Bài viết mới
  • Cây nhà lá vườn

    Tâm lý khí công

    • 0 Comments

    1/ Người từng trải thành công nhờ cái vốn kinh nghiệm. Nên trải nghiệm là cách sống để trưởng thành.

    2/ Khi còn trong tâm trí. Bạn không thể là chứng nhân, cho dù đối tượng là chính mình. Chứng nhân khi ấy chỉ là tự theo dõi kiểm tra xem mình có tuân thủ những qui định do mình tự xác lập hay không. Tâm bạn không có đặc tính phản ảnh như thị của thiền vì nó đã lưu ảnh từ trước.

    3/ Đừng cầu an lạc vì an lạc chỉ có khi so sánh với vô thường khổ đau còn ẩn đâu đấy trong bạn. Do vậy cầu an lạc cũng đồng nghĩa với cầu khổ đau của bạn không bao giờ biến mất. 

    4/ Đừng cố im lặng vì im lặng chỉ có khi so sánh với cái ồn ào còn ẩn đâu đấy trong bạn. Khi bạn cố im lặng, bạn sẽ bị stress, do vậy nó sẽ xì ra một lúc nào đấy rất ồn ào và rất bạo hành.

    5/Bạn xác lập mình qua việc làm cho mình nổi trội hơn người khác, hoặc liên tục gây sự chú ý nơi người khác. Qua việc nầy bạn vô tình tự biến thành nô lệ của đám đông. Dù đám đông ấy là đời hay là đạo. Hãy giải thoát bằng cách hiện hữu trần trụi, đơn giản và tự nhiên.

  • Cây nhà lá vườn

    Khi bé giận

    • 0 Comments

     

  • Cây nhà lá vườn

    Tâm lý khí công

    • 0 Comments

    1/ Trạng thái không có bệnh là quan trọng chớ không phải các biểu hiện khi đắc khí.

    2/ Trạng thái an lạc hạnh phúc là quan trọng chứ không phải các biểu thị về hình tướng của thiền.

    3/ Trạng thái chấp nhận, bằng lòng và thực sống trong giây phút nầy đây là quan trọng, chứ không phải sự vọng tưởng về các cảnh giới sau cái chết.

    4/ Nếu Phật là bản thể, thì không thể thành Phật. Vì mọi "tướng" đều là hiện tượng nên phải thành trụ hoại diệt và vô thường. Nếu Phật có thể thành thì cái mốc ấy chỉ là hiện tượng nên cũng vô thường.

    5/ Loại bỏ vô minh bạn không thể chứng Phật được. Bởi Phật bản thể vượt khỏi nhị nguyên nên bạn không thể có nó bằng cách loại bỏ cực đối lập được. Cho nên loại bỏ vô minh bạn có trí tuệ chứ không thành Phật.

  • Cây nhà lá vườn

    Bánh chưng cho em bé vùng cao

    • 0 Comments