằng vữa trát tường (mà không một ai hay biết!) ở một tu viện Phật giáo bỏ hoang gần khu buôn bán sầm uất tại Bangkok. Tiếc pho tượng cũ nằm lăn lóc tại đấy, vị sư già trụ trì chùa Wat Traimit bèn cho người di chuyển tượng đến một khoảng đất rào kín thuộc chùa Wat Traimit để tiện việc thờ phượng. Trong khi di chuyển tượng, một sự cố xảy ra và điều lạ lùng nhất đã xuất hiện: dây treo cần trục căng thẳng và đứt, khiến cần trục dùng để nhấc đỡ tượng đổ sụp; pho tượng rơi xuống nền nhà, nứt vỡ. Tối hôm ấy, một cơn giông bão đã tràn qua Bangkok. Mưa xối xả trút nước xuống pho tượng vỡ. Sau khi mưa tạnh, vị sư trụ trì bắt đầu lau dọn bức tượng và chú ý thấy ánh kim loại lấp lánh bên trong qua một mảng vữa vỡ to. Thế là ông cùng một số thầy tu đập vỡ lớp vữa bao bọc bên ngoài tượng; và bí mật được hé lộ: bên trong là một pho tượng chói lọi và rực rỡ bằng vàng 18 carat với khoảng 80% là vàng nguyên chất! Các nhà khảo cổ Thái Lan lập tức vào cuộc; kết quả nghiên cứu cho thấy: Pho tượng Phật vàng này đã có từ thế kỷ XIV và được giấu trong lớp vỏ bọc là vữa trát tường vào thế kỷ XVIII để ngăn quân Myanmar (khi tấn công Ayuthaya) cướp bóc. Dĩ nhiên người ta không bao giờ biết được chính xác tác giả kiệt tác độc đáo nhất thế giới này là ai, bởi vì những tượng Phật Thái Lan ngày xưa được sơn, vẽ hoặc điêu khắc dùng trong việc thờ phượng - không bao giờ được ký tên hoặc mua bán!

Đi qua một cái sân treo đầy dây với gút lủng lẳng hỏi ra mới biết để treo đèn trong những ngày lễ tết. Leo lên một bực cấp bằng đá thật cao để vào chánh điện chùa Phật vàng. Quốc bảo thứ nhì của Thái. Chùa làm bằng đá dát vàng, mái cong vút nhọn hoắt như đuôi rắn. Thấy rõ có sự giao thoa giữa Ấn Giáo và Phật giáo. Rất nhiều bức phù điêu voi Thần và tượng Rắn Thần rất đẹp. Khói hương nghi ngút. Giữa chánh điện là tượng Phật khổng lồ bằng vàng khối, chung quanh có bố trí mấy cái tượng Phật khác nhỏ hơn, cũng dát vàng. Rất nhiều người Thái đang dâng hoa, quỳ lạy, khấn, cầu nguyện. Nhiều người khác đi thành đoàn nhiểu quanh tháp 4 tầng với quần áo màu vàng và hoa trên tay để dâng lên tam bảo. . .Họ vừa đi vừa tụng kinh.

Chúng tôi theo thầy đảnh lễ linh tượng đức Bổn Sư và chư Thiên, tham quan các nơi trong chùa, rồi lên xe ra sân bay để kịp đáp chuyến bay đi Gaya/Ấn Độ.
. . . . .

Tham quan lễ Phật ở chùa Vàng/BangKok/Thái Lan












Từ giả Thái Lan lên đường đi Gaya Ấn Độ/ Tượng chư Thiên kéo Rắn Thần ở sân bay Thái






Đến sân bay Gaya/Ấn Độ



Đoàn nghĩ trong một khách sạn gần Bồ Đề Đạo Tràng/Ấn Độ







Mời các bạn xem phim:


Tham-chua-Phat-Vang.mp4


. . . . .

Luyện công ở Hang Khổ Hạnh

"Khi Ta đang trẻ, là trang nam tử tóc còn đen nhánh, ngay giữa tuổi xuân xanh, trong khoảng đầu thời hoa niên, Ta cắt bỏ râu tóc, mặc dù cha mẹ Ta phản đối việc này với mặt đầy nước mắt, Ta vẫn khoác áo cà-sa xuất gia từ giã gia đình, sống không gia đình" (Trung Bộ kinh).

Đây là lời đức Bổn Sư đã kể lại lúc ngài ra đi tìm chân lý. Ngài đã thọ giáo với nhiều vị thầy giỏi nổi tiếng thời bấy giờ. Sau đó đã đến khu rừng Khổ Hạnh Lâm để tu theo lối khổ hạnh ép xác. Khổ Hạnh Lâm là tên của một khu rừng thuộc thị trấn Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa), bên dòng sông Naranjana (Ni Liên Thiền), tiểu bang Bihar ngày nay. Đây là nơi đánh dấu một chặng đường quan trọng của Bồ tát Siddhartha trước khi Ngài thành đạo. Vào thời Đức Phật, Khổ Hạnh Lâm khá rậm rạp, dân làng thường ngại lui tới, ngoại trừ những tu sĩ khổ hạnh chọn nơi này để nỗ lực hành trì và một số ít người dân mang thực phẩm cúng dường. Ngài kể:

"Ban đêm, khi Ta ở lại những nơi đáng khiếp đảm kia, chỉ một con vật đi ngang qua, hay một con công làm gãy cành cây hoặc gió thổi xào xạc giữa đám lá, Ta cũng đầy kinh hoàng hốt hoảng".

Trải qua hơn 2.500 năm với biết bao dâu bể, những gì còn lại nhắc người ta nhớ về Khổ Hạnh Lâm chỉ là một dãy đồi trơ trọi cháy bỏng như lò than vào mùa Hè. Dãy đồi này cao khoảng 60m và dài chừng 5km. Đứng trên ngọn đồi, tôi có thể nhìn bao quát ngôi làng Bakraur, nơi xưa kia Bồ tát vẫn thường đến khất thực, và dòng Ni Liên Thiền đang vào mùa khô, cạn trơ bãi cát. Bóng dáng của những nhà tu khổ hạnh nay không còn, nhưng cảnh sống cơ cực của người dân Bakraur dường như không khá lên, hay thậm chí còn khốn khó hơn so với mấy nghìn năm về trước, khiến cho cái tên Khổ Hạnh Lâm như càng khắc sâu vào tâm khảm mọi người. Tại khu rừng này, Bồ tát đã trải qua nhiều giai đoạn tu tập với lối sống khổ hạnh tột đỉnh. Đức Phật đã mô tả về chính bản thân khi Ngài tu khổ hạnh trong kinh Trung Bộ một cách sống động như sau:

"Vì Ta ăn quá ít mỗi ngày, nên cơ thể Ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân Ta như các lóng tre khô đầy khúc khuỷu. Hai bàn tọa của Ta trở thành giống như móng trâu, xương sống với cột tủy lồi ra trông giống chuỗi hạt. Xương sườn Ta lộ rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát. Ðồng tử của Ta nằm sâu trong hố mắt thăm thẳm long lanh giống như ánh nước long lanh từ dưới giếng sâu. Da đầu Ta khô héo nhăn nheo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng khô héo nhăn nheo. Nếu Ta muốn sờ da bụng thì Ta đụng nhằm xương sống vì hai thứ đã dính sát vào nhau. Nếu Ta muốn đi đại tiện hay tiểu tiện thì Ta ngã úp mặt xuống đất. Nếu Ta chà xát tay chân thì đám lông hư mục rụng xuống trong tay Ta".

Y cứ những lời kể của Ngài, ngày nay người ta đã tạc một pho tượng Bồ tát Khổ Hạnh để thờ tại hang đá Dungeswari trên đồi, nơi Bồ tát từng trú ngụ trong một thời gian dài. Tại thánh tích này, có lẽ do quá khô cằn, nên chỉ có duy nhất một ngôi chùa Tây Tạng với vài ba vị sư sớm hôm kinh kệ. Ngôi chùa dễ dàng được xác định từ xa bởi một lùm cây xanh mát hy hữu trên lưng chừng đồi. Than ôi! Khổ Hạnh Lâm xưa kia um tùm là thế, mà nay chỉ còn lại những trơ trụi thế này !

