Forums

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Ứng dụng Tây Du Ký trong việc luyện Khí.

  • Tôi rất thích tác phẩm Tây Du Ký. Chẳng những văn chương trác tuyệt mà ý đạo thật sâu xa. Dù đã dụng công nghiên cứu tim tòi nhưng vẫn chưa mãn nguyện. Lại nữa có quá nhiều sách bàn về Tây Du Ký, nhưng thường ý kiến rất khác nhau, khiến tôi hoang mang. Năm vừa rồi tôi có có tập Khí Công Dưỡng Sinh và đã đắc khí. Tôi man máng thấy hình như Tây Du Ký có nhiều điểm có thể ứng dụng trong việc luyện khí. Không biết tôi nghĩ như vậy có đúng không, bạn nào biết phát tâm chỉ dạy thì thật quí hoá?
    Tớ xin đi pha trà chờ bạn nào có nhã hứng thì mời đến cùng vui ?
  • Nói xong mà chả thấy trà đâu! . .nhìn quanh cũng chẳng thấy còn mống nào ngồi nghe!. . .hoá ra mình đã thành Độc Cô Cầu Bậy rồi sao? . .hì hì! . .không có trà thì đành uống bia vậy! . . .ai có tiền thì rũ tớ đi với! . .



    Bác Xuân Mai ơi. Dù muộn con vẫn là người đang ngồi nghe bác nói đây. Tuyệt vời quá,bác ạ. Con xin hầu trà bác...
    Đây là hai câu thơ con viết vội. Lời thơ không hay nhưng đó là tất cả những gì con muốn nói với bác;

    ''Không chờ xuân đến mai vẫn nở
    Khoe sắc vàng sáng tựa ánh hoàng dương''

  • Đây là một vấn đề khá lý thú và tế nhị. Trước đã có biết bao bậc cao nhân bàn luận, chắc chắn sau này chẳng thiếu người tiếp tục góp hương góp sắc. Bạn hỏi đã lâu mà chưa có người thảo luận, sợ bạn buồn chẳng đến uống trà nửa, quán ế đóng cửa thì tớ bị mất chỗ uống ké. Do vậy bạo gan trao đổi với bạn dưới góc độ của người tập khí công. Hy vọng đây chỉ là động tác khơi mào khiến nhiều vị khác ham vui mà đến thì tớ ắt được nhờ.! . . .hì hì!. . .

    Phải chăng Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký chính là khỉ Thần Hanoma của Ấn giáo? Phải chăng Đường Tam Tạng là hình ảnh Huyền Trang, nhà sư Trung Quốc mà cuộc Tây Du thỉnh kinh với muôn vàn gian khổ đã đi vào chuyện truyền khẩu dân gian? Nếu đúng như vậy, có thể nói Ngô Thừa Ân đã hợp nhất cái siêu thức của người Ấn với cái thực tiễn của người Trung Quốc để trở thành một thiên bi hùng ca trác tuyệt.
    Đứng ở góc nhìn Khí Công, tác phẩm có thể được xem như một giáo án sinh động vĩ đại. Qua đó kỹ thuật thăng hoa năng lượng Kundalini của Ấn giáo đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn với tình thiền của Phật giáo để trở thành phương tiện thiện xảo của người truy tìm chân lý.
    Ngoài giá trị về văn chương nghệ thuật, tác phẩm còn minh hoạ rõ nét quá trình thăng hoa tiến hoá của người hành công, để thực chứng giác ngộ và thể nhập trạng thái như thị:

    I/ Tây Du Ký và các giai đoạn hành công:
    Tuỳ theo yêu cầu tập luyện, quá trình hành công có thể chia ra làm nhiều giai đoạn. Nếu muốn áp dụng yếu lĩnh Tây Du Ký vào việc luyện khí ta có thể tạm chia con đường: “ Dụng Tinh hoá Khí, dụng Khí hoá Thần, dụng Thần hoàn Hư” làm 3 giai đoạn:
    -Khí công cơ bản: điều thân
    -Khí công trung cấp: điều tâm
    -Khí công cao cấp: “ Thiên Địa Nhân đồng nhất”

    1.Giai đoạn điều thân
    Là giai đoạn “Dụng Tinh hoá Khí”. Người tập khí công định tâm, trụ vào giác tánh, giữ chánh niệm khi hành công và trong cuộc sống. Đạt trạng thái đắc khí, tập làm chủ luồng năng lượng này, để thăng hoa tiến hoá lên những mức độ cao hơn. Một số bài tập Khí công thường sử dụng trong giai đoạn này là:
    -Đắc khí tự trị bệnh với các bài tập: Dò ổ bệnh, xoa bóp day bấm huyệt bằng nội lực, điều khí tự trị bệnh, thiên hương khí, lôi hoả châm, . . .
    -An thần giảm căng thẳng não với các bài tập: Ngũ Khí công, giải toả stress, thư giãn, thở bụng .v . v . . .
    -Luyện cơ bắp thể lực với các bài tập: Nhu Quyền, Xà Quyền, Dịch Cân Kinh, Thất Tinh Quyền, Côn khí, Nội gia Thái Cực, Kim Cang Thủ, Nhất nguyên quyền, Trung bình tiên1 và 2, xoa bóp day bấm huyệt 1 và 2.
    -Tập làm chủ khí với các bài tập: Điều khí vận động các khớp trong cơ thể, Gia giảm khí lực, Quay luân xa, Điều khí thực hiện các động tác qui định trước, Lượng công, tập khí công từ xa . v. v. . . .
    Liên hệ với Tây Du Ký:
    Toàn bộ quá trình “Luyện Tinh hoá khí” ở trên, đã được Ngô Thừa Ân tiểu thuyết hoá trong Tây Du ký rất sinh động. Tương ứng với giai đoạn Tôn Ngộ Không từ động Thuỷ Liêm núi Hoa Quả, vượt biển đi học đạo với tổ sư Bồ Đề, xuống Thuỷ Cung lấy áo giáp và thiết bảng, xuống U Minh giới chiến thắng ma quân, xoá sổ sinh tử. Đây là toàn bộ các khả năng Tôn Ngộ Không chuẩn bị để sau này có thể đại náo thiên đình. Tương ứng với giai đoạn động công, nhằm chuẩn bị cho người hành công đầy đủ khả năng về tâm lý cũng như năng lượng để có thể thực hành việc điều tâm có kết quả, có thể nhập định an toàn hiệu quả, vượt qua giới hạn của tâm trí nhị nguyên tiến vào trạng thái bất tư nghì của giai đoạn “Thần hoàn Hư”.

