Một góc đền Ta Prohm
. . . . . Gần tối chúng tôi tới Xiêmriệp. . . . Thành phố xây dựng theo lối Âu Tây. . . . Đường phố sạch đẹp, rất nhiều cây to tỏa bóng mát, tạo cảm giác như đang ở trong một khu rừng nhiệt đới. . . Nơi đây ngập tràn khách sạn. . . . Hầu như rất ít, hoặc chẳng có nhà dân. . . . Chỗ nào cũng thấy khách sạn. . . Khách sạn ở khắp mọi nơi.
Khách sạn nào, chủ cũng là người nước ngoài, nên đều dùng hoa văn trang trí phỏng theo phong cách AngKor với rắn thần Nagar, Visnu quậy biển sữa, Apsara, chim thần Garuda, sư tử thần, vua khỉ Hanoma. . .v. . .v. . . để trang trí cho những công trình kiến trúc đậm nét Âu Châu với những hình khối góc cạnh, những hàng cột lớn chạy dài, những phòng ăn rộng lớn, thang máy, cửa kính và máy lạnh. . . .
Trên đường rất nhiều xe hơi sang trọng của các công ty du lịch và người nước ngoài chạy lẫn với xe ôm, xe lôi hay xe đạp của người bản xứ. . . . Cửa hàng, cửa hiệu và các phương tiện kinh tế khác, ông chủ đều là người nước ngoài. . . . Dân Campuchia chỉ bưng bê, quét dọn, phục vụ, chạy bàn, khuân vác. . . v. . .v. . . Họ đang nhẫn nhục làm mướn trên chính đất nước của mình!
. . . . .
Chúng tôi ăn tối tại một nhà hàng có sân khấu biểu diễn ca múa nhạc Apsara. . . Tuy là nhà hàng tự chọn, nhưng chúng tôi ăn chay nên được họ phục vụ tại bàn. . . .
Thức ăn khá ngon, phong cách lịch sự. Người Campuchia thật chất phác và thuần hậu với vụ cười luôn nở trên môi. . .
Da ngăm đen, lông mày rậm, dáng đậm, chắc và khỏe với tiếng nói như chim, cái chào chắp tay trên trán, dáng đi yểu điệu, đường cong mềm mại như đuôi rắn thần Nagar trong vũ điệu Apsara. . . Các cô gái Campuchia đang nhoẻn miệng cười trong yên lặng. . . Ôi!. . . . Nụ cười buồn buồn, ánh mắt xa xăm. . . . Hình như họ vừa mới bước ra, từ những bức phù điêu bằng đá, trong những đền thờ cổ kính rêu phong đang hoang tàn đổ nát giữa rừng già. . . .
. . . . .
Sáng nay chúng tôi tham quan đền Ta Prohm và một số đền nổi tiếng khác trong vùng. . . . Buổi chiều tham quan AngKor Thom và ngày mai sẽ tham quan AngKor Wat, kỳ quan của thế giới. . .
Xe chạy trên đường Charle Degaulle để xuyên qua khu rừng đại ngàn. . . . Vô số cây đại thụ cao ngất trời. Tầng dưới thấp cây xanh, bui rậm và dây leo chằng chịt. . .
Không khí mát mẻ, màu xanh tràn ngập khắp nơi. . . . Chim rừng ca hót véo von, gió ngàn rì rào, đá già rêu phong nghiêng ngả. . . .
Rừng nguyên sinh trải rộng mênh mông như dang rộng đôi tay ôm chúng tôi vào lòng. . . .
Hoành đưa tay chỉ vào khu rừng đại ngàn, giọng tràn đầy cảm xúc:
-   Ông biết không. . . . Trong cái đại dương của cây rừng và đá núi này. . . . ẩn chứa vô số đền đài lăng tẩm, chứa Angkor Thom với tượng đá mỉm cười, chứa Angkor Wat kỳ quan thế giới. . . . và vô vàn di chỉ và hiện vật quí giá khác. . . Khu rừng này kéo dài 165km đến tận biên giới Thái Lan về phía bắc. . . . Đây thật sự là một bảo tàng thiên nhiên của nhân loại, là niềm tự hào của văn hóa AngKor. . .
