Bia không chữ , viết không viết


Tây Tạng đang xuân nên tiết trời ấm áp Hai bên đường phố, cây thanh liu ra lộc non xanh rờn, . . . . hoa lê trắng toát. . . . hoa mai màu hồng nhạt. . . . và những vạt rừng thưa bạch dương trụi lá đâm những cành xương xẩu bạc thếch lên nền trời trong vắt. . . .

Lhasa nằm giữa những rặng núi đá hùng vĩ với ngọn phủ đầy tuyết lấp lánh dưới cái nắng rát da. . . . . Không khí loãng. . . trời khô hanh rất khó chịu. . . . nắng làm rát da mặt, nhưng vào chỗ mát thì trời lại rất lạnh. . . . Thế cho nên trời nắng mà ai cũng phải bận áo lạnh!. . . .
Cửa hàng nào, bảng hiệu nào cũng đề tiếng Trung thật lớn với hàng tiếng Tạng nhỏ xíu bên dưới. . . . Đường phố sạch đẹp, rất nhiều xe hơi đắt tiền của du khách và của các công ty du lịch Trung Quốc chạy lẫn với xe lôi do những người Tạng nghèo khổ đang gò lưng đạp giữa cái nắng cao nguyên. . . .
Từng đoàn người Tạng da đen nhẻm, tóc dài, gò má ửng đỏ đi chầm chậm trên hè phố. . . Họ vừa đi vừa quay kinh luân vừa niệm kinh. . . . có người lại vừa cõng con trên lưng hay vừa dắt chó. . . . có người vừa đi vừa lạy nằm bẹp xuống đường phố đầy bụi bặm và người qua đường. . . . Họ là những người hành hương thường đi qua những con phố bao quanh một ngôi chùa, kiểu như ở Việt Nam ta, đi nhiễu xung quanh tượng Phật vậy. . . Đi như vậy 108 lần để giải trừ nghiệp chướng và cuối cùng đến trước cổng chùa họ lạy nằm bẹp người xuống đất 108 lần với câu chú Um Ma Ni Bát Mê Hum, trước khi vào chùa lễ Phật. . . . .
Trời rất lạnh, không khí loãng. . . . nên không thể nói chuyện lớn tiếng hoặc làm việc mệt được. . . . Bởi nếu mệt thì phải rất lâu mới hồi phục. . . .
Ai cũng thấy nhức đầu. . . . người mệt mỏi. . . . rất khó ngủ. . . . Chúng tôi đã được khuyến cáo là nên ít tắm hoặc không tắm để khỏi bị cảm. . . .
Món ăn Tạng rất khó ăn. . . . có mùi đặc trưng là mùi hôi của mỡ dê và trâu Yak, người không quen không thể ăn được. . . . Bởi vậy cả đoàn chuyển sang ăn chay. . . . Già Năm cười hóm hỉnh:
-  Đấy là chư huynh tự giác trai tịnh chứ không phải ta đề nghị đâu nhé!
Tại đây chúng tôi gặp Mã Sa Sa, cô gái hướng dẫn viên của công ty du lịch địa phương. Người sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn và thuyết trình cho đoàn trong suốt thời gian chúng tôi ngụ tại Lasha. . . .
Mã Sa Sa cho biết:
Đấy là cái mùi đặc trưng. . . Không có cái mùi này thì không phải là Tây Tạng. . . . Bởi trâu Yak là nguồn sống của người Tạng. . . .
Trâu Yak được dùng làm biểu tượng của Tây Tạng hay ít nhất cũng là của Lasha. . . Bởi ngay cửa ngõ vào thành phố tôi thấy một tượng đài hai con trâu Yak đang nghênh sừng chào du khách. . . .
Trên thảo nguyên bao la. . . .và dưới tuyết lạnh cùng không khí loãng chẳng thể nuôi được con gì. . . . trồng được thứ gì. . . . ngoài cừu, dê và trâu yak. . . . Nhưng chủ lực là trâu Yak. . . Nó là con vật rất dũng mãnh, cho sữa. . . .thịt. . .da để làm lều bạt và quần áo. . . . lông của con yak thường được bện thành những mảnh lớn dùng như vải. . . .
