Vô ngã

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Vô ngã

  • đọc những lời của phanthiet thật lý thú:
    "chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc, mà phải luôn “nhận biết mình đang quán” thì mới được. Hềhề. . . Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán."
    1-chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc
    2-nhận biết mình đang quán
    3-Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán.

    Thế thì làm thế nào:''Quán mà không có Người Quán thì mới nên Quán Thập Bát Giới ! "?---Chỉ còn cách im lặng mà không thể nói lời nào!

    Tuyệt chiêu!!!

    Kinh Bốn lĩnh vực quán niệm có nói rằng:"người ấy an trú trong sự quán niệm tâm thức nơi tâm thức; hoặc quán niệm bên trong hoặc quán niệm bên ngoài tâm thức ấy, hoặc quán niệm cả bên trong lẫn bên ngoài. Vị ấy an trụ trong sự quán niệm quá trình sinh khởi nơi tâm thức, hoặc quán niệm quá trình huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm cả quá trình sinh khởi lẫn huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm: "Có tâm thức đây", đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của tâm thức ấy và như vậy, vị ấy an trú một cách tự do, không bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm vướng bận..."
  • THẬP BÁT GIỚI QUÁN

    Tương truyền rằng chùa Thiếu Lâm bên China có một La Hán Đường, trong ấy tôn trí mười tám pho tượng La Hán bằng gỗ, nhưng có thể cử động như người máy, và có thể xuất ra những chiêu thức, quyền thế.
    Người Phật gia đệ tử Thiếu Lâm nào muốn hạ sơn, thì trước hết phải vượt qua được mười tám vị La Hán bằng gỗ ấy.
    THẬP BÁT GIỚI QUÁN
    Thập bát giới quấn hay quán giới phân biệt là một trong các pháp thiền quán, quán chiếu về mừơi tám lãnh vực hay mười tám giới.
    MỤC ĐÍCH CỦA THẬP BÁT GIỚI QUÁN
    Mục đích của quán giới phân biệt là để thấy không có gì trường tồn bất biến trong mười tám giới, tức là để phá ngã chấp, thủ lãnh của tham sân si, tức là phá đựơc căn cứ của đau khổ phiền não, cũng tức là thoát ly sinh tử luân hồi.
    THẾ NÀO LÀ THẬP BÁT GIỚI?
    Thập bát giới là sáu căn, sáu trần, sáu thức.
    SÁU CĂN:
    1-Nhãn căn: con mắt
    2-Nhĩ căn: lỗ tai
    3-Tĩ căn: lỗ mũi
    4-Thiệt căn: lưỡi
    5-Thân căn: thân thể nơi tiếp xúc và biết được nóng lạnh, cứng mềm...
    6-Ý căn: nơi phát sinh sự phân biệt, tức là tiềm thức hay mạt na thức hay thức thứ bảy, mà bản chất :"là cơ chế tự tồn,
    là bản năng dục ái"(Duy biểu học- Nhất Hạnh)
    SÁU TRẦN:
    1-Sắc trần: tất cả những gì mắt có thể nhận biết được trong vũ trụ từ mặt trời,cho đến các vì sao, núi rừng, sông biển, con người, muôn vật, cùng những sinh hoạt, cho đến các màu sắc, các hiện tượng như mây mưa, sấm chớp, cầu vồng, sao xẹt, sao băng,...
    2-Thinh trần: tất cả những âm thanh mà tai có thể nhận biết từ tiếng nói con người, cho đến tiếng va chạm, tiếng xe cộ, máy móc, tiếng mưa, tiếng sấm,...
    3-Hương trần: tất cả những mùi mà mũi có thể nhận biết được, mùi thối, thơm, ...
    4-Vị trần: tất cả những vị mà lưỡi có thể nhận biết được, mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát,...
    5-Xúc trần: tất cả những cảm giác mà thân tiếp xúc được như nóng lạnh, cứng mềm,...
    6-Pháp trần: tất cả những ý niệm, khái niệm, hay nhớ tưởng của sắc trần, thinh trần, hương trần, vị trần, xúc trần lưu lại trên ý căn; như một hình ảnh khi nhớ lại, một âm thanh khi nhớ lại, một mùi vị, một cảm giác khi nhớ lại,...
    SÁU THỨC:
