1/ Hoàng hôn trên cung Potala:
Tiếng pháp luân quay rè rè trong gió lạnh.
Đoàn người Tạng hành hương dài lê thê với những bước chân nhẫn nhục.
Trong ánh hoàng hôn buồn bã, họ bước đi một cách vô vọng chung quanh cung Potala.
Những Phật tử thuần thành đi nhiễu Phật hay những số phận tâm linh đi luẩn quẩn trong vòng quay của trò chơi nhân thế ?
Họ đang lạy, đang cầu xin Thượng Đế vô hình. Bóng của tòa cung điện nguy nga hùng vĩ đổ ập xuống, như đè bẹp những con người cùng khổ. Khiến họ nằm dài trên nền đá lạnh hoang vu.
Trong tiếng quạ kêu buồn thiu và tiếng gió chiều xào xạc, có tiếng giày đinh nện đều trên nền thánh địa Potala.
Trong tiếng niệm chú rầm rầm rì rì, có tiếng súng đạn va chạm lách cách.
Nắng chiều vàng ệch lười biếng, chảy chầm chậm qua cung Potala. Loang dần qua những đền chùa và cung điện ở Lasha. Bóng những chiếc xe chữa lữa, bình chữa cháy, áo giáp, khiên và dùi cui. . . .chồng lên bóng những tượng Phật, tượng Bồ Tát, tượng Tara, tượng Dakini và Heruca.
Gió từ các đỉnh núi tuyết thổi về lạnh ngắt. Hàng cây rùng mình. Vài cá lá vàng lìa cành, như những giọt buồn rơi chầm chậm xuống quảng trường đang hấp hối ánh hoàng hôn.
Nhìn cái dáng lạy nằm dài, bẹp người, phủ phục trên mặt đất. Như dáng của một nô lệ phủ phục trước lãnh chúa quyền uy. Mơ hồ tôi thấy trong đấy ẩn chứa sự cam chịu, ẩn chứa sự thụ động và tiêu cực đến lạ lùng. Thế thì tìm đâu ra cái mầm sống tích cực để vươn lên trong giông bão của cuộc đời này? Hay là những con người hiền lành chân chất kia, bằng niềm tin tôn giáo, đã phó thác số mạng của cuộc đời mình cho Thần Linh quyết định? Và mọi thích ứng với tình huống nếu có, cũng chỉ là những biểu hiện tuyệt vọng của một tập quán tâm linh.
Đâu đâu cũng thấy người Tạng tay lần xâu chuỗi, tay quay pháp luân. Tôi tự hỏi: Như vậy thì còn tay nào để lao động và tay nào để cầm súng bảo vệ quê hương?! Hay những con người sùng tín chân chất kia, từ muôn đời nay. Bằng truyền thống tâm linh. Đã phó thác việc ấy cho Thượng Đế từ bi của họ!
Lasha đã lên đèn. Hai bên phố, là những cửa tiệm với bảng hiệu viết bằng tiếng Trung. Ngồi trước quầy bao giờ cũng là ông chủ hay bà chủ người Trung quốc béo ị, không chịu nói tiếng Anh vì tự hào dân tộc. Còn người Tạng bản xứ thì ở phía sau hoặc ở ngoại ô, chuyên làm tạp dịch, hoặc làm công cho người Trung Quốc.
Qua một con hẻm nhỏ. Thấy một cái quán của người Tạng bé xíu. Chúng tôi ghé vào mua vài món quà lưu niệm dân gian bằng đất nung.
Trước khi ra về, thấy cô bán hàng người Tạng rất nhiệt tình với khách. Anh bạn tôi mỉm cười với cô ấy và bảo:
- She sia (Tiếng Trung Quốc có nghĩa là cảm ơn)
Tự nhiên cô ấy có vẻ giận dữ và mấy người đàn ông Tạng đang ngồi trong quán cũng tỏ vẻ phật ý. Tôi bèn tiến đến nhìn họ mỉm cười và nói:
- Ta si tơ lơ (Tiếng Tạng có nghĩa là cảm ơn hay cát tường)
Mấy người Tạng liền đổi giận làm vui, tười cười bắt tay tôi thật lâu. Vừa cười vừa lập đi lập lại liên tục:
- Ta si tơ lơ. . . . Ta si tơ lơ. . . .Ta si tơ lơ. . . .
