Forums

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

THƯA THẦY CHO CON ĐƯỢC CHỮA BỆNH TÂM Ạ !

  • Kính bạch Thầy con nghe được lời Thầy dạy : " Hãy làm sáng cái đức sáng sẵn có trong lòng mình " trong một bài Pháp thoại. Con cảm nhận được câu nói này giống như một cái gương cho mình soi tại Tâm mình hàng ngày. Trước tiên con xin được tri ân cảm tạ Thầy đã cho con lời dạy bổ ích và thiết thực. Nhưng mà để làm được điều đó thật khó, mà cũng thật dễ. Dễ khi trong tâm mình đạt được trạng thái tâm không, vô ngã . Khó vì trong cuộc sống đầy va chạm giữa con người với con người, ngay cả với những người cùng đồng tu cũng có những điều vướng mắc với nhau trong mọi lúc mọi nơi, nó hiện ra bất ngờ, bất chợt làm mình không kịp nhận ra để mà tỉnh giác, đến khi việc xảy ra rồi cái ngã trong tâm mình lại nổi lên bao biện cho mình là đúng người kia là sai rồi hàng loạt diễn biến bắt đầu hiện lên làm cho tâm rối loạn, mà tâm đã rối loạn rồi thì mọi cái đều xoay ngược trở lại và bao nhiêu công lao tu tập bấy lâu nay trở về Mo, có nghĩa là như người chưa tu tập gì . Con thấy trong lòng mình cũng có nhiều đức tính sáng, từ bi có, cúng dường cũng có, thương người cũng có v...v... Nhưng mà tâm con chưa được rổng rang, chưa được thanh thoát vì còn nhiều vướng bận vào những việc không đâu. Nay nhân được học lời dạy này con Kính bạch Thầy chỉ bảo cho con cách nào để chữa lành Tâm bệnh của con để con được khai thông nó để được làm sáng cái đức sáng sẵn có trong lòng mình . Một lần nữa con xin được cảm tạ Thầy.

  • Nhân đọc câu hỏi của bạn, tôi xin đóng góp 1 chút sự hiểu biết của tôi về Tâm không. Như Thầy của bạn đã dạy là trau dồi cái tánh sáng suốt trong nội tâm thì mọi sự ở đời đến với mình đều là hư ảo, không ngoài mục đích dạy cho ta sự nhịn nhục, thương yêu và tha thứ. Đó là mình đang thực hiện cái hạnh của Đức Phật Thích Ca và những vị Đại Giác khác. Tu là trong thực hành chứ không đọc lý thuyết suông trong kinh sách. Ai cũng có cái tâm từ bi và thanh tịnh cả, nhưng trong cảnh đời đầy động loạn này thì sự sáng suốt đó đã bị che lấp. Khiến cho thân tâm lúc nào cũng lo lắng, vướng mắc không biết mục đích tối thượng của kiếp người này là gì. Tu thì phải có cái pháp để hành, nó như 1 phương tiện để thăng hoa cho tâm lẫn thân được khoẻ mạnh và an vui. Thời này có rất nhiều pháp môn để chúng ta nghiên cứu và thực hành, có tiến bộ nhanh hay chậm đều do căn cơ và trình độ tu tập của mỗi người. Pháp nào khứ trược lưu thanh, giải những độc tố trong cơ thể và tiếp nhận thanh khí điển của vũ trụ để hoá giải những khúc mắc cho mình theo tôi là chánh pháp. Tu không có sự ỷ lại hay nhờ tha lực từ ai khác. Tâm là cả một sự huyền diệu nếu chính ta không khai thác nó và lau chùi nó qua 1 phương pháp thực hành thì khó mà đạt được bình an cho tâm hồn. Nếu không CỰC khổ hành pháp thì làm sao đạt được sự an LẠC tại thế? Thiên đàng hay địa ngục đều do Tâm đó bạn. Vài lời chia sẻ với bạn, chúc bạn sớm tìm được 1 lối thoát an vui đời đời.

  • "Minh minh đức" là làm sáng cái đức sáng vốn ẩn tàng trong ta biểu thị ra ngoài.

    Cái "minh đức" sẳn có, do mây mù Tham, Sân, Si che phủ nên ánh sáng không biểu thị được. Nghĩa là không tự nhận biết được. Mà khi không nhận biết được lời nói, hành động và tâm lý mình, thì mọi biểu thị của mình trong cuộc sống đều là vô thức bản năng. Do vô thức bản năng nên lời nói hành động và tâm lý mình thay vì tịnh và an lạc thì lại luôn sân, si, tham dục, ngã mạn và đấu tranh. Từ đó mối quan hệ của mình và mọi người cũng như pháp giới bị xấu đi, đình trệ hay ách tắt, dẫn đến các hệ quả không tốt cho thân tâm mình.

    Nhiều người do nguyên nhân này mà khí trường hay điển quang mình nhận được từ gia trì lực bị yếu dần đi. Từ đó bệnh cũ của mình tái phát. Chướng ngại nghiệp lực lại bủa vậy khiến mất hạnh phúc. Khi đó tuy có tập, vẫn đắc khí múa may nhưng thanh điển thì ít mà trọc điển lại nhiều hơn do tâm tán loạn vì đấu tranh thị phi. Nên sức khoẻ và các sự gia trì mình nhận được lâu nay tự nhiên cứ giảm dần đi. Khi đã thấy hiệu lực của phương pháp đối với mình giảm dần, không biết tự sám hối quay lại đường tu, lại theo bè theo bạn học các pháp môn khác để thoả mãn tự ái của mình. Nhưng dù học pháp môn nào đi nữa, cũng là vì cái tâm đấu đá ngã mạn chứ không phải vì muốn dấn thân trên con đường truy tầm chân lý. Cho nên dù có gặp các vị đại sư, các pháp môn nổi tiếng đi nữa, sức khoẻ của mình cứ ngày càng suy kiệt đi, sự đấu đá hung bạo sân si thì ngày một gia tăng. Khiến ngập chìm trong đau khổ, không một phút giây nào an ổn.

    Hành giả muốn tránh việc này, thì khi tu tập nên tu Giới trước. Thực hành các điều của bổn sư mình chỉ dạy. Các nghi thức ăn uống ngủ nghĩ, đi đứng nằm ngồi, ngồi thiền, tụng kinh, chấp tác, nói chuyện tiếp khách và giao tiếp. . .v.v. . .đều phải nằm trong giới luật. Làm được việc này thì sẽ tránh va chạm thị phi. Tâm sẽ  dần tịnh rồi sáng trong và phát huệ. Nghĩa là sáng cái đức sáng sẳn có. Còn không tu giới, hằng ngày sống phóng túng, thì Tham, Sân, Si không giảm đi mà ngày sẽ càng phát triển. Khi ấy tuy lúc nào cũng bàn chuyện lý đạo cao xa. Nhưng thật ra chỉ là nói đầu môi chót lưỡi, chứ từng giây từng phút, sự ganh tị, thị phi, ngã mạn sẽ ngày càng tăng, lửa tham dục liên tục thiêu đốt, đường đạo ngày càng xa vời .

  • NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT MA HA TÁT,....

    XIN SÁM HỐI TỪNG PHÚT GIÂY

    NGUYỆN TỈNH GIÁC TỪNG SÁT NA

    SỐNG CHÂN THẬT TỪNG GIÂY PHÚT,...

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

    HD-NT