. . . . .
[#breakpage#]
Xe chúng tôi rẽ qua lộ 86 để đi thăm chùa Ta Prohm nằm về phía bắc AngKor Wat.  . . .  Trong khu rừng này, cứ có đường là có đền. . . . . Xiêmriệp có 45km2, nó chứa rất nhiều đền thờ bằng đá cổ xưa tuyệt đẹp và dọc con đường này có trên 300 đền chùa, nằm rải rác. . . .
Ta Prohm được xây dựng từ thế kỷ thứ 2, do vua Chaiyawaman thứ 7 xây dựng để phụng thờ mẹ của mình. . .
Đây là cái chùa không phải làm bằng gạch hay bằng gỗ mà được xây dựng toàn bằng các phiến đá sa thạch khổng lồ chồng ghép với nhau mà thành.
Phải dùng đến 700.000 người và rất nhiều voi để xây dựng chùa này. . . Chiều ngang chùa 700m chiều dài đo được 1.000m. . . Có 5 cái tượng Thần, 30 đỉnh tháp với một hồ nước bao quanh.
Qua hàng nghìn năm do tác động của thời tiết, địa chấn, của chiến tranh và cả sự vô ý thức của con người. . . . một phần chùa đã đổ nát hư hại. . . Cây cối mọc trong chùa rất nhiều bám rễ vào các phiến đá già nua đầy rêu phong. . . . Có rất nhiều loại cây mọc lên từ những đống đổ nát hoang tàn. . . Nhưng loại cây lớn nhất, đẹp nhất, gây ấn tượng nhất, có rễ ngoằn ngoèo bám vào các vách đá rêu phong là cây Tung. . . . . Nó có mặt khắp nơi xòe tán lá rậm rạp che cho các vị Thần sứt đầu sứt tay đang ngồi buồn thiu trên bệ đá hay nằm lăn lóc trong các đống đổ nát phủ đầy rêu. . . . Nó cũng vươn những cái rễ dài ôm quanh các bức tường đá hoang phế, âu yếm các cô Apsara đang mỉm cười, ngực đá láng bóng vết tay người. . . .
Hiện tại nhà nước đã cấm chặt cây để tạo cảnh quan. Nhưng các cây này đều đã được chích thuốc không cho phát triển thêm, để rễ nó khỏi làm hư hại đền chùa. . .
Đây ông xem, người xưa đã ghép và chồng những phiến đá sa thạch khổng lồ lên nhau để xây đền, mà không dùng vữa để hồ mạch. . . . Họ chỉ mài các phiến đá thật nhẵn rồi đặt chồng lên nhau. . . . Các phiến đá sẽ tự hút chặt vào nhau. . . Sau đó họ vẽ hình và điêu khắc theo các hình vẽ ấy, trên nền đá ghép này để thành các bức phù điêu, hoa văn hay các linh tượng Thần, Phật, hoặc Apsara. . . . .
Ngay mái trần hoặc đỉnh tháp cũng không có dầm chịu lực. . . . đều là những viên đá ghép lại mà thành. . . . Sở dĩ nó không rơi xuống là vì đó là những phiến đá thật dài. . . Họ chỉ thò một đầu viên đá ra khoảng không mà thôi. .  .hoặc những viên đá khổng lồ này đều có đáy mở rộng như miệng chậu nên khi ghép vào nhau chúng sẽ tự giữ với nhau vì lực được dẫn xuống tường. . . .
Tôi hỏi Hoành:
-  Họ dùng thứ gì để mài đá mà nhẳn thế?
-  Họ dùng chính đá sa thạch để mài đá sa thạch. . . . Ông thấy đấy. .  . trên mặt một số các viên đá đều có đục các lỗ nhỏ như thế này. . . Đó là vì người xưa tra chốt vào các lỗ này sau đó cột dây ở trên cao chứ không buộc quanh hòn đá. . . .vì nếu buộc quanh thì khi mài đá với nhau sẽ bị cấn cái dây. . . .