Trâu Yak rất nhiều. . . . người Tạng ăn thịt trâu Yak. . . . phân của nó phơi khô trên mái nhà để làm chất đốt. . . . mỡ của nó thắp đèn. . . . Thế cho nên mùi con Yak cộng với mùi khét của nắng tạo ra cái mùi rất Tạng này!. . . .  
 . . . .
Hôm nay đoàn sẽ thăm điện Potala, Tiểu Chiêu Tự và Đại Chiêu Tự. . . .
Chúng tôi dậy sớm, ăn sáng bằng những món tự chọn tại nhà ăn của khách sạn. . . .
Tôi uống trà pha sữa trâu Yak, ăn cháo với ca la thầu và bánh bao chay. . . .
Nhờ ban đêm luyện công, nên chúng tôi ai cũng ngủ được và giữ được sức khỏe
. . . . .
Potala tọa lạc trên một ngọn đồi cao. . . . nhìn xuống một quảng trường bằng đá với mấy cái tháp trắng toát trên đỉnh có gắn pháp luân màu vàng ánh. . .
Đây là nơi thờ Phật và chôn cất hài cốt của các vị Lạt Ma, cũng là nơi đức Đạt Lai Lạt Ma ngụ và điều hành chính sự cùng giáo hội. . . .
Thoạt trông Potala giống như một lâu đài của người Âu hơn Á Đông. . . . Nó được sơn 3 màu: trắng, vàng và nâu đỏ. . . .
Màu trắng là nơi các lạt ma ngụ. Màu vàng là nơi an vị tượng Phật Thích Ca và chư Phật, là nơi để các lạt ma học pháp. Màu nâu đỏ là chánh điện, đó là nơi tập trung tất cả tượng Phật, Bồ Tát, tượng chư vị Thần linh và Thánh Mẫu. . . .
Hơn 200 bậc thang bằng đá để leo lên và hơn 100 bậc thang bằng đá để đi xuống. . . .
Do không khí loãng nên du khách thường leo rất mệt. .  .
Ngay cổng vào có hai con nghê đá rất lớn. . . . trụ cửa và cột, kèo, hoa văn xanh, đỏ, đen và màu vàng đặc trưng. . . .
Tường xây bằng đá núi, . . .cột bằng gỗ lớn sơn nâu đỏ, . . .trần nhà lát bằng những thân cây gỗ tròn để tự nhiên, bên trên những thanh gỗ tròn này là các cành dương xếp đều đặn, trên lớp cây dương này là lớp đất dẻo trộn với đá dăm và sạn được đập và lèn thật chặt. Phía bên trên lớp đất đá này còn được đánh dầu bóng lộn. . . .
Khi đập đất làm trần người Tạng thường vừa đọc kinh, vừa nhảy và vừa hát rất vui vẻ. . .
-  Này Mã Sa Sa, tôi thấy chung quanh đây đều là núi đá, không có rừng, vậy người Tạng lấy đâu ra gỗ để làm công trình này cũng như các chùa lớn khác ở Lasha. . .
-  Cách đây 400km có một khu rừng đại ngàn với rất nhiều loại gỗ quí gọi là rừng Linh Chi. . . .
Cung điện này trên 2000 phòng. . . . chúng tôi chỉ có thể tham quan một số phòng chính. . . .
Phòng nào cũng lót thảm, trên tường chi chít các bức bích họa nhiều màu. . .
Các bảo tháp chôn các lạt ma và các bảo tọa đều làm bằng vàng thật. . . . có cái phải tốn đến hơn 3000kg vàng. . . . Tượng Phật, Bồ tát, tượng đức Liên Hoa Sanh, tượng Thánh Mẫu, Thần linh đều rất sinh động với phong cách riêng. . . . có tượng còn phủ vàng hoặc đồng. . . .đại bộ phận đều đang mặc y phục. . . .