Gió cao nguyên lạnh ngắt. Nhìn về phía cung Potala mờ ảo trong sương đêm. Thay vì niệm thầm câu thần chú quen thuộc: Um Mani Padme Hum. Bất giác tự nhiên miệng tôi cứ lẩm bẩm với một lòng thành kính vô biên: Ta si tơ lơ. . . .ta si tơ lơ. . . . . .ta si tơ lơ. . . .
(Cỏ May/Lasha/Tibet/7/2012)
Potala cung với đoàn người hành hương đi quanh theo chiều quay kim đồng hồ. Vừa đi vừa trì kinh, lần chuổi và quay pháp luân/Tibet/ 7/2012
Người Tạng khi lạy, dán sát người xuống đất / Lasha/7/2012
Tay lần chuổi, tay quay pháp luân / Tibet/7/2012
>>>>>>
2/ Nghệ thuật hành hương thú vị:
- Thưa cụ, cụ có thấy trước các chùa lớn ở Tây Tạng luôn có những toán lính quần áo rằn ri, trang bị súng, khiên và dùi cui điện đi tuần liên tục. Trước các chùa lớn và nơi công cộng đều có sẵn xe chữa lữa, bình chữa cháy, khiên và các dụng cụ trấn áp đám đông dàn dựng sẵn như một lời cảnh báo răn đe. . . .Thật đúng là hoa sen trong biển lữa?
- Này Cỏ May, để cho chuyến hành hương thật sự thú vị. Các ông đừng để các việc chính trị, xã hội và tôn giáo rối ren căng thẳng ở Tây Tạng ảnh hưởng đến tâm mình. Khiến tâm mình bị lôi và sa vào phán xét. Đúng –sai, phải- trái và cuối cùng đưa ra ý kiến riêng của mình. Điều ấy làm mình hao năng lượng và bỏ qua sự vật sống động đầy thú vị đang chảy qua từng giây từng phút không bao giờ ngừng lại.
- Thưa cụ, nếu cụ là người Tạng thì cụ thấy thế nào?
- Ta không thể là người Tạng vì ta đang là người Việt. Nhưng trên bình diện con người mà nói. Mọi sự thích ứng tình huống nên là hành động của tình thương, chứ không phải phát xuất từ hận thù hay từ tham, sân, si.
- Thưa cụ, khi người ta lạm dụng chùa chiền và các linh tượng để làm du lịch. Tu sĩ thành hướng dẫn viên du lịch. Thì các điểm tâm linh có còn linh thiêng nữa hay không?
- Này Cỏ May, điều huyền diệu nằm ở Tánh chứ không nằm ở Tướng. Thay đổi hay làm biến thể các Tướng, không thể ảnh hưởng đến Tánh. Tổ Sư đã dạy: “không thêm gì được vào, chẳng bớt gì được ra. Như như thường hằng, chẳng sinh ra, chẳng chết đi, muôn đời vẫn vậy”. Cho nên các việc ấy, chỉ có thể làm ảnh hưởng đến người tu Chấp Tướng. Chứ tuyệt đối không ảnh hưởng gì đến người tu Kiến Tánh. Này các ông, cái gì mà chẳng nằm trong Phật Tánh, kể cả Phật giả, pháp giả và tăng giả. . . . .
Hề hề. . .Cho nên biết và vui đùa với các giả tướng của thời mạt pháp, mà không khởi tâm khó chịu hay buồn phiền, chính là đang sống với thật tướng của Như Lai vậy.
Này Cỏ May, những điều này chẳng những áp dụng đối với bên ngoài, mà còn nên áp dụng đối với mọi phạm trù, mọi đối tượng, mọi nơi và mọi lúc, thì sẽ luôn được sống trong an lạc thú vị, dù cho bất kỳ điều gì đang xảy ra.