    2.Giai đoạn điều tâm:
    Là giai đoạn “ Dụng Khí hoá Thần”. Người luyện Khí, dụng tâm quán tâm. Trụ vào thế tịnh làm chứng nhân cho mọi biểu hiện tâm lý. Diệt trừ vọng niệm. Đạt tâm không, thực chứng trạng thái “ Thần hoàn Hư”nghĩa là vượt khỏi xiềng xích của tâm trí nhị nguyên, thể nhập trạng thái rỗng không phản ảnh như thị.
    Một số bài tập Khí công thường sử dụng trong giai đoạn này là:
    -Tập chánh niệm và tỉnh giác với các bài tập: Quán hơi thở, quán khí, quán động tác, quán âm, hiệp khí viên dung, thanh tịnh lục căn. v. v. .
    Liên hệ với Tây Du Ký:
    Toàn bộ quá trình trên được Ngô Thừa Ân tiểu thuyết hoá trong Tây Du ký tương ứng với giai đoạn Tôn Ngộ Không lên thiên đình làm Bật Mã Ôn, làm quan không quản lý bộ nào. Coi vườn đào tiên, ăn trộm đào, uống linh đan, đập vỡ lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân, đại náo thiên đình, bị đè ở Ngũ Hành Sơn và được Đường Tam Tạng cứu thoát.
    3.Giai đoạn “Thiên Địa Nhân” đồng nhất:
    Do vượt khỏi nhị nguyên nên người luyện khí vượt khỏi ranh giới ta - người, con người - vũ trụ .v .v . . .thể nhập “Cái MỘT” bất khả phân của Đạo. Bởi vậy Khí với người là một, tri với hành hợp nhất, Không điều khí mà khí tự hành, không cố gắng mà luôn có cái biết tự nhiên, không làm mà làm, không nói mà nói. Ấy là vì trời đất hiển thị qua cái rỗng không mà thành, chứ không có người làm, không có người thọ. Luôn nổi trên dòng chảy của Dịch nên tịnh mà cùng biến thiên là vậy.
    Một số bài tập Khí công thường sử dụng trong giai đoạn này là:
    -Tập giao hoà hợp nhất với môi trường sống và khí bản nhiên: Thái Thụ Khí, Thái Âm công, Thái Dương công, Chọn vị trí và hướng hành công, tập khí công trong giấc ngủ, kỹ thuật an toàn về năng lượng, Đại Thủ Ấn, quán giả, quán không, trung quán song chiếu, áp dụng khí công vào cuộc sống . v. v. .
    Liên hệ với Tây Du Ký:
    Toàn bộ quá trình trên được Ngô Thừa Ân tiểu thuyết hoá trong Tây Du ký tương ứng với giai đoạn 5 thầy trò đường tăng thấy xác mình trôi trên sông. Gặp Phật Tổ Như Lai, thỉnh được kinh vô tự tại chùa Lôi Âm (tượng trưng cho trạng thái chân không). Và thỉnh được kinh có chữ mang về (tượng trưng cho trạng thái diệu hữu).

    II/ Hành trạng của từng nhân vật liên hệ với kỹ thuật luyện công:
    Cuộc hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh của 5 thầy trò Đường tăng, tượng trưng cho quá trình rèn luyện thân tâm nhằm chuyển hoá và thăng hoa cho đến ngày giác ngộ. Trong đấy Tôn Ngộ Không tượng trưng cho năng lượng khí là phương tiện cơ bản của người luyện công. Đường Tam Tạng tượng trưng cho cái thiện của tâm trí nhị nguyên, là trạng thái tâm lý chủ đạo trong việc điều khí. Bát Giới tượng trưng cho tham sân si, cái thuộc về bản chất, người tu tập không thể diệt trừ mà chỉ có thể chuyển hoá thành giới định huệ để làm phương tiện giác ngộ. Sa Tăng tượng trưng cho sự chấp thủ, tuy tinh tấn nhưng chấp chặt vào kinh điển sách vở, vào nghi thức và các lối mòn tư duy, không có tính cá nhân và tự phát của thiền. Chấp thủ thuộc về bản chất và do chấp ngã mà thành. Do vậy không thể từ bỏ được, chỉ có thể chuyển hoá thăng hoa qua con đường trung đạo, không chấp cũng không bỏ để trở thành chính mình. Ngựa Trắng vốn là Thái Tử Long Cung hoá thành, tượng trưng cho việc người tu tập phải biết sử dụng phương tiện để cầu giác ngộ.