Từ trước thế kỷ thứ 10 các đền đài ở Campuchia đều được xây bằng gạch. . . . Từ sau thế kỷ 10 các đền đài mới được xây bằng đá có chạm trổ hoa văn tinh xảo. . . . Từ thế kỹ thứ 17 và 18 trở về sau, người Campuchia không xây dựng đền đài nào nữa. . . .
Campuchia là nơi gặp gỡ giao thoa giữa Bà La Môn giáo và Phật giáo. . . . Bởi vậy các tháp cổ này khi xây dựng đều theo phong cách của Bà La Môn và thờ các vị Thần Bà La Môn. . . Về sau khi Đạo Phật thịnh hành người ta thay tượng các vị Thần này bằng tượng Phật. . . Nhưng hoa văn và các bức phù điêu thì không thể thay đổi được. . . . Bởi vậy các hình tượng, hoa văn ở các đền đài cổ xưa nổi tiếng này đều diễn tả lại các câu chuyện thần thoại ghi chép trong Veda và các bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ. . . .
Có những giai đoạn, những triều vua trước thờ Phật. . . . nhưng vị vua sau lại theo Hindu giáo nên cho thay thế tượng Phật bằng linh tượng của các vị Thần Hindu như: Brahma, Visnu và Siva. . . . Thậm chí các hoa văn có hình Phật trên tường cũng bị đục bỏ đi. . . .
Cứ tranh chấp qua lại như thế. . . Cho nên, hiện nay sự tín ngưỡng của Campuchia là Phật giáo tiểu thừa. . . Phật giáo là quốc giáo của đất nước này. . . Nhưng mọi người đều vẫn còn tín ngưỡng ba vị Thần quan trọng của Hindu là : Brahma, Visnu và Siva. . . . Và đền thờ này có tên là Ta Prohm đó là tiếng Campuchia, còn tên tiếng Phạn chính là Brahma: Thần sáng tạo của Hindu. . . Và các cái đầu tạc trên đỉnh tháp này là đầu của Thần Brahma. . . .
Kể cả trong những đền chùa lớn trong khu vực này. . . . mặc dù đang thờ tượng đức Thích Ca Mâu Ni Phật, vẫn tồn tại rất nhiều linh vật: Linga-Yoni của Ấn giáo. . . . Linga-Yoni có mặt khắp nơi. . . và trong hầu hết các đền đài. . . . Hiện nay đại bộ phận chỉ còn Yoni nằm trơ, rêu xanh hoang phế. . . . còn Linga đều đã bị mất cắp. . . . nó là đồ cổ rất có giá trị.
. . . . .
Các tháp ở Ta Prohm này, dùng để chứa hài cốt của mẹ vua Chaiyawaman thứ 7 và dùng để thờ linh vật LinGa-Yoni.
Thời hưng thịnh của đế quốc Khơ-me ở chùa Ta prohm có 12 vị thầy Bà la môn giáo ở tại đây. Và vào thời ấy, đây cũng chính là trường đại học của vùng này.
Ông xem, đây là một cái Linga-Yoni may mắn chưa bị đánh cắp. .
Theo tục lệ của người Bàlamôn. . . . người ta cầu nguyện và đảnh lễ trước linh vật này. . . Nó tượng trưng cho vũ trụ quan của người Bà La Môn, tương tự với người Trung Quốc, khi cho Âm Dương hợp nhất để thành Thái Cực. . . . . Linga tượng trưng cho tánh dương và Yoni tượng trưng cho tánh âm. . . Linga hợp nhất với Yoni để thành ra Cái Một. . . thành Thượng Đế. . . . sinh sôi phát triển ra vạn pháp. . .
Khi hành lễ người ta đổ nước trên LinGa để nó chảy xuống Yoni. . . trên Yoni có một cái rãnh và nước sẽ theo rãnh này chảy ra ngoài. . . . Người ta hứng nước này để uống, thoa lên đầu hoặc lên người để trị bệnh, cầu bình an, cầu phước. . v.v . .
Tại Campuchia, trước thế kỷ 16 người ta chưa thờ Thần. . . chỉ thờ Linga-Yoni mà thôi! .