Trước các bệ thờ đều có một cái đèn lớn cháy suốt ngày đêm không bao giờ tắt. . . .
Khi người Tạng đến chiêm bái và lạy Phật ngoài lễ vật khác, họ thường mang một cục bơ lớn màu vàng hoặc trắng đục. . . . khi đến chùa họ đập các cục bơ này ra và cho vào các đèn này để cúng dường Như Lai và chư vị thần linh. . . Bởi vậy mà đèn không bao giờ tắt. . . .
Vì loại bơ này có mùi riêng. . . . nên vào chùa nào ở đây cũng có cái mùi rất Tạng này. . . .
Tràng phan, bảo cái, lọng lớn, lọng nhỏ, hoa văn nhiều màu, trầm hương nghi ngút và đèn bơ cháy lập lòe. . . . ném cái sáng yếu ớt lờ mờ lên hàng ngàn hàng vạn bức tượng lớn có nhỏ có tạo ra một cảnh quang uy nghiêm huyền bí chẳng nơi nào có được. . . .
Tôi tách đoàn đi cách một quãng để một mình cảm nhận cái thiêng liêng thần thánh của thế giới tâm linh mà tôi thường nghe nói đến. . . .
Đá lạnh dưới chân. . . . những cầu thang nhẵn thín,. . . . và những bức tường lèn cành dương liễu như lẩn quất những linh hồn. . . .
Ôi!. . .giữa những cái ồn áo nhố nhăng. . . . giữa những ánh mắt tò mò. . . và giữa muôn vàn con tim sùng tín của người dân bản xứ nghèo khổ. . . . Tôi như cảm nhận được mạch nguồn của quá khứ. . . . cái quá khứ xa lắc xa lơ của muôn vạn kiếp luân hồi!. . .
Ôi!. . . Gió hú qua núi đá. . . . quạ kêu quàng quạc trên các đỉnh tháp cao. . . và tiếng chim sẻ chim chíp trong các ô cửa sổ. . . . muôn ngàn linh tượng vẫn đang đứng đấy để nghe tiếng cầu kinh rầm rầm rì rì lẫn trong tiếng thuyết minh của các hướng dẫn viên  du lịch . . .
Ôi!. . . . Như hai người thân xa cách nhau bây giờ mới gặp. . . . mừng mừng tủi tủi. . . Tôi sờ tay vào đá lạnh. . . . giao điển quang với chư vị thiêng liêng mà lòng đầy xúc động. . . . .
Ôi!. . . Tôi muốn giang tay ôm trọn Potala. . . . cất dấu các linh tượng thiêng liêng vào con tim tha thiết của mình. . . . rồi đi về một nơi chẳng có loài người!. . . .
Ôi!. . . Tượng Phật thì nhiều mà linh hồn bất tử thì chỉ có một!. . . .
Kinh sách thì nhiều mà tình yêu tối thượng lại vốn không hai!. . . .
. . . . .
Trên đường về.
Tại một khúc quanh của con dốc đá dẫn ra cổng Potala. Chúng tôi thấy một cái bia đá lớn không có chữ. . . . . Tôi hỏi thì Mã Sa Sa bảo là:
-  Sử sách đều cho là, để cho người đời sau bình phẩm thì viết vào đây!
Nghe vậy già Năm không nói gì. . . . Cụ già đến trước trụ đá, một tay kiết ấn trước ngực, tay kia yên lặng vẽ một vòng tròn lên mặt đá lạnh…..
Thấy chúng tôi ngơ ngác, cụ già mỉm cười:
Người xưa chẳng cần đến lời bình phẩm đâu. Mà đây là công án của các ngài để lại. . . . .
-  Không cần đến lời bình phẩm. Sao lại có trụ đá này?
-  Không cần lời bình phẩm mà vẫn có trụ đá. Thế cho nên ta viết mà chẳng phải viết!. . . .
Theo tay cụ chỉ. . . .
Chúng tôi thấy bia đá vẫn y như trước khi cụ viết chẳng để lại vết tích gì!. . . . 