    1/ Tôn Ngộ Không và con đường thăng hoa của năng lượng:
    Tôn Ngộ Không do hòn đá thụ khí âm dương của trời đất mà sinh ra. Tượng trưng cho khí hay hoả xà kundalini từ bản thể hiển thị mà thành. Cuộc đời hoạt động của nhân vật Tôn Ngộ Không tương ứng với quá trình luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hoá Thần, luyện Thần hoàn Hư theo Khí Công. Nó cũng tương ứng quá trình hành công hợp nhất năng lượng ở 2 kênh Ida và Pingala thành năng lượng giác ngộ trong kênh trung đạo Sushuma, thúc đẩy Kundalini thăng hoa đột phá qua 7 luân xa để giao hoà hợp nhất với năng lượng vũ trụ và thực chứng giác ngộ theo Yoga:
    a/Điều khí theo vòng châu thiên (Khí Công):
    Khởi sự điều khí đi xuống lần lượt qua các huyệt sau: Liêm Tuyền, Thiên Đột, Đản Trung, Cưu Vỉ, Thần Khuyết, Khí Hải, Hội Âm. Tại đây hàm hung bạt bối đẩy khí qua huyệt Trường Cường thuộc đốc mạch. Tiếp theo điều khí theo đốc mạch dẫn khí đi ngược cột sống lên đỉnh đầu. Lần lượt qua các huyệt sau: Trường Cường, Đương Quan, Mệnh Môn, Tâm Du, Đại Chuỳ, Ngạnh Trung, Bách Hội, Ấn Đường, Ngân Giao. Đến đây vì lưỡi đang cong lên đụng lợi hàm răng trên, nên tiếp tục đẩy khí qua huyệt Liêm Tuyền thuộc nhâm mạch, kết thúc một vòng châu thiên. Sau đó lại tiếp tục điều khí như trước. Như vậy khí công điều khí theo đường tròn khép kín. Bởi Đan điền Tinh( Khí Hải) của Khí Công trùng với vị trí của luân xa 2 theo Yoga, đan điền Khí (Đản Trung) của khí công trùng với vị trí của luân xa 4 theo Yoga và đan điền Thần (Ấn đường) của khí công trùng với luân xa 6 theo Yoga. Hơn nữa đường đi của nhâm đốc mạch theo khí công lại trùng với đường đi của kênh sushuma. Nên hệ thống 3 đan điền có thể xem như là 7 luân xa thu gọn lại mà thôi! . .
    b/Điều khí theo Yoga:
    Người Ấn điều khí theo đường thẳng đứng lần lượt từ dưới lên đỉnh đầu. Nội hoả Kundalini thăng hoa trong tuỷ sống tiến vào đại não khai mở 7 luân xa. Hợp nhất nội năng trong cơ thể với năng lượng vũ trụ, vượt khỏi tâm trí nhị nguyên, thực chứng trạng thái như thị.
    c/Đường đi của nhân vật Tôn Ngộ Không:
    Có thể xem đường đi của Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký trải qua 7 giai đoạn tương ứng với 7 luân xa trong kỹ thuật luyện hoả xà của Yoga Ấn giáo và như vậy đương nhiên nó cũng minh hoạ cho con đường thăng hoa của khí qua 3 đan điền để tam hoa tụ đỉnh theo quá trình luyện đan của người Trung Quốc:
    - Tôn Ngộ Không tượng trưng cho hoả xà Kundalini hoặc năng lượng khí do vậy nơi ở của nhân vật này khiến ta liên tưởng đến vị trí các luân xa hoặc các đan điền:
    •Vị trí thứ nhất: Tôn Ngộ Không làm vua tại động Thuỷ Liêm núi Hoa Quả:
    Minh hoạ cho việc hoả xà kundalini đang nằm tại luân xa 1 Muladhara. Tượng trưng cho tâm thức vô minh, luôn nô lệ cho bản năng. Cư dân của Hoa Quả sơn chỉ toàn là khỉ (loài vật). Tượng trưng cho việc, khi năng lượng còn tập trung ở trung tâm dục. Mọi biểu hiện sẽ là bản năng của loài vật. Con người khi ấy luôn nô lệ cho dục tính, luôn chạy theo việc thoả mãn cảm giác và đấu tranh nhau để sở hữu thật nhiều phương tiện thoả mãn cảm giác. Xem đó là lý tưởng của cuộc đời. Khỉ già chết minh hoạ cho việc nhân sinh quan cũ sụp đổ, chấm dứt sự hướng ngoại chạy theo nhu cầu thoả mãn những đòi hỏi thuộc bản năng động vật. Con người khởi sự hướng nội để tự thăng hoa phát triển về hướng chân thiện mỹ. Ngô Thừa Ân minh hoạ cho việc này bằng hình tượng Tôn Ngộ Không quyết định rời Hoa Quả sơn để tầm sư học đạo.
    •Vị trí thứ hai: Học đạo với Tổ Sư Bồ Đề tại động Tà Nguyệt Tam Tinh thuộc núi Linh Đài Phương Thốn:
    - Lúc còn ở động Thuỷ Liêm chỉ có thế giới loài vật vì năng lượng còn nằm ở trung tâm dục. Khi người tu cắt đứt sự hướng ngoại, khởi sự quán sát nội tâm mình năng lượng sẽ bắt đầu đi lên nên Tôn Ngộ Không bước vào thế giới loài người. Khi ấy do phóng thể người tu thường vọng ngoại, nay theo thầy này, mai học pháp môn nọ vì tham pháp muốn cái gì cũng biết cũng hơn người. Không chuyên tâm thực hành chánh pháp của Như Lai. Nên cuối cùng chỉ vớ được một mớ rác rưởi làm trò cười cho thiên hạ. Giống như trong tác phẩm Tây Du ký minh hoạ lúc Tôn Ngộ Không bắt chước người đời ăn mì, mặc áo, đội mũ, đi giày, ăn ớt . .v. v. . .
    - Cho đến ngày Tôn Ngộ Không gặp được người tiều phu chỉ đường đến thọ giáo với Tổ Sư Bồ Đề. Người tiều phu tượng trưng cho vị thiện tri thức hướng dẫn ta đắc khí, phương pháp thăng hoa chuyển hoá khí, phương pháp trụ vào giác tánh để khí tự hành. v .v. .Nghĩa là hướng dẫn ta qui y với vị thầy tại tâm của mình. Thật là tài tình, bằng bút pháp kỳ ảo, Ngô Thừa Ân đã dùng hình ảnh người tiều phu để minh hoạ cho minh sư tại thế của người học đạo!
    - Bồ Đề là phiên âm của từ Phạn ngữ Bodhi nghĩa là giác tánh. Học đạo với Tổ sư Bồ Đề ý nói trụ vào giác tánh để tu tập. Tà nguyệt tam tinh nghĩa là “Một vầng trăng khuyết 3 sao giữa trời”, đây là chiết tự của chữ tâm, ý nói ngụ tại tâm, Linh Đài Phương Thốn là hạ đan điền trong kỹ thuật luyện đan của người Trung Quốc. Vậy lần cư ngụ thứ hai này của Tôn Ngộ Không tượng trưng cho việc khai mở luân xa 2 (swadhisthana) hay tinh khí thần hợp nhất ở hạ đan điền. Để nội hoả thăng hoa, người hành công cần phải trụ vào giác tánh làm chứng nhân cho chính mình. Phải tu tâm nghĩa là “dụng tâm quán tâm” tiêu dung vọng niệm để tiến tới thực chứng Bát Nhã (praijna). Đây là yếu chỉ của động công, nếu trụ vào ý thức thì lạc vào tâm trí nhị nguyên nên trạo cử, nếu trụ vào vô thức thì hôn trầm vô minh. Con đường hành công là trung đạo, nghĩa là ở giữa nên phi logic. Định thì đắc khí, tịnh thì khí tự thăng hoa.