(Tưởng Vậy/Tibet/7/2012)
3/ Rong chơi Thanh Bộc Động/Tây Tạng/7/2012:
Trên sườn núi Thanh Bộc, nhìn xuống chùa Hạ. Xa xa là thung lũng Zedang. Nơi từ ấy có con đường đèo dài khoảng 10 km, như rắn lượn sát bờ vực thẳm. Cuối con đường đèo là chùa Hạ. Nơi Thầy thường làm lễ quán đảnh cho môn sinh mỗi khi qua Tây Tạng. Từ chùa hạ khách hành hương phải leo bộ lên núi Thanh Bộc nơi có 108 động đá của chư Lạt Ma ẩn tu. Đây là nơi Tổ sư Liên Hoa Sanh đã nhập thất luyện công và dạy đạo. Cũng là nơi Tổ đã khuất phục được đạo Bon, một Thần Đạo bản xứ, mở đường cho giáo pháp Kim Cang Thừa của Như Lai truyền khắp Tây Tạng và ngày nay truyền bá khắp thế giới.
Đường lên Thanh Bộc Động. Xa xa là chùa Thượng trên đỉnh non thiêng /Tibet/7/2012
Đường leo lên Thanh Bộc Động dây cát tường đủ màu giăng mắc khắp nơi. Trên đó có in hình Phật, Bồ Tát và lời kinh. Theo niềm tin ai đi ở dưới hay chui qua sẽ được phúc lạc. Hai bên đường là rừng với những bụi gai lúp xúp trái vàng gai nhọn hoắt. Trái ăn hơi ngọt, nhưng ăn nhiều sẽ bị say và gai đâm thì đau nhức vô cùng. Thú rừng và chim chóc chạy nhảy nô đùa khắp nơi trên đường đi. Chúng rất dạn với khách hành hương. Nhiều con còn đến gần để xin ăn. Trời nắng chang chang, không khí loãng nên leo núi rất mệt.
Gặp vị nữ tu ẩn cư trên Thanh Bộc Động /Tibet/7/2012
Cùng vị Lạt Ma cho dê núi ăn bánh / Thanh Bộc Động/Tibet / 7/2012
Nếu thấy công việc chỉ là công việc, thì đang ở địa ngục. Nếu lấy công việc làm thú vui, là đối tượng để tu học rèn luyện Thân Tâm, thì thể lực, trí tuệ và phúc lạc luôn thường trực.
Ở trên núi cao để hàng ngày phải có người cõng đồ lên nuôi. Sao bằng ở ngay giữa chợ đời lao xao. Vui với cái lặng yên giữa chốn ồn ào và đừng để cái tào lao nhập vào tâm thức.
Một mật thất trên đỉnh Thanh Bộc / Tây Tạng/ 7/2012
Lò đốt khói thơm trên đinh Thanh Bộc Động / Tây Tạng /7/2012
Thầy đi sau chót để hộ những người già yếu và bệnh hoạn lên được đỉnh Thanh Bộc Động. Chư huynh lên trước đang ngồi chờ Thầy trước cửa mật thất của Tổ Sư Liên Hoa Sanh. Thạch động này xưa kia Tổ đã từng ngồi luyện công. Thầy và chư huynh cùng mọi người trong đoàn đã luyện công ở mật thất này. Điển quang gia trì của Tổ Sư và ơn trên rất mạnh.
Kỷ niệm ở sân chùa Thượng trên đỉnh Thanh Bộc Động / Tây Tạng /7/2012
3/ Rong chơi và ngẫu hứng:
Lang thang ngao du, trong lòng vô sự. Để linh hồn mình hợp nhất với với linh hồn sự sự vật vật. Con tim mình tự nhiên sẽ cùng chung nhịp đập với con tim của thế nhân và trời đất.
Ha ha. . .ha. . . .Viết bậy vài câu. Cười bậy vài tiếng. Chỉ trời chỉ đất đứng tại chỗ mà hoá hiện khắp muôn phương.