. . . . .
Chào Potala!. .
Về đến khách sạn. . . .
Tôi và mọi người hành thiền trong yên lặng. . . .
Tôi nghĩ chắc cũng như tôi. . . .
Chắc họ im lặng là để vẫn còn nghe tiếng quạ kêu buồn bã trên đỉnh các tháp cao với các pháp luân màu vàng cháy. . . . Và chắc họ nhắm mắt là để vẫn còn thấy ánh mắt bao dung đại từ đại bi của Như Lai thay cho muôn lời dạy bảo!. . . .
. . . . .
Chúng tôi đến Tiểu Chiêu Tự để tham quan và đảnh lễ linh tượng đức Thích Ca Mâu Ni lúc lên 7 tuổi. . . . Trước cổng có hai con nghê bằng đá. . . . mập mạp tròn trịa theo phong cách Tạng,. . . . Chắc con đang đùa với con là con cái. . . . còn con đang dùng một chân đạp trên quả cầu ngũ sắc chắc là con đực. . . .
Cổng được trang trí pháp luân mạ vàng trên nóc, hoa văn hình hoa lá thần linh với các màu cơ bản: Đen, đỏ, vàng sậm và xanh đậm. . . . Hai cánh cổng khổng lồ bằng gỗ, mang hai cái vòng bằng đồng có tết dây vải ngũ sắc. . . .
Sân chùa người ra vào tấp nập, . . .có mấy người phụ nữ người Tạng đang ném những cành tùng xanh vào cái lò lộ thiên bằng đất, khói xanh thơm và cay cay từng cuộn tỏa ra khắp sân chùa. . . .
Trong tiếng cầu kinh rầm rầm rì rì. . . . người hành hương lạy nằm bẹp người xuống đất. . . . Hai tay họ đút vào một miếng lót như chiếc dép, bụng họ mang một miếng da trâu yak hay miếng vải dày. . . .
Họ đứng trang nghiêm. . . . vừa niệm kinh trì chú vừa chấp hai tay trên đỉnh đầu. . . Hết câu chú họ quì nằm bẹp người xuống đất. . . hai tay vươn ra rồi khép lại trên đỉnh đầu. . . .Tôi thấy người nào cũng có cục chai trước trán và miếng vải che chỗ hai đầu gối đã vá nhiều lớp! . . . .
Chúng tôi chấp tay đảnh lễ hướng về bên trong. . . .
Một người Tạng đã già đang đứng trong đám lạy đưa tay ngoắc chúng tôi và nói một câu tiếng Tạng. . . .
-  À!. . .Họ bảo vào đây họ sẽ chỉ cho cách lạy giống họ.
Mã Sa Sa bảo vậy. . . .
Thật tình chúng tôi rất nể phục họ,. . . nhưng khi nhìn cục chai trước trán và chỗ vá ở hai đầu gối của những người đang lễ lạy. . . trong đoàn chẳng ai dám thọ giáo môn công phu đặc trưng và độc đáo này!. . . .
Trong chánh điện người hành hương đi thành từng hàng, . . . ở giữa có hai hàng lạt ma mặc áo đỏ đang ngồi đối diện nhau. . . . họ vừa lắc lư cơ thể vừa đọc thần chú thành những âm thanh trầm hùng, rượt đuổi, đan xen, quyện chặt vào nhau khi trầm khi bổng thành một bản đại hợp xướng để thông công cùng chư Phật, độ Mẫu và thần linh. . . .
Cuối gian chánh điện là linh tượng đức Thích Ca 7 tuổi, người phủ đầy lụa và vải với hoa văn kiểu Tạng, chỉ còn ló có mặt với cái mũi thật cao và hai mí mắt có đường võng xuống ở giữa. . . một đặc trưng của kiểu tượng thần linh Tây Tạng. . . .
Trước bệ thờ, một vị Lạt Ma áo đỏ đang liên tục châm dầu bơ của người hành hương vào cái đèn không tắt bằng đá núi chạm trổ tinh vi. . . .
