Forums

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Có phải là động tác múa vờn?

  • Gia đình tôi có người bị thần kinh toạ đã lâu, nhờ tập Khí công Dưỡng Sinh nên nay đã lành bệnh. Tuy vậy đến nay tôi vẫn chưa tập mặc dầu bản thân mình cũng bị nhiều bệnh mãn tính. Đó là vì tôi có một số thắc mắc như sau. Mong quí vị giải nghi để tôi tăng thêm phần tin tưởng mà tập luyện. Tôi xin chân thành cảm ơn.
    - Tại sao trong các lớp tập Khí Công Dưỡng Sinh lại có một số người tự nhiên khóc, cười, hoặc làm các động tác khác thường như vậy? Đó có phải là biểu hiện của vô thức bản năng? hay là biểu hiện của hiện tượng múa vờn khi vỏ não mất quyền làm chủ? Nếu các hiện tượng ấy là có lợi thì cơ sở lý thuyết của nó là gì? Khi ấy người tập có còn nhận biết tỉnh giác hay không, nếu không thì đi ngược với tôn chỉ của mọi phương pháp tập luyện sao?
  • Tại sao trong các lớp tập Khí Công Dưỡng Sinh lại có một số người tự nhiên khóc, cười, hoặc làm các động tác khác thường như vậy? Đó có phải là biểu hiện của vô thức bản năng? hay là biểu hiện của hiện tượng múa vờn khi vỏ não mất quyền làm chủ?


    Hay quá, một câu hỏi thú vị!
    Có nhiều cách trả lời cho câu hỏi của bạn, câu trả lời ngắn nhất là
    Bạn hãy tham gia luyện tập càng sớm càng tốt và đại đa số các thắc mắc của bạn sẽ tự biến mất
    Còn một câu trả lời nữa: Một vị thiền sư nào đó đã nói " Tịnh lặng và rỗng không là đủ để biết đúng"
    ...
    Giờ thì tôi thử trả lời bạn nha:
    Bạn nói đến vô thức bản năng, tôi có cảm giác rằng bạn sợ cái gì đó bản năng , cái gì đó bản năng là không tốt. Đầu tiên nên hiểu thế nào là bản năng? Bạn hiểu nó thì bạn sẽ không còn sợ nữa, nếu tôi không nghĩ nhầm. Bản năng đơn giản là khả năng vốn có sẵn. Ngay từ khi sinh ra đã có. Ví dụ như việc thở của bạn là bản năng, nếu không là bản năng thì bạn đâu còn tồn tại, phải vậy không, tim bạn hoạt động đến bây giờ cũng là bản năng, hệ tiêu hóa bạn hoạt động để chuyển thức ăn thô thành năng lượng cũng là bản năng vv và vv. Bạn thấy đó , bản năng đâu có là cái gì đáng sợ, nếu bạn thấy từ bản năng là đáng sợ, có lẽ bạn đang bị ảnh hưởng của phóng thể.
    Khi Bản năng hoạt động thì bạn dễ thấy là có hai loại, ý thức và vô thức. Ví dụ tim đập là bản năng vô thức, việc thở của bạn là vừa có ý thức, đa phần là vô thức.
    Bạn sợ bản năng vô thức phải không, cũng hợp lý thôi, nếu bản năng được kích hoạt vô thức, bạn sẽ không còn là bạn nữa phải không, ừ, việc thở thì còn chấp nhận được, còn những việc khác đâu dễ chấp nhận, phải vậy không. Tôi tạm đồng ý với cái sợ của bạn, dù sao thì chúng ta cũng đang sống trong xã hội.
    Còn một loại nữa, bản năng được kích hoạt chẳng phải vô thức, cũng chẳng phải ý thức. Những động tác bạn hỏi trong khi tập khí công- dưỡng sinh thuộc loại này.
    Những câu trả lời chẳng phải này, chẳng phải kia, tôi biết sẽ không làm bạn vừa lòng, nên tôi sẽ giải thích cho bạn bằng ví dụ:

    Nhà kia, có ông chủ nhà rất giỏi, và ông có một người gác cửa , người gác cửa này làm rất tốt nhiệm vụ của mình, luôn thức để bảo vệ ông chủ, canh không cho những kẻ xấu không đến được với ông chủ, mời những người tốt đến cho ông chủ . Ông chủ tin tưởng người này lắm, mãi rồi quen, người gác cổng biến thành ông chủ, giờ thì chủ nhà bị nhốt chặt trong phòng, mọi thứ đều phải qua người chủ mới. Phải ăn những thứ mà người gác cổng cho ăn, phải đi đứng, nói năng như người gác cổng dặn trước, buồn không được khóc, khóc ư, xấu hổ lắm. Vui chẳng được cười, cười ư, ông vô duyên thế. Và cứ thế , cứ thế, mọi sự cứ thế tiếp diễn, ông chủ thực sự hầu như đã quên mất là người chủ ( à, cũng đôi khi, khi người gác cổng không thức , ông có đôi chút tự do, làm một số việc mà không sợ ai chê cười ) :D
    Một lần, ông và người gác cửa đến một lớp tập khí công- dưỡng sinh, chẳng hiểu thế nào, lần ấy, người gác cổng chịu đứng sang một bên, anh ta không ngủ, mà khoái quá, đứng nhìn, để người chủ thật được tự do. Chà , mới đã làm sao, bao nhiêu buồn vui lâu nay, ông chủ được xả hết ra ngoài, ông nhảy múa, ông vui đùa, ông ca , ông hát, ông hò reo.
    Nó tưởng ông không biết múa hả, đứng có nha, ông vốn là một vũ công siêu hạng, giờ chẳng có ai gác ông cả, người gác cổng không còn cản ông nữa. Tưởng ông không biết chữa bệnh hả, cái nhà này được như thế này là nhờ ông từ trước đến giờ đó, ông biết đủ mọi thứ, ông biết nhiều lắm. Nay tự nhiên ông dần dần nhớ lại...
    Hết giờ tập, người gác cổng lại cùng ông ra về, giờ thì khác rồi đó, người gác cổng thấy rằng như vậy hóa ra lại thích hơn, giờ thì hàng ngày họ rủ nhau đi tập khí công. Ông chủ dần dần nhớ lại nhiều thứ ông đã từng biết, người gác cổng thì bớt căng thẳng lo âu.
    Giờ thì họ vui lắm, họ đã thành đôi bạn chí thân, ông mà ham vui quá, thì người gác cổng nhắc, khi ông muốn giúp người khác thì người gác cổng cũng phụ ông, anh ta vốn là người của xã hội mà .

    có phải là biểu hiện của vô thức bản năng? hay là biểu hiện của hiện tượng múa vờn khi vỏ não mất quyền làm chủ

    Đó là biểu hiện của tỉnh giác bản năng
    Người gác cổng không ngủ gật mà chỉ im lặng, chứng kiến nên không thể nói là vỏ não mất quyền làm chủ.

    Tôi mạo muội trả lời như vậy, mong bạn đừng thỏa mãn, hy vọng các cao nhân khác trợ thêm vài ý. Và cuối cùng, lời nói , chữ viết cũng như vẽ đường bay của con chim trên giấy mà thôi, chứ chim bay đâu để lại vết , phải không bạn.
    Chúc bạn thường an lạc.