Phật pháp uyên thâm khó nghĩ khó bàn. Nhưng nhất
định chưa biết thì chưa làm. Biết chưa rõ thì phải hỏi lại rồi mới
hành. Bởi vậy khi uống trà thư giãn, không dám lạc vào hý sự và hý
luận, cũng không phải cứ nhắm mắt tin theo cái chấp nhận của đám đông.
Nên khi gặp điều chưa hiểu chưa thấu đáo thì cung kính nêu ra đây
để xin chư vị Thiện Tri Thức trong mười phương khai thị giải nghi cho.
Đây không phải là tranh luận để giành thắng thua. Mà là mượn trang báo này để tìm ngọn đèn soi bước cho mình đi.
Có gì thất thố mong chư vị và chư huynh niệm tình tha thứ cho:
. . . . .
Đệ Tử đã qui y và một lòng kính ái Tam Bảo (Phật, Pháp Tăng).
Nhưng thật sự có tâm cầu đạo nên phải hỏi thật cặn kẽ để giải nghi.
Bởi cho dù vấn đề được đám đông cho là chân lý, thì người tu học cũng
phải tự mình kiểm nghiệm lại để tự có cái kinh nghiệm của chính bản
thân mình chứ không thể cứ nhắm mắt nói và làm theo đám đông được.
Bởi vậy kính xin chư Tăng, chư vị Thiện Tri Thức tha cho các lỗi của đệ tử khi trình kiến giải của mình để xin tham vấn.
Với thành ý như vậy đệ tử xin được phép tiếp tục đưa ra ý kiến của mình để xin chư vị khai thị cho:
1.Khi ta thực hành phép quán ấy, thì lẽ dĩ nhiên phải có người ngồi
để làm cái việc ấy chứ? Chứ nếu đưa ra mà không có ai thực hành thì đưa
ra làm gì? Vậy khi thực hành phép quán ấy thì có phải là “Cái Tôi” của
mình quán hay chăng? Nếu không là “Cái Tôi” thì “AI’ là người làm việc
ấy?
2.Còn nếu “Cái Tôi” đang ngồi quán rồi “Cái Tôi” tự cho là mình đã chứng phép quán ấy rồi thì hóa ra chẳng đi đến đâu.
3.Còn nếu nhờ người khác ấn chứng cho mình đã chứng đắc. Thì mình
làm sao biết người ấy đã giác ngộ chưa mà nhờ? Thời nay thật giả khó
phân hay là mình chỉ nhằm có cái nhìn nhận của đám đông mà thôi?
4.Bởi vậy theo ngu ý của đệ tử, có phải chăng trước tiên ta nên giải quyết vấn đề “Tôi là ai?”
5.Làm sao để có “việc làm” mà không có “người làm”? làm sao để có
“cái biết” mà không có “người biết”. Bởi vì nếu mọi hành động dù là tu
tập hay làm thiện đi nữa nếu làm bằng”Ngã” thì đều sinh nghiệp và phải
chịu luân hồi .
6.“Đối cảnh Vô Tâm mạc vấn thiền” Thì “Ai” đang đối cảnh? Nếu “còn
Ai”thì sao “Vô Tâm” được? Còn nếu “Không còn ai” thì “Ai” biết đang “Vô
tâm”?
quán chiếu phân tích 6 căn, 6 trần, 6 thức là để tìm cái ngã ẩn trú nơi nào trong căn, trần, thức.
Biết là vậy. Nhưng cái trí quán chiếu của người chưa giác ngộ thì
lại bị ảnh hưởng của “tâm lý bầy đoàn”, ảnh hưởng của tâm trí nhị
nguyên, nên không thể thấy như thị được. Vậy khi ấy quán chiếu sẽ không
thấy đúng thực pháp mà lại thấy huyễn pháp thì làm thế nào? Khi ấy phải
nhờ người khác ấn chứng cho. Mà cái người ấn chứng ấy làm sao biết là
đã giác ngộ?
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Đệ tử xin thành tâm sám hối vì những lỗi phạm phải khi nêu kiến giải của mình.
Đệ tử nguyện thành tâm và tỉnh giác cung kính chờ nghe những lời chỉ thẳng để y pháp phụng hành.
Xin cầu chúc cho chư Tăng, chư Thiện Tri Thức và ngài TueUyen đây thân tâm thường an lạc Phật sự được viên thành.
Nếu đau thì đồng với phàm phu, không đau thì đồng với gỗ đá!
(Lời của Tổ)
Đúng là quán thì đồng với phàm phu, vì là phàm phu cho nên cần tu tập, vì cần tu tập cho nên cần quán chiếu, có quán chiếu thì may ra kiếp này (hoặc những kiếp về sau ) liễu ngộ nên thoát kiếp phàm phu. Còn không quán thì muôn kiếp vẫn là phàm phu, sinh tử luân hồi luôn luôn chờ sẳn.
Vì chẳng có ai sinh ra liền chứng đạo không cần tu tập!
Kinh Pháp Cú nói rằng:
Niết bàn là hạnh phúc tối thượng!
và:
Vô ngã là niết bàn!
Vì vậy muốn đạt đến hạnh phúc tối thượng thì phải đạt đến niết bàn, mà muốn đạt đến niết bàn thì phải thực chứng vô ngã.
Bây giờ hãy thử tìm hiểu sơ về niết bàn, NIẾT BÀN LÀ GỈ?
Dù dùng những từ ngữ hoa mỹ nào đi nữa như: - Hữu dư y niết bàn, - Vô
dư y niết bàn, - Vô trụ xứ niết bàn, v.v...và v.v... thì khi nói đến
niết bàn chúng ta cũng liên tưởng đến Ta la song thọ, nơi đức Phật
Thích Ca, trút hơi thở cuối cùng, bỏ thân tứ đại, từ giả cõi đời này,
mà thông thường chúng ta gọi là chết?
Vậy có phải có phải chúng ta hiểu niết bàn đơn thuần là như vậy không?
Cảm ứng từ bài viết trên:
Kinh Pháp Cú nói rằng:
Niết bàn là hạnh phúc tối thượng!
và:
Vô ngã là niết bàn!
Vì vậy muốn đạt đến hạnh phúc tối thượng thì phải đạt đến niết bàn, mà muốn đạt đến niết bàn thì phải thực chứng vô ngã.
Khi nói đến niết bàn chúng ta cũng liên tưởng đến Ta la song thọ, nơi đức Phật Thích Ca, trút hơi thở cuối cùng, bỏ thân tứ đại, từ giả cõi đời này, mà thông thường chúng ta gọi là chết?
Lời nói này có nghĩa gì? Đấy nghĩa là niết bàn là sự giác ngộ hay thành đạo hay chứng đạo.
Tức là niết bàn có nghĩa là không xiềng xích, không trói buộc hay là giải thoát, tự do, tự tại.
Cho nên TAM PHÁP ẤN mà chúng ta thường nghe đến là:
- Khổ - Vô thường - Vô ngã
Tam pháp ấn cải biên của đạo tràng Mai Thôn:
-Vô thường – Vô ngã- Niết Bàn
Niết bàn là một trạng thái của tâm, trạng thái khi một chúng sinh không bị lừa dối hay không bị ảnh hưởng bởi vòng luân hồi (tự tại với sinh tử luân hồi)