Một số kinh nghiệm khi hành hương về Tây Tạng:
- Thưa cụ, Phật tử hành hương sang Tây Tạng thường bị độ cao và không khí loãng ở đây làm mệt, khó thở, nhức đầu, có người còn bị chảy máu cam, nóng sốt không muốn ăn . . .v.v. . .Do vậy mà chuyến hành hương không kết quả. Thâm chí về nước còn bị bệnh kéo dài. Cụ đã đi Tây Tạng nhiều lần rồi, xin cụ nói lại với bà con về kinh nghiệm để vượt qua vấn đề này.
- Nói ít, mọi hoạt động đều chậm lại, hoạt động và hơi thở phải điều hòa không rối loạn. Nếu được thì giảm nói, giảm làm, giảm suy nghĩ. Đi phải thật chậm, lên cầu thang không được đi nhanh. Không nên đảo đầu nhanh hay cúi đầu xuống đất. Ngày đầu không nên tắm. Phải mặc đủ ấm và không nên ăn quá no. Luôn nhận biết tỉnh giác, nếu thấy khó thở, buồn nôn hay quá mệt thì nên thở oxy. Nên mua các bình oxy loại nhỏ đem theo bên người. Mỗi bình giá chỉ khoảng 25 tệ. Nếu là Phật tử thì nên niệm Phật hiệu theo nhịp thở sẽ thấy đỡ mệt hoặc không mệt. Khi ăn thì ăn chay hay ăn mặn là tùy từng người. miễn sao đủ chất bổ cần thiết cho đợt trải nghiệm tâm linh.Khi uống thì uống từng ngụm nước nhỏ, từ từ. Không hút thuốc, không uống bia rượu, không dùng các chất kích thích hay gây nghiện. Buổi tối khi đi ngủ nên mở hé cửa sổ để không thiếu oxy. Nhận biết tỉnh giác cơ thể mình để phát hiện lúc nào mình sắp mệt thì dừng mọi hoạt động. Sau đó phải ngồi nghỉ thở thật sâu và dài cho đến khi hết mệt mới lại hoạt động. Đấy là điều quan trọng nhất. Nếu là môn sinh KCDS thì hàng ngày nên tranh thủ luyện cộng để đảm bảo sức khỏe cho cuộc hành hương. Khi tập thì tịnh công là chính. Nếu dùng động công, thì phải thật chậm, thật nhẹ, như không trọng lượng. Chuyển động bằng Khí thì phải kết hợp hơi thở điều hòa và tâm lý tịnh an lạc. Nếu là chư huynh có thể dùng Đại thủ Ấn tập các bài chú Đại Bi, Thập chú, chú Chuẩn Đề, hồng danh A Di Đà, luyện công với Mandala của Ngũ trí Như Lai, luyện công với Mandala của Đại Phạm Thiên Vương và chư Bồ Tát Tùng Địa Dũng Xuất, luyện công với điển quang gia trì của chư vị Thánh Mẫu, Dakini. . .v.v. . . phối hợp Mudra, Dalani và Mantra với Phật lực điều hòa không quá mạnh, hơi thở tâm linh và nhận biết tỉnh giác. Tuyệt đối không để đời lôi hay lạc vào vô thức bản năng.
- Thưa cụ, còn khi đi tham quan các thánh tích, đền chùa tu viện thì mình nên làm như thế nào để được phúc lạc và hiệu quả về tu học ?
- Này Cỏ May, chẳng những khi đi vào đền chùa tu viện, mà ngay trong sinh hoạt hàng ngày với môi trường tâm linh, môi trường khí hậu và môi trường xã hội của Tây Tạng. Hành giả nếu biết dùng thiền vị, thì ngay những hành động nhỏ nhặt nhất, những điều bình thường nhất trong cuộc sống cũng có thể biến thành đối tượng của thiền đem lại lợi ích to lớn về tu học. Cụ thể nếu là người tu thiền, thì đi đứng nằm ngồi ngủ nghĩ đều là tự Tánh làm, con người thật làm chứ không phải con người xã hội làm. Còn đối với người tu Tịnh Độ hay Mật Tông, thì đi đứng nằm ngồi ngủ nghĩ hay ăn uống sinh hoạt, đều là Phật làm chứ không phải mình làm.