    1-Nhãn thức: sự nhận biết của mắt, khi mắt tiếp xúc với sắc trần(hình ảnh,...)
    2-Nhĩ thức: sự nhận biết của tai, khi tai tiếp xúc với thinh trần(âm thanh,...)
    3-Tĩ thức: sự nhận biết của mũi, khi mũi tiếp xúc với hương trần(mùi hương,...)
    4-Thiệt thức: sự nhận biết của lưỡi, khi lưỡi tiếp xúc với vị trần(ngọt, chua, ...)
    5-Thân thức: sự nhận biết của thân, khi thân tiếp xúc với xúc trần(cảm giác)
    6-Ý thức: sự nhận biết của ý, khi ý căn tiếp xúc với pháp trần, tức là nhận thức khi nghĩ nhớ hay tư duy một sự kiện hay hình ảnh nào,
    "nương vào ý làm căn,
    pháp trần làm đối tượng,
    ý thức được phát sinh,..."(Duy biểu học-Nhất Hạnh)
    Như vậy mười tám giới bao gồm tất cả mọi hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh ( và muôn loài).
    QUÁN GIỚI PHÂN BIỆT ( thập bát giới quán )
    Khi căn duyên với trần sinh ra thức.
    Căn, trần, thức liên quan mật thiết với nhau.
    Sự sinh hoạt của con người, muôn vật, và sự vận hành, tuần hoàn của vũ trụ cũng liên hệ mật thiết với nhau trên căn, trần, thức.
    -Nếu không căn thì không có cơ sở cho thức phát sinh.
    -Nếu không trần thì không có duyên cho thức phát sinh.
    -Nếu không thức thì căn, trần tức là con người và mọi hiện tượng trong vũ trụ đã không hiện hữu.
    Năm căn, mắt tai mũi lưỡi thân, là da thịt xương máu, là tứ đại, biến đổi từng giây từng phút, theo luật sinh diệt vô thường.
    Sáu trần, sắc thinh hương vị xúc pháp cũng là biến đổi từng giây từng phút, cũng sinh diệt vô thường.
    Căn trần đã như thế thì sáu thức, cùng ý căn, tức thức thứ bảy, há có thể thường được sao?
    Không thể tìm được điều gì trường tồn bất biến ở mười tám giới, sáu căn, sáu trần, sáu thức, chúng là vô thường, chúng nó không có tự ngã hay chúng nó là vô ngã.
    [color=red:a971c47103][size=18:a971c47103]MỤC ĐÍCH CỦA QUÁN GIỚI PHÂN BIỆT LÀ ĐỂ THẤY TÍNH VÔ NGÃ CỦA CON NGƯỜI VÀ CỦA MỌI HIỆN TƯỢNG TRONG VŨ TRỤ. [/size:a971c47103][/color:a971c47103]
    Mục đích của thập bát giới quán là để phá được tính chấp ngã,thủ lãnh của tham sân si, thành luỹ của đau khổ và sinh tử luân hồi
    VÀ MỤC ĐÍCH CỦA THẬP BÁT GIỚI QUÁN LÀ ĐỂ THOÁT LY SINH TỬ LUÂN HỒI!
    QUÁN GIỚI PHÂN BIỆT là một pháp quán rất căn bản;
    -Quán chiếu tường tận để có thể thấy được điều mà Tâm kinh Bát nhã nói là: " vô nhãn nhĩ tĩ thiệt thân ý, vô sắc thinh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới..."
    -Quán chiếu tường tận để tu được điều mà kinh Kim Cương nói rằng: " bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thinh hương vị xúc pháp sinh tâm,..."
    -Quán chiếu tường tận để đạt được điều mà Trúc Lâm Đại sĩ Trần Nhân Tôn nói là: " đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền"
  • một câu chuyện kể rằng: có một tu sĩ nghe nói rằng thái tử Sĩ Đạt Ta ngồi thiền định 49 ngày ở gốc cây Tất bát la 49 ngày và giác ngộ thành Phật Thích Ca, và từ đấy cây Tất bát la được gọi là cây Bồ đề, tức là cây giác ngộ. Vị tu sĩ ấy bèn đến một gốc cây Bồ đề và ngồi xuống thiền định suốt 49 ngày cũng không thấy gíác ngộ gì cả; ông ta bèn ngồi thêm 49 ngày nữa cũng không thâý giác ngộ gì cả; và ông ta tiếp tục ngồi thêm 49 ngày nữa cũng không thâý giác ngộ gì cả. Vị tu sĩ bèn tự hỏi giác ngộ ở đâu? - Chắc là ở trên cây? Ông ta bèn leo lên cây. Cũng không thấy giác ngộ ở trên cây.- Vị tu sĩ nghĩ rằng, có lẽ giác ngộ ở trong cây. Và ông ta đốn cây xuống, đào bới tung lên, chẻ cây ra để tìm sự giác ngộ ở trong cây. Nhưng cuối cùng vị tu sĩ ấy cúng không tìm thấy sự giác ngộ.