Theo chân đoàn người hành hương, chúng tôi đi vào phía bên trái của tượng. Ở đây có một vị Lạt Ma khác giúp người sùng tín leo lên một bậc đá khá cao để gục đầu ba lần vào chân bức tượng. . . .
Khắp chùa đậm đặc mùi mỡ bơ cháy. . . . mùi trầm hương. . . . và mùi mồ hôi của người hành hương tạo thành một mùi đặc biệt. . . . Hàng nghìn hàng vạn bức tượng lớn có nhỏ có như đang chập chờn nhảy múa trong cái ánh sáng lờ mờ tranh tối tranh sáng. . . .
Tôi đứng trang nghiêm lòng đầy thành kính, chắp tay thụ khí nhận ân điển thiêng liêng. . . . Điển quang không mạnh mấy. . . . nhưng đại thủ ấn vẫn hiển thị vẽ linh phù vào đỉnh đầu và các luân xa. . . .
. . . . Tiểu Chiêu Tự là thế. . . . và Đại Chiêu Tự cũng giống vậy. . . .
Tượng Phật thờ hai chùa này chủ yếu là các tượng: Thích Ca, A Di Đà, Quán âm, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Chuẩn Đề và các hóa thân khác của bồ tát Quán Âm, tượng Văn Thù cầm gươm trí huệ với hai mắt ở lưỡi kiếm, tượng các vị Lạt Ma, tượng các vị Thần linh và Hộ Pháp. . . . Đặc biệt cũng giống như ở Potala có các bức bích họa lớn trên tường, nhất là bích họa Tứ Đại Thiên Vương và chư vị Minh Vương cùng Phẫn Nộ Phật. . . . rất sinh động. . . . trông như đang sống đang cử động dưới lớp bụi thời gian và lòng sùng kính của con người. . . .  
 . . . . .
Xuyên qua những khu rừng bạch dương trụi lá, trong cái nắng rát da mà se se lạnh của Lhasa. Chúng tôi đến chiêm bái tu viện Drepung tọa lạc trên một đỉnh núi cao. . .
Đây là tu viện lớn nhất của phái mũ vàng. . . . một tông phái mạnh và có ảnh hưởng lớn nhất ở Tây Tạng. . . . . Theo Mã Sa Sa xưa kia có hàng vạn lạt ma tu tập ở đây. . . Cho đến thời cách mạng văn hóa, số tăng nhân giảm xuống hiện tại chỉ còn khoảng 1000 người vẫn ẩn cư tu tập ở đây. . . .
Hai bên con dốc đá dài, thanh liễu đang ra hoa. Hoa nó có lông trông giống như con sâu róm màu xanh. . . .
Chúng tôi vừa đi vừa quay một dãy dài các pháp luân bằng đồng treo dọc đường lên chùa. . . . Cái nào cũng bằng đồng trên có khắc chữ Um Ma Ni Bát Mê Hum. . . .
Leo tới đỉnh núi. . . . chúng tôi thấy một pháp luân bằng đồng khổng lồ chạy bằng sức nước. . . .
Vách đá dựng đứng, đó đây dây kiết tường xanh đỏ giăng mắc vòng vèo đang tung bay theo chiều gió lộng. . . . Trên các hòn đá lớn khắp núi. . . đều có vẽ tượng Phật và tượng Tổ Sư Tongkhapa người sáng lập Hoàng phái này. . . .
Vẫn là các màu nâu đỏ của các bức tường lèn cành dương liễu. . . . vẫn là các bức tường xây bằng đá núi thô ráp sơn màu trắng trên tường giả vân đá và thạch nhũ. . . . Vẫn là các pháp luân màu vàng lấp lánh trên nóc chùa và trên đỉnh các tháp cao. . . . Vẫn là cái sân đá rộng lớn nhẵn thín. . . . vẫn là các hàng cột gỗ không lồ sơn nâu đỏ. . . . vẫn là các bức bích họa đặc trưng. . . . Vẫn là các tượng đồng. . . hay mạ vàng. . . đang mặc y phục bằng vải và lụa với hoa văn Tạng. . . . vẫn là đèn đốt bằng dầu bơ cháy lập lòe. . . . vẫn là các hàng lang dài và sâu hun hút . . .vẫn là các lời cầu kinh rầm rầm rì rì và nghi thức lạy Phật nằm bẹp sát đất. . . . Nhưng Drepung còn có một cái đặc biệt khác.. . . .