    •Vị trí thứ 3: Tôn Ngộ Không xuống thuỷ cung lấy áo giáp và thiết bảng:
    Đối với con người, rốn là nơi cuốn nhau đi vào là đầu mối của sự sống. Nếu con người được xem là “tiểu vũ trụ” thì rốn là nơi “đại vũ trụ” mẹ, giao thoa với “tiểu vũ trụ” con. Trong Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân đã hình tượng hoá cây thiết bảng của Tôn Ngộ Không nguyên là cây cột chống trời, nghĩa là nối liền trời đất. Vậy phải chăng nó như là “cuốn nhau” của người mẹ vũ trụ. Nơi mà năng lượng khí qua đó nuôi dưỡng mạng mạch của người luyện công. Hành giả khi ấy như là thai nhi nằm trong bào thai vũ trụ vậy! . . Cây thiết bảng sau này thành vũ khí lợi hại của Tôn Ngộ Không khiến ngài có thể đại phá ma quân, hành công đức cho đến ngày giác ngộ. Tương tự như năng lượng khí của người hành công do giao lưu hợp nhất với vũ trụ mà có, và đó chính là phương tiện cần thiết để người tu tập thực chúng giác ngộ vậy! . . . Áo giáp là phương tiện bảo vệ cơ thể. Đối với người luyện khí công đó chính là vệ khí hiển thị toàn bộ bề mặt da khi người hành công khai mở được luân xa 3 hay khí công đã vượt qua đan điền tinh tiến đến đan điền khí giữa ngực. Vậy lần xuống Thuỷ Cung để lấy áo giáp và thiết bảng của Tôn Ngộ Không phải chăng Ngô Thừa Ân đã tiểu thuyết hoá quá trình khai mở luân xa 3 (Manipura) làm cho vệ khí hiển thị cũng như hành giả có thể sử dụng khí tuỳ ý như là phương tiện thiện xảo để tu tập và hoạt dụng độ sanh.
    •Vị trí thứ 4: Tôn Ngộ Không xuống U Minh Giới đánh thắng ma quỉ và Diêm Vương, xoá sổ sinh tử:
    Ngô Thừa Ân đã nhân cách hoá trạng thái “Vô thức” của tâm trí thành Diêm Vương, chúa tể của cái chết. Bằng ngòi bút phi thường của mình tác giả đã tiểu thuyết hoá quá trình đắc khí, dụng khí mà không nô lệ vô thức của người hành công với hình tượng Tôn Ngộ Không chiến thắng Diêm Vương.
    Xoá sổ sinh tử, nghĩa là không bao giờ chết. Tôn Ngộ Không xoá sổ sinh tử tượng trưng cho việc điều khí trong tỉnh giác không hôn trầm mê muội hoặc bản năng. Nó tượng trưng cho việc người hành công có cái biết chân chính: ta không phải cơ thể này, cũng không phải tâm trí này. Mà là Tánh với thể dụng của nó là khí. Bởi Tánh không sinh ra, không già, không chết, không thêm gì được vào, không bớt gì được ra, rỗng không mà ẩn tàng mọi sắc tướng nên gọi là xoá sổ sinh tử. Hành giả luyện công đến đây sẽ không bao giờ đứt khí.
    Đối với người luyện khí công hoặc hoả xà thì thở ra như chết, hít vào như sống. Hơi thở theo công phu tu tập ngày một chậm dần, nhẹ dần đi, tương ứng với độ tịnh hoá của thân tâm. Khởi đầu là điều hoà, sau đó chậm dần nhẹ dần để thành qui tức nghĩa là thở như rùa, tiếp đến là vong tức nghĩa là thở mà như không thở mà hơi thở thông qua tác động của khí tự xuất hiện phù hợp với hoạt động thích ứng tình huống. U Minh Giới là cõi chết. Kỳ diệu thay! . . nó đã được Ngô Thừa Ân dùng để minh hoạ một cách sinh động trạng thái vong tức của người hành công.
    Thế thì phải chăng Tôn Ngộ Không xuống U Minh Giới chiến thắng Diêm Vương xoá sổ sinh tử. Minh hoạ cho quá trình nội hoả thăng hoa đến ngực khai mở luân xa 4 ( Anahata) tại đại huyệt đảng trung. Khi ấy người hành công luôn thường trụ khí do luôn nhận biết tỉnh giác không nô lệ cho vô thức bản năng. Hơi thở trở thành vong tức.
    •Vị trí thứ 5: Tôn Ngộ Không lên Thiên Đình, ăn đào tiên, uống linh đan, đập vỡ lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, đại náo thiên đình.
    Theo niềm tin Á đông, thiên đình là cơ quan cai quản mọi sự vận hành của vũ trụ và thế gian. Nó tượng trưng cho dịch lý nghĩa qui luật biến dịch khách quan của trời đất, tượng trưng cho thế giới biến dịch sinh diệt của hiện tượng.Tôn Ngộ không đại náo thiên đình minh hoạ cho người hành công rời khỏi thế giới hiện tượng để thể nhập bản thể sự vật. Đào tiên và linh đan là những báu vật thuộc Tiên đạo. Nó tượng trưng và minh hoạ cho những thành quả hữu tướng thuộc về khí lực và thể lực của người luyện công. Ăn đào tiên, uống linh đan và đập vỡ lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân minh hoạ cho quá trình người luyện công sau khi thực chứng những công năng và thọ nhận được những kết quả diệu kỳ của việc luyện khí, không tự mãn ngừng ở đây, người hành công phải thăng hoa lên giai đoạn “luyện Khí hoá Thần” Với đan điền khí giữa ngực và đan điền thần tại trán thì giai đoạn “luyện khí hoá thần” phải nằm ở giữa, nghĩa là tại đại huyệt Thiên Đột ở cổ họng thuộc luân xa 5 (víshusdda).
    Như vậy hình tượng Tôn Ngộ Không lên thiên đình, ăn đào tiên, uống linh đan, đập vỡ lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân phải chăng Ngô Thừa Ân đã dùng để minh hoạ cho quá trình thăng hoa của kundalini trong kênh sushuma tiến đến các đốt sống cổ khai mở luân xa 5 tại đốt C7. Người hành công mở đầu cho giai đoạn “luyện khí hoá thần” gây các chuyển hoá quan trọng về tâm thức để thực chứng bát nhã là trạng thái “thần hoàn hư” bất tư nghì, sau khi đã thực chứng những công năng và kết quả diệu kỳ của giai đoạn luyện “tinh hoá khí”.