    Cũng vậy quán chiếu phân tích 6 căn, 6 trần, 6 thức là để tìm cái ngã ẩn trú nơi nào trong căn, trần, thức.

    Phương pháp quán này tuy sơ cơ nhưng cũng căn bản, chẳng ai nhảy cái phóc vào giáo nghĩa mà chẳng cần biết căn trần thức. Nếu thật sự chứng vô ngã rồi thì quá tuyệt.

    -Chẳng hạn hỏi Ai là người quán? ?THì chúng ta có thể hỏi:
    -phanthiet là ai? hay
    -Ai là phanthiet?
    -Ai hỏi "có người quán" hay không người quán?
    -Ai phân biệt đấy?
  • Ngộ đạo - Tu đạo - Chứng đạo

    Khi nói đến cảnh giới của chứng đạo thì chúng ta phải xem đã tu đạo như thế nào, mà muốn biết tu đạo như thế nào thì phải xem đã ngộ đạo ra làm sao?

    Thật ra nói chữ ngộ đạo cũng là hơi bị lạm dụng vì nếu đơn giản hơn thì phải nói là hiểu đạo như thế nào mà hạ thủ công phu, còn mà cứ vặn vẹo nếu có người tu,có kẽ hạ thủ công phu, thì cũng là phàm phu và chẳng chị tu tập thì biết bao giờ mói chứng đạo, vì trả lời cho câu hỏi thế nào là bất nhị pháp môn thì trưởng giả Duy Ma Cật chỉ im lặng!

    Bây giờ chúng ta im lặng cũng được, nhưng tham sân si có chịu im lặng thật sự thì mới là chứng bất nhị pháp môn, (dù tranh luân cho thấu lý), bằng không thì phải dũa gọt từ từ cho vô minh tiệt nọc tự chứng vô ngã là phá vở lưới nhị nguyên. Dù đốn ngộ thì cũng tiệm tu, chứ được mấy ai đốn ngộ là chứng ngộ liền trừ ít người như cụ Sáu Huệ Năng, vậy mà cũng phải ẩn dật hơn 20 năm.

    Chúng ta chắc cũng thích hỏi như cụ Sáu Huệ Năng khi đập Thần Hội một gậy và hỏi:
    -Vậy ngươi có đau chăng?
    -Dạ đau mà cũng không đau!
    -Nếu đau thì đồng với phàm phu, không đau thì đồng với gỗ đá!

    đọc bài viết của đạo huynh phanthiet thì thuộc kiến giải thượng thặng rồi đấy!
  • phanthiet:
    [quote user=red:345ef16bac]Đúng là quán thì đồng với phàm phu, vì là phàm phu cho nên cần tu tập, vì cần tu tập cho nên cần quán chiếu, có quán chiếu thì may ra kiếp này (hoặc những kiếp về sau ) liễu ngộ nên thoát kiếp phàm phu. Còn không quán thì muôn kiếp vẫn là phàm phu, sinh tử luân hồi luôn luôn chờ sẳn.

    Vì chẳng có ai sinh ra liền chứng đạo không cần tu tập!

    [/color:345ef16bac]
  • Kinh Pháp Cú nói rằng:
    Niết bàn là hạnh phúc tối thượng!
    và:
    Vô ngã là niết bàn!

    Vì vậy muốn đạt đến hạnh phúc tối thượng thì phải đạt đến niết bàn, mà muốn đạt đến niết bàn thì phải thực chứng vô ngã.

    Bây giờ hãy thử tìm hiểu sơ về niết bàn, NIẾT BÀN LÀ GỈ?

    Dù dùng những từ ngữ hoa mỹ nào đi nữa như: - Hữu dư y niết bàn, - Vô dư y niết bàn, - Vô trụ xứ niết bàn, v.v...và v.v... thì khi nói đến niết bàn chúng ta cũng liên tưởng đến Ta la song thọ, nơi đức Phật Thích Ca, trút hơi thở cuối cùng, bỏ thân tứ đại, từ giả cõi đời này, mà thông thường chúng ta gọi là chết?