- Thưa cụ, làm sao để Phật làm thông qua mình ?
- Nhận năng lượng gia trì của chư Phật chư Bồ Tát. Hiển thị Đại Thủ Ấn vẽ Mantra toàn thân. Như vậy năng lượng giác ngộ đã kết hợp với thể xác mình để thành Hóa Thân phù hợp với tình huống. Nhận biết rõ ràng không phán xét tình huống đang xảy ra. Thể Bodhisattva hay thể hóa thân của hành giả sẽ tự xuất hiện lời nói và hành động. Này ông, hóa thân thích ứng tình huống. Còn mình thi nhận biết tỉnh giác toàn bộ quá trình để điều chỉnh, mục đích luôn trang nghiêm, thanh tịnh, an lạc và tràn đày niềm vui.
- Thưa cụ, xin cụ cho một thí dụ để dễ thực hành.
- Này Cỏ May, như khi ăn cơm. Trước tiên ông giao hòa năng lượng với thiêng liêng. Hiển thị Đại Thủ Ấn vẽ Mantra toàn thân . Sau đó ông bắt đầu ăn trong tỉnh giác và tràn đầy nhận biết. Các động tác khi ăn không phải bằng Khí mà là động tác bình thường như mọi người, nhưng với tâm tịnh và năng lượng đã thấm đầy cơ thể ẩn tàng bên trong. Tự nhiên khi ăn ông sẽ có cảm giác muốn ăn món này mà không thể ăn món kia vì tanh và vì không thích chẳng hạn. . .v.v. . .Nếu ông lỏng cơ thì tự nhiên tay ông khi gắp thức ăn sẽ tự di chuyển. Nhưng ông đừng làm vậy, vì các động tác bằng khí sẽ mất tự nhiên khiến ông khó hòa nhập xã hội. Ông vẫn như mọi người với các động tác như người bình thường, nhưng phải thật tịnh tâm cảm nhận sức điều khiển của năng lượng để làm theo bằng thể dục chứ không bằng khí. Nhận biết bản tâm, để biết món nào phù hợp món nào không. . .v.v. . . . Này Cỏ May, khi đi tham quan lễ Phật ở Tây Tạng. Ông nên đắc khí trước. Sau đó tịnh tâm thì sẽ cảm nhận được lực hút từ các ban thờ hay các vị trí tâm linh. Lẽ dĩ nhiên ông và mọi người phải đi theo sự hướng dẫn của HDV du lịch. Nhưng do pháp này mà mình biết được chỗ nào nên tịnh tâm nhận năng lực gia trì của chư vị thiêng liệng để khỏe mạnh và có Phật lực, để phá trừ nghiệp chướng, tiến bộ trên đường tu học. Nơi nào chỉ có giá trị về du lịch thì mình chỉ tham quan như mọi người, hoặc không cần tốn nhiều thì giờ vào những nơi không cần thiết đối với người hành hương tu học. Này Cỏ May, ông chỉ nhận năng lực gia trì và rung động toàn thân thật nhẹ, tịnh tâm để nhân biết sự việc, chứ tuyệt đối không hiển thị Đại Thủ Ấn múa may trước mặt du khách. Vì như thế sẽ lộ tướng khó hòa nhập với xã hội. Khi về khách sạn, thời luyện công hàng ngày của ông tự nhiên sẽ khác đi do ông nhận được gia trì lực và các vấn đề chư vị khai thị lúc tham quan sẽ tự hiển thị trở lại khi hành thiền.