Dân ở đây nghèo quá, nhà cửa nhỏ xíu chật chội, rất nhiều nhà lá vách đất. Trâu, bò, dê. . . nuôi thả tự nhiên phía ngoài. Phân thú dán trên tường làm chất đốt. Dọc 2 bên con đường đầy bụi mù, những quán bán tạp hóa nhỏ xíu như cái lồng chim. Những người đàn ông da đen, đầu trần, gò lưng trên xe đạp thồ chở đầy hoa quả đi trong nắng và khói bụi. Đường phố chật hẹp, xe ngựa đầy màu sắc, chở hàng đống người chen chúc cười nói ầm ỉ. Một đám rước Thần, áo quần sặc sỡ, kèn thổi trống đánh và đám đông hát bài hát ca ngợi thần linh. Những cống, những mương nước bẩn thỉu hôi hám. Dê cột ở cửa ra vào và những người đàn ông bụng phệ có ria mép đang ngồi bán hàng hay làm bánh nướng. Mấy cô gái đi thành từng hàng đầu đội mấy cái nồi nhôm chồng lên nhau đựng sữa tươi mới vắt từ trâu. Trời nắng nóng và khô nên rất nhiều người tập trung quanh các gốc cây đa hay cây bồ đề cổ thụ. Người lớn, trẻ em, ngồi chung với dê và bò trắng. Chẳng thấy chùa hay nhà thờ đâu cả. Đền thờ Ấn Giáo ở khắp mọi nơi, trong từng khu phố, từng xóm nhỏ, trên đồi cao đầy xương rồng và đá núi hay dọc theo bờ sông dưới tán các cây to. Phổ biến là thờ tượng Thần Hanoma tay cầm chùy, sơn màu đỏ như máu. Những lò gạch đang nhả khói đen thui. Trên nóc ống khói nào cũng có cái chỉa ba của Thần Siva. Có tai nạn trên đường. Dân làng kéo ra ăn vạ ngồi chật kín cả đường, ùn tắc giao thong cả tiếng đồng hồ. Chính quyền phải đến cho tiền họ mới giải tán.

Xe chúng tôi xuyên qua Khổ Hạnh Lâm và dừng ở chân núi Tượng Đầu. Rất đông người ăn xin và trẻ em ùa đến chèo kéo. Rất nhiều cái cáng trang trí lòe loẹt chờ để khiêng khách lên núi nếu ai có nhu cầu. Rừng trọc, khô cằn dưới cái nắng chói chang. Không có cây to trên núi Tượng Đầu, chỉ thấy toàn bụi gai và đá già. Rất nhiều khỉ và chim rừng. Chúng ra tận đường đi để xin ăn. Lưng chừng núi là cái chùa của người Tạng và Hang Khổ Hạnh nằm bên cạnh có cửa vào động hình chữ nhật vuông vắn. Tôi nghĩ chắc về sau đã có người nào đó đục lại nên mới thành thế. Bên trong động tối nhờ nhờ. Qua ánh nến lập lòe tôi thấy tượng đức Bổn Sư người ốm nhách ló xương sườn mặc mày hốc hác. Đây là nơi đức Thích Ca Mâu Ni đã ẩn tu khổ hạnh ròng rã 6 năm trời. Trên vách động có ghi nhiều chữ bùa. Tượng Ngài đã được người hành hương thếp vàng lá ngày càng nhiều hơn. Vách động, cửa ra vào cũng được người hành hương thếp vàng. Rất nhiều nến được thếp ngoài cửa động và rất nhiều dây cát tường mắc chung quanh. Những lá cờ nhỏ đầy màu sắc của dây cát tường đầy hình Phật và chữ Phạn đang bay phần phật trong gió núi. Rất nhiều người hành hương đang quì lạy, cầu nguyện ở ngoài sân và trong chánh điện chùa Tạng. Nhưng may mắn thay, khi Thầy và chúng tôi chui vào hang thì trong hang lại không có người nào, chỉ có 2 người tu sĩ coi đền mà thôi.

Sau khi dâng trầm hương, đốt nến, dâng hoa và đảnh lễ đức Bổn Sư. Thầy đã phát công dạy huyền công cho chúng tôi ngay tại thạch động này. Điển quang rất mạnh. Một từ lực vô hình, trang nghiêm và âu yếm tràn ngập cả người chúng tôi. Như có làn gió mát mang hương thơm tinh khiết của hoa mạn thù sa. Hào quang nhiều màu sáng rực. Một niềm cảm xúc trào dâng chất ngất trong tim. Chúng tôi đắc khí, thông công và thể nhập Phật Trường của Như Lai. Đại Thủ Ấn hiển thị liên miên. Thân Tâm tôi cực tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết. Đây là lần đầu tiên Thầy phát công ở nước ngoài mà lại ngay tại các Thánh Tích thiêng liêng, trước mặt các Lạt Ma, chư Tăng Ni và Phật tử hành hương từ các nơi trên khắp thế giới. Lát sau, khi hành công xong ra ngoài, chúng tôi thấy các vị tu sĩ và lạt ma này đều nhìn chúng tôi hoan hỷ, chấp tay đảnh lễ và mỉm cười tán thán.

Bên ngoài gió núi thổi ào ào, quạ kêu quang quác. Có tiếng các đoàn hành hương tụng kinh trì chú rì rầm thì thào nghe như âm vang từ trong lòng núi đá đang ngân nga. . . ngân nga. . .khi có khi không, mơ hồ huyền bí. Trong động yên lặng như tờ. Có tiếng người khóc thút thít. Một niềm thành kính, tri ân và thương cảm tràn ngập cả linh hồn tôi. Mơ hồ tôi như thấy Như Lai đang ngồi đấy mỉm cười, còn tôi quì ở đây chấp tay cung kính lắng nghe. Ngài bảo phải rời xa 2 cực, phóng túng và khổ hạnh, hãy theo con đường Trung Đạo mà tiến tu trong thanh tịnh, an lạc và tràn đầy nhận biết.

Nhờ sự gia trì của ngài, tôi chợt ngộ ra một điều thú vị:

- Chẳng những Ngài rời bỏ cách tu khổ hạnh của cơ thể và tâm lý mà quan trọng hơn Ngài không còn chấp vào cái mà đám đông thời ấy cho là chân lý. Qua kinh nghiệm thực tiển của mình. Ngài thấy "cái mà đám đông thời ấy cho là chân lý" thực ra không có ích lợi thực tiển, chỉ là hư danh mà thôi! Cái quan trọng là chỉ một mình ngài, bằng hùng tâm dũng khí và trí tuệ, ngài đã nhận ra cái sai, cái hư danh phù phiếm mà đám đông đang tôn sùng ngưỡng mộ, dám từ bỏ nó và một mình đi ngược lại. Vượt lên trên "Cái Tâm Lý Đám Đông", đi ngược lại niềm tin và sự sùng kính lâu ngày đã thành tập khí.

Mô Phật, từ bỏ cách tu khổ hạnh chỉ là cái tướng của việc thoát khỏi sự nô dịch vào "Tâm Lý Tập Thể". Và như vậy tại thời khắc ấy, ngay tại Hang Khổ Hạnh này, đức Thích Ca đã thật sự giải thoát. Thoát khỏi sự nô dịch của "Tâm lý đám đông", thoát khỏi sự nô lệ với cái gọi là các Thánh Nhân đương thời.Từ "Con người xã hội" ngài đã là "chính mình", ngài đã "Hội Nhập Con Người Thật" của chính mình .

Sau này khi ngài thiền định dưới gốc cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng chỉ là giọt nước làm tràn cái ly đã đầy nước ở Khổ Hạnh Lâm này, ở ngay tại hang Khổ Hạnh này. Mô Phật, ngay tại thời khắc ấy, tại Hang Khổ Hạnh này, Ngài đã hoát nhiên giải thoát, chứ không phải đợi đến lúc uống bát sửa của nàng sujata và ngồi dưới cội Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo tràng.

Trong niềm thành kính thiêng liêng.Tôi mỉm cười sung sướng, Ngài mỉm cười từ bi. Tôi biết trong chính tôi và chính trong tâm mỗi người đều có "Cái hang khổ hạnh" đều có khu rừng Khổ Hạnh Lâm của chính mình. Xưa kia đức từ phụ đã đứng lên bỏ đi, rời khỏi "cái Hang Khổ Hạnh" của mình để tìm ra con đường giác ngộ riêng của mình dưới cội Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo tràng. Thì nay học trò của ngài cũng vậy. Cũng phải nhận ra "cái hang Khổ hạnh của mình" ở đâu? pháp tu khổ hạnh của mình là cái gì ?để nhanh chóng rời bỏ nó.

Mô Phật, lạy Ngài, con chợt nhận ra rằng: Phải chăng chỉ cái giác ngộ của riêng mình mới thực là giác ngộ. Chứ nô dịch cho "Tâm lý đám đông" cũng chỉ là đang khổ hạnh trong cái Hang Khổ Hạnh của chính mình mà thôi !

Luyện công xong. Chúng tôi theo thầy lễ Phật ở chánh điện chùa Tạng. Tại đây một vị Lạt Ma thấy Thầy hiển thị Đại Thủ Ấn lễ Phật trang nghiêm thanh tịnh nên phát tâm cung kính đảnh lễ Thầy. Thầy mỉm cười, sau khi thông công giao điển với vị Lạt Ma ấy. Thầy đã hộ trì công lực và giúp khai mở luân xa 7 cho ngài. Hai người áp tay vào nhau, cụng đầu vào nhau, người vị Lạt Ma rung lên bần bật. Thế rồi Thầy đặt tay lên đỉnh đầu của ngài ấy, phát công thẳng vào luân xa 7 của ngài bằng Đại Thủ Ấn. Một lần nữa, người vị Lạt Ma ấy lại rung lên bần bật, mồ hôi đổ ra như tắm. Ngài lại đảnh lễ Thầy. Thầy cười thật to, vị lạt ma cũng cười thật to. Hai người ôm nhau, vổ vai nhau vô cùng thân ái. Mô Phật, 2 người ở 2 nước khác nhau, chỉ mới gặp nhau, thế mà trong tích tắc đã thành thân thiết nhau đến thế. Đúng là Phật Pháp nhiệm mầu khó nghĩ khó bàn.