Dưới cái tháp lớn nhất kia, có một cái hầm. . . . Thời xa xưa, đây là nơi cất dấu vàng bạc và các đồ vật quí giá của nhà vua .
. . .
[#breakpage#]
Ô Mây, hướng dẫn viên du lịch người Campuchia đưa tay chỉ vào một bức phù điêu rất lớn trên tường đá và kể:
-  Đây là các cô Apsara nghĩa là tiên nữ. Các cô này sinh ra từ bọt sữa . . . . khi các vị Thần và Ma Quỉ kéo con rắn thần Naga khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh. . . . Khi kéo như vậy thì có một số loài thủy tộc bị hủy diệt. . . . Nhưng từ bọt sữa lại hóa hiện ra các cô Apsara xinh đẹp bay vọt lên trời. . . . . Khi ấy thì thuốc trường sinh đã bắt đầu sinh ra nhưng chư Thần và Ma quỉ mải ngắm sắc đẹp của các cô Apsara nên quên mất việc tìm thuốc. . . Cho nên đến nay thuốc trường sinh vẫn còn trong tay thần Visnu. . .
-  Y phục của các cô Apsara này là do tưởng tượng hay có thật trong cuộc sống?
-  Nó là y phục của phụ nữ Campuchia vào thời ấy. . . Ông thấy đấy. . . các cô tiên nữ này đại bộ phận để ngực trần. . . cổ mang kiềng và các loại dây đeo bằng vàng. . . tay mang vòng ngọc, hai cổ chân cũng vậy. . . Đặc biệt luôn luôn phải có hoa tai bằng đá hay ngọc. . .
-  Thế tại sao trên đầu cô nào cũng đội mão có gắn 3 cái tháp?
-  Đó là 3 cái tháp trống tượng trưng cho 3 vị Thần tối cao của Hindu giáo là: Brahma, Visnu và Siva. . .
-  Đại bộ phận các cô này đều múa tay không. Sao có một số cô Apsara tay lại cầm bông sen?
-  Người nữ cầm bông sen tuy trông rất giống, nhưng không phải Apsara. Đó chính là nữ Thần Laskmi vợ của Thần Visnu. . . .
-  Hình tượng chư Thần và Ma Quỉ kéo rắn Thần Naga để khuấy biển sữa chẳng những được tạc rất nhiều ở các đền đài Campuchia. . . . mà ngày nay nó là một hình tượng mỹ thuật rất được ưa chuộng. Cho nên tượng và phù điêu kéo rắn khuấy biển sữa được chế tác khắp nơi. . . . trước các khách sạn, công viên, khu giải trí, đài tưởng niệm . .v.v. . .
Ba Gàn chỉ tay vào một bức phù điêu và nói đùa:
-  Này Ô Mây, tôi đố ông. Hiện nay chư Thần và Ma Quỉ có còn kéo rắn thần hay lâu quá rồi mỏi tay nên nghỉ?
-  Tài liệu và kinh sách không nói đến việc ấy. Tôi làm sao biết được.
-  Tôi biết họ vẫn đang còn kéo. . . kéo mãi chẳng bao giờ ngừng. . . Vì nếu họ ngừng kéo thì vũ trụ vạn vật sẽ bị tiêu diệt. . . .
-  Tại sao thế?
-  Vì theo tôi, câu chuyện khuấy biển sữa chính là để minh họa cho vũ trụ quan của người Ấn giáo. Theo đó “Tam thân nhất thể” chính là 3 dạng biểu thị của bản thể :
Brahma tượng trưng cho sự sáng tạo nghĩa là sự “Sinh”. Visnu tượng trưng cho “Cái đang là” và Siva tượng trưng cho sự "Hủy diệt". . .
Cái chu kỳ luân hồi này: Sinh- Đang- Diệt . . . chẳng khác gì cái chu kỳ của Phật giáo: Thành - Trụ - Hoại - Diệt. . . Trong đó Hoại và Diệt cũng chính là Diệt mà thôi. . .
Bởi vậy nói Visnu là người cầm giữ thuốc trường sinh, nghĩa là nói: “Bản thể” luôn ẩn tàng trong “cái đang là”.