>>>>>>>>>
Tình hình Tây tạng năm nay căng thẳng bởi các vụ tự thiêu, cũng như tranh chấp chính trị xin giấy thông hành rất khó khăn, lần thứ nhất Sài gòn tổ chức giấy thông hành cấp chậm nên chuyến đầu bị hủy bỏ mọi người bị mất tiền đặt cọc nhưng vẫn quyết tâm đi tiếp lần hai. Lân thứ hai cũng tưởng chừng bị thất bại vì các vụ biểu tình phản đối biển đông, Tây tạng lúc đầu không đồng ý, tuy nhiên do quyết tâm cao độ và khả năng tổ chức, quan hệ tốt nên đoàn được cấp giấy thông hành chỉ trước khi lên đường 24 tiếng. Không chuẩn bị được gì nhiều, biết rằng sẽ có nhiều khó khăn gian khổ, nhưng ai cũng phấn khởi lên đường theo Thầy hành hương về miền đất phật.
Chúng tôi xuất phát từ TP. Hồ chí minh, bay qua Thành đô quá cảnh tại sân bay Nam ninh, nghỉ đêm tại Thành đô sáng hôm sau bay tiếp đến Lhasha thủ đô Tây tạng.
11h sáng ngày 27/7 đoàn đặt chân xuống sân bay lhasha
Cảm nhận đầu tiên khi tới Tây tạng là lâng lâng khó tả bởi áp suất chỉ còn 70% và lượng ô xy rất thấp, bù lại là cảnh quan thì vô cùng tráng lệ với bầu trời mênh mang trong xanh và các đỉnh núi choàng mây trắng như trong tranh vẽ.
Đường từ sân bay vào thành phố Lhasha mất khoảng 2h xe tức là 70km.
Tây tạng đang giữa mùa hè, nhiệt độ ban trưa lến tới 27-28 độ C tuy nhiên do không khí loãng nên tôi cảm giác cái nắng dữ dội không kém gì Sài gòn.
Một góc Lhasha nhìn từ Đại chiêu tự, xa xa là cung điện Potala.
Đường phố Lhasha không có xe gắn máy, chỉ có xe ô tô và xe đạp điện rất sạch sẽ và không có bụi, tuy nhiên vệ sinh cá nhân ở Tây tạng là ác mộng cho cả đoàn.
Đông trùng hạ thảo khâu, một đặc sản nổi tiếng của Tây tạng, mùa hè thì nó chỉ là cái cây, đến mùa đông thì thành con trùng giá trị làm nhiều loại thuốc bổ.
Bên tây tạng có rất nhiều nhà hàng Trung quốc, đoàn ăn theo kiểu Hoa chủ yếu với các món Tứ xuyên và Quảng đông, đặc trưng là cay và dầu hạt cải. Tuy nhiên tây tạng không có nguyên liệu chế biến nên phải chở từ xuôi lên, các đầu bếp cũng không chuyên nghiệp như Thành đô, quảng châu nên đoàn ăn uống khá khó khăn, ăn chay con đắt tiền hơn ăn mặn nên nhiều anh em chọn giải pháp là mì tôm với ruốc mang từ quê nhà.
Ban ngày thì nóng nhưng tối đến thì lạnh, nhiệt độ chỉ còn khoảng hơn 10 độ C. Sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất làm những anh em khỏe nhất trong đoàn cũng lên cơn sốt nhẹ. Anh hướng dẫn viên Việt travel thu xếp cho chúng tôi đi xem hát kịch tại nhà hát lớn Tây tạng, Buổi diễn trình bày lịch sử phát triển hoành tráng của dân tộc Tây tạng. Theo truyền thuyết người Tây tạng xuất phát từ loài khỉ.
Màu sắc sặc sở là đặc trưng văn hóa người Tây tạng
Màn trình diễn do các nghệ nhân Tây tạng thực hiện dưới ánh đèn laser lung linh sắc màu và nền nhạc pacho âm vang.