Chúng tôi xuống núi, quay về khách sạn để tối đến vào dâng hương lễ Phật và luyện công ở Tháp Đại Giác/ Bồ Đề Đạo Tràng.

Ánh nắng như trong hơn, không còn nóng mà nồng ấm và đầy hương thơm. Chim chóc hót chung quanh. Khỉ rừng chạy nhảy đùa vui. Rừng Khổ Hạnh Lâm như xanh hơn, như vừa thay áo mới. Phía xa kia là làng Sujata và bên kia bờ sông Ni Liên tôi thấy đỉnh ngọn tháp Đại Giác đang hùng vĩ vươn lên đâm toạt bầu trời Gaya đầy mây trắng.

. . . . .

Rừng Khổ Hạnh Lâm và núi Tượng Đầu nơi có Hang Khổ Hạnh, nhìn từ sông Ni Liên Thuyền

Đường lên Hang Khổ Hạnh ở Núi Tượng Đầu. Nơi đức Phật đã tu khổ hạnh ở đây 6 năm

 



 

Tượng đức Phật đặt trong Hang Khổ Hạnh

. . . . . .

Một số hình ảnh về buổi tập huyền công đầu tiên của đoàn trên đất Phật tại hang Khổ Hạnh Lâm /3/2010

Thầy thông công nhận ấn lệnh tại Hang Khổ Hạnh

 

Linh phù (mantra) ghi ở vách đá thạch động Khổ Hạnh Lâm

 

Thầy phát công ở Hang Khổ Hạnh



 

Nhiều người trong đoàn xúc động khi nhận được điển quang gia trì của Như Lai tại nơi xưa kia ngài  đã từng ẩn tu

 

Chư huynh dụng Đại Thủ Ấn và học đạo bằng tam mật tương ưng

 

Khi con tim hợp nhất với mọi con tim thì Phật và chúng sanh không chia lìa

Tham vấn tại cửa động sau khi luyện công / Hang Khổ Hạnh của đức Phật trên núi tượng / Ấn Độ

 

Kỷ niệm tại cửa Động Khổ Hạnh của đức Phật/Ấn Độ

 

Một số hình ảnh về Chùa Tây Tạng bên Hang Khổ Hạnh:

Chùa Tây Tạng bên Hang Khổ Hạnh

 

Tượng Phật ở chùa Tây Tạng

Chính tại chùa Tây Tạng nầy. Thầy đã gặp một vị Lạt Ma trẻ người Tạng. Sau khi giao điển quang để nhận nhau. Thầy đã phát công khai  luân xa 7 cho vị Lạt Ma trẻ này:


 

Mời các bạn xem phim:

1/ Luyện công trong Hang Khổ Hạnh núi Tượng Đầu/Ấn Độ. Tại hang này xưa kia đức Phật đã tu khổ hạnh suốt 6 năm trời.

Luyen-cong-tai-Hang-Kho-Hanh.mp4

 

2/ Cảm ứng đạo giao nan tư nghì

Cam-ung-dao-giao-nan-tu-nghi.mp4

. . .  .

Luyện công ở Đền Thờ đức Phật và Nàng Sujata

Phía sau chúng tôi, tháp Đại Giác của Bồ Đề Đạo Tràng vươn lên cao vút vượt khỏi những mái nhà và vòm cây xanh xanh. Xe chúng tôi qua cầu. Sông Ni Liên khô cạn như một sa mạc nóng bỏng chói chang.

Làng Sujata đây rồi.

Bao năm rồi nó vẫn vậy. Từ ngàn xưa đến nay chắc nó vẫn vậy chẳng có gì thay đổi. Vẫn những đống rơm chất cao bên cạnh những ngôi nhà vách đất lợp lá nhỏ xíu. Vẫn cánh đồng lúa mì vàng rộm. Vẫn con đường đất đầy cỏ úa ngoằn ngèo uốn lượn giữa những hàng cọ củ kỷ đang đùa trong gió. Trâu bò, dê, và thú nuôi, đi lại nhởn nhơ bên cạnh những đứa bé da đen nhẽm cười toe toét. Những cô gái mặc xari xanh đỏ, đầu đội những bó lúa to đang ngún nguẩy đi thành trừng hàng trên bờ những ruộng dưa, ruộng cà, ruộng ớt. Châu chấu bay lên từng đàn và nắng chiều lấp lánh trong những đôi mắt với hàng mi cong vút. Ở đây mọi thứ đều củ kỹ, màu thời gian phủ một lớp vô thường lên mọi sự. Cuộc sống ở cái làng ngèo khổ này hình như chuyển đông chậm hơn, uể oải hơn, lừ đừ hơn và. .  .kệ mẹ nó.

Di tích ngôi nhà nàng Sujata trông như một quả đồi nhỏ bằng gạch nung với những triền đồi thấp cao nhấp nhô. Lác đác những miếng vàng Phật tử dán lên tường vàng ánh trong bóng hoàng hôn. Phía trước là cái bục bằng gạch, xưa kia bên cạnh nó là trụ đá vua A Dục trồng để đánh dấu, nhưng nay không thấy đâu. Chúng tôi theo thầy leo lên nền nhà nàng Sujata, đưa tay sờ vào những viên gạch của ngày xa xưa mà cảm thấy như linh hồn của thời quá khứ đang hiển hiện về nơi đây. . . Sujata người đầu tiên cúng dường cho Như Lai, còn chúng tôi theo gương của nàng cũng đang ngày đêm cúng dường cho những vị Phật đang ẩn tàng trong mỗi chúng sanh.

Phía xa kia núi Đầu Voi buồn bả cô đơn nổi rõ trên thảm rừng Khổ Hạnh Lâm xanh đen. Quạ kêu quang quác bay chập chờn trên nền trời đầy mây xám. Ráng chiều hung hung đỏ. Gió chiều thở dài lang thang trên phế tích rồi run run luồn qua một quả đồi thấp đầy những bụi cây già trụi lá để về phía bên kia cánh đồng lúa mì với những bông lúa to đầy lông.

Băng qua đồng để đến đền kỷ niệm nơi xưa kia nàng Sujata đã dâng bát cháo sữa cho Như Lai. Chúng tôi đi thành hàng dài phía sau Thầy, yên lặng không nói gì, trong lòng tràn đầy cảm xúc. Hương đồng cỏ nội giống như ở quê nhà. Ngôi đền thờ đức Bổn Sư và Nàng Sujata nhỏ xíu nép mình dưới tán những cây đa cổ thụ và những cây me già khẳng khiu.

Phía xa kia Núi Đầu Voi lờ mờ trong bóng hoàng hôn. Hàng nghìn năm đã qua rồi, ngày ấy đức Phật đã đi bộ trên 600 km để đến núi Đầu Voi. Ngài đã ngồi trong hang đá khổ tu ròng rã 6  trời với năm anh em tôn giả Kiều Trần Như. Khi thấy pháp tu khổ hạnh không đem lại giác ngộ. Ngài bèn bỏ động đá, bỏ pháp tu ấy đi về phía bờ sông Ni Liên để về với loài người, về với cuộc sống. Vì khi ấy phía bờ sông Ni Liên là chợ búa, phố xá làng mạc sầm uất. Nhưng đi đến chổ này ngài đã ngất xỉu dưới gốc một cây đa to và được nàng Sujata dâng bát cháo sửa.

Chúng tôi đốt nến, đốt hương, dâng trầm, hoa quả và bắt đầu nhận điển quang thông công đảnh lễ Như Lai, đảnh lễ nàng Sujta và chư Hộ Pháp. Điển quang rất mạnh, huyền diệu vô cùng không thể tả được. Đại Thủ Ấn hiển thị biến hóa liên miên. Gió chiều từ sông Ni Liên lồng lộng, chim kêu buồn bả trong những tán lá tối lờ mờ, ánh nến chập chờn, có tiếng người khóc thút thít. Yên lặng. .  .và yên lặng. . . .mừng vui như được về nhà. . . .xúc động khôn nguôi. . . .mọi thứ khác, ngay lúc này đây nào có ý nghĩa gì. . . .chỉ cần đến đây yên lặng và đồng cảm. . .thế thôi. . .thế thì Như Lai tự tràn ngập cả người mình. . . .

Haha. . .ha. .  .mình tôi tôi biết, Như Lai đi vào bằng cửa ngõ con tim đang chân thành bồi hồi xúc động của tôi. .  ..chẳng phải bằng ngôn từ. . .chẳng phải bằng học thức sách vở. . . .chẳng phải bằng lý luận hay khổ tu. .  .chẳng phải bằng cố công dụng sức. . . .Lạy Như Lai, lạy nàng Sujata. . .đường đến chổ chí thiện chí giác phải chăng chính là cửa ngõ của con tim. Với ai thì không biết, chứ với con ngay phút này đây chính là như vậy. Chẳng phải những lời nói, chẳng phải những dòng chữ viết, chẳng phải những cuốn sách . . .chẳng phải chùa to hay Phật lớn, mà chính là bằng con tim đồng cảm với con tim !

