Phiền não tức Bồ Đề

Diễn đàn

Diễn đàn
Thông tin chung, nội quy, hỏi đáp chung ...

Phiền não tức Bồ Đề

  • Nam Mô A Di Đà Phật!

    Smile Kính mong chư huynh và Thầy giảng nghĩa cho con từ  "Phiền não tức Bồ Đề", như thế nào là Ly Sanh Hỷ Lạc?

    Nam mo Guru Deva Dakini Hum...
  • Nam Mô A Di Đà Phật!
    - Xưa kia, trong "Pháp bảo đàn kinh" đức Lục Tổ Huệ Năng đã nói: "Phiền não tức Bồ đề...". Phiền não vốn là Huyễn, không thật có. Bồ đề là bản tánh chân như - Niết bàn. Bản tánh chúng ta vốn sáng suốt, thanh tinh, nhưng do bị vô minh (Tham - Sân - Si) che lấp tức là Phiền não.
    Khi diệt hết Phiền não thì bản tánh sáng suốt, thanh tịnh hiện ra. Như vậy, cái tánh giác không phải từ nơi khác đến mà nó ở ngay trong phiền não. Cũng như tánh nước vốn thanh tịnh, nhưng do cặn bẩn làm nó vẩn đục. Nay nhờ gạn hết cắn bẩn, nước lại trở về bản tánh ban đầu của nó.
    Vậy nên nói " Phiền não tức Bồ đê"...
    - "Ly sanh hỷ lạc":
    Ly là xả bỏ, xa rời những dục vọng đời thường (Tham - Sân - Si). Khi chúng ta xả bỏ được chúng tự nhiên Tâm sẽ Hỷ - Lạc....
  • Cảm ơn bạn huynh (bo cau trang) đã trả lời rất rõ ràng và dễ hiểu !
    Vậy có phải "nhờ có phiền não nên ta mới thấy(nhận biết) được Bồ đề là gì", có phải ý của Tổ sư là quán phiền não sẽ thấy được Bồ đề... hay nói cách khác là có phương pháp nào đấy để đối trị với phiền não ?!

    Điều mà Đệ đang muốn hỏi là làm thế nào để "Ly sanh Hỷ Lạc", mình có phải tu chứng hay chỉ là 1 kinh nghiệm do áp dụng hành Thiền... Nếu chưa Ly Sanh Hỷ Lạc, vậy mình có thực chứng được Định sinh Lạc,... hay không? Hay đó là một quá trình tu tiến...

    Nam Mô A Di Đà Phật!
    Nam Mô Guru Deva Dakini Hum...
    (Y pháp bất y nhân)Zip it!


  • Nam mô A Di Đà Phật!

    Nhờ phương pháp Thiền Quán Âm của KCDSDT, lúc đầu là quán hơi thở, hay một mã khóa, đề mục hành công... sau đó dùng âm thanh (như âm nhạc, tiếng động của thiên nhiên,...) dần dần sau khi Thân và Tâm đã lành bệnh thì người hành công sẽ tiến dần vào Định.

    Tịnh và An Lạc xuất hiện khi người tập KCDS đúng phương pháp và luôn tập trong trạng thái Khinh An(chậm rãi, nhẹ nhàng và yên ổn). Sở dĩ được như vậy là vì người hành công đã "Dụng Tâm Quán Tâm - Ngoài lìa cảnh, trong lìa niệm", nhìn thấy mọi sự đều vô thường biến diệt liên miên...

    Về sau sự cảm nhận và rung động không phải chỉ bằng tai, hay bằng mắt hay một bộ phận nào riêng lẻ trên cơ thể mà nó là sự rung động tổng thể của Thân và Tâm, chỗ nào trên cơ thể cũng là tai và mắt, giống như hình ảnh Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm là tượng trưng cho phương pháp vậy.

    Để chánh niệm và nhất niệm thì người hành công cần có một niềm tin mãnh liệt ở phương pháp và một lòng thương yêu thiên nhiên vô tận...

    Có thể cách tập này không đúng với tất cả mọi người, kính mong Thầy và Chư huynh góp ý!
    Nam mo Guru Deva Dakini Hum !Smile
  • MÔ PHẬT!
    Xin đa tạ huynh  NGOCLAM đã đưa ra phương pháp thiền Quán Âm của KCDSDT để ứng dụng tập luyện trong cuộc sống thường ngày .
    Đối với chúng tôi một số môn sinh thường xuyên đang tập theo đúng phương pháp thiền Quán Âm KCDSDT   và hay có sự trao đổi rút ra kinh nghiệm hữu hiệu vô cùng .
    Mục đích là hội nhập tiến tới vô ngã
    Nam Mô A Di Đà Phật
    Nam Mô Guru Deva Dakini  Hum
  • Nam mô A Di Đà Phật!