Trình diễn trống dân tộc
Trình diễn vấn thiền giữa 2 lạt ma.
Ngày hôm sau, đoàn đi thăm quan cung điện mùa hè của Lạt ma, an ninh được thắt chặt mọi nơi, khách ra vào đều được kiểm tra soi chụp kỹ lưỡng. Không được quay phim chụp hình bên trong tòa nhà.
Cổng trước của Cung điện, toàn bộ nền được thảm bằng đá hoa cương đủ màu theo các hình đồ mạn đà la.
Mặc dù ngày đầu tiên được nghỉ ngơi, nhưng cả đoàn đều ngắc ngư, nhiều người bị hội chứng cao nguyên đau đầu, chóng mặt, chảy máu cam huyết áp và tim mạch thì tăng cao kinh khủng, có một cô tuổi cao nhịp tim lên đến 170 nhịp/phút sau khi được Thầy chữa trị còn xuống dưới 100. Bản thân tôi cũng bị nhức đầu như búa bổ, nhưng kỳ diệu thay các cơn đau thắt ngực do nghẽn động mạch vành tim hành hạ 10 năm nay lại biến mất, Thầy nói do áp suất giảm nên mạch giãn ra giúp cho máu huyết lưu thông tốt hơn.
Cung điện mùa hè là nơi ở của Đạt lai Lạt ma từ tháng 3 tới tháng 9 hàng năm. Khác với bên ngoài Lhash khô cằn sỏi đá, cung điện mùa hè được bao phủ bởi cây xanh và đủ loại hoa sắc màu. Một chị trong đoàn đã theo Thầy đi Tây tạng lần này là lần thứ 3, chị phát nguyên mỗi năm được đi Tây tạng hành hương môt lần.
Kỷ niệm đoàn trước cổng chính.
Hậu cung, nơi còn lưu giữ các đồ vật sinh hoạt của Đạt lai Lạt ma từ những năm 50.
Buổi chiều chúng tôi thăm Chùa Đại chiêu nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ 14, Chùa thờ tượng Minh Cửu Đa Cát Phật, tức Phật Thích Ca Mâu Ni Bát Tuế Đẳng Thân do công chúa Văn Thành mang theo từ quê nhà khi gả cho vua Tùng Tán Cán Bố.
Bát giác nhai - con đường chính dẫn tới chùa Đại Chiêu
Cổng chùa Đại chiêu, nơi mọi người thường lễ lạy gieo năm vóc đặc trưng kiểu Tạng.
Kỷ niệm đoàn tại tầng 2 chùa Đại chiêu.
Buổi chiều chúng tôi được thưởng thức các đặc sản của Tây tạng là trà sữa, bia cỏ và thịt Trâu Yark
Sáng hôm sau đoàn khởi hành đi khoảng 170km tới thành phố Zê tsang,do quá mệt mỏi nhiều người không giám đi lên núi nên chúng tôi nhập phòng khách sạn Ze tsang trước cho những người không đi ở lại. Tuy nhiên khi tới Ze tsang thì không ai chịu ở lại cả, tất cả háo hức theo Thầy thử thách đỉnh Thanh bộc hơn 5000 m.
đường vào thành phố Zê tsang
Từ Zê đang đi tiếp lên núi Thanh bộc khoảng 70 km đường đèo uốn lượn như như rắn bò.
Tập trung tại chùa Samye đổi xe đi tiếp
Từ đây phải dùng xe nhỏ đi khoảng 10km đường đất vào chùa chân núi
Chùa hạ nằm giữa thung lũng nhìn thẳng ra sông Nha lung là nơi nấu nướng chuẩn bị cho các vị tu sĩ nhập thất tại 108 động trên núi.
Thầy vẫn ung dung với nụ cười luôn thường trực.