Haha. . .ha. . .Chẳng thể nào tu thành Phật được mà hãy mở rộng cửa con tim để Phật vào người .Mở rộng cửa tâm hồn, buông xả toàn diện, thân tâm rỗng không. Thế thì Như Lai sẽ tự nhiên hợp nhất với Cái Thằng Ta.

Haha. . .ha. . . .Yên lặng cùng cực, nhưng trong lặng yên, linh hồn tôi đang khóc, linh hồn tôi đang cười, còn con người thật của tôi thì run lên trong niềm cảm xúc trào dâng không thể nào tả được.

Đảnh lễ Như Lai và nàng Sujata xong, chúng tôi theo Thầy ra sông Ni Liên Thiền. Đây là nơi Như Lai đã ném cát bát xuống dòng sông sau khi đã thọ dụng hết bát cháo sữa. Cái bát đã trôi ngược dòng để chứng minh cho lời nguyện thành Phật của ngài nhất định sẽ thành sự thật. Trong bóng hoàng hôn lờ mờ trên bải cát giữa lòng sông khô cạn, chúng tôi cùng quì xuống, thông công nhận ân điển thiêng liêng gia trì và cùng đảnh lễ Như Lai . Mơ hồ tôi thấy như ngài đang đi đến đây, đứng ở bờ sông đầy gió nầy, ném cái bát xuống chổ chúng tôi đang quì và cái bát đang trôi . . . trôi trong hư không. . .trôi đến chổ vô cùng vô tận có hào quang sáng ngời và hương thơm sực nức.

Lạy Như Lai, bây giờ chúng con theo gương của ngài, nhưng không ném cái bát nào xuống sông Ni Liên Thiền, mà ném cả cuộc đời mình xuống con sông trần thế, ném cả cuộc đời chúng con xuống con sông cuộc đời vô lượng kiếp vẫn đang trôi. Phát hùng tâm đại nguyện, nhất định tu học và hành thiện độ sanh cho đến ngày giác ngộ thành Phật.

Nhiều người trong đoàn lấy cát từ con sông thiêng để mang về Việt Nam. Có người vun cát, rồi đặt trái cây hay hoa lên, quỳ lạy để cúng dường Như Lai. Còn tôi thì ngồi bệt xuống cát, ngay giữa dòng sông thiêng liêng này, nơi Như Lai đã từng vượt qua trên con đường tầm đạo. Tôi biết mình cũng như mọi người ai cũng đang đối mặt với con sông Ni Liên Thiền của riêng mình, con sông Ni Liên của cuộc đời tục lụy. . . .Ha ha. . .ha. . .muốn giác ngộ thì nhất định phải tự mình vượt qua nó thôi. .  . Nhất định phải vượt qua. . .vượt qua. . . không có cách nào khác.

Chúng tôi quay về khách sạn trong bóng đêm lờ mờ, trong tiếng vạc ăn sương kêu trên trời buồn bả, trong đám đom đóm bay lập lòe trên cỏ và trong tiếng gió tụng rì rì rào rào bài vô tự kinh trên cánh đồng lúa mì lấp loáng ánh trăng non. Mơ hồ tôi như thấy Như Lai đang đi phía trước dẫn đầu đoàn người. Còn chúng tôi thì ôm bình bát chân trần yên lặng theo sau. Vô lượng kiếp rồi vẫn thế và bây giờ đến muôn đời muôn kiếp về sau cũng vẫn đang như thế. . .

. . . . . .

Vị Tiến Sĩ thần học người Ấn Độ đi theo đoàn để thuyết minh về các Thánh Tích của Như Lai

 

Đoàn đang nghe thuyết trình. Phía sau là Tháp kỷ niệm xây trền nền nhà của nàng Sujata/Ấn Độ

 

Đây là nơi xưa kia có trụ đá Asoka đánh dấu nền nhà của nàng Sujạta

 

Vượt qua cánh đồng lúa mì để đến Đền thờ Như Lai và nàng Sujata

Làng Sujata-Kuti, nơi nàng Tu Xà Đa (Sujata) đã dâng bát cháo sữa lên Đức Phật. Vị trí của làng nằm khoảng 2 cây số về phía Nam bờ sông Ni Liên Thiền, thuộc địa phận làng Bakraur bây giờ. Tại đầu làng có một ngôi miếu nhỏ thờ hình Đức Phật ngồi thiền và cô gái chăn cừu Tu Xà Đa dâng sữa để ghi nhớ chính nơi đóThái Tử Tất Đạt Đa đã nhận bát cháo sữa do nàng Tu Xà Đa cúng dường. Chính nơi đây, sau khi vượt sông Ni Liên Thiền, Thái Tử Tất Đạt Đa đã nhận bát cháo sữa của nàng Sujata, nhờ đó mà sức khỏe của Ngài hồi phục dần dần. Rồi tiếp đó Ngài nhận bó cỏ cúng dường của một người nông dân để làm gối tọa thiền. Sau đó Ngài tìm đến gốc cây Bồ Đề, tại Bồ Đề Đạo Tràng, và quyết chí thiền định cho đến khi đạt thành đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

(Cổng Đền thờ Sujata)

 

Thầy đảnh lễ Như Lai và nàng Sujata

 

Luyện công ở Đền Sujata / Đây là nơi xưa kia nàng Sujata đã cúng dường bát cháo sữa cho đức Phật

 

Tượng đức Phật bên bờ sông Ni Liên Thuyền đánh dấu nơi xưa kia Như Lai đã ném cái bát xuống sông sau khi thọ dụng hết bát cháo sữa, để nó trôi ngược dòng nước minh chứng cho đại nguyện thành Phật của ngài nhất định sẽ có kết quả.

Sông Ni Liên Thiền (Naranjana)cách Đại Tháp khoảng 200 mét về phía Đông. Ngày nay sông này có tên là Lilajan. Sông rộng trên 1 cây số. Vào mùa nắng, sông khô cạn gần như không còn một giọt nước. Đến mùa mưa thì nước chảy rất mạnh. Hiện nay chánh phủ Ấn Độ đã bắt ngang qua sông này một cây cầu thật dài, rất thuận tiện cho việc giao thông qua lại với làng Bakraur. Theo truyền thống Phật giáo thì chính tại nơi này Đức Phật đã tắm gội sạch sẽ, sau đó Ngài nhận bát cháo sữa do nàng Sujata cúng dường, rồi Ngài nhận thêm bó cỏ kiết tường làm gối ngồi thiền từ một nông dân trong vùng,  trước khi Ngài đi về cội Bồ Đề bắt đầu thiền định.

(Sông Ni Liên Thuyền mùa khô chỉ còn là bãi cát, xa xa là núi Tượng Đầu nơi có Hang Khổ Hạnh của đức Phật)

 

Chúng tôi tập Dịch Cân Kinh trên bãi cát giữa lòng sông Ni Liên Thuyền. Có người lấy cát của con sông thiêng mang về Việt Nam để cho vào bát hương Tam Bảo

 

Có người hướng về Hang Khổ Hạnh cúng dường hoa quả cho Như Lai ngay giữa bãi cát sông Ni Liên Thuyền

 

Cả đoàn chụp hình lưu niệm ngay trên bải cát giữa lòng sông Ni Liên Thuyền/Ấn Độ

 

Ly sanh hỷ lạc

 

Mời các bạn xem phim:

Luyện công ở Đền Sujata và tham quan sông Ni Liên Thuyền

Luyen-cong-Den-Sujata.mp4

. . . . .

Tham quan đảnh lễ, luyện công ở Bồ Đề Đạo Tràng/3/2010

Khi Thái tử Sĩ-đạt-ta từ bỏ tất cả những dục lạc thế gian, rời bỏ hoàng cung đi tìm chân lý, Ngài đã có định hướng rõ ràng. Sau khi rời khỏi kinh thành Ca-tỳ-la-vệ, Thái tử trở thành người hành khất và Ngài đã đi bộ suốt đoạn đường 643km (400 dặm) đến Rajagaha, nơi mà sau đó nổi tiếng là quê hương của những nhà triết học và những nhà tư tưởng lớn. Tại đó, Ngài đã lưu trú khá lâu trong tu viện của đạo sư Alara Kalama. Không thỏa mãn với giáo lý ở đây, Ngài đã tìm đến đạo sư Uddaka Ramamputta và thực hành Thiền định. Chính bản thân Ngài cũng đã chứng đạt thiền định như vị Thầy, nhưng Ngài chóng nhận ra rằng đây không phải là chân lý tối thượng.

Để tìm cầu chân lý tuyệt đối an tĩnh tâm hồn, Bồ-tát đã đi đến cánh rừng Uruvela Vana, cách đó khoảng 64 km (40 dặm), cùng với năm vị đạo sĩ mà Ngài đã từng gặp tại Ragajaha, bắt đầu thực hành phương pháp khổ hạnh. Bồ-tát đã thực hành những phương pháp tự hành xác khắc nghiệt nhất trong sáu năm trời, nhưng vẫn không đạt được những gì mà Ngài mong mỏi. Nhận thấy sự vô ích của lối tu hành xác, Bồ-tát đã từ bỏ con đường tu hành khổ hạnh và nhận bát cơm của nàng Sujata, con gái của vị trưởng làng bên cạnh, Senani. Việc làm này của Sĩ-đạt-ta đã khiến cho năm người bạn tu hành khổ hạnh đã từ bỏ Ngài. Rồi từ đó, Bồ-tát đã một mình một bóng đi tìm chân lý.