    Vậy có phải có phải chúng ta hiểu niết bàn đơn thuần là như vậy không?
  • Dường như chúng ta đã tầm thường hoá, thông tục hoá, khi đồng nghĩa hoá NIẾT BÀN với chữ chết?

    Đại sư Từ Thông nói rằng, không phải Phật phải đợi đến Ta la song thọ mới niết bàn, mà Phật niết bàn ngay tại cội bồ đề lúc sao mai vừa mọc sau bốn mươi chín ngày thiền định.

    Lời nói này có nghĩa gì? Đấy nghĩa là niết bàn là sự giác ngộ hay thành đạo hay chứng đạo.

    Dĩ nhiên mỗi danh xưng kèm theo chữ niết bàn đều có ý nghĩa riêng của nó, nhưng chúng ta cứ lờ đi?

    Vậy thì chữ NIẾT BÀN có nghĩa chính là gì?
    Niết bàn mà tiếng bắc Phạn là nirvana hay nam Phạn là nibbana, trong ấy "ni" có nghĩa là "không" và "vana" hay "bana" có nghĩa là "xiềng xích" và khi ráp lại "nirvana" hay "nibbana" có nghĩa là "không xiềng xích". Tức là niết bàn có nghĩa là không xiềng xích, không trói buộc hay là giải thoát, tự do, tự tại.

    Cho nên TAM PHÁP ẤN mà chúng ta thường nghe đến là:
    - Khổ - Vô thường - Vô ngã
    thì TAM PHÁP ẤN được đề cập đến ở Mai thôn Đạo tràng là:
    - Vô thường - Vô ngã - Niết bàn
    Điều này đề cao tính lạc quan của Phật giáo, hay mục tiêu của Phật tử là để đạt đến niết bàn hay đạt đạo tức là đạt được "hạnh phúc tối thượng", tức là niết bàn hay "hạnh phúc tối thượng" được thay thế cho "khổ" trong tam pháp ấn mà chúng ta thường nghe đến. Nếu niết bàn là hạnh phúc tối thượng mà niết bàn là chết vậy chẳng lẽ Phật giáo đồ tu theo đạo Phật chờ đến chết mới có hạnh phúc hay sao?

    Phật giáo Tây tạng phái đã đưa ra vấn đề này như sau:

    "CHÚNG TÔI NGHE NHIỀU NGƯỜI PHƯƠNG TÂY NÓI RẰNG:"ĐIỀU RIÊNG BIỆT ĐẶC TRƯNG NHẤT CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA LÀ THAY VÌ TÌM KIẾM NIẾT BÀN CUỐI CÙNG, NGƯỜI TA TỪ CHỐI HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG NÀY, THAY VÌ VẬY NGƯỜI TA TRỞ THÀNH MỘT VỊ BỒ TÁT, CỐNG HIẾN NĂNG LỰC ĐỂ HỔ TRỢ NHỮNG CHÚNG SINH KHÁC ĐẠT ĐƯỢC GIÁC NGỘ. TRONG VIỆC THỰC HÀNH CỦA LÝ TƯỞNG BỒ TÁT ĐẠO ĐẤY LÀ MỘT CON ĐƯỜNG ƯU VIỆT CAO THƯỢNG KHI MÀ CÓ RẤT ÍT CHÚNG SINH MUỐN ĐỐI DIỆN VỚI LỰA CHỌN NHƯ VẬY.

    và trả lời rằng:

    Điều kỳ lạ thứ nhất của lời phát biểu này là niết bàn đã được xác quyết như một nơi chốn. Niết bàn là một trạng thái của tâm, trạng thái khi một chúng sinh không bị lừa dối hay không bị ảnh hưởng bởi vòng luân hồi (tự tại với sinh tử luân hồi). Một chúng sinh có thể tồn tại trong trạng thái Niết bàn nhưng vẫn hiện diện trong vòng luân hồi. Vì vậy một vị Bồ tát có thể chứng ngộ Niết bàn nhưng vẫn hiện hữu trong thế gian để lợi lạc cho những chúng sinh khác.
  • Nói giải phóng là giải phóng khỏi ách kềm kẹp nào đấy cho nên được tự do vì có tự do nên hạnh phúc.