Con rắn Naga quấn quanh núi thiêng Meru tượng trưng cho năng lượng “Khí” bao trùm cả vũ trụ này.
Con rắn Thần Naga được hai thế lực, một Thiện là chư Thần, một ác là Quỉ cùng kéo, ý nói: Âm Dương tương thôi khiến Thái cực chuyển động sinh ra vạn pháp. . .
Còn nói khi biển sữa được khuấy động một số loài thủy tộc bị hủy diêt, nhưng các cô Apsara lại được sinh ra từ bọt sữa. . . Chẳng khác gì nói: Cực Âm sinh Dương hoặc cực Dương sinh Âm hay ở đây là: Cực Diệt thành Sinh, bởi đứng về toàn diện thì Sinh và Diệt luôn luôn phải đồng thời. . . .
Chư Thần và Ma Quỉ kéo rắn, nghĩa là Âm Dương tương thôi nhi sinh vạn pháp. . . Bởi vậy nên tôi bảo nếu họ ngừng kéo thì vũ trụ này đã tận diệt từ lâu rồi!. . . Ông thấy có phải không?
. . . . .
-  Đây, mời quí khách vào chỗ này. . . . Phòng này ở giữa có một cái Linga-Yoni thật lớn. . . . Nó được gọi là phòng “Hồi an”. . . . Nghĩa là bất cứ khi nào tâm mình do phan duyên mất tịnh nên mất “An”. . . Đến đây cầu nguyện xong, nghĩ đến những chuyện buồn bực uất ức của mình, rồi lấy tay đập vào ngực. . . . Tiếng vọng sẽ vang rất xa và như vậy là gửi mọi chuyện buồn bực của mình cho hư không. . . . khi hành lễ xong. . . buồn bực bay đi hết. . . . trong người sẽ thấy thanh thản nhẹ nhàng. . . nên gọi là: Hồi An. . .
Đấy. . . ông cứ thử xem. .  .tiếng động ở đây sẽ vang vọng ngân nga mãi giữa các bức tường đá này. . . .
. . . . .
Cái sân khấu lát toàn bằng đá xanh này, là nơi xưa kia dùng để làm lễ cầu nguyện hay làm phước. . . Có khi nó được dùng làm nơi biểu diễn văn nghệ. . . Đấy. . . kia là chỗ xưa kia dành cho nhà vua ngự đến xem các nàng Apsara múa hát.
Chung quanh sân khấu đá, có quảng trường để duyệt binh. . . .
Phía đằng trước kia có một cái phòng trang điểm cũng bằng đá dành cho các vũ nữ trước khi họ biểu diễn. . . .
. . . . .
Cũng như hầu hết mọi đền đài khác. . . chung quanh đền Ta Prohm là một cái hồ lớn lúc nào cũng đầy nước. . . . . Xưa kia lúc xây dựng đền, để chống lún và sụt lở. Người ta đã đổ cát phía dưới rồi mới đặt đá lên. . . xong chung quanh xây hồ chứa nước bằng đá ong. . . . Để nước ngấm qua đá ong làm lớp cát dưới móng đền bao giờ cũng ướt khiến nó chịu lực nén tốt hơn. . . Ở khu di tích nầy cái đền nào không có nước chung quanh đều bị hư hại, những cái có hồ nước chung quanh như cái này thì đều còn tốt cho đến ngày nay
. . . .
[#breakpage#]
Ba Gàn lấy cớ chụp hình và quay phim tư liệu, để tách đoàn đi dạo một mình . . . . Hắn muốn chỉ có một mình mình với các linh hồn tượng đá. . . . muốn cái hiện nay, hòa nhập với cái xa xưa. . . . muốn cái đang là quay ngược lại thời gian để hiện thân thành quá khứ. . . .
Ôi!. . . hắn muốn. . . muốn cái tức thời bỗng hóa thành ra mọi sự. . . . muốn mình được hòa tan. . . hội nhập và đồng cảm với cái vô vi!
. . . .