    •Vị trí thứ 6: Tôn Ngộ Không cùng Sa Tăng Bát Giới chiến thắng ma quỉ. Bảo hộ thầy là đường Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh:
    -Tam Tạng người do cha mẹ sinh ra bằng huyết nhục, là người của thế gian. Khác với 4 thành viên kia : Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Bát Giới, Ngựa trắng, đều người của thế giới tâm linh. Tuy Tam Tạng yếu đuối, chẳng có thần thông gì, lại cũng chẳng có trí tuệ hơn 4 thành viên kia nhưng lại là thầy và là người chủ trì cuộc Tây Du. Cái mà Tam Tạng hơn 4 thành viên kia hoạ chăng chỉ có: đức tin, giới luật, tính thiện, quyết tâm và sự gia trì bảo hộ của chư Phật chư Bồ Tát. Phải chăng theo Ngô Thừa Ân đó là những yếu tố cần thiết để sử dụng luồng năng lượng, thực chứng giác ngộ. Dù suốt quá trình tu tập cái tham sân si của Bát Giới vẫn còn đấy, cái chấp thủ của Sa Tăng vẫn còn đấy, và vẫn còn cần đến những phương tiện vật chất nhất định. Thế nhưng nếu nội hoả được chủ trì bởi một người bình thường không hoang tưởng, người đủ các yếu tố trên nhất định hành giả sẽ thực chứng giác ngộ. Bởi qua quá trình trui rèn, nội hoả chẳng những tự hoàn thiện chính mình, liên tục thăng hoa lên những dạng vi tế hơn thanh tịnh hơn mà còn là động năng giúp tham sân si chuyển hoá thành giới định huệ, giúp chấp thủ thành xả bỏ vô trụ tướng, giúp cái thiện nhị nguyên chuyển hoá thành trạng thái bát nhã của vô ngã.
    Con đường thỉnh kinh là con đường luyện tâm với ma quỉ là các dạng vọng niệm làm rối loạn tâm và 5 thầy trò Đường tăng tượng trưng cho vốn liếng về thân tâm của người đã đắc khí.
    Nếu Tam Tạng nghe lời Tôn Ngộ Không thì chiến thắng ma quỉ. Nếu Tam Tạng nghe lời Bát Giới thì thường bị ma quỉ bắt. Tượng trưng cho hành giả nếu bị tham sân si lôi kéo thì thường thất bại trong đường tu tập dù đã đắc khí. Trái lại người hành công phải sử dụng năng lượng làm phương tiện thiện xảo để tu tập, phải luôn nương theo tác động của khí để hiển thị. Tuy nhiên người hành công phải luôn nghiêm trì giới luật thì mới làm chủ được luồng năng lượng này. Giống như lúc ban đầu Tôn Ngộ Không quen phóng túng Tam Tạng không thể điều khiển được phải niệm chú cẩn cô vậy!
    Đến giai đoạn này Tôn Ngộ Không dùng tài lực của mình thường không chiến thắng được ma quỉ. Trái lại ngài phải biết chủ của ma quỉ ấy là ai, thỉnh vị ấy giá lâm để trừ tà. Phải chăng Ngô Thừa Ân ngầm ám chỉ việc tiêu dung vọng niệm phải dùng trí tuệ để biết nguyên nhân các niệm ấy từ đâu mà ra. Nhận biết tỉnh giác nguyên nhân ấy nghĩa là dùng pháp đối trị thì vọng niệm tự tiêu dung.
    Do ma quỉ thường là người nhà của chư Thánh mẫu và Bồ Tát. Nên giai đoạn này Tôn Ngộ không thường xuyên lên xuống giữa thế giới Bồ Tát và thế giới chúng sanh. Nếu nội hoả thăng hoa thì điểm cuối cùng là đỉnh cao nhất của cơ thể, nó phải là đỉnh đầu tại đại huyệt Bách Hội hay luân xa 7, nơi tượng trưng cho thế giới tâm linh cao tột. Còn từ tuỷ sống trở xuống (luân xa 5 xuống luân xa 1) thì tượng trưng cho bản năng. Bởi vậy giai đoạn trung gian giữa tâm linh và thế gian là tại trán, tại đan điền thần ở huyệt ấn đường, đó cũng là vị trí luân xa 6 (Ajna).
    •Vậy hình tượng Tôn Ngộ Không cùng Sa Tăng Bát Giới chiến thắng ma quỉ. Bảo hộ thầy là đường Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh nhằm minh hoạ cho giai đoạn điều tâm “luyện khí hoá thần” của tịnh công. Nội hoả tiến lên đại não khai mở luân xa 6 (Ajna) cũng có nghĩa tinh khí thần hợp nhất ở đan điền thần tại đại huyệt ấn đường. Khí hiển thị qua tâm thức “vô niệm” nên trở thành yên lặng. Nội hoả làm trí huệ phát sinh.
    •Vị trí thứ 7: Tôn Ngộ Không cùng cả đoàn thỉnh kinh gặp Phật Tổ Như Lai, thỉnh được kinh vô tự, rồi sau đó lại thỉnh được kinh có chữ trở về. Tôn Ngộ Không cùng Tam Tạng đều thành Phật, Sa Tăng, Bát Giới, Ngựa Trắng đều thành Bồ Tát và là thị giả của Phật.
    - Hình tượng năm thầy trò Đường tăng thấy xác của mình trôi trên sông minh hoạ cho trạng thái vô ngã (anatta) của người tu tập.
    - Tôn Ngộ Không gặp Phật Tổ Như Lai tượng trưng cho việc nội hoả kundalini tiến đến đỉnh đầu khai mở luân xa 7 tại đại huyệt bách hội. Tôn Ngộ Không thành Phật tượng trưng cho việc nội khí qua luân xa 7 hoà nhập với biển năng lượng vũ trụ của trời đất.
    - Tam Tạng thành Phật tượng trưng cho tâm chánh định thuộc tâm trí nhị nguyên đã thăng hoa chuyển hoá thành trạng thái rỗng không như thị của bát nhã. Bởi vậy khi đi thì Tam Tạng đi trên mặt đất như người thường, khi về thì bay như chư Bồ Tát.
    - Bát giới, Sa Tăng, Ngựa Trắng đều đắc quả minh hoạ các yếu tố khác của người hành công đều được thăng hoa chuyển hoá đến cùng cực.
    - Năm thầy trò Đường tăng gặp Phật Tổ, thỉnh được kinh vô tự tượng trưng cho việc người hành công thể nhập bản thể, thực chứng “chân không”, thấy Phật pháp phi văn tự mà ẩn tàng trong thế giới hiện tượng.
    - Sau đó năm thầy trò Đường tăng lại thỉnh được kinh có chữ mang về cho người đời. Tượng trưng cho việc người tu tập thực chứng “diệu hữu”, tuy ở thế giới thanh tịnh mà luôn tuỳ duyên ứng dụng để độ sanh.

