HD-NT
-Thưa Thầy, Thầy dặn phải luôn tập thật chậm, thật nhẹ, thật điều hòa và không trong lượng. Sao trong phần thị phạm Dịch Cân Kinh này con thấy động tác tuy nhẹ nhàng bay bướm rất có thần, rất nghệ thuật, nhưng nhiều chổ Thầy chuyển động hơi nhanh hơn bình thường và luôn ăn khớp với nhạc nền. Xin Thầy giải thích thêm về vấn đề này?
- À. Dịch cân Kinh có nhiều giai đoạn. Bài thị phạm là bài Dịch Cân Kinh hoàn chỉnh nên luôn thích ứng tình huống, nhưng phải luôn tỉnh giác, tịnh và an lạc.
Còn người mới học KC, khả năng làm chủ Khí và ổn định tâm lý còn yếu nên phải tập thật chậm, thật nhẹ, không trọng lượng và điều hòa, để dể làm chủ Khí, làm chủ động tác và làm chủ tâm lý.
Sau này khi tập đã thuần thục, người tập sẽ đặt một ly nước trên đỉnh đầu để kiểm tra độ chánh định và tỉnh giác khi hành công. Khi tập Dịch Cân Kinh toàn thân ở mọi tư thế mà không bao giờ làm đổ ly nước trên đỉnh đầu, thì người tập sẽ nâng cao Dịch Cân Kinh bằng kỹ thuật Quán Âm như sau:
1/ Khi ấy ban đầu tập Dịch Cân Kinh Cân bằng Nước với nhạc nền là nhạc Thiền êm dịu trang nghiêm thanh tịnh để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc, gọi là tập với Giả Âm.
2/ Sau đó hành giả thực hành Dịch Cân Kinh Cân Bằng Nước ở ngoài trời với âm thanh của tự nhiên như: tiếng suối reo, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xào xạc, tiếng mưa rơi, tiếng chim lót, tiếng thú rừng gầm trong rừng. . .v.v. . . để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc. Gọi là tập với Thực Âm.
3/ Sau giai đoạn này hành giả tập Dịch cân Kinh Cân Bằng Nước với Nghịch Âm như: Nhạc mạnh kích động, nhạc ủy mị buồn bả, tiếng ồn ào của đường phố hay chợ, tiếng ồn ào của đám đông. . .v.v. . . để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc và không bị lôi.
4/ Sau giai đoạn này, hành giả tập Dịch Cân Kinh Cân Bằng Nước với Diệu Âm, nghĩa là với các Dalani . . .v.v. . .để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc.
5/ Sau giai đoạn này hành giả tập Dịch Cân Kinh với Âm Nhạc Cõi Lặng Yên, nghĩa là hợp nhất động tác với sự trống rỗng lặng yên ẩn tàng trong mọi âm thanh bề bộn của cõi ta bà. . . . để hành giả tập nhận biết tỉnh giác điều chỉnh động tác và tâm lý mình luôn Tịnh luôn An Lạc.
Sau giai đoạn này, hành giả không đặt ly nước trên đỉnh đầu nữa. mà giải phóng thân tâm tạo trạng thái tự do tuyệt đối, thực hành Dịch cân Kinh thích ứng với mọi tình huống đang xảy ra mà vẫn luôn tịnh luôn an lạc."
( Trích: Nhật ký Khí Công - Lớp KCDS từ thiện ở TP.Hồ Chí Minh/11/1/2010)
Nam Mô A Di Đà Phật