Hình như trời bên ngoài đang nắng to. . . . Bóng nắng lấp loáng qua các vòm cây kẽ lá, xuyên qua cái trần đổ nát. . . khiến trên nền đá lạnh âm u như được phủ một lớp gấm hoa. . . .
Trong đền những khối đá khổng lồ đang phà ra hơi lạnh. . . . Tường đá ẩm mốc đầy rêu xanh. . . Rừng thiêng như đang thì thầm kể lể với người bạn từ phương xa. . . .
Sờ tay vào tường đá lạnh. . . . cởi giày ra để hơi đá thấm qua bàn chân trần. . . . hít một hơi thật dài để cái cô liêu lặng lẽ đi thẳng vào tâm can. . . .
Ôi!. . . Hắn thấy Cái Một Mình như vút lên cao. . . trào dâng chất ngất. . . .
Hắn thấy như mộng du mà tỉnh giác, ân điển thiêng liêng như những đợt triều dâng, nâng Ba Gàn đứng thẳng người lên. . . Hai bàn tay hắn tự nhiên chấp lại. . . uốn éo như Kundalini đang dâng lên. . . dâng lên.. . . kiết đại thủ ấn trên đỉnh đầu. . . rồi nương điển quang vẽ linh phù toàn thân. . . Ôi!. . .Như những người bạn thân lâu ngày gặp nhau. . . . Ba Gàn lặng yên mà lòng đầy xúc động. . . . phải chăng cái lặng yên đang nở hoa. . . phải chăng anh linh Thần Ta Prohm đang thoát ra từ nguồn đá lạnh già nua. . . .
Trong bóng tối nhờ nhờ, các cô Apsara như cũng đang uốn éo theo nhịp đàn bước ra khỏi vách đá rong rêu. . . . Các linh tượng mất đầu, mất tay, già nua buồn bã, như cũng đang đứng dậy bước ra khỏi bệ thờ. . . .
Ôi!. . . Họ đang đến. . . thiêng liêng đang vây chung quanh, cười đùa vui vẻ, đàn ca múa hát và hướng dẫn hắn đi gặp nhiều người khác nữa. . . .
Nương điển quang hắn đảnh lễ Brahma, Visnu và Siva. . . . . đảnh lễ tam thân mà nhất thể. . . . . Hắn biết cái nhất thể này chính là Vua Cha. . . . .
Ôi!. . . con xin đảnh lễ Cha con trên trời. . . . cha con đang ở đây. . . . cha con đang hóa thành mọi sự. . . .
Ôi!. . . . Con xin đảnh lễ người Cha vô tướng, phi nhân cách mà thực sự hiện hữu chẳng phút nào ngưng! . . .
Nương điển quang hắn xoay người trên nền đá lạnh đến đảnh lễ một cái bệ thờ đang bỏ không, đảnh lễ vào chỗ bức vách bị đục nham nhở giờ đã phủ rong rêu. . . . Ôi!. . . Hắn đang đảnh lễ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. . . Hắn biết vậy. . . từ tận cùng tâm khảm hắn biết là hắn đang đảnh lễ Phật. .  . vị Thầy vĩ đại. . . phi nhân cách. . . vô tướng . . . mà hiện hữu Như Như. . . .
Ôi!. . . Con tim hắn biết hắn đang đảnh lễ Như Lai!. . . .
Thế thì tượng có đấy hay bỏ đi chỉ là trò con trẻ. . . .
Phải chăng tôn giáo thì nhiều mà Thượng Đế thì chỉ có Một không hai ?!. . . .
Phải chăng niềm tin thì nhiều mà tình yêu tối thượng cũng chỉ có Một không hai ?!. . . .
Ôi!. . . Nương theo ân điển thiêng liêng phi tôn giáo. Ba Gàn nước mắt rưng rưng xoay người chạy khắp nơi, đảnh lễ khắp nơi. . . và khắp mọi hướng. . . . .
Ôi!. . . Miệng hắn đang cười mà con tim hắn đang khóc. . . . Vì hắn biết hắn đang về nhà của Cha mà cũng là trường của Phật! . . .
(Còn tiếp)
Mây/Ghi chép theo đoàn/4/8/2007