    Có nhiều nấc thang để tiến lên trong Thiền, nhưng cơ bản đầu tiên là gồm 2 bước (trong cõi Sắc giới) đó là Ly Sanh Hỷ Lạc và Định Sanh Lạc.
    Trên diễn đàn đã có nhiều bài viết của Thầy và Chư huynh trình bày rất sâu sắc về phương pháp chữa bệnh và Thiền quán rồi... Ở đây chỉ là chút kinh nghiệm của bản thân mình muốn trình bày để mong được góp ý học hỏi thêm.

    Như đã nói ở trên Thiền Quán Âm của KCDSDT thời gian đầu sử dụng để trị bệnh. Những biểu hiện của khí khi mình Quán Âm (như Mã khóa, Âm nhạc, Âm thanh thiên nhiên, ...) sẽ khiến cơ thể xuất hiện các động tác trị bệnh và giải tỏa căng thẳng ức chế (ở Liệu Trình A). Khi đó cơ thể sẽ lành bệnh và thiết lập trạng thái Tịnh và An Lạc  xuất hiện ngày càng sâu và thường xuyên hơn... Tạm gọi là tiến dần về trạng thái Định.

    Gọi là Ly: nghĩa là Tâm không dính mắc trước tác động của ngoại cảnh dù vui hay buồn... Ví dụ nếu gặp chuyện buồn phải đến 1 ngày hay vài ngày mình mới hết buồn, thì bây giờ chỉ cần vài giây hoặc ngắn hơn nữa mà ta đã thấy hết buồn...
    Gọi là Định: nghĩa là chuyên chú vào 1 việc gì đấy mà không phan duyên (nghĩ vẩn vơ sang việc khác) còn được gọi là Chánh Định, còn nếu như mình chỉ tập trung vào hơi thở, hoặc 1 mã khóa, câu niệm... thì được gọi là chánh niệm. Còn Nhất niệm, mình lấy ví dụ như là khi mình đang đọc một mã khóa hay câu niệm say sưa như hát một bài hát mình yêu thích vậy, mình hát bằng cả con tim rung động.

    Khi mình đã An Lạc thì mình tập Điều cái An Lạc này tiến xa hơn, lan rộng hơn vượt ra ngoài Cơ thể mình thì gọi là Điều khí trị bệnh cho Hóa Thân...(đi sâu vào Thiền)

    Trên đây là những hiểu biết của mình trong quá trình tập luyện... Có thể có những vấn đề chưa đúng, mong sự góp ý  của Thầy và Chư Huynh.
    Kính,

    Nam mo Guru, Deva, Dakini Hum!