Trước chùa trên cái sân đá rộng lớn có trồng hai cây cột gỗ. . . . bên trên có kết biểu tượng kiết tường năm màu. . . . cột có gắn đầy lông trâu yak đen xì đang phất phơ trong gió núi. . . .
-  Này Mã Sa Sa sao lại có hai cây cột này. .
-  À!. . .Đây là nơi trao đổi về kinh luật luận giữa các đoàn lạt ma đại diện cho các phái hoặc các chùa khác nhau. . . . Nếu bên nào thua hay đuối lý thì phải cắt tóc mình đính vào hai cây cột này. . . .
Truyền thống là thế, nhưng nay thì chỉ đính lông trâu yak chứ không đính tóc nữa!. . . .
. . . . . .
Trước khi rời Lhasa để đi chiêm bái các chùa nổi tiếng khác ở Tây Tạng, trong đó có tu viện Samye và một động đá trên một đỉnh núi cao hơn 5000 m . . . . Chúng tôi được hướng dẫn tham quan Cung Điện Mùa Hè. . . .
Trước kia đây là nơi cư ngụ, tu học và làm việc của đức Đạt lai Lạt Ma thứ 14. . .
Cung điện được xây dựng vào năm 1956. . . . nên ngoài phong cách cổ truyền có lẫn với phong cách của Âu Mỹ. . . . kết cấu, bố trí các gian phòng cũng thoáng mát đầy đủ ánh sáng và gió hơn . . . toillet hiện đại . . . trong phòng còn có một cái đài Philips thật lớn. . . .
Tầng dưới của Cung Điện này . . . .hiện nay trở thành nơi bán đồ lưu niệm. . . . .
Bên ngoài Cung Điện Mùa Hè là một công viên lớn, cây cỏ xanh mướt. Vẫn là các loại cây như: bạch dương, tùng bách, hoa lê, trúc và các loài hoa bản địa đang khoe hương sắc trong cái lạnh cắt da. . . .
Chúng tôi chụp hình lưu niệm trước một đài phun nước kiểu Âu Tây nằm trước mặt Cung Điện. . . . Một con thỏ lông đen tuyền đang gặm mấy cái hoa gì đỏ như máu. . . Thấy chúng tôi, nó vội vàng chui vào các khóm hoa rậm rì đầy gai. . . .
Tôi thở dài. . . .
Con đường sắt hiện đại đang đưa hàng đoàn du khách vào Tây Tạng, sự biến động của thời cuộc, phải chăng cũng đang làm con thỏ văn hóa cổ truyền Tây Tạng đang vội ẩn mình sau các khóm hoa vật chất đầy gai nhọn. . . .
Ôi!. . .Con thỏ đen thì tôi đã thấy rồi. . . . Nhưng con thỏ cổ truyền của người Tạng thì biết tìm đâu bây giờ!. . . .
Trên đường về. . . .
Trong bóng hoàng hôn và gió cao nguyên lồng lộng. . . Từ các sạp bán băng đĩa tôi nghe các bài hát tiếng Tạng theo các điệu Rap và hip hop. . . . . Còn mấy người Tạng hành hương quê mùa và nghèo khổ đi bên cạnh chúng tôi, thì miệng vẫn lầm rầm lời kinh huyền bí với kinh luân quay tròn buồn bã trên tay. . . .
Ôi!. . .Con thỏ đen tâm linh truyền thống. . . . ta biết tìm ngươi ở đâu bây giờ!. . . .
 
Mây/Ghi chép theo đoàn/20/4/2007