Đảnh lễ tại chùa chân núi,
Lễ xong chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh theo Thầy tiếp tục lên chùa trên đỉnh,
Chùa cao khoảng 500m chỉ bằng suối ngổ hoăc chùa Hoa yên Yên tử nhưng trong điều kiện áp suất thấp, thiếu oxy đến đi đường bằng còn không nổi thì làm sao mà leo núi, niệm phật, bình oxy là cứu cánh.
Dù mệt mỏi rã rời nhưng mọi người vẫn vui vẻ, thậm chí còn chơi đùa với tụi dê núi.
"Còn xa không Thầy?", "Sắp tới chưa Huynh?" những câu hỏi luôn vang lên. Thầy đi sau cùng trợ công cho những người yếu và cao tuổi. Nhóm đầu đi mất khoảng 2 tiếng.
Sau khoảng 3h đồng hồ cả đoàn tới chùa thượng, kỳ diệu là không ai bỏ cuộc.
Núi cao nhưng ý chí còn cao hơn!
Nhiều anh em còn lên cả tới chùa trên đỉnh núi nơi còn lưu giữ hóa thạch của Tổ sư
Đường lên Thanh Bộc Động / 29/7/2012
Thầy tập trung mọi người cùng luyện công tại động Tổ sư Liên hoa sanh
Thầy phát công trị bệnh và trợ công cho mọi người, điển quang rất mạnh
Chùa chính, nơi có Tháp của tổ, xung quanh có các thạch động của các lạt ma nhập thất tu tập.
Thầy lễ tại chùa chính
Chính giữa là tượng phối ngẫu, tượng trưng cho âm dương hợp nhất.
Vị lạt ma quản lý động chính
Chú dê nhỏ cũng quyến luyến bên Thầy
Kỷ niệm đoàn trước cửa động của Tổ Liên Hoa Sanh
Dòng sông mẹ Nha lung, nơi khởi nguồn nhiều sông Lớn
Đường đi Samye dọc theo bên bờ Nha lung chạy zích zắc
Cổng ngoài Samye, ngôi chùa đầu tiên do Tổ Liên Hoa Sanh xây dựng
Bên Tây tạng không dùng hương nhang mà đốt một loại lá có mùi hương thơm để đốt cúng dường
Kỷ niệm đoàn trước cổng chùa chính
Mọi người xếp hàng theo Thầy quay Mani Luân, Mani luân có phổ biến ở các ngôi chùa bên Tây tạng, người quay đi một vòng quanh ngôi chùa, vừa quay vừa niệm úm mani padme hum. Theo quan niệm người Tạng, các vòng quay của Mani muân sẽ công hưởng với câu chú tăng thêm phần hiệu lực.
Bàn thờ chính thờ phật rất đẹp, đèn mỡ trây Yark thay thế cho nến và nhang
Luyện công với tháp tỳ lô
Thầy giữ ấn lệnh gia trì để mọi người lần lượt vào lễ và luyện công với Tháp, điển quang rất mạnh, một số người chưa học khí công vẫn đắc khí và chứng ngộ tâm linh.
Đi nhiễu quanh tháp là nghi thức đặc trưng của Tây tạng, khi đắc khí hiệu lực tăng thêm bội phần,
Khác với việt nam chỉ có bàn thờ ở chánh giữa, bên tây tạng ngoài bàn thờ chính các tượng lớn bằng người thật được bài trí hai bên
Nam mô Thiên thủ thiên nhãn, Quán thế âm bồ tát ma ha tát
Đèn mỡ trâu Yark cháy suốt ngày đêm cúng dường chư thiên, chư phật, chư bồ tát
Các vị kim cang đứng thành hàng xung quanh gian thờ chính
Phẫn nộ phật, được thờ tại một số bàn thờ chính của chùa
Các tượng thờ được đặt trong tủ kính để chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết
Các bức phù điêu hoạt tiết rất tinh tế sắc sảo dọc hai bên đường đi trong chùa
Mani luân có câu chú Úm Mani Padme Hum được đúc trực tiếp lên trống đồng
Có năm tháp ngũ sắc xung quanh chùa chính trong mỗi tháp có rất nhiều bàn thờ nhỏ. Tháp được xây dựng thoe các vị trí trấn giữ mạn đà la.
