Sợ chết

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Sợ chết

  • Bạn BonBon nhờ tớ đưa hộ mấy câu hỏi. Vị nào có nhã hứng thì hồi âm. Bạn ấy xin chân thành cảm ơn:
    - Có phải sám hối và nhìn lại bản tâm mình là bước đi đầu tiên của người đệ tử?
    - Tôi đã can đảm đối diện với những tính xấu như ghen ghét, đố kỵ, tham lam, sân hận, si mê, và những rác rưởi khác đã tồn đọng lâu trong tâm. . . . Tôi đã thấy nhẹ lòng và dụng tâm quán tâm dễ hơn trước. Tôi đã dùng ánh sáng nhận biết để tiêu dung những rác rưởi đó. Nhưng vẫn chưa tiêu dung được nỗi sợ chết. Tôi đã bỏ lỡ nhiều lần trong lúc hành công. Khi chuẩn bị có cảm giác tan biến, hội nhập, nỗi sợ lại nổi lên làm cho tôi loạn nhịp thở và quay trở lại. Nhiều khi tôi không thể thiền định sâu được vì nỗi sợ vô hình. Đôi lúc tôi có cảm giác sợ nhiều người đang theo dõi mình trong lúc tập. Đó có phải là nỗi sợ chết bản ngã không? Tôi phải dùng pháp đối trị gì để thoát khỏi nỗi sợ đó?
  • Có phải sám hối và nhìn lại bản tâm mình là bước đi đầu tiên của người đệ tử?


    - Đúng vậy.
    Tôi đã can đảm đối diện với những tính xấu như ghen ghét, đố kỵ, tham lam, sân hận, si mê, và những rác rưỡi khác đã tồn đọng lâu trong tâm. . . . Tôi đã thấy nhẹ lòng và dụng tâm quán tâm dễ hơn trước. Tôi đã dùng ánh sáng nhận biết để tiêu dung những rác rưởi đó. Nhưng vẫn chưa tiêu dung được nõi sợ chết. Tôi đã bỏ lỡ nhiều lần trong lúc hành công. Khi chuẩn bị có cảm giác tan biến, hội nhập, nỗi sợ lại nổi lên làm cho tôi loạn nhịp thở và quay trở lại. Nhiều khi tôi không thể thiền định sâu được vì nỗi sợ vô hình. Đôi lúc tôi có cảm giác sợ nhiều người đang theo dõi mình trong lúc tập. Đó có phải là nỗi sợ chết bản ngã không? Tôi phải dùng pháp đối trị gì để thoát khỏi nổi sợ đó?

    Khi “ Nỗi sợ” khởi lên. Nhận biết nó rõ ràng. Trụ chắc vào sự nhận biết này thì “nỗi sợ” sẽ biến thành đối tượng của sự nhận biết nên không trùng với ta là “người đang nhận biết”. Do vậy nó sẽ được ánh sáng nhận biết làm thăng hoa chuyển hoá thành “dũng”. Yên lăng nhận biết sự biến dịch để thực hành pháp đối trị.
    Chúc bạn hành công có kết quả.

  • Theo kinh nghiệm của tôi thì bạn có thể làm như thế này----
    ---- Tiếc là kinh nghiệm bạn đưa ra không phù hợp với số đông nên tôi đành tạm bỏ ---- Người coi quán.
    Tôi tin nếu bạn thành tâm thì chắc chắn bạn sẽ vượt qua nỗi sợ chết

  • Thân chào đến các bạn.
    Lần này tôi lại làm phiền các bạn nửa rồi ,lần trước khi bị dính tại Ấn đường theo lời khuyên của bạn Bồ câu và bạn Hạ long thì hiện tượng ấy không còn nửa, mình xin chân thành cảm ơn các bạn ,tuy nhiên lần này mình lại có hiện tượng dính tại mũi rất khó chịu mặt dù không ngồi thiền chỉ cần nghỉ đến mũi là cảm giác khó chịu lại xuất hiện . tuy đã thủ ý tại Đan điền nhưng hiện tượng này không hết ,mong các bạn có cách nào làm ơn chỉ giúp thành thật biết ơn các bạn.
    Công phu/10/4/2005


    Các hiện tượng bạn quan tâm chỉ là “khí cảm”!. . .Khi người hành công thư giãn không tốt hoặc trụ ý vào nơi đâu, nơi ấy sẽ có các biểu hiện của khí cảm như tê, nóng , nặng, ngứa, dính, da thịt co giật. . . v. .v . Điều ấy không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chú tâm vào đề mục khi hành công, không để thất niệm.
    Như có người kia đi chùa để lễ Phật. Cái mà người ấy chú tâm là đường đi đến chùa. Nếu không sẽ bị đi lạc. Nhưng trong quá trình đi người ấy vẫn thấy mọi hiện tượng xảy ra trên đường đi để kịp thời thích ứng với mọi tình huống.
    Cũng vậy khi hành công cái phải chú tâm là “ Đề mục”nếu không sẽ bị lạc. Nhưng người hành công do tỉnh giác nên có khả năng thấy không cố gắng mọi hiện tượng xảy ra trong quá trình hành công để kịp thời thích ứng với mọi biến đổi cũng như luôn giữ được trạng thái trang nghiêm thanh tịnh.
    Bây giờ giả dụ người đi chùa kia gặp ai trên đường đi cũng đứng lại tâm sự. Thấy chuyện gì trên đường đi cũng dừng lại tham gia. Nhất định vì thế người ấy sẽ không tới chùa được.
    Người hành công cũng vậy nếu bị lôi bởi các hiện tượng hoặc khí cảm khi tập luyện thì cũng vì vậy mà sẽ không có kết quả.
    Mô Phật!. . . Đấy chỉ là kinh nghiệm chủ quan của tại hạ, bạn chỉ nên dùng để tham khảo. Hềhề!. . .Đây cũng đang chờ để nghe các lời dạy của các bậc thiện tri thức về vấn đề bạn hỏi!. . .
    Chúc bạn thân tâm thường an lạc.