Này thảo nguyên bao la. Này núi cao vực sâu. Này Thần Thánh và Ma Quỉ. Ta nay thống khoái vô cùng chẳng biết bởi vì đâu. . . . .
Ha ha. . . .ha. . .lang thang khắp cõi ta bà. Thế mà vẫn chưa đã! Nên ta cùng với mấy người ưa la cà, thể nhập cõi ngoài ta bà. Nơi chẳng có Phật chẳng có Ma. Chỉ có cái bao la vừa đứng yên, vừa tan ra thành vạn pháp.
. . . . . . .
Luyện công ở Bạch Vân Cư Tự /Tây Tạng /7/2012:
Dùng Đại thủ Ấn, đảnh lễ nhận gia trì lực/ Chùa Samye/Tây tạng/7/2012
Vô lượng vô biên cõi Phật, vẫn chứa không đầy một niệm chân thật của chúng sanh / Tibet / 7/2012)
Đi kinh hành nhiễu Phật chung quanh chánh điện tu viện Samye. Tu viên Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng do Tổ Sư Liên Hoa Sanh thành lập.
(- Này Cỏ May, chân thì đi mà tâm vẫn ngự ở trung tâm bản thể. Thế thì ảnh sẽ hoá hiện khắp mười phương Phật. Nơi đâu cũng thấy mình đang đi kinh hành như thế này
- Thưa cụ, làm sao biết chắc là như vậy?
- Ta biết chắc là như vậy!
- !
- Này Cỏ May, ông có thấy cái tranh Thanka kia không?
- Dạ, có thấy
- Sao ông biết chắc là như vậy?
- Thưa cụ, con biết chắc là như vậy.
- Ta cũng vậy.)
Giúp người khác nhận gia trì lực của Như Lai / Samye / Tây tạng / 7/2012
( - Thưa cụ, tại sao khi giúp người khác nhận gia trì lực của Như Lai. Cụ thường đặt khế ấn (Mudra) lên đảnh của họ ?
- Người ấy làm chứ không phải ta.
- Thưa cụ, con thấy tay cụ đặt trên huyệt Bách Hội của họ mà?
- Khi ấy không còn Ta còn Người. Ta đắc khí nên tự nhiên hợp nhất với người kia ở dạng năng lượng. Thế rồi ta lỏng cơ ra, buông xuôi trong trạng thái nhận biết tỉnh giác. Do nguyện lực của người ấy làm năng lượng tác động, khiến tay ta tự chuyển động và tự đặt trên đảnh của họ chứ không phải ta làm. Cho nên gọi là: "Có hành động làm mà không có người làm". Vì hành động ấy không phải Ta làm mà cũng không phải Người ấy làm.
- Thế còn tại sao phải đặt khế ấn mà không phải bàn tay thường?
- Khế ấn (Mudra biểu thị cho Thân, Dalani biểu thị cho Khẩu và Mantra biểu thị cho Ý. Do ta hợp nhất với Người ấy ở dạng năng lượng. Nên Thân của thể hợp nhất này biểu thị thành khế ấn mà ông thấy(Mudra). Do nguyện lực của Người ấy muốn được nhận gia trì lực, còn Ta không có niệm gì. Nên khế ấn (Mudra) được năng lượng tác động đưa lên đặt ở đảnh đầu của Người ấy tại huyệt Bách Hội (luân xa 7). Luân xa 7 là cửa ngõ để gia trì lực giao lưu vào người qua não và tuỷ sống(Nhâm Đốc mạch). Sau đó năng lượng theo Kinh Lạc tràn ra khắp châu thân, khiến thể xác (Sattva) hợp nhất với năng lượng (Bodhi) để thành thể Hoá Thân (Bodhisattva: tạm dịch là: Bồ Đề Tát Đoả).
Một vị Lạt Ma già
(- Hề hề. . . Này Cỏ May, Trời già Đất già, vạn sự đều thành trụ hoại diệt, riêng ta chẳng bao giờ già.