Chúng tôi theo Thầy đảnh lễ lần lượt ngoài tháp và bên trong, điển quang các tháp rất mạnh, thậm chí các đám mây nhỏ hội tụ vây quanh tháp như tỏa hào quang.
Trên đường đi lễ có nhiều tháp hay phù điêu bằng đất nung nhỏ của phật tử cúng dường, thỉnh thoảng Thầy ngưng lễ thỉnh các bảo pháp này ấn chứng và truyền trao cho mọi người để về nhà luyện công.
Vi lạt ma áo xanh tận tình chỉ dẫn cho Thầy cùng mọi người đi lễ các tháp.
Tháp chính nằm tại trung tâm
Tháp màu đen nơi thờ các Tara và hóa thân điển quang mạnh nhất.
Theo lời Thầy chúng tôi quyết định nghỉ thêm một ngày tại Zê tsang sau đó lên đường đi Bạch vân cư tự, nơi thờ các mẫu Tara. Đường đi phải vượt qua đỉnh đèo tại hồ Yamdrok cao 5000m và ghé sông băng có vạn niên tuyết.
Đường đi khoảng 60km vượt đèo từ độ cao 3500m lên đỉnh là 5000m, nhìn lên thì tuyệt đẹp mà nhìn xuống thì không ai giám thở mạnh. Những chú Trâu Yark vẫn mải mê tìm kiếm đông trùng hạ thảo trên đỉnh đèo cỏ xanh mướt.
Sau khoảng 3h chúng tôi tới đỉnh đèo 5000m, hồ Yamdrok hiện ra đẹp như tranh vẽ. Trời nắng chang chang, mặt hồ trong xanh thăm thẳm màu ngọc bích, những cơn gió núi lạnh tê tái, đắm chìm trong vẻ đẹp mê hồn của nơi đây tôi thấy những lo âu trăn trở, những ham muốn toan tính ngày thường biến mất, thấy mình như tan vào sự hùng vĩ của nơi thiên địa hợp nhất.
Tạng ngao là giống chó quý hiếm chỉ có ở Tây tạng
Kỷ niệm hồ Yamdrok - hồ ngọc bích
Mọi người nhanh chóng lên xe vì không thể ở lại lâu trên đỉnh, oxy loãng và gió núi sẽ làm viêm phổi và phế quản. Chúng tôi xuống đèo tới dòng sông băng, nơi có nhữn đỉnh núi tuyết phủ quanh năm, gọi là vạn niên tuyết.
Bạch vân cư tự - ngôi chùa mây trắng đây rồi.
Nam mô A di đà phật, chúng tôi theo Thầy đảnh lễ các bàn thờ phật, thờ tổ, thờ mẫu mẹ Tara trong chùa, dù mệt lả do thiếu dưỡng khí và áp suất loãng nhưng mỗi lần đảnh lễ chúng tôi lại được tiếp thêm sức mạnh.
Tượng ở đây rất lớn và hoành tráng
Ở Bạch vân cư tự chỉ có một tháp chính 7 tầng với cầu thang bằng gỗ rất chật hẹp và khó đi.
Tháp có rất nhiều bàn thờ, thờ chư phật, chư thánh mẫu tara, chư vị kim cang thần. Thầy viết sớ dâng lên thánh mẫu tara hộ trì cho chúng tôi tu học.
Chùa khá vắng vẻ, ít khách thăm quan nên Thầy vừa lễ vừa phát công trực tiếp cho mọi người, điển quang còn mạnh hơn bên Samye
Có sáu vị Mẫu tara với các màu sắc khắc nhau được trang hoàng lộng lẫy.