    Nói giải thoát là giải thoát khỏi sự trói buộc nào đấy cho nên được tự tại vì tự tại cho nên tạm gọi tên đấy là niết bàn.

    Nếu giải phóng mà không có tự do thì không có hạnh phúc.

    Nếu giải thoát mà không có tự tại thì không gọi là niết bàn.

    Nhưng giải phóng, tự do, hạnh phúc. dù bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần vẫn là trong phạm vi hạn hẹp của thế gian. Thí dụ, VN có thời kỳ gọi là một cổ hai ba tròng, nào phong kiến, thực dân, quân phiệt, đế quốc, thì khi giải phóng thoát khỏi mấy cái tròng đó rồi thì còn cái tròng nào nữa không? Dĩ nhiên chúng ta không muốn nói đến tình trạng vô chính phủ, vì dù có vô chính phủ nữa thì sẽ rơi vào tình trạng băng đảng, và tình trạng xã hội đen đã không phải đợi đến khi vô chính phủ mới có. Vì sao? Vì có người vẫn thích dùng đồ chợ đen hay đồ lậu. Trừ khi tât cả chúng ta hay hầu hết mọi người chúng ta thật sự chân thành vì tự do hạnh phúc của nhau!

    Và giải thoát, tự tại, niết bàn thì hoàn toàn vượt thoát mọi phạm trù đối đãi của thế gian. Dù chúng ta có chối cải hay từ chối từ ngữ đạt được hay thực chứng thì khi cây gai vừa rút khỏi thân thì gọi là gì?
  • Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói gọn là Tổ Đạt Ma hay nguyên ngữ là Bodhidharma, nếu từ ngữ nguyên mà dịch tạm là Giác Pháp, mình cũng chẳng biết là Giác Pháp là đúng hay Pháp Giác là đúng hơn. Vì mình nhớ trong Đàn Kinh cụ sáu Huệ Năng có lần đã sửa tên của một vị từ Pháp Đạt thành Đạt Pháp, và cụ nói rằng Pháp mà Đạt gì nữa? Phải Đạt Pháp chứ? Chẳng biết ông cụ có tầm nguyên từ ngữ hay không?

    À nhưng mà minh muốn nhắc lại một bài kệ của cụ một Đạt Ma rằng:

    Ngô bổn lai tư thổ
    Truyền pháp cứu mê tình
    Nhất chi (hoa ?) khai ngũ diệp
    Bất chiến tự nhiên thành

    Vậy thế nào là "bất chiến tự nhiên thành" có phải ông cụ không cần tu hành gì cả, rồi tự nhiên thành ông Tổ có một không hai không?

    Sao chúng ta không cần biết nguyên ngữ của niết bàn là gì? Và cũng chối luôn đạt đến, thực chứng và chắc cũng bác luôn "hốt nhiên đại ngộ", à mà cũng phải, mình chỉ bàn tán đồng ý hay nhất trí hay bác bỏ trên chữ nghĩa thôi!

    Trong cuốn "Mật thừa Tây tạng" có nói rằng, Phật giáo Tây tạng chỉ cho thấy rằng, niết bàn tự nhiên (svabhavanirvana) là không hiện hữu.

    Mình hiểu chỗ này thế nào?
  • Mới đọc bài "Nói nhỏ nhau nghe" thì bây giờ đọc bài "Uống Rượu Thượng Đế mời" toàn những từ ngữ quát tháo, ngu, đá, đạp,trâu già ... nghe như Lâm Tế sống dậy, nhưng mình không có dễ tin như vậy, nhưng mình tin "rượu vào lời ra" thôi thì:

    Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu,
    Thuyết bất đầu cơ bán cú đa.


    Kính nhi viễn chi!

    Chào
  • 1.Khi “Quán Thập Bát Giới ” thì AI là người quán?
    2.Nếu đã có “người quán” thì vẫn còn “Ngã”?
    3.Hóa ra càng Quán thì “ngã” lại càng lớn chứ làm sao vô ngã được?