    Nói xong mà chả thấy trà đâu! . .nhìn quanh cũng chẳng thấy còn mống nào ngồi nghe!. . .hoá ra mình đã thành Độc Cô Cầu Bậy rồi sao? . .hì hì! . .không có trà thì đành uống bia vậy! . . .ai có tiền thì rũ tớ đi với! . . .

    Trở về đầu trang

     Hiển thị thông tin profile

  • Nam Mô A Di Đà Phật

    Bài viết hay quá,
    Nhân đây mình cũng xin chia sẻ với các bạn Tập sách Ứng dụng Tây Du Ký và các giai đoạn hành Thiền của Thầy viết.
    Tình cờ sưu tập trên Internet, cảm ơn chư Huynh đã chia sẻ...
    Sách có hình ảnh rất đẹp, ...

    Phần 1
    Phần 2

    Nammo Guru Deva Dakini Hum
    Smile
  • Nammô A Di Đà Phật
    Nammo Guru Deva Dakini HUM
    Big SmileBig Smile
  • Nam Mô A Di Đà Phật 

    Bài viết có hình ảnh minh họa rất sinh động, cubic gửi vào thư viện để bà con thuận tiện tìm đọc.

    Bài 1: TÂY DU KÝ VÀ TIẾN TRÌNH TU TẬP

    ______________________________________________

    Này thần thông ! Này diệu dụng ! Ta gánh nước. Ta đốn củi.


  • Tài liệu Khái niệm Ba thân của Thầy,
     đã có đăng trên trang daophatngaynay.com

    Cảm ơn Thầy đã hướng dẫn cho chúng con những bài Pháp quý giá.
    Chúc bà con tu tập có sức khỏe tốt và an lạc.

    Nam Mô A Di Đà Phật
  • lam04dt

    Tài liệu Khái niệm Ba thân của Thầy,
     đã có đăng trên trang daophatngaynay.com

    Cảm ơn Thầy đã hướng dẫn cho chúng con những bài Pháp quý giá.
    Chúc bà con tu tập có sức khỏe tốt và an lạc.

    Nam Mô A Di Đà Phật


    các bạn có thể dùng thêm link này để thuận tiện tài về từ thư viện: Ba thân

    ______________________________________________

    Này thần thông ! Này diệu dụng ! Ta gánh nước. Ta đốn củi.

  • Đây là tài liệu về Khái niệm Ba thân của Thầy đã được convert từ pdf sang word để thuận tiện cho người đọc (nhất là với máy tính không cài pdf). 

    KHÁI NIỆM BA THÂN (SẮC THÂN - HÓA THÂN - PHÁP THÂN)

    Huệ Ấn - Huệ Hải

    I. Bảy bước thăng hoa:

    Thực tại của sự vật là biểu hiện của bản thể qua huyễn cảnh của tâm thức. Cái "biết tồn tại" và "sự tồn tại" là cặp tương tác hiện hữu đồng thời  và tùy thuộc lẫn nhau. Do vậy mức độ nhìn nhận sự vật tùy thuộc vào mức độ thanh tịnh của tâm. Có thể xem: "Vật chất như là năng lượng cô đọng lại, còn năng lượng là vật chất phân tán ra, chúng có thể chuyển hóa cho nhau."(Einstein). Theo Mật giáo, năng lượng của vật chất biểu hiện bằng điển quang (khí), với nội điển vận hành trong nội môi tạo thành trường năng lượng bao quanh thể vật lý của vật ấy. Nội điển (nội khí) bên trong và điển quang bên ngoài của chư Phật chư Bồ Tát (năng lượng vũ trụ) đều có cùng bản chất. Vì đều là hiển tướng của bản thể (cái MỘT duy nhất).

      Đối với con người, cái thang tiến hóa của tâm thức về với thanh tịnh tối thượng, gồm có 7 bước thăng hoa. Mỗi bước tương ứng với sự khai mở của một luân xa (chakara) và biểu hiện bằng một thể thanh tịnh Thể vật lý đầu tiên tương ứng với luân xa Muladhara (huyệt Trường cường), thường được gọi là Báo Thân. Thể tối thượng là thể tứ 7, tương ứng với luân xa Sahasrara (huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu), thường được gọi là thể Pháp thân vô tướng . 5 thể còn lại thường được gọi chung là Hóa thân hay thể Bodhisattva. Từ dưới đi lên đỉnh đầu, 5 thể này tương ứng với 5 luân xa sau: Svadishthana (huyệt Dương Quan), Manipura (huyệt Mệnh Môn), Anahata (huyệt Tâm Du), Vishuddha (huyệt Đại Chùy), Ajna (huyệt Ấn Đường). 5 thể hóa thân này thực sự là những bước tiến quan trọng trên con đường tu tập. Nó đưa thiền nhân dần dần thể nhập được với Chân Như  (nghĩa là thành Phật) bằng cách hội nhập với Yidam của mình (thầy độ mạng) với mức độ ngày càng triệt để hơn.

    Ngày nay khoa học bằng phương pháp chụp hình của KIRLIAN đã chụp được 7 vòng ánh sáng (hào quang) có màu sắc khác nhau bao quanh thể vật lý. Đây là trường năng lượng sinh học của 7 thể thanh tịnh này, hay còn gọi là điển quang của Ngài YIDAM với các mức độ thanh tịnh khác nhau.

    a) Theo Ấn Độ giáo (Hindu) và một số trường phái bí truyền khác ở Á đông. Tiềm năng cơ thể tượng trưng bởi con rắn lửa Kudalini nằm cuộn mình ở cuối đốt sống cùng (huyệt Trường Cường). Thông qua tập luyện đúng cách, tiềm năng này được kích hoạt sẽ vươn lên qua hai kênh dẫn truyền: Kênh Pingala (dương) và kênh Ida (âm).

    Hai kênh này quấn vòng quanh cột sống và giao nhau tại 7 điểm nằm trong một kênh trống rỗng ở giữa cột sống gọi là kênh Sushumna (kênh trung đạo). Vai trò chủ đạo của người tu tập là tinh tấn thiền định và hành công để Kundalini vươn lên đột phá qua các luân xa này, tiến đến đỉnh đầu (luân xa 7), vượt qua Sahasra, hội nhập với biển hào quang của chư Phật. Mỗi luân xa tương đương với một thể thanh tịnh và một mức độ công năng nhất định và luân xa 7 tượng trưng cho trí huệ tối thượng và sự toàn năng của Pháp thân thanh tịnh.

