Forums

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Hồi quang phản chiếu

  • Xin được hỏi ý nghĩa của câu "Hồi quang phản chiếu, phản quang tự kỷ", xin cho ví dụ minh họa,

    Xin được giải thích thế nào là thể dụng, thể tánh? thể dụng và tuỳ duyên hiển tướng hay thích ứng với tình huống có phải là đồng nghĩa không?
    Xin cảm ơn chư huynh!
  • Bác Đại Ngu nhờ tớ đưa hộ bài viết:

    “Hồi quang phản chiếu” cũng tức là “phản quang tự kỹ”

    Theo đó thay vì người tu tập quay ra ngoài xét đoán kẻ khác hay tình huống đang diển ra theo chủ quan của mình. Thì luôn quay vào nội tâm nhận biết tỉnh giác trạng thái tâm lý của mình, giữ cho tâm định và tĩnh, không nô lệ cho các ý nghĩ và cảm xúc. Khi tâm rỗng không trong suốt thì sự vật luôn tự phản ảnh, do vậy người tu tập sẽ thoát khỏi trạng thái huyễn áo (maya)và sẽ thấy sự vật “như chính nó”.
    Và đó cũng chính là Bát Nhã.

    Khi người tu đạt trạng thái “vô ngã”, thì không còn cả sự phản ảnh, mà là đồng nhất với sự vật. Cái “Một” và cái “toàn diện “là đồng nhất không phân chia.
    Và đó là Bát Nhã Ba La Mật Đa.

    [u]Ví dụ[/u]:
    Mang một cái kính ở mắt.
    -Nếu kính không đồng chất hay bị rạn nứt hoặc bị bụi dính thì hình ảnh nhận được sẽ bị méo mó sai lệch hoặc không chính xác. Đó là trạng thái huyễn.
    -Nếu chùi kính thật sạch, kính đồng chất không bị rạn nứt thì sẽ thấy sự vật như chính nó. Đó là trạng thái bát nhã.
    -Nếu bỏ kính đi, thì sự vật sẽ hiện ra trần trụi không qua trung gian nào dù là trung gian rỗng không trong suốt. Đó là trạng thái Bát Nhã Ba La Mật Đa của vô ngã.

    “Thể dụng” Đó là tạng thái bản thể qua một duyên biểu thị thành sắc tướng.
    “Thể tánh” Đó là trạng thái bản thể chưa biểu thị
    “Thể dụng” hay “tuỳ duyên hiển tướng” hoặc “thích ứng tình huống” là như nhau.

    Đại Ngu/17/2/2006