- Thưa cụ, làm sao để được như thế?
- Tại vì con tim ta chẳng bao giờ già
- Thưa cụ, làm sao để con tim không già?
- Chẳng luyến tiếc quá khứ. Chẳng mơ mộng tương lai. Sống hết mình qua từng giây từng phút )
Quay pháp luân trước khi vào chùa ở Tây Tạng / 7/2012:
(Năng lượng vũ trụ hay gia trì lực của Như Lai là lực xoắn lốc theo đường tròn, thuận chiều kim đồng hồ. Bởi vậy khi quay pháp luân để cầu nguyện ơn trên gia hộ độ trì. Thì phải quay thuận chiều quay kim đồng hồ. Pháp luân thường làm bằng đồng, bên trên có khắc thần chú:Um Mani Padmi Hum. Khi quay pháp luân, thần chú này quay theo chiều kim đồng hồ. Um: tượng trưng cho từ không có gì hoá hiện thành vạn pháp. Nó là Chân Không mà Diệu Hữu. Có nghĩa là từ Tánh khởi Dụng. Hay Phật hoá hiện thành vạn pháp. Mani là ngọc, còn có nghĩa là Tinh Khí Thần hợp nhất. Nó tượng trưng cho vật chất (tinh) kết hợp với gia trì lực (khí) cọng với sự nhận biết tỉnh giác (Thần). Cho nên Mani chính là người tu nhận được gia trì lực của ơn trên. Padmi: Hồ sen.Tượng trưng cho sự hoạt dụng của người tu sau khi nhận được gia trì lực của Như Lai. Hum là quay về với bản thể rỗng không tịch lặng. Theo đấy Padmi là để nhận gia trì lực thích ứng với tình huống. Sau đó người tu phải quay về với sự yên lặng trang nghiêm thanh tịnh, không vì thích ứng mà loạn động. Hum cũng còn có nghĩa là: Vô Tác Diệu Lực. Theo đấy tuy người tu nhận được gia trì lực để hoạt dụng. Nhưng mọi hoạt động là vô ngã, nên chỉ có hành động làm mà không có người làm. Bởi vậy gọi là Hum nghĩa là yên lặng cùng cực hay hợp nhất với bản thể. Vậy quay pháp luân, có nghĩa là cầu nguyện để ơn trên gia hộ độ trì mình thích ứng với một tình huống nào đấy. Sau đó mình nguyện luôn quay về hợp nhất với Phật không loạn động hay bị đời lôi. Cho nên phải vừa quay vừa cầu nguyện.)
Kiết ấn phụng thỉnh (hai tay hợp nhất) / Tại mật thất Bảo Tháp Bạch Vân Cư Tự / Tây Tạng /7/2012
( Trong kỹ thuật nhận gia trì lực. Ấn phụng thỉnh rất quan trọng vì nó giúp hành giả hợp nhất cơ thể mình với năng lượng giác ngộ của ơn trên mà không tai nạn. Theo đấy khi hành giả được Như Lai hoặc chư Bồ tát. . . .gia hộ. Năng lượng trước khi qua luân xa 7 tại đảnh đầu, sẽ qua khế ấn phụng thỉnh trước. Nhờ thế năng lực sẽ được điều hoà cho phù hợp với sức khoẻ, thể lực, nghiệp lực, công đức của hành giả. Nếu hành giả nhận năng lượng gia trì qua luân xa 7, mà không thông qua một ấn phụng thỉnh tương thích. Việc ấy sẽ làm hành giả chịu nhiều rủi ro, vì cơ thể của mình chưa chắc đã tương thích với kênh năng lượng sinh học mà mình đang nhận.)