Hồi phục lại sức khỏe sau khi dùng bát cháo sữa của nàng Sujata, Bồ-tát nhận ra các phương pháp thực hành trước đây đều là sai lệch. Xác định mục đích, Ngài vượt sông đến một cội Bồ-đề, phía Tây của sông Ni Liên Thiền (Neranjara), hiện nay là sông Nilajan hay Lilajan về phía Nam khoảng 10 km của thành phố Gaya thuộc bang Bihar. Ngài ngồi kiết già dưới cội Bồ-đề và phát nguyện không đứng dậy nếu không chứng đắc được chân lý tối thượng. Vào đêm trước khi Ngài chứng đắc Phật quả, Ma vương đã dùng những kỹ nữ xinh đẹp ca múa quyến rũ bằng nhiều cách để cản trở sự nỗ lực của Ngài. Nhưng mọi sự cản trở của Ma vương đều thất bại. Chúng biến mất trong sự bực tức. Sự kiện này được Tôn giả Avaghosha viết như sau: "Suốt đêm ấy, vào canh thứ nhất Bồ-tát chứng được Túc Mạng minh, vào canh thứ hai Ngài chứng được Thiên Nhãn minh và vào canh cuối Ngài thấu hiểu đươc chân lý duyên sinh. Khi mặt trời mọc, Ngài đạt được toàn giác." Trong tất cả những Thánh tích liên quan đến Đức Phật Gautama, Bồ-đề Đạo Tràng là nơi quan trọng nhất.

Bodh Gaya hay Bodhgaya, tiếng Việt là Bồ Đề Đạo Tràng, là một thành phố ở quận Gaya, Bihar, Ấn Độ. Đây là địa điểm nổi tiếng do là nơi đức Phật đã giác ngộ dưới cây bồ đề. Đối với Phật giáo, Bodh Gaya là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích-ca Mâu-ni, còn 3 nơi khác đó là Kushinagar, Lumbini Sarnath. Vào năm 2002, ngôi đền Mahabodhi (Đại giác ngộ tự) ở Bodh Gaya đã trở thành Di sản thế giới. BODHGAYA nằm trên bờ sông Ni-Liên-Thuyền, nơi đây xưa kia là một ngôi làng nhỏ gọi là làng Sambodhi với nhiều rừng rậm.

Tại nơi này bây giờ có 2 vật quý báu để tôn thờ đó là Cây Bồ Đề, và Tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi Temple).

a/ CÂY B Đ LINH THIÊNG

Kim Cương Tọa (Vajrasana Diamond Throne of Enlightenment) chổ Đức Phật ngồi thiền và chứng quả là vị trí đặc trưng của sự chứng ngộ. Có thể nói rằng cây bồ đề liên quan mật thiết với sư chứng ngộ của Đức Phật và nó trở thành trung tâm chính của nơi thờ tự lễ lạy của khách hành hương. Quan trọng hơn là vì cây Bồ đề được coi như là một biểu tượng của sự phát triển Phât giáo. Nó chịu ảnh hưởng thăng trầm dưới sự tấn công và ủng hộ của truyền thống Bà La Môn giáo. Trong một văn bản ghi lại rằng trước khi Hoàng đế Asoka trở thành một vị Phật tử, Ông ta đã cắt cây Bồ Đề lấy gổ cho ngoại đạo làm lễ tế lửa cúng dường Phạm Thiên. Không lâu sau khi những làn khói tan biếng thì lạ kỳ thay một cây Bồ đề con được mọc ra từ đống tro tàn. Hoàng Đế Asoka kinh ngạc và Ngài đã cúng dường sữa trên phần còn lại của cây bồ đề cũ. Sáng ngày hôm sau cây bồ đề mới đã cao bằng cây bồ đề cũ.

Hoàng Đế Asoka trở thành một vị Phật tử. Không lâu, sau đó ông ta đều đặn đến viếng thăm cây bồ đề và ân hận hành vi trước kia của mình đã chặt nó. Tuy nhiên hoàng hậu (vợ Asoka) trở nên ganh tị với cây bồ đề và sai người hầu chặt đi một lần nữa. Lại một lần nữa Asoka tắm gốc cây bồ đề với sữa và cây bồ đề đã khôi phục lại như cũ. Sau này một vị cháu của Asoka đến viếng thăm cây bồ đề và xây dựng một bức tường bằng đá xung quanh cây bồ đề để bảo vệ nó khỏi bị nguy hại về sau. Một số khách hành hương sau này đến tìm hạt bồ đề và đem về trồng ở tu viện hay nhà của họ để có được sự an lạc hạnh phúc.

Tỳ Kheo Ni Sanghamitta là con gái của Hoàng Đế Asoka mang một nhánh cây bồ đề ở hướng nam tới Srilanka. Nơi đó vua Devanam Piyatissa đã trồng nó trong khuôn viên của Mahavihara, một tu viện lớn nhất của Srilanka. Việc trồng cây bồ đề này đã diễn lại sự chứng ngộ của Đức Phật, và biểu hiện sự phồn thịnh phật pháp của Srilanka . Cây Bồ Đề luôn tươi tốt và mọc ra nhiều cây con từ hạt của nó.

Theo truyền thống lịch sử của người Tây Tạng Taranatha nói rằng: Ngài Long Thọ bậc thầy của trường phái Madhyamika (Trung quán Luận) bảo vệ cây bồ đề từ sự tàn phá của voi rừng bằng cách xây xung quanh nó bằng một tường đá bao quanh bởi 108 điện thờ với những hình tượng thiêng liêng .Và sau khi bờ sông phía đông của Ni Liên Thuyền bị sạt lở Long Thọ làm một cái đập khổng lồ từ những tảng đá lớn được chạm khắc với những hình tượng của Đức Phật. Vào thế kỷ thứ 6, dưới trận chiến của vua Bengal tấn công làm hư hại cây bồ đề nhưng nó được phục hồi với sữa của 1000 con bò.

Khách hành hương đến viếng thăm Bodhgaya nên chú ý rằng cây bồ đề linh thiêng này có thể tái sinh. Chồi nó đâm xuyên qua cây chính vì thế cây bồ đề tiếp tục phục hồi lại chính nó. Hiện nay mỗi ngày gần 1000 người khách hành hương trên khắp thế giới đã đến viếng thăm, đãnh lễ, tụng kinh, ngồi thiền xung quanh gốc cây bồ đề để tìm kiếm sự an lạc trong thân tâm của họ cho hiện tại cũng như trong tương lai.

b/THÁP B Đ ĐO TRÀNG (Mahabodhi Temple)

Vào khoảng 250 TCN, hoàng đế Asoka của triều đại Maurya đã dựng một ngôi đền kỷ niệm việc Phật đạt giác ngộ ở Bodh Gaya, nhưng ngôi đền này hiện không còn. Một công trình kiến trúc khác đã được dựng lại trên ngay chính địa điểm đó vào thế kỷ thứ 2 TCN và đã được trùng tu nhiều lần.

Đại giác ngộ tự là một công trình kiến trúc bằng đá với một shikhara ở trung tâm. Tận trong cùng ngôi đền có một bảo tháp kiểu Miến Điện. Phức thể tự viện này đã được trùng tu bởi các tín đồ Phật giáo Miến Điện, do vậy, trong điêu khắc và kiến trúc, nó có nhiều phong cách Miến Điện. Mặt tiền của tháp trung tâm và bốn tháp góc được phủ các hốc đầy những tượng Phật giáo.

Đền Mahabodhi nằm trong quần thể công trình nằm cách Patna 96 km, có tọa độ  24°41′43″B, 84°59′38″Đ. Lịch sử của Bodh Gaya đã được ghi chép lại trong nhiều tài liệu. Trong đó, quan trọng nhất là tài liệu của các nhà sư Trung Quốc Pháp Hiển (法顯) và Huyền Trang, những người hành hương đến thánh địa này vào các thế kỷ 4 và 7 để lấy kinh. Nơi đây là trái tim của văn hóa Phật giáo trong suốt hàng thế kỷ cho đến khi nó bị Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm vào thế kỷ 13. Tháp nhọn phía trên thờ xá lợi của Đức Phật được gọi là Mahabodhi Stupa còn phần phía dưới là chánh điện gọi là Mahabodhi Temple.

