Forums

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Thở thế nào cho đúng?

  • Khi tập khí công có người thở bụng như Yoga, có người thở phát ra âm thanh gọi là “lục âm liệu pháp”, có người lại bảo hơi thở phải nhỏ nhẹ chậm dài và sâu ? Có người bảo tập khí công lên cao hơi thở là “vong tức”. Vong tức là hết thở, thế thì chết sao? Bạn nào có kinh nghiệm về vấn đề này xin chỉ bảo giùm cho ?
  • Hơi thở trong tập luyện thường phải thích hợp với động tác, để điều hoà được nhịp tim nhằm bảo đảm trường lực. Dưỡng Sinh có nhiều cách tập nhằm phù hợp với thể lực, bệnh lý và tâm lý riêng của từng người.
    -    Đối với động công khi tập Thất Tinh Quyền hoặc các môn luyện xác có vận kình hơi thở sẽ phát ra các âm thanh đặc biệt gọi là “lục âm liệu pháp”, theo kinh nghiệm cổ truyền kỹ thuật thở như vậy sẽ làm gia tăng sức mạnh, tăng cường khí lực, có công năng trị bệnh hoặc phát kình lực.
    -    Trong tịnh công vì ngồi yên lặng không chuyển động nên hơi thở phải nhỏ nhẹ chậm dài và sâu. Khi độ tịnh ngày càng cao, hơi thở cũng vì vậy mà vi tế theo. Từ hơi thở nhỏ, nhẹ,chậm, dài, sâu sẽ biến thành qui tức là thở như rùa và cuối cùng là “vong tức”. Vong tức không phải là hết thở hoặc nín thở mà chỉ là “vô ngã”. Nghĩa là có hành động thở mà không có người thở.
    Đấy là kinh nghiệm riêng của tôi. Bạn nào có ý kiến gì khác xin tham gia.

  • Nhận xét lời của xuanmai:
    Vong tức không phải là hết thở hoặc nín thở mà chỉ là “vô ngã”. Nghĩa là có hành động thở mà không có người thở.
    Theo sự biết thiển cận của tại hạ thì xuanmai giải thích cao thâm quá ("vô ngã"), tại hạ biết nếu thở cực chậm và sâu tới giai đoạn nhất định sẽ chuyễn sang thở bằng lỗ chân lông. Giai đoạn này người tu đã hòa hợp với thiên nhiên bước đầu chuyển sang thấu hiểu vạn vật - pháp là vô ngã