Trà của bạn mang đến:
Chớ nói :"Tâm bình thường là đạo" Chớ nói :"Tâm bình thường là đạo", Vì vốn không tâm chẳng bình thường. "Bình thường", ấy là khi ta sáng, "Chẳng bình thường",tên gọi lúc mê. Chỉ là một , khi tìm trên lý, Lại phân đôi, sự thấy bất đồng. "Bình thường": vọng! mà không: cũng vọng! Vốn vẫn là: "Tịch Chiếu như như".
VanPhapQuiTam/
. . . . .
Mời bạn, chúng ta cùng uống:
Chẳng có “Tâm bình thường” đối lập với “Tâm không bình thường”
Tại chúng ta chấp ngữ nên khi đọc thấy từ “Tâm bình thường” lại tưởng người viết đối lập nó với “cái tâm không bình thường”
Bởi vậy bạn mới nói: Bình thường vọng mà không cũng vọng!
Thật ra để chỉ bản thể duy nhất một, người viết tạm gọi là “Tâm bình thường”.
Tại chúng ta còn tâm phân biệt nên mới tưởng có cái “tâm bình thường” khác với “Tịch chiếu như như”.
Nếu xa rời lý luận của tâm trí, dùng con tim để đồng cảm, khắc sẽ cảm nhận được rằng:
Cái vốn là “Tịch chiếu như như” là bản thể, là duy nhất Một, là bất nhị, là tánh và người viết tạm gọi là: “Tâm bình thường”.
Người viết từ “tâm bình thường” nhờ tôi xin lỗi bạn hộ, tại văn từ của người viết quá kém nên đã khiến bạn có cái tưởng nhầm như vậy!
Chúc bạn thân tâm thường an lạc, và rất mong sẽ được đọc thêm nhiều bài thơ thiền của bạn.
Ba Gàn/7/2/2008