  • Cám ơn bạn ngoclam đã giảng giải rất hay mà đễ hiểu, chúng tớ đang rất quan tâm đến vấn đề này. Xin bạn giảng bày tiếp cho chúng tôi cùng nghe. Còn như bạn coinguon nói về phương pháp Thiền Quán Ân KCDS thì mình chưa thấy ai nói bao giờ. Xin được chỉ giáo thêm.
    Đức Đạt Lai Lạt Ma có đưa ra những lời khuyên vô cùng tâm huyết. Mời các bạn đọc tại đây: http://www.thuvienhoasen.org/hoangphong-nhungloikhuyen-02.htm#V
  • Kính chào các đạo hữu!
    Nhân thấy câu hỏi của bạn khá hay nên tôi cũng muốn được tham gia chút ý kiến với diễn đàn để chúng ta cùng nhau trao đổi kinh nghiệm tu tập.
    - "Phiền não tức bồ đề": Khi tâm bạn thực sự trong sáng (tỉnh giác) thì bất cứ phiền não nào nổi lên ( ví dụ như sự giận dữ) đều được thấy biết một cách rõ ràng. Khi bạn thấy rõ sự sanh khởi của cơn giận từ lúc nó bắt đầu nhen nhúm thì bạn đã làm cho nó không có sự bám víu ( chấp ngã). Nếu tiếp tục quán sát sự không có bám víu của cơn giận thì nó sẽ tự động tan biến ( không nhanh thì chậm). Như vậy sự thấy rõ cơn giận của bạn từ lúc khởi sinh đến lúc hoại diệt chứng tỏ bạn có Bồ đề tâm ( tâm trong sáng vô ngã).Bạn đang quán sát cơn giận một cách trong sáng chứ không phải phản ứng với cơn giận đang có với thái độ ghét bỏ, lảng tránh hay đánh đồng nó với bản ngã. Đây có lẽ là ý nghĩa của câu " phiền não tức bồ đê". Vì thấy rõ phiền não sanh diệt (vô ngã) nên có nghĩa bạn có tâm trong sáng ( tâm bồ đề)
    - "Ly sinh hỷ lạc": Đây là trạng thái sơ thiền do ly dục và ly bất thiện pháp sanh: "Một trạng thái nhất tâm có tầm, tứ, hỷ, lạc" . 5 triền cái được thay bằng 5 chi thiền: Nhất tâm thay cho dục (ham muốn dục lạc), tầm thay cho hôn trầm(buồn ngủ), tứ thay cho nghi(lưỡng lự phân vân), hỷ thay cho sân(không vừa ý), lạc thay cho trạo hối(bồn chồn lo lắng)
    Nhưng ta có thể hiểu và suy rộng câu nói này hơi xa một chút so với kinh điển là: Trong cuộc sống nếu ta sống với cái tâm càng ít bám víu và phụ thuộc vào bên ngoài ( vật chất, danh tiếng, sỹ diện, tiền bạc, cấp bậc xã hội..) thì ta càng có nhiều niềm vui, đó chính là niềm vui của giải thoát, tự tại, vô ngã. Có thể gọi chung đó là an lạc.

    Mạo muội có chút lời góp vui không phải để tranh cao thấp, đúng sai hay tỏ ra dạy bảo!
    Chúc các đạo hữu bình an!
    Trân trong!

  • Xin đa tạ bạn thegioiao đã đóng góp ý kiến quý báu. Rất mong được bạn tham gia nhiều hơn nữa cho diễn đàn thêm phong phú.
    A Di Đà Phật!
    Bạn thegioiao kính mến! Qua những bài viết của bạn, tôi thấy kiến thức đạo Phật của bạn rất sâu rộng. Biển học thì mênh mông, rất nhiều hành giả KCDS sau khi chữa lành thân bệnh muốn phát tâm tu học Phật mà kiến thức cơ bản còn nông cạn quá. Mong bạn phát tâm chuyển tải cho chúng tôi những kiến thức cơ bản nhất của người Phật tử làm tư lương quan trọng trên bước đường tu học.
    Xin trân thành cảm ơn.
  • Đính chính:
    Thành thật xin lỗi quý huynh đệ! sau khi được đọc bài của bạn "BO CAU TRANG " mình đã tự thấy lỗi chính tả thật là tai hại !định nói về thiền Quán ÂM thì máy tính lai cho ra chữ Quán ÂN .Mà Quán Ân thì quả thật chưa ai nói đến ,hoặc có nói thi đó là khái niệm " Thập Ân" của đạo Mẫu .
    Xin nhờ AMin   sửa lại giùm ...
    Rất đa tạ  
  • A DI ĐÀ PHẬT!
    LỖI CHÍNH TẢ CỦA HUYNH BÌNH THƯỜNG THÔI, AI CŨNG HIỂU MÀ!!!!!Smile

    HD-NT

  • Nam mô A Di Đà Phật
    Đệ  đa tạ huynh Bạch Mã và xin được gửi tới bài thơ Hồng Trần tác giả Minh Tuân ca sĩ Mạnh Hùng đoàn chèo Nam Định thực hiện .Mong được cùng chia sẻ niềm vui
  • Gánh cực đem đổ lên non,
    Cong lưng mà chạy cực còn theo sau.