    Có thể nói đây là cách kích hoạt luân xa theo chiều thẳng đứng.





    b) Phái tu tiên của Lảo Tử và Khí công Trung Quốc
    , thì luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hoàn Hư và điều khí theo vòng châu thiên. Giao hòa hai khí âm dương trong cơ thể tại 3 đan điền. Đan điền Tinh tại huyệt Khí Hải, đan điền Khí tại huyệt Đản Trung, đan điền Thần tại huyệt Ấn Đường. Mục đích tạo thành Thánh thai  là các thể thanh tịnh. Để cuối cùng  "chưởng anh nhi" hợp nhất với đất trời theo quan niệm Thiên Địa Nhân đồng nhất. Cũng là một cách khai thác tiềm năng cơ thể tương tự như trên nhưng theo kiểu Trung Quốc.

    Đây là cách kích hoạt luân xa theo đường vòng tròn (vòng châu thiên).


    c) Phật giáo:  chỉ làm thiện, giữ giới, thiền định và thường trụ chánh niệm. Do vậy tuy không kích hoạt luân xa, nhưng thân tâm cũng thanh tịnh dần, để cuối cùng đạt Bát Nhã Ba La Mật Đa. Do vậy từng bước nhận được ân điển của chư Phật, chư Bồ Tát, luân xa tương ứng tự khai mở, công năng tự xuất hiện.

    Đây là cách nhận ân điển thiêng liêng, luân xa xa tự mở.

    d) Tính hợp sáng của Phật giáo: Các pháp đều là Phật pháp biểu hiện dưới những khía cạnh khác nhau vì đều là những biểu hiện của bản thể. Hành giả phải biết sử dụng các biểu hiện thích hợp với mình trong đường lối chung do chư Phật vạch ra như là pháp phương tiện để thăng hoa hợp nhất với bản thể (Phật tánh). Đó là tính hợp sáng làm cho Phật giáo luôn mang trong mình nó tinh hoa của mọi thời đại, dung hợp được mọi chiều hướng khác nhau để cùng chảy về điểm duy nhất MỘT (Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn). Sau đây là một vài liên tưởng về vấn đề này:

    -  Truyền  thuyết  Phật  giáo  kể  rằng: trong cơn thiền định dưới gốc bồ đề trước khi thành đạo, Đức Thích Ca đã được rắn Thần 7 đầu bảo hộ bằng cách quấn quanh người và dùng 7 cái đầu to lớn che phía trên, giúp Ngài vượt qua mưa gió sấm sét, chiến thắng ma quân để thành Phật đạt giác ngộ toàn diện và rốt ráo. Phải chăng, mưa gió, sấm sét, thiên ma, ác quỷ và các dâm nữ tượng trưng cho vọng niệm và huyễn cảnh của tâm thức thiền nhân, còn rắn Thần phải chăng tượng trưng cho Kundalini đã thăng hoa cực độ, khai mở toàn diện 7 luân xa, hòa nhập với bản thể toàn năng, đạt trí tuệ tối thượng nên thiền nhân đã tiêu dung sạch chủng thức, vượt qua mọi trở ngại của vô minh, đạt đại viên cảnh trí và nhập niết bàn trọn vẹn.

    - Truyền thuyết Phật giáo cũng ghi lại rằng: khi đức phật vừa đản sinh Ngài được 9 con  rồng  phun  nước  tắm,  nhả  nhạc  vang lừng, hương thơm sực nức, chư Thiên chư Thần hộ trì chung quanh. Ngài đi 7 bước trên 7 hoa sen khai mở, chỉ tay lên trời, tay xuống đất và nói: "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn". Câu nói này phải chăng ám chỉ cho chân lý "MỘT là tất cả, TẤT CẢ là MỘT" và nêu bậc được đặc tính hợp sáng của Phật pháp. Còn đi trên 7 hoa sen đã nở phải chăng  là hình ảnh tượng trưng cho đức Thích

    Ca là Phật đã thành từ vô lượng kiếp, 7 luân xa đã hoàn toàn khai mở và  nở hoa.. Nhưng vì tâm từ bi muốn hóa độ chúng sanh trong cõi Ta Bà nên ngài đã thị hiện đản sinh như người thường để tiện bề giáo hóa. 7 đóa sen còn tượng trưng cho 7 vị cổ Phật là tiền thân của Đức Thích Ca trong tiền kiếp. Đó là: Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật, Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật và Thích Ca Mâu Ni Phật.

    - Những hình tượng như chư Thiên, Long (Rồng), Dạ Xoa(Yaksa), Càn Thát Bà(Gandharva), A Tu La (A Sura), Ca Lâu La (Garuda), Khẩn Na La (Kinnara), Ma Hầu La Già (Mahanaga), vốn  là hình tượng của Ấn Độ Giáo đã được Phật giáo hóa trong cấu trúc Thiên Long Bát Bộ nhà Phật. Ngày nay vào một ngôi chùa ta vẫn thấy trên Phật điện có tượng Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) vốn là hình tượng Ấn Độ giáo .v.v. . . . . . . .

    - Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, ta thấy trong điện Phật có thờ Ngài Quan Thánh là một vị Thánh rất được nhân dân Trung Quốc ái mộ và sùng kính. Cũng như vậy khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ta thấy trong các chùa, nhất là các chùa ở miền Bắc đều thờ phụng theo lối tiền Phật hậu Mẫu. Nghĩa là phía trước thờ Phật, phía sau hay một bên chùa thờ Tam tòa Thánh Mẫu là tín ngưỡng bản địa rất được dân Việt Nam sùng kính. . . . . . . . .

    II. Vai trò của các trạng thái:

    Do vậy đối với huyền công, người tu tập phải sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn 3 trạng thái của thân trong từng bài tập mới có thể đạt kết quả cao:

    a.      Trụ ở Pháp Thân Thanh Tịnh:

    Nghĩa là khi tu tập phải luôn luôn giữ tâm ở thế trang nghiêm và thanh tịnh. Dù ngoài chẳng lìa cảnh, trong chẳng lìa niệm, luôn luôn hoạt dụng mà không phút nào mất thế tịch tỉnh y nhiên.