  • Phật pháp uyên thâm khó nghĩ khó bàn. Nhưng nhất định chưa biết thì chưa làm. Biết chưa rõ thì phải hỏi lại rồi mới hành. Bởi vậy khi uống trà thư giãn, không dám lạc vào hý sự và hý luận, cũng không phải cứ nhắm mắt tin theo cái chấp nhận của đám đông.
    Nên khi gặp điều chưa hiểu chưa thấu đáo thì cung kính nêu ra đây để xin chư vị Thiện Tri Thức trong mười phương khai thị giải nghi cho.
    Đây không phải là tranh luận để giành thắng thua. Mà là mượn trang báo này để tìm ngọn đèn soi bước cho mình đi.
    Có gì thất thố mong chư vị và chư huynh niệm tình tha thứ cho:
    . . . . .

    Đệ Tử đã qui y và một lòng kính ái Tam Bảo (Phật, Pháp Tăng).
    Nhưng thật sự có tâm cầu đạo nên phải hỏi thật cặn kẽ để giải nghi. Bởi cho dù vấn đề được đám đông cho là chân lý, thì người tu học cũng phải tự mình kiểm nghiệm lại để tự có cái kinh nghiệm của chính bản thân mình chứ không thể cứ nhắm mắt nói và làm theo đám đông được.
    Bởi vậy kính xin chư Tăng, chư vị Thiện Tri Thức tha cho các lỗi của đệ tử khi trình kiến giải của mình để xin tham vấn.

    Với thành ý như vậy đệ tử xin được phép tiếp tục đưa ra ý kiến của mình để xin chư vị khai thị cho:

    1.Khi ta thực hành phép quán ấy, thì lẽ dĩ nhiên phải có người ngồi để làm cái việc ấy chứ? Chứ nếu đưa ra mà không có ai thực hành thì đưa ra làm gì? Vậy khi thực hành phép quán ấy thì có phải là “Cái Tôi” của mình quán hay chăng? Nếu không là “Cái Tôi” thì “AI’ là người làm việc ấy?

    2.Còn nếu “Cái Tôi” đang ngồi quán rồi “Cái Tôi” tự cho là mình đã chứng phép quán ấy rồi thì hóa ra chẳng đi đến đâu.

    3.Còn nếu nhờ người khác ấn chứng cho mình đã chứng đắc. Thì mình làm sao biết người ấy đã giác ngộ chưa mà nhờ? Thời nay thật giả khó phân hay là mình chỉ nhằm có cái nhìn nhận của đám đông mà thôi?

    4.Bởi vậy theo ngu ý của đệ tử, có phải chăng trước tiên ta nên giải quyết vấn đề “Tôi là ai?”

    5.Làm sao để có “việc làm” mà không có “người làm”? làm sao để có “cái biết” mà không có “người biết”. Bởi vì nếu mọi hành động dù là tu tập hay làm thiện đi nữa nếu làm bằng”Ngã” thì đều sinh nghiệp và phải chịu luân hồi .

    6.“Đối cảnh Vô Tâm mạc vấn thiền” Thì “Ai” đang đối cảnh? Nếu “còn Ai”thì sao “Vô Tâm” được? Còn nếu “Không còn ai” thì “Ai” biết đang “Vô tâm”?

    quán chiếu phân tích 6 căn, 6 trần, 6 thức là để tìm cái ngã ẩn trú nơi nào trong căn, trần, thức.
    Biết là vậy. Nhưng cái trí quán chiếu của người chưa giác ngộ thì lại bị ảnh hưởng của “tâm lý bầy đoàn”, ảnh hưởng của tâm trí nhị nguyên, nên không thể thấy như thị được. Vậy khi ấy quán chiếu sẽ không thấy đúng thực pháp mà lại thấy huyễn pháp thì làm thế nào? Khi ấy phải nhờ người khác ấn chứng cho. Mà cái người ấn chứng ấy làm sao biết là đã giác ngộ?

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Đệ tử xin thành tâm sám hối vì những lỗi phạm phải khi nêu kiến giải của mình.
    Đệ tử nguyện thành tâm và tỉnh giác cung kính chờ nghe những lời chỉ thẳng để y pháp phụng hành.
    Xin cầu chúc cho chư Tăng, chư Thiện Tri Thức và ngài TueUyen đây thân tâm thường an lạc Phật sự được viên thành.

  • Nếu đau thì đồng với phàm phu, không đau thì đồng với gỗ đá!
    (Lời của Tổ)



    Nếu Quán thì đồng với phàm phu, không Quán thì đồng với Tâm Trí!
    Quán mà không có Người Quán thì mới nên Quán Thập Bát Giới !

