Vô ngã

đọc những lời của phanthiet thật lý thú:
"chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc, mà phải luôn “nhận biết mình đang quán” thì mới được. Hềhề. . . Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán."
1-chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc
2-nhận biết mình đang quán
3-Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán.

Thế thì làm thế nào:''Quán mà không có Người Quán thì mới nên Quán Thập Bát Giới ! "?---Chỉ còn cách im lặng mà không thể nói lời nào!

Tuyệt chiêu!!!

Kinh Bốn lĩnh vực quán niệm có nói rằng:"người ấy an trú trong sự quán niệm tâm thức nơi tâm thức; hoặc quán niệm bên trong hoặc quán niệm bên ngoài tâm thức ấy, hoặc quán niệm cả bên trong lẫn bên ngoài. Vị ấy an trụ trong sự quán niệm quá trình sinh khởi nơi tâm thức, hoặc quán niệm quá trình huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm cả quá trình sinh khởi lẫn huỷ diệt nơi tâm thức. Hoặc vị ấy quán niệm: "Có tâm thức đây", đủ để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của tâm thức ấy và như vậy, vị ấy an trú một cách tự do, không bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm vướng bận..."
Parents
  • Đúng là quán thì đồng với phàm phu, vì là phàm phu cho nên cần tu tập, vì cần tu tập cho nên cần quán chiếu, có quán chiếu thì may ra kiếp này (hoặc những kiếp về sau ) liễu ngộ nên thoát kiếp phàm phu. Còn không quán thì muôn kiếp vẫn là phàm phu, sinh tử luân hồi luôn luôn chờ sẳn.

    Vì chẳng có ai sinh ra liền chứng đạo không cần tu tập!



    Đần giảng đạo cho Ngốc. Nó nói:
    -Này Ngốc, như có người học trò kia đến trường học mà lại treo bộ quần áo của mình ở đấy rồi bỏ đi chơi. Ông nghĩ thế nào. Qua hành động ấy, người học trò kia có vì thế mà trở nên thông tuệ hữu dụng cho xã hội chăng?
    -Thưa thầy không thể được.
    -Cũng thế, nếu cái “tướng” người tu ở chỗ tu mà “con người thật” của hắn không có mặt ở đấy. Theo ông thì người ấy có vì thế mà liễu ngộ để thoát sinh tử luân hồi hay chăng?
    -Thưa thầy không thể được.
    -Này Ngốc ông hiểu thế nào về câu nói của Tổ: “ Ngươi ngồi đấy mà sao ngươi không có mặt ở đấy”
    -Thưa thầy có nghĩa người học đạo ấy chỉ có cái thể xác ngồi đấy con mình thì lại “không nhận biết mình đang ngồi đấy”.  
    -Này Ngốc. Nếu có người học trò đi đâu cũng quá suy nghĩ về bài học ở trường, do vậy sẽ quên mất mình đang băng qua đường. Ông nghĩ xem người ấy có vì thế mà nguy hiểm chăng?
    -Thưa Thầy nhất thiết là bị nguy hiểm.
    -Tại sao thế?
    -Vì người học trò ấy đang mất nhận biết tỉnh giác do bị “bài học” lôi.
    -Này Ngốc, tu học cũng vậy. Phải luôn nhận biết tỉnh giác đừng để bị lôi. Cho dù cái nguyên nhân lôi ấy là thiện đi nữa. Cho nên người tu thiền phải nắm yếu chỉ: Phải luôn nhận biết mình đang nhận biết.
    -Thưa Thầy đối với việc “Quán Thập bát Giới” thì phải thế nào?
    -Này Ngốc, chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc, mà phải luôn “nhận biết mình đang quán” thì mới được. Hềhề. . . Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán.

    Mô Phật, câu chuyện vui trên là kiến giải của đệ tử về việc Quán Thập Bát Giới. Đệ tử kính trình chư tăng trong mười phương và chư thiện tri thức gần xa cùng ngài TueUyen đây để xin tham vấn.

    Cầu chúc cho chư vị thân tâm thường an lạc, Phật sự được viên thành.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Đệ tử lòng thành cầu đạo nhưng văn tài kém cỏi, thế nào cũng phạm lỗi trong bài viết. Đệ tử thành tâm sám hối về tất cả những lỗi này.

Reply
  • Đúng là quán thì đồng với phàm phu, vì là phàm phu cho nên cần tu tập, vì cần tu tập cho nên cần quán chiếu, có quán chiếu thì may ra kiếp này (hoặc những kiếp về sau ) liễu ngộ nên thoát kiếp phàm phu. Còn không quán thì muôn kiếp vẫn là phàm phu, sinh tử luân hồi luôn luôn chờ sẳn.

    Vì chẳng có ai sinh ra liền chứng đạo không cần tu tập!



    Đần giảng đạo cho Ngốc. Nó nói:
    -Này Ngốc, như có người học trò kia đến trường học mà lại treo bộ quần áo của mình ở đấy rồi bỏ đi chơi. Ông nghĩ thế nào. Qua hành động ấy, người học trò kia có vì thế mà trở nên thông tuệ hữu dụng cho xã hội chăng?
    -Thưa thầy không thể được.
    -Cũng thế, nếu cái “tướng” người tu ở chỗ tu mà “con người thật” của hắn không có mặt ở đấy. Theo ông thì người ấy có vì thế mà liễu ngộ để thoát sinh tử luân hồi hay chăng?
    -Thưa thầy không thể được.
    -Này Ngốc ông hiểu thế nào về câu nói của Tổ: “ Ngươi ngồi đấy mà sao ngươi không có mặt ở đấy”
    -Thưa thầy có nghĩa người học đạo ấy chỉ có cái thể xác ngồi đấy con mình thì lại “không nhận biết mình đang ngồi đấy”.  
    -Này Ngốc. Nếu có người học trò đi đâu cũng quá suy nghĩ về bài học ở trường, do vậy sẽ quên mất mình đang băng qua đường. Ông nghĩ xem người ấy có vì thế mà nguy hiểm chăng?
    -Thưa Thầy nhất thiết là bị nguy hiểm.
    -Tại sao thế?
    -Vì người học trò ấy đang mất nhận biết tỉnh giác do bị “bài học” lôi.
    -Này Ngốc, tu học cũng vậy. Phải luôn nhận biết tỉnh giác đừng để bị lôi. Cho dù cái nguyên nhân lôi ấy là thiện đi nữa. Cho nên người tu thiền phải nắm yếu chỉ: Phải luôn nhận biết mình đang nhận biết.
    -Thưa Thầy đối với việc “Quán Thập bát Giới” thì phải thế nào?
    -Này Ngốc, chỉ chăm chăm Quán thì sẽ lạc, mà phải luôn “nhận biết mình đang quán” thì mới được. Hềhề. . . Đừng để việc Quán Thập Bát Giới làm “mình vắng mặt” khi Quán.

    Mô Phật, câu chuyện vui trên là kiến giải của đệ tử về việc Quán Thập Bát Giới. Đệ tử kính trình chư tăng trong mười phương và chư thiện tri thức gần xa cùng ngài TueUyen đây để xin tham vấn.

    Cầu chúc cho chư vị thân tâm thường an lạc, Phật sự được viên thành.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Đệ tử lòng thành cầu đạo nhưng văn tài kém cỏi, thế nào cũng phạm lỗi trong bài viết. Đệ tử thành tâm sám hối về tất cả những lỗi này.

Children
No Data