Nhận gia trì lực
(Khi năng lượng gia trì của Như Lai và ơn trên qua Ấn Phụng Thỉnh để phóng vào luân xa 7. Khế ấn sẽ rung động mạnh và xuất hiện động tác đảnh lễ thập phương bằng khế ấn này. Năng lượng của gia trì lực sau đấy vào Nhâm Đốc Mạch là não và tuỷ sống rồi theo các đường kinh lạc toả ra toàn thân. Thể hợp nhất giữa xác vật lý và năng lượng gọi là Hoá Thân)
Hoá thân hoạt dụng qua âm dương ấn:
(Âm Dương Ấn hay Đại Thủ Ấn (Mahamudra) tách 2 tay ra hoạt dụng theo nguyện lực của hành giả.) Như vậy toàn bộ quá trình nhận gia trì lực chính là Tánh khởi Dụng. Từ không có gì, tự hiển thị thành Ấn Phụng Thỉnh hợp nhất 2 tay. Sau đấy hoạt dụng với âm dương chuyển động do 2 tay tách ra. Tương ứng với quá trình từ Vô Cực biến thành Thái Cực. Rồi từ Thái Cực hoá ra Âm Dương. Và Âm Dương tương thôi nhi sanh vạn pháp.)
Nhận gia trì lực của Như Lai qua Phật Bộ Ấn. Sau đó hoá thân hoạt dụng bằng Âm Dương Ấn biến hoá liên miên. (Bảo tháp chùa Bạch Vân Cư Tự/Tây Tạng /7/2012)
Nhận gia trì lực của chư Bồ Tát, các Mẹ Tara, Dakini. . . .bằng Bồ Tát Ấn. Sau đó hoá thân hoạt dụng . (Bảo Tháp chùa Bạch Vân Cư Tự- Tây Tạng/7/2012)
Nhận gia trì lực của chư vị Kim Cang Hộ Pháp. . . .bằng Kim Cang Quyền Ấn. Sau đó hoá thân hoạt dụng . (Bảo Tháp chùa Bạch Vân Cư Tự- Tây Tạng/7/2012)
>>>>>>>
Mời các bạn xem phim:
1/ Cung Potala, sông băng /Tây Tạng /7/2012:
2/ Đại Chiêu Tự và một buổi vấn Thiền của các Lạt Ma/Tây Tạng /7/2012:
Con kính cảm ơn Thầy đã cho con bài học này , Thật quý giá biết bao. Tự nhiên con cảm nhận thấy rằng hàng ngày chúng con tập khí công dưỡng sinh , nơi pháp môn Thầy truyền dạy cho chúng con tự thân chuyển động theo đường tròn xoáy chôn ốc cũng như là chúng con đang tự quay pháp luân theo câu niệm thầm OM MANI PADMI HUM vậy. Con vô cùng cảm tạ công đức của Thầy .
Pháp Luân Thầy –Từ Bi…
……………………
( Phật tử con : Hạnh – 86 tuổi Bộ Giáo Dục kính mừng Thầy và các huynh về miền Đất Phật – Tây Tạng 26/7/2012 đã Thành công Tốt đẹp ạ … ! )
…………………….
***
Dấu chân Thầy in trên thảo nguyên xanh ngắt …
Cùng chư huynh thành kính chiêm bái nơi Đất Phật ..
Tây Tạng , đức Phật Liên Hoa Sanh …
Chùa Samye , các Mẹ thánh mẫu Tara..
Với Cung Potala, Thanh Bộc Động…
Bạch Vân tự và trên đỉnh núi Kailash linh thiêng ..
Vang lên Úm Mani Padme Hùm…
Bóng Thầy trải rộng xa xa khắp…
Chân trời sáng rực lòng Thầy - Từ Bi…!
UM AH HUM VAJRA GURU PADME SIDDHI HUM…!
……………
Email : chimri2008@yahoo.com
"Vui với cái lặng yên giữa chốn ồn ào
và đừng để cái tào lao nhập vào tâm thức."
NammoGuruDevaDakiniHum
NAM MÔ GURU DEVA DAKINI HUM,......
NAM MÔ GURU DEVA DAKINI HUM,.....
Úm Mani Padme Hùm…
NAM MÔ GURU DEVA DAKINI HUM
duongsinh.net/.../25214.aspx
Om Mani Padme Hum - longer version by IndiaJiva