    Nương lời Tổ. Nay đệ tử ngu muội có kiến giải như vậy. Kính trình chư Tăng, chư Thiện Tri Thức trong mười phương cùng ngài TueUyen đây để xin tham vấn.

    Cầu chúc cho các ngài thân tâm thường an lạc Phật sự đựợc viên thành.

  • Đúng là quán thì đồng với phàm phu, vì là phàm phu cho nên cần tu tập, vì cần tu tập cho nên cần quán chiếu, có quán chiếu thì may ra kiếp này (hoặc những kiếp về sau ) liễu ngộ nên thoát kiếp phàm phu. Còn không quán thì muôn kiếp vẫn là phàm phu, sinh tử luân hồi luôn luôn chờ sẳn.

    Vì chẳng có ai sinh ra liền chứng đạo không cần tu tập!



    Đần giảng đạo cho Ngốc. Nó nói:
    -Này Ngốc, như có người học trò kia đến trường học mà lại treo bộ quần áo của mình ở đấy rồi bỏ đi chơi. Ông nghĩ thế nào. Qua hành động ấy, người học trò kia có vì thế mà trở nên thông tuệ hữu dụng cho xã hội chăng?
    -Thưa thầy không thể được.
    -Cũng thế, nếu cái “tướng” người tu ở chỗ tu mà “con người thật” của hắn không có mặt ở đấy. Theo ông thì người ấy có vì thế mà liễu ngộ để thoát sinh tử luân hồi hay chăng?
    -Thưa thầy không thể được.
    -Này Ngốc ông hiểu thế nào về câu nói của Tổ: “ Ngươi ngồi đấy mà sao ngươi không có mặt ở đấy”
    -Thưa thầy có nghĩa người học đạo ấy chỉ có cái thể xác ngồi đấy con mình thì lại “không nhận biết mình đang ngồi đấy”.  
    -Này Ngốc. Nếu có người học trò đi đâu cũng quá suy nghĩ về bài học ở trường, do vậy sẽ quên mất mình đang băng qua đường. Ông nghĩ xem người ấy có vì thế mà nguy hiểm chăng?
    -Thưa Thầy nhất thiết là bị nguy hiểm.
    -Tại sao thế?
    -Vì người học trò ấy đang mất nhận biết tỉnh giác do bị “bài học” lôi.
    -Này Ngốc, tu học cũng vậy. Phải luôn nhận biết tỉnh giác đừng để bị lôi. Cho dù cái nguyên nhân lôi ấy là thiện đi nữa. Cho nên người tu thiền phải nắm yếu chỉ: Phải luôn nhận biết mình đang nhận biết.
    -Thưa Thầy đối với việc “Quán Thập bát Giới” thì phải thế nào?
    -Này Ngốc, chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc, mà phải luôn “nhận biết mình đang quán” thì mới được. Hềhề. . . Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán.

    Mô Phật, câu chuyện vui trên là kiến giải của đệ tử về việc Quán Thập Bát Giới. Đệ tử kính trình chư tăng trong mười phương và chư thiện tri thức gần xa cùng ngài TueUyen đây để xin tham vấn.

    Cầu chúc cho chư vị thân tâm thường an lạc, Phật sự được viên thành.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Đệ tử lòng thành cầu đạo nhưng văn tài kém cỏi, thế nào cũng phạm lỗi trong bài viết. Đệ tử thành tâm sám hối về tất cả những lỗi này.

  • Kinh Pháp Cú nói rằng:
    Niết bàn là hạnh phúc tối thượng!
    và:
    Vô ngã là niết bàn!

    Vì vậy muốn đạt đến hạnh phúc tối thượng thì phải đạt đến niết bàn, mà muốn đạt đến niết bàn thì phải thực chứng vô ngã.

    Bây giờ hãy thử tìm hiểu sơ về niết bàn, NIẾT BÀN LÀ GỈ?

    Dù dùng những từ ngữ hoa mỹ nào đi nữa như: - Hữu dư y niết bàn, - Vô dư y niết bàn, - Vô trụ xứ niết bàn, v.v...và v.v... thì khi nói đến niết bàn chúng ta cũng liên tưởng đến Ta la song thọ, nơi đức Phật Thích Ca, trút hơi thở cuối cùng, bỏ thân tứ đại, từ giả cõi đời này, mà thông thường chúng ta gọi là chết?

    Vậy có phải có phải chúng ta hiểu niết bàn đơn thuần là như vậy không?