    Thôi về tịnh khẩu, tịnh thân...
    Ta bà có khổ Tâm này vẫn An!!!...
  • NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

    HUYNH ĐỆ HIỂU CÂU " LY SANH HỶ LẠC" CAO XA QUÁ! TẠI HẠ CHỈ HIỂU ĐƠN GIẢN THẾ NÀY THÔI:
    _ LY CÓ NGHĨA LÀ THOÁT LY, THOÁT KHỎI, RỜI BỎ,...
    _ SANH CÓ NGHĨA LÀ SANH RA, TẠO RA,...
    _ HỶ CÓ NGHĨA LÀ NIỀM VUI
    _ LẠC CÓ NGHĨA LÀ AN LẠC, THANH TỊNH

    VẬY "LY SANH HỶ LẠC" ĐƠN GIẢN VÍ NHƯ KHI GẶP NGƯỜI MÌNH KHÔNG THÍCH THÌ LẬP TỨC TRÁNH XA.
    HOẶC KHI GẶP VIỆC MÌNH KHÔNG ƯA CŨNG LẬP TỨC NÉ TRÁNH. CÓ NHƯ THẾ THÌ THAM, SÂN, SI KHÔNG CÒN CƠ HỘI ĐỂ PHÁT KHỞI &
    CŨNG TỪ ĐÓ HỶ LẠC PHÁT SINH.

    ĐƠN GIẢN THẾ THÔI!!! Big SmileBig SmileBig Smile HA, HA, HA,...

    HD-NT

  • ". . . . . .

    -Thưa Thầy, Thầy dặn phải luôn tập thật chậm, thật nhẹ, thật điều hòa và không trong lượng. Sao trong phần thị phạm Dịch Cân Kinh này con thấy động tác tuy nhẹ nhàng bay bướm rất có thần, rất nghệ thuật, nhưng nhiều chổ Thầy chuyển động hơi nhanh hơn bình thường và luôn ăn khớp với nhạc nền. Xin Thầy giải thích thêm về vấn đề này?

    - À. Dịch cân Kinh có nhiều giai đoạn. Bài thị phạm là bài Dịch Cân Kinh hoàn chỉnh nên luôn thích ứng tình huống, nhưng phải luôn tỉnh giác, tịnh và an lạc.

    Còn người mới học KC, khả năng làm chủ Khí và ổn định tâm lý còn yếu nên phải tập thật chậm, thật nhẹ, không trọng lượng và điều hòa, để dể làm chủ Khí, làm chủ động tác và làm chủ tâm lý.

    Sau này khi tập đã thuần thục, người tập sẽ đặt một ly nước trên đỉnh đầu để kiểm tra độ chánh định và tỉnh giác khi hành công. Khi tập Dịch Cân Kinh toàn thân ở mọi tư thế mà không bao giờ làm đổ ly nước trên đỉnh đầu, thì người tập sẽ nâng cao Dịch Cân Kinh bằng kỹ thuật Quán Âm như sau:

    1/ Khi ấy ban đầu tập Dịch Cân Kinh Cân bằng Nước với nhạc nền là nhạc Thiền êm dịu trang nghiêm thanh tịnh để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc, gọi là tập với Giả Âm.

    2/ Sau đó hành giả thực hành Dịch Cân Kinh Cân Bằng Nước ở ngoài trời với âm thanh của tự nhiên như: tiếng suối reo, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xào xạc, tiếng mưa rơi, tiếng chim lót, tiếng thú rừng gầm trong rừng. . .v.v. . . để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc. Gọi là tập với Thực Âm.

    3/ Sau giai đoạn này hành giả tập Dịch cân Kinh Cân Bằng Nước với Nghịch Âm như: Nhạc mạnh kích động, nhạc ủy mị buồn bả, tiếng ồn ào của đường phố hay chợ, tiếng ồn ào của đám đông. . .v.v. . . để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc và  không bị lôi.

    4/ Sau giai đoạn này, hành giả tập Dịch Cân Kinh Cân Bằng Nước với Diệu Âm, nghĩa là với các Dalani . . .v.v. . .để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc.

    5/ Sau giai đoạn này hành giả tập Dịch Cân Kinh với Âm Nhạc Cõi Lặng Yên, nghĩa là hợp nhất động tác với sự trống rỗng lặng yên ẩn tàng trong mọi âm thanh bề bộn của cõi ta bà. . . . để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc.

    Sau giai đoạn này, hành giả không đặt ly nước trên đỉnh đầu nữa. mà giải phóng thân tâm tạo trạng thái tự do tuyệt đối, thực hành Dịch cân Kinh thích ứng với mọi tình huống đang xảy ra mà vẫn luôn tịnh luôn an lạc."

    ( Trích: Nhật ký Khí Công - Lớp KCDS từ thiện ở TP.Hồ Chí Minh/11/1/2010)

    Nam Mô A Di Đà Phật