Vô ngã

đọc những lời của phanthiet thật lý thú:
"chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc, mà phải luôn “nhận biết mình đang quán” thì mới được. Hềhề. . . Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán."
1-chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc
2-nhận biết mình đang quán
3-Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán.

Thế thì làm thế nào:''Quán mà không có Người Quán thì mới nên Quán Thập Bát Giới ! "?---Chỉ còn cách im lặng mà không thể nói lời nào!

Tuyệt chiêu!!!

Kinh Bốn lĩnh vực quán niệm có nói rằng:"người ấy an trú trong sự quán niệm tâm thức nơi tâm thức; hoặc quán niệm bên trong hoặc quán niệm bên ngoài tâm thức ấy, hoặc quán niệm cả bên trong lẫn bên ngoài. Vị ấy an trụ trong sự quán niệm quá trình sinh khởi nơi tâm thức, hoặc quán niệm quá trình huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm cả quá trình sinh khởi lẫn huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm: "Có tâm thức đây", đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của tâm thức ấy và như vậy, vị ấy an trú một cách tự do, không bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm vướng bận..."
Parents
  • Kinh Pháp Cú nói rằng:
    Niết bàn là hạnh phúc tối thượng!
    và:
    Vô ngã là niết bàn!

    Vì vậy muốn đạt đến hạnh phúc tối thượng thì phải đạt đến niết bàn, mà muốn đạt đến niết bàn thì phải thực chứng vô ngã.

    Bây giờ hãy thử tìm hiểu sơ về niết bàn, NIẾT BÀN LÀ GỈ?

    Dù dùng những từ ngữ hoa mỹ nào đi nữa như: - Hữu dư y niết bàn, - Vô dư y niết bàn, - Vô trụ xứ niết bàn, v.v...và v.v... thì khi nói đến niết bàn chúng ta cũng liên tưởng đến Ta la song thọ, nơi đức Phật Thích Ca, trút hơi thở cuối cùng, bỏ thân tứ đại, từ giả cõi đời này, mà thông thường chúng ta gọi là chết?

    Vậy có phải có phải chúng ta hiểu niết bàn đơn thuần là như vậy không?

Reply
  • Kinh Pháp Cú nói rằng:
    Niết bàn là hạnh phúc tối thượng!
    và:
    Vô ngã là niết bàn!

    Vì vậy muốn đạt đến hạnh phúc tối thượng thì phải đạt đến niết bàn, mà muốn đạt đến niết bàn thì phải thực chứng vô ngã.

    Bây giờ hãy thử tìm hiểu sơ về niết bàn, NIẾT BÀN LÀ GỈ?

    Dù dùng những từ ngữ hoa mỹ nào đi nữa như: - Hữu dư y niết bàn, - Vô dư y niết bàn, - Vô trụ xứ niết bàn, v.v...và v.v... thì khi nói đến niết bàn chúng ta cũng liên tưởng đến Ta la song thọ, nơi đức Phật Thích Ca, trút hơi thở cuối cùng, bỏ thân tứ đại, từ giả cõi đời này, mà thông thường chúng ta gọi là chết?

    Vậy có phải có phải chúng ta hiểu niết bàn đơn thuần là như vậy không?

Children
No Data