Mahabodhi Temple đuợc mô tả bởi Ngài Huyền Trang là tòa tháp ba lớp tráng lệ thẳng đứng cao khoảng 160-170 feet. Nó nằm ở phía đông của gốc cây Bồ Đề. Tường của tháp được xây dựng bằng gạch xanh trộn với vôi và với những khung trong hốc tường để thờ các tượng Phật bằng vàng. Cột, cửa chính, và cửa sổ được trang trí với vàng và bạc trộn lẩn với xa cừ và ngọc qúy. Tượng Phật Quan Thế Âm và Đức Phật Di Lặc mỗi tượng cao khoảng 10 feet đặt trong hốc tường bên trái và bên phải cửa bên ngoài chánh điện. Bên trong chánh điện thờ một tượng lớn của Đức Phật Thích Ca trong tư thế chạm đất với cánh tay phải. Xung quanh Mahabodhi Temple có bảy nơi linh thiêng mà ở đó được tin tưởng rằng Đức Phật đã trải qua bảy tuần yên tĩnh để trải nghiệm sự chứng ngộ của Ngài.

Ngôi Tháp Đại Giác hùng vĩ đã được xây dựng vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch. Nó được xây dựng trên nền Tháp cũ của ngôi Tháp A-dục và tòa Kim Cang vẫn giữ đúng vị trí nguyên thủy nơi Đức Phật ngồi chứng đắc chân lý. Ngôi đại Tháp đứng sừng sững với chiều cao khoảng 52m (170 feet), mỗi một cạnh vuông là 15m (50 feet). Ngọn của Tháp có hình chóp nhọn vươn cao. Cổng vào ngày nay cũng như nguyên thủy nằm ở phía Đông. Mỗi 4 mặt của ngôi Tháp với những tầng Tháp nhỏ và có nhiều góc tường để đặt tượng. Mặt chính có cửa sổ (nhọn ở trên) được mở ra để ánh sáng vào phòng chính. Tầng thứ nhất của ngôi Tháp có những Tháp nhỏ ở mỗi bốn góc như là những mô hình thu nhỏ của Tháp chính. Ngôi Tháp được xây dựng bằng gạch nung và được tô bằng một lớp thạch cao. Phía trước lối đi chính có một cổng vào được khắc chạm tinh xảo. Phía trước cổng vào có một ngôi Tháp nhỏ bằng đá xây rất cân xứng tỉ lệ. Căn phòng chính của ngôi đền nằm ở tầng trệt. Cửa ra vào được làm bằng đá.

c/ Tòa Kim Cang (Vajrasana)

Tòa Kim Cang nằm giữa Tháp Đại Giác và cội Bồ-đề, đánh dấu nơi Đức Phật ngồi và đạt giác ngộ. Ngày nay, nơi thiêng liêng này được lát một phiến đá đỏ, bề dài khoảng 2,28m (7 feet 6 inches), bề ngang khoảng 1,29m (4 feet 3 inches), chiều cao khoảng 0,914m (3 feet). Tòa Kim Cang đã được phát hiện trong giai đoạn sửa chữa vào năm 1881.

d/By tun tht ca Đc Pht

Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã tắm ở hồ nước Sakra. Ngày nay, hai hồ nước vẫn còn. Một hồ nằm ở làng Pipal Pati thuộc về phía Nam của Bồ Đề Đạo Tràng. Một hồ khác nằm ở làng Tikahigha thuộc hướng Đông của làng Pipal Pati. Có thể hồ Sakra và hồ Muchilinda khác nhau.

1/Tun th nht

Sau khi tắm ở hồ Sakra, Đức Phật ngồi kiết già dưới cội Bồ-đề trong 7 ngày và cảm nhận những an lạc của Niết-bàn.

2/Tun th hai

Đức Phật trải qua tuần lễ thứ hai trong việc đi kinh hành qua lại cội Bồ-đề. Đoạn đường mà đức Phật đi kinh hành cũng được như là "quãng đường thiêng" nằm ở hướng Bắc của Tháp Đại Giác. Dấu chân của Đức Phật được mô tả hết sức tỉ mỉ như một hoa sen trên một bục nề, chiều dài khoảng 16m (53 feet), chiều ngang khoảng 1,1m (3 feet 6 inches), chiều cao khoảng 0,914m (3 feet).

3/Tun th ba

Ngọn Tháp Animesalocana, bên trong sân Tháp Đại Giác, đánh dấu nơi Đức Phật đứng suốt tuần lễ thứ ba nhìn về cội Bồ-đề bày tỏ lòng biết ơn cội cây đã cho Ngài nơi nương náu.

4/Tun th tư

Ngôi đền nhỏ Ratanaghara (không có mái che), nơi Đức Phật đã trải qua tuần lễ thứ tư trong Thiền định cũng ở trong sân thuộc về hướng Bắc quãng đường mà đức Phật đi kinh hành.

5/Tun th năm

Đức Phật đã trải qua tuần lễ thứ năm dưới cây Ni-Câu-Đà (Ajapala Nigrodha), nơi nàng Sujata đã dâng cho Ngài bát cháo sữa. Vị trí thực tế của cây này chưa được xác định, nhưng có thể nó nằm tại một đền thờ Ấn giáo thuộc làng Bakraur, bên bờ phía Đông sông Ni Liên Thiền gần bên cạnh đền nàng Sujata.

6/Tun th sáu

Đức Phật đã trải qua tuần lễ thứ sáu gần bên hồ Muchilinda nơi Muchilinda, con rắn chúa đã che chở cho Đức Phật khi trời mưa. Làng Mocharin cách về hướng Nam của Tháp Đại Giác khoảng 1,6km (1 dặm), hiển nhiên bắt nguồn từ tên Muchilinda.

7/Tun th by

Đức Phật đã trải qua tuần lễ thứ bảy dưới cây Rajyatana, nơi mà Ngài đã giáo hóa 2 vị đệ tử thương buôn đầu tiên đến từ Utkala, nay là bang Orissa. Tên hai vị đó là Tapussa (Đế-lê-phú-bà) và Balluka (Bạt-lê-ca)

Vị trí cây Rajyatana vẫn chưa được xác định. Từ đây Đức Phật trở lại cội Bồ-đề và suy nghĩ cách đến Vườn Nai ở Sarnath (Isipatana) để truyền đạt chân lý giác ngộ cho năm đạo sĩ đồng tu với Ngài trước kia.

e/ Nhng di tích khác

Những di tích quan trọng khác tại Bồ-đề như:

  • Một vòng rào bằng đá quanh Tháp mà hiện chỉ còn vài khúc còn nguyên vẹn.
  • Vô số những Tháp nhỏ quanh Tháp Đại Giác và ở trong sân Tháp.
  • Tháp Panca Pandava màu trắng nằm bên trái của lối đi vào Tháp Đại Giác với năm tượng Bồ-tát.
  • Một dãy Tu viện Phật giáo ở hướng Tây Nam Tháp Đại Giác.
  • Một hồ nước rộng ở phía Nam Tháp chính.
  • Trụ đá vua A-dục ngay lối vào hồ nước.
  • Sông Ni Liên Thiền mà Bồ-tát đã vượt qua trên đường đi đến cội Bồ-đề nằm ở phía Đông Tháp Đại Giác.

g/ Nghệ thuật khắc chạm ở Bồ Đề Đạo Tràng

Thánh địa Bồ-đề với những di tích khắc chạm, nghệ thuật chạm trổ trên tòa Kim Cang và vài trụ đá trên quãng đường mà Đức Phật đã từng đi kinh hành, vòng rào bằng đá hoa cương. Đa số những di tích mang những nét nghệ thuật chạm trổ có thể từ những năm của thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch. Nó mang cả hai chủ đề Tôn giáo và Thiên văn.

Những chủ đề về Tôn giáo như:

  • Sự giáng sinh của Đức Phật tại vườn Lâm-Tỳ-Ni.
  • Bốn hình ảnh khác nhau tượng trưng cho sự kiện giác ngộ của Đức Phật.
  • Sáu hình ảnh khác nhau tượng trưng cho sự kiện chuyển pháp luân đầu tiên tại Sarnath.
  • Tám hình ảnh khác nhau tượng trưng cho sự kiện nhập Niế-bàn của Đức Phật tại Câu-thi-na (Kushinagar).

Bốn sự kiện trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế được mô tả như sau:

  • Trưởng giả Cấp Cô Độc (Anathapindika) đã mua vườn xoài tại thành Xá-vệ để dâng cúng Đức Phật.
  • Vị vua trời Sakra đã cử Panchasika yết kiến Đức Phật để thỉnh Ngài viếng thăm cung trời (Kinh Sakkapancha trong Trường Bộ Kinh)
  • Lòng tôn kính Đức Phật của một vị vua rắn.
  • Đức Phật và một vị nông dân ở thành Xá-Vệ.
  • Mười tám kinh Bổn Sanh (Những câu chuyện về tiền thân của Đức Phật cũng được mô tả.)

Những quan niệm về thiên văn bao gồm:

  • Mặt trời (Surya)
  • Mười hai dấu hiệu hoàng đạo của thái dương hệ (Rasi-Chakra)
  • Chòm sao hình lưỡi liềm (Nakshataras)

Hiện nay, tại vùng Bodh Gaya, cùng với rất nhiều chùa của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng có 4 chùa tại đây. Đó là Việt Nam Phật quốc tự của thầy Huyền Diệu, chùa Độ Sanh của một nhà tu hành người Mỹ gốc Việt, chùa Viên Giác của một nhà tu hành người Đức gốc Việt và tịnh xá Kỳ Hoàn của thầy Thích Giác Viên đến từ Vũng Tàu.

h/ Luyện công trong Tháp Đại Giác ở Bồ Đề Đạo Tràng/3/2010

Đúng chương trình tối nay chúng tôi mới vào đảnh lễ và luyện công ở Bồ Đề Đạo Tràng. Nhưng chiều nay sau khi luyện công ở Hang Khổ Hạnh về còn một ít thời gian. Một số chúng tôi độ vài chục người tranh thủ theo Thầy vào tham quan Tháp Đại Giác, cây Bồ Đề, Kim Cương Tòa, các nơi Thánh Tích mà trong 7 tuần sau khi thành đạo, Đức Phật đã đến nhập định và sinh hoạt ở đó.