Cửa lên 2 tầng tháp cuối bị khoá không cho khách du lịch tham quan, bỗng xuất hiện một vị lạt ma cầm chùm chìa khoá ra dấu hiệu cho Thầy và chúng tôi đi theo, một anh trong đoàn nhanh nhẹn cúng dường cho ngài một ít tiền, ngài lại quay sang cúng dường lại cho Thầy trong sự ngỡ ngàng của chúng tôi.
Kỳ diệu thay pháp giới linh thiêng, ngài đưa Thầy lên mật thất trên cùng nơi có rất nhiều phù điêu và mantra huyền bí, thắp nhang và chỉ chỗ ngồi riêng cho Thầy luyện công và đảnh lễ, trong các điện thờ chúng tôi đi ở đây là nơi duy nhất có hương nhang.
Sau đó vị lạt ma đứng sang bên cạnh chứng kiến Thầy đảnh lễ và luyện công.
Namo Lục độ Mẫu Tara
Vị lạt ma còn yêu cầu Thầy và chúng tôi đi nhiễu quanh tháp 5 vòng để lễ tạ. Nhiều người trong đoàn một phần do điển quang, một phần do xúc động đã bật khóc.
Kỷ niệm đoàn tại chân tháp Bạch vân cự tự
Ngày hôm sau, do có sự viếng thăm của các Lạt ma các nước nên chúng tôi không được vào thăm quan cung Potala, mọi người chỉ chụp hình bên ngoài và hẹn gặp lại sang năm.
Chúng tôi lên máy bay về Thành đô trung quốc, ban tổ chức mời cả đoàn dùng tiệc tại Khách sạn 6 sao Sangrila để tổng kết chuyến đi thắng lợi.
Chia tay Tây tạng, chia tay Thanh bộc, chia tay Bạch vân cư tự, ai cũng phấn khởi vì có được thu hoạch riêng của mình, người bớt bệnh, người tăng công lực, người thực chứng tâm linh, được học thêm nhiều pháp mới, chúng tôi xin cảm tạ công đức Thầy, chư Huynh tổ chức chuyến đi hành hương Tây tạng đầy ý nghĩa, mong rằng mỗi năm Thầy cùng chư Huynh lại đưa mọi người hành hương về miền đất Phật, tới đỉnh Kailash linh thiêng.
Namo Guru Deva Dakini Hum
Ghi chép theo đoàn tháng 8/2012
Anh Hoàng Mập nhà ta sướng quá,....nhảy cà tưng luôn hỉ,......
Chúng con xin Kính chúc Thầy cô và các Huynh hành hương về miền Đất Phật - Tây Tạng 26/7/2012 được Thượng lộ Bình an ạ..!
UM MANI PADME HUM..!
........................................................
duongsinh.net/.../25191.aspx
Phật tử con : chimri2008@gmail.com
ÚM MANI PADME HÙM..!
........................
* Hôm nay nhân lễ vía Đức Mẹ Quán Thế Âm thành Đạo 19/6 ÂL - 6/8/2012 , chúng con kính chúc Thầy và các huynh cùng các bạn đạo hữu Phật tử luôn hằng An lạc trong Ánh Từ Quang của Ngài .. !
NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT ..!
.........................
* Mời các huynh và các bạn hoan hỉ , cung nghinh Thiệp của các Môn sinh chúc mừng Thầy cô và đoàn đang hành hương về miền Đất Phật - Tây Tạng 26/7/2012 tại links :
duongsinh.net/.../25197.aspx
A DI ĐÀ PHẬT ...!
....................
Email: chimri2008@yahoo.com
Nickyahoo: Chimri2008
NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT
ĐỆ TỬ CHÚNG CON NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NÀY HỒI HƯỚNG CHO KHẮP TẤT CẢ CHÚNG SINH,.......
NGUYỆN ĐỆ TỬ & CHÚNG SINH ĐỒNG TRỌN THÀNH PHẬT ĐẠO,...
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT