Chánh định

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Chánh định

  • Hôm qua tôi tập đảnh lễ, cúng dường, phụng tống và thiền định. Sau khi tập xong tôi thấy mình rất tỉnh giác và thấy rất rõ ở LX 1 của mình chuyển động. Có một luồng khí màu vàng da cam trườn theo cột sống giống như con rắn trườn vậy, phóng lên trên đỉnh đầu đi ra ngoài. Điều này chỉ xảy ra trong tích tắc nhanh đến nỗi tôi nghĩ có lẽ do mình tưởng tượng ra. Sau đó tôi có cảm giác toàn thân mình tan biến, tôi đưa tay lên vuốt khắp vùng cổ theo chiều lên xuống. Tôi có cảm giác đó là lực khí rất mạnh chứ không phải tay tôi và khí thì thấm đẫm vào vùng cổ họng. Điều này xảy ra sau khi tôi xin quy y Tam Bảo, xin Tam bảo gia hộ và tôi vẫn niệm Namo A di đà Phật.
    Tôi thấy có rất nhiều sự kiện lạ xảy ra với mình. Hiện tôi ăn chay trì giới và giữ im lặng. Nhưng các việc này xảy ra với tôi rất tự nhiên không cần cố gắng. Rồi hôm nay trong giờ tập mà hóa chân hương nhưng là phần chân cắm trong tro còn phần trên thì không cháy.
    Với những hiện tượng như vậy thì tôi nên có phản ứng như thế nào là thích ứng?

  • Chứng kiến các biểu hiện xảy ra trong khi tu tập nhưng không phan duyên theo nó. Không tin là có hay không có. Không làm theo hoặc phát triển vì có thể bị lạc. Cũng không đè nén chống lại nó, mà chỉ yên lặng chứng kiến trong tỉnh giác và trụ chắc vào đề mục hành công. Giữ tâm rỗng không để mọi sự đến rồi đi.
    Khi hành công thì chú ý tập trung vào đề mục, các việc xảy ra biết nhưng không quan tâm. Nếu ngược lại là thất niệm nghĩa là bị các hiện tượng ấy lôi để phải suy nghĩ hay làm theo. Khi ấy người hành công có thể bị lạc.
    Phải biết khi chưa giác ngộ mọi biểu hiện đều là huyễn. Pháp còn phải bỏ huống hồ phi pháp!. . .
    Hiện tượng xảy ra khi tu tập thì vô lượng vô biên nếu để ý tìm hiểu hoặc đặt thành vấn đề thì thất niệm và sẽ bị lạc. Khi các hiện tượng xảy ra, vấn đề quan trọng đối với người hành công là tỉnh giác hay mê muội, tâm tịnh hay bị lôi.
    Cái chính là chánh niệm tỉnh giác trong cuộc sống và tu tập, giữ được tịnh trước các tình huống. Chứ không phải học cách đối phó với các huyễn cảnh ấy, vì vô ích.
    Giống như người kia đi đến truờng là để học văn hoá. Nếu trên đường đi gặp ai cũng dừng lại nói chuyện tâm sự tìm hiểu về họ, gặp sự kiện gì cũng tham gia, thì nhất định sẽ vì thế mà không đến được trường.
    Do tịnh nên tự nhiên thấy và biết tất cả, nhưng phải biết bỏ qua mọi sự, không đặt thành vấn đề phải quan tâm, chỉ chú ý vào đề mục hành công nên gọi là chánh niệm.
    Mô Phật!. . .Đó chỉ là kinh nghiệm cá nhân của tôi. Xin huynh hỏi lại việc này với chư tăng, chư thiện tri thức và chư huynh trước khi áp dụng.
    Chào thân ái!. . .Chúc thân tâm thường an lạc!. . .