Một số bà con trong đoàn ở lại khách sạn nghĩ ngơi dưỡng sức để chờ tối đến luyện công. Nhưng chúng tôi thì nôn nao trong lòng nên không thể chờ được. . .Đã đến nhà rồi, chúng tôi muốn vào ngay chứ không thể chờ ở ngoài. .  .Không thể chờ được. . . .Lạy đức từ phụ, con xa nhà đã lâu nay mới quay về, nhớ Cha, nhới Mẹ, nhớ nhà mình quá, nên phải vào ngay, làm sao chờ được.

Đường vào Bồ Đề Đạo Tràng đông vui, chật ních người là người, đủ mọi sắc tộc trên thế giới. Hàng quán bán đồ lưu niệm đủ màu sắc. Nhạc thiền vui tươi. Gió từ sông Ni Liên Thiền thổi vào lồng lộng. Nắng chiều dát vàng trên bải cỏ. Chim chóc hót ca ríu rít. Các vị Lạt Ma, qui Thầy quí Sư và quí Phật tử của các đoàn khác gặp chúng tôi ai cũng nở nụ cười thân ái, chấp tay cúi chào và niệm Phật hiệu. Tôi thấy đầm ấm và thân thương quá.

Tiếng chào mời mua hàng bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Chúng tôi thật sự xúc động khi người Ấn dùng tiếng Việt như một thứ ngôn ngữ phổ thông ở đây. Chẳng những họ nói tiếng Việt, niệm Phật bằng tiếng Việt, mà trên các hòm phước sương hay biển quảng cáo cũng ghi bằng tiếng Việt. Hai bên đường bồ đề xanh tươi, chim và khỉ rất nhiều. Một cái núi giả có thác nước lớn chảy ào ào ở gần cổng vào, chắc họ mới làm chứ 2 năm trước tôi đi thì chưa có.

Cổng vào phía Tây luôn luôn đóng. Chỉ vào được ở cổng phía Đông. Chúng tôi mướn một cái bao, bỏ hết giày dép và gửi ở cổng rồi đi chân trần độ 100m thì vào đến Bồ Đề Đạo Tràng. Toàn khu Thánh tích lọt thỏm xuống phía dưới mặt đường trông như một thung lủng xanh tươi cổ kính trang nghiêm và diểm lệ. Tháp Đại Giác cao vút hùng vĩ và uy nghiêm, chung quanh có nhiều tháp nhỏ và lăng mộ rêu phong già nua đủ hình đủ dạng theo đủ các trường phái Phật giáo khác nhau. Cây Bồ Đề cổ thụ cành lá xanh tươi đứng phía sau. Ở giữa cây Bồ Đề lịch sử và Tháp Đại Giác là Kim Cương Tòa nơi đức Phật đã ngồi thiền định và đã thành đạo.

Chúng tôi xuống một bực cấp dài rồi đi về phía Tháp Đại Giác. Bên phải có tháp nhỏ ghi dấu nơi đức Phật đã ngồi thiền định về Vi Diệu Pháp. Bên trái là vườn tháp. Trước mặt là tháp nhỏ ghi dấu nơi đức Phật sau khi thành đạo đã ngồi ở đây nhìn cây bồ đề không chớp mắt trong 7 ngày đêm liên tiếp để thầm cảm ơn cây đã che chở mình tu tập thành chánh quả. Phía xa kia về bên trái là hồ nước lớn trong xanh có tượng đức Bổn Sư ngồi nhập định với Thần Rắn 7 đầu quấn quanh mình và dùng cái mõ to lớn của nó che mưa gió cho ngài. Hai bên cửa vào Tháp Đại Giác có hai phù điêu Bồ Tát tạc theo phong cách Tây Tạng. Bên trong Tháp có linh tượng đức Bổn Sư rất lớn thếp vàng. Do vậy trước khi vào lễ Phật, chúng tôi theo sau Thầy đi nhiểu nhiều vòng chung quanh tháp, vừa đi thiền hành, vừa thông công nhận ân điển thiêng liêng, vừa trụ tâm vào Phật hiệu và Dalani. Người đông thật đông nhưng không ồn ào mà trang nghiêm quy củ. Rất nhiều tu sĩ, có người mặc áo vàng chắc sư Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam . .  .có người mặc áo đỏ sẩm chắc là sư Tây Tạng, Bu Tan, NêPal . . . .có đoàn mặc áo trắng chắc là Phật tử Sirilanca. . .v.v. . .Có nhiều tu sĩ và Phật tử Âu Mỹ cũng đang lễ lạy đọc kinh tại đây. Có nhiều cái nốp chống muỗi để dưới tán cây. Chắc là quí Sư và quí Lạt Ma dùng nó để luyện công ban đêm. Nhiều đoàn vừa đi nhiểu chung quanh Tháp vừa tụng kinh trì chú. Nhiều đoàn tập trung dưới bóng mát của những cây cổ thụ hay trong vườn tháp để dâng hương hoa, làm lể trì kinh.

Mặc dù 2 năm trước tôi đã có cơ duyên đến đây chiêm bái lễ Phật. Nhưng trong tôi vẫn có cảm giác bồi hồi xúc động như lần đầu tiên đứa con lảng tử được quay về nhà. Tôi mừng mà nước mắt rưng rưng, chỉ biết chấp tay đi sau Thầy lặng lẽ, vừa niệm Phật mà vừa để điển quang tràn ngập cả tâm hồn và thể xác mình. . .

Như người nhập lưu, tôi thông công nhận ân điển thiên liêng gia trì rồi buông xuôi trong vòng tay từ ái của đấng từ phụ.. . .Tôi đi và đi. . .chậm thật chậm. . . nhẹ thật nhẹ. . . cung kính và trang nghiêm. . . . như sợ làm tan vỡ cái thời khắc thiêng liêng mỏng manh sâu lắng này.

Các đoàn đến đây đều tụng kinh, lể lạy và chờ mỗi khi có gió, lá bồ đề rụng xuống lại tranh nhau nhặt. Khi đoàn chúng tôi đang đi thiền hành thì một cái lá bồ đề theo gió rụng xuống, đám đông chen nhau . Nhưng cái lá phất phơ, lượn lờ rồi rơi xuống vai Thầy. Thầy dừng lại mỉm cười, cầm cái lá bồ đề xuống và tặng cho bà cụ người Sirilanca  già nhất trong số họ rồi lại tiếp tục đi thiền hành trong yên lặng.

Khi đến gốc Bồ Đề, năng lực huyền diệu của Như Lai  tự nhiên kéo đầu tôi áp vào một phiến đá dát vàng có mang vòng hoa chung quanh. Một luồng năng lượng vĩ đại qua luân xa 6 chảy vào người tôi liên miên bất tận. Người tôi run lên bần bật, chân khí chạy rần rần trong kinh lạc, hào quang nhiều màu và hương thơm huyền diệu thấm đậm cả người tôi. Hơi thở thông suốt toàn thân. Nhịp tim tự nhiên chậm dần. Thân Tâm tôi tỉnh giác và tràn đầy an lạc. Nước mắt tôi âm thầm lăn trên má, tôi mỉm cười trong vòng tay từ ái của Như Lai. . .Mô Phật, tự tôi tôi biết, thế là đủ rồi, tôi chẳng còn cần chi nửa!

Như đứa bé chạy ào vào lòng mẹ nó. . .Khi bước vào bên trong tháp thấy linh tượng của Ngài đang ngồi đấy nhìn tôi yên lặng mỉm cười, người tôi run lên đầy cảm xúc. Tôi chỉ muốn chạy đến gục đầu xuống chân Như Lai. Nhưng dòng người vẫn cứ đang chầm chậm tuần tự đi ngang qua trước tượng ngài, gục đầu đảnh lễ rồi lại tiếp tục đi, như con sông chảy dài vô tận. Nên tôi không thể làm khác được. Tiếng tụng kinh trì chú rì rì rầm rầm. Người ta dâng hương, hoa, dâng cả y để đắp vào linh tượng ngài. . . Một vị sư  liên tục  đắp y vào tượng ngài xong lại tháo ra trả lại cho người dâng. . .Dù thấy làm như vậy mất cả thanh tịnh và xáo trộn Phật trường của Như Lai, nhưng học hạnh của thầy, chúng tôi vẫn giữ định và an lạc, mỉm cười cung kính đảnh lễ chào vị tăng nọ đang lăng xăng lít xít tất bật quấn vãi vào tượng ngài, rồi lại vội vàng lăng xăng lít xít tất bật tháo vải ra. . . .quấn vải vào rồi tháo vải ra. . . . . . . .quấn vải vào rồi tháo vải ra. . . .

Vì lượng người trong Tháp Đại Giác quá đông, nên có một vị tăng hướng dẫn, mỗi người chỉ theo thứ tự đi ngang qua trước linh tượng đức Phật, đảnh lễ Ngài rồi đi tiếp, để nhường chổ cho người kế. Thế nhưng chúng tôi không làm vậy. Khi tới trước linh tượng của Ngài, Thầy liền ngồi xuống, kiết già chấp tay nhận điển quang thông công đảnh lễ và hướng dẫn chúng tôi học đạo bằng Đại Thủ Ấn(Mahamudra) với tam mật tương ưng. Đã được dặn trước nên cả đoàn chúng tôi cũng đều ngồi cả xuống, chấp tay trang nghiêm cơ thể, thanh tịnh thân tâm, nhận ân điển thiêng liêng của Như Lai gia trì để đảnh lễ ngài và thông công học đạo. Chúng tôi cùng Thầy luyện công tại Tháp Đại Giác nơi đức Phật thành đạo đến gần nửa tiếng là điều chưa từng có ở đây. Chưa bao giờ có buổi tập nào hiệu lực và huyền diệu đến như vậy. Nhiều người trong đoàn bị bệnh tự nhiên thấy chẳng còn dấu hiệu bị bệnh nửa. Nhiều người bị stress do công việc và gia đình, bây giờ tự nhiên thấy tâm cực kỳ thanh thản và an lạc. Tôi ngồi phía sau Thầy vào định. Mọi tiếng động chung quanh nhỏ dần. . .nhỏ dần. . .rồi mất hẳn. Tôi thấy chung quanh tôi bàng bạc màu sương khói, như chỉ có một mình tôi đang ngồi đây, còn Như Lai bằng xương bằng thịt vẫn đang ngồi đấy, ngồi ngay chổ kia yên lặng mỉm cười nhìn tôi từ ái. Cả trần gian này bổng như rỗng không, chẳng còn gì ngoài Như Lai và tôi đứa học trò bé nhỏ ngu muội của ngài đang quì ở đây. Tôi thông công nhận ân điển thiêng liêng của ngài gia trì với nụ cười trên môi và nước mắt rưng rưng. Giây phút thiêng liêng này tôi chẳng muốn luyện công tu học, chỉ muốn ngồi đấy một mình với Như Lai yên lặng không nói gì, không làm gì. Thế nhưng người tôi liên tục chuyển động điều hòa bằng năng lượng, tam mật tương ưng với Đại Thủ Ấn tự hiển thị và biến hóa liên miên bất tận trên hai bàn tay. . . .Thế rồi Đại Thủ Ấn chậm dần. . . .chậm dần. . . .hai tay tôi tự thu về thế tam muội ấn. . .tôi ngồi yên vào định, cả thân tâm đều lặng yên không chuyển động, rỗng không, tràn đầy an lạc và nhận biết tỉnh giác. . . Vừa lúc ấy có lệnh của Thầy, thu Khí về đan điền tinh ngừng tập. Tôi dùng hóa thân đảnh lễ Như Lai rồi theo thầy cùng mọi người yên lặng bước ra khỏi Tháp Đại Giác. Chúng tôi thấy chư tăng ở đây hoan hỷ, mọi người các đoàn khác tuy phải chờ một lúc nhưng ai nấy đều hoan hỷ tán thán, chấp tay đảnh lễ và chào chúng tôi rất thân ái. Chúng tôi cũng chấp tay đảnh lễ chư Tăng, quí Ni sư, quí Lạt Ma và Phật tử các đoàn khác rồi ra về.

7 giờ tối theo giờ địa phương hôm ấy cả đoàn 37 người đều theo thầy vào Bồ Đề Đạo Tràng lần nữa, đảnh lễ Như Lai và thông công nhận ân điển thiêng liêng gia trì học đạo tại đây. Vì lượng người quá đông, chúng tôi đi nhiểu quanh Tháp rồi đến ngồi gần gốc cây Bồ Đề bên cổng phía Tây để luyện huyền công với điển quang gia trì của Như Lai. Sau đó cả đoàn đến chổ Thuyền Đăng gần trụ đá Asoka đốt nến dâng hoa cho Như Lai và luyện công ở đây cho đến đúng 9 giờ 15 phút mới quay về khách sạn vì đó là giờ khu Thánh Tích Bồ Đề Đạo Tràng đóng cửa.

. . . . . . . .

Một số hình ảnh đoàn KCDS Việt Nam, tham quan đảnh lễ và luyện công ở Bồ Đề Đạo Tràng/3/2010:

 

Tượng  nào cũng đẹp. Thỉnh tượng nào đây?/ Bồ Đề Đạo Tràng




Thầy dặn dò trước khi vào Bồ Đề Đạo Tràng luyện công /3/2010


 

1/Tham quan  Bồ Đề Đạo Tràng:

 

Kỷ niệm trước Tháp Đại Giác

 

Chuẩn bị vào đảnh lễ luyện công ở Tháp Đại Giác /Bồ Đề Đạo Tràng


Đảnh lễ tượng Bồ Tát hai bên cửa vào Tháp Đại Giác/Bồ Đề Đạo Tràng /Ấn Độ/3/2010

 










Tháp Đại Giác nhìn từ phía Nam






Chính tại hồ phun nước này hai năm trước thầy đã ngồi phát công và làm các bài tập cho chư huynh ở nhà khi Thầy hành hương về miền đất Phật











Dấu chân đức Phật đi thiền hành sau khi thành đạo ở phía Bắc Tháp Đại Giác




Bên trụ đá Asoka và phía sau là Tháp Đại Giác




Trụ đá Asoka





Hồ Muchilinda nơi đức Phật đã tắm sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề



. . . . .

2/ Đảnh lễ Phật và luyện công ở Tháp Đại Giác:

Tượng đức Thích Ca Mâu Ni Phật trong  Tháp Đại Giác / Bồ Đề Đạo Tràng/Ấn Độ/3/2010


Đảnh lễ Phật và luyện công trong chánh điện Tháp Đại Giác /Bồ Đề Đạo Tràng/Ấn Độ/3/2010









. . . . . .


3/ Đảnh lễ Phật và luyện công ở Mật Thất Tây Tạng
:

Thầy và chư huynh vào mật thất của người Tạng ở Bồ Đề Đạo Trảng / 3/2010















Nghi thức dâng khăn / Bồ Đề Đạo Tràng/3/2010








Đạo cảm thông không thể nghỉ bàn                                         /Mật thất Tây Tạng / Bồ Đề Đạo Tràng

(Trợ công cho vị huynh người Tạng thủ từ ở mật thất này)





. . . . .

4/ Tam mật tương ưng, nhận Năng Lựợng từ cây bồ đề linh thiêng:


Cây Bồ Đề đứng phía sau Tháp Đại Giác, chính giữa cây Bồ Đề và Tháp là Kim Cương Tòa nơi đức Phật đã ngồi tu luyện và đã thành đạo/BồĐề Đạo Tràng/3/2010











. . . . .

5/ Luyện công ở Kim Cương Tòa. Nơi đức Phật đã ngồi nhập định và thành đạo / Bồ Đề Đạo Tràng/3/2010:


Kim Cương Tòa nằm giữa Tháp Đại giác và cây Bồ Đề linh thiêng/Bồ Đề Đạo Tràng/3/2010






Một nhành cây bồ đề linh thiêng  vươn ra che mát sân tập





Luyện công ở Kim Cương Tòa/Bồ Đề Đạo Tràng/3/2010

















. . . . .

6/ Luyện công ban đêm ở cây Bồ Đề/Bồ Đề Đạo Tràng:

















. . . . .


7/ Luyện công ở Thuyền Đăng/Bồ Đề Đạo Tràng/3/2010

Đốt nến ở thuyền đăng/ Bồ Đề Đạo Tràng






Thầy phát công ở Thuyền Đăng/Bồ Đề Đạo Tràng/Ấn Độ/3/2010









Chư huynh luyện công ở Thuyền Đăng/Bồ Đề Đạo Tràng /Ấn Độ/3/2010




















.. . . .


Mời các bạn xem phim:

1/ Tập huyền công ở Tháp Đại Giác và mật thất Tây Tạng/ Bồ Đề Đạo Tràng


Luyen-cong-Thap-Dai-Giac.mp4



2/Tập Huyền công trong mật thất Tây Tạng/Bồ Đề Đạo Tràng

Luyen-cong-mat-that-Tay-Tang.mp4



3/ Tâp huyền công ở Kim Cương Tòa/Bồ Đề Đạo Tràng/3/2010
Luyen-cong-o-Kim-Cuong-Toa.mp4



4/ Luyện công ở Thuyền Đăng/Bồ Đề Đạo Tràng/3/2010


Luyen-cong-o-Thuyen-Dang.mp4


. . . . .

Mời các bạn xem phần tiếp theo, nhấn vào link sau:
Tây Du Ký 2010 - Nalanda - Trúc Lâm Tịnh Xá -Thể nhập Mandala Linh Thứu sơn