    Pháp Thân hay Phật Tánh là bản thể Khí, là năng lượng thường trụ, có sẵn trong ta và trong muôn loài muôn vật, là cái Một duy nhất như thị, không đặc tính mà đặc tính nào cũng có đủ, không tạo tác mà vạn pháp hiện hình qua động niệm của tâm chúng sanh. Do vậy trụ ở Pháp Thân Thanh Tịnh cũng có nghĩa là luôn hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajna Paramita). Theo đó tuy Tướng động mà Tâm càng ngày càng tiến về điểm yên lặng tột cùng, để ngày càng tiếp cận sâu hơn và cuối cùng hội nhập được với bản thể linh diệu này.

    b.      Vận hành bằng Thân Quang Minh (Hoá Thân)


    Phải dùng các trạng thái của thân thứ hai, thanh tịnh hơn thân vật lý gọi là Thân Quang Minh (Bodhi) để tu tập mới có hiệu lực. Thân này xuất hiện khi đắc khí và được kết tập bằng các hạt quang minh với mức độ thanh tịnh dần theo sự tiến hóa của người tu tập.Chính kinh mạch là các đường dẫn truyền năng lượng của Thân Quang Minh, với các trung tâm giao lưu tiếp nhận và điều khiển năng lượng là các luân xa (Chakaras). Huyệt đạo và luân xa cũng là những cửa ngõ giao lưu năng lượng khí (hào quang) của ba thân là Sắc Thân, Hoá Thân, Pháp Thân với ngoại môi là pháp giới bên ngoài.

    Như vậy dùng Thân Quang Minh để tu tập cũng chính là dùng Thế Thanh Tịnh của thân vật lý làm cầu nối để nhận điển quang Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Vị Thần Linh lớn ... rèn luyện thân vật lý về thể xác lẫn trí tuệ để nó ngày một thanh tịnh hơn, đạt khả năng ngày càng to lớn hơn, nhằm đủ sức tiếp nhận mức độ điển quang (khí) qua các kênh quyền lực ngày một cao hơn. Hoàn thiện không ngừng về thể xác lẫn tâm hồn cho đến ngày giác ngộ hoàn toàn. Khi ấy Sắc Thân, Hóa Thân trùng với Pháp Thân Thanh Tịnh của bản thể duy nhất Một này.

    c.        Hoạt dụng bằng Thân Vật Lý (Sắc Thân hay Báo Thân)

    Bằng các hoạt động của cơ bắp và các biểu hiện tâm lý của cơ thể (Thân, Khẩu, Ý). Sắc Thân tu tập và hành thiện bằng cách nhận sự điều khiển của Pháp Thân (Thần), sử dụng năng lượng Khí của Hoá Thân và mọi hoạt dụng bởi sức mạnh (Tinh) của Sắc Thân.

    Như vậy Pháp Thân là thể Thanh Tịnh tuyệt đối tại Tâm mỗi người, nó là Tánh, là Bản Thể, là

    Niết Bàn, là cái đích mà người tu tập phải tự tiến tu cho đến ngày hội nhập.

    Hoá Thân là người Thầy vô hình tại Tâm mỗi người. Hóa Thân có nhiệm vụ hướng dẫn hộ trì người tu cho đến ngày chứng ngộ hoàn toàn. Hoá Thân có được là do Tâm thành của chúng sanh muốn giải thoát khỏi luân hồi. Chư Phật, Chư Bồ Tát do nguyện lực của mình dùng hào quang (Khí) kết tập một Thân Thanh Tịnh thích hợp với căn cơ tâm tánh và nghiệp lực của người tu để dạy đạo cho họ. Mật Tông gọi Hoá Thân này là vị Thần Hộ Mạng, Phạn ngữ gọi là Yidam.

    Theo phương pháp cổ truyền, muốn nhận vị Thần Hộ Mạng này nhất thiết phải được Minh Sư làm lễ quán đảnh cho.

    Với sự gia trì của Ngài YIDAM, hành giả có thể thành thầy chữa trị tâm linh:


    Giữa Hóa Thân và Sắc Thân có sự hỗ tương mật thiết để cùng tiến hóa. Nếu Sắc Thân giữ giới nghiêm mật, tâm thanh tịnh dần, thì người Thầy dạy đạo vô hình là Hóa Thân cũng trang nghiêm thanh tịnh và uy lực. Ngược lại nếu Hoá Thân uy lực hơn thì sẽ hộ trì cho sắc thân khỏe mạnh, trí huệ và thần thông tiến hóa cao hơn. Cả hai tác động hỗ tương nhau cùng tiến bộ cho đến ngày Hóa Thân tiến hóa cực điểm trùng với bản thể là Pháp Thân Thanh Tịnh, tượng trưng bởi Đức Tỳ Lô Giá Na Phật. Khi ấy Sắc

    Thân tiến hóa cực điểm để trở thành con người hoàn thiện, tượng trưng bởi Đức Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật.

    III. "Ngã" và "Vô Ngã"

    Khi chưa tu tập, chúng sanh trụ ở sắc thân và "chấp ngã". Nghĩa là xem cái tôi là trung tâm điểm của mọi sự. Từ đó dẫn đến xem vạn pháp là thực có. Do vậy mà tham dục và vô minh khởi lên. Đó là nguyên nhân cốt lõi gây ra đau khổ luân hồi. Như vậy muốn giác ngộ và đoạn diệt sanh tử luân hồi cũng có nghĩa là phải đoạn diệt cái tôi.

    Trái lại khi đã đắc khí và bắt đầu tu tập với Hóa Thân. Hiểu được vạn pháp kể cả cái tôi là do nguyên nhân giả hợp, không thực có, dẫn đến "chấp vô ngã" và trụ vào cái Không.

    Chỉ có người giác ngộ hoàn toàn là không chấp "có" lẫn chấp "không", mà hội nhập hoàn toàn với

    Pháp Thân Thanh Tịnh, nhập vào biển diệu tâm, đạt trạng thái Chân Không mà Diệu Hữu.

    Hóa Thân vô ngã đối lập với sắc thân chấp ngã. Nhưng cả hai hiện diện đồng thời với nhau. Không thể có cái này mà không có cái kia được. Chúng là những khái niệm duy danh chỉ có được do so sánh với cái đối lập:

    Thí dụ: Cao có được do so sánh với Thấp.

    Tối có được do so sánh với Sáng. Mập có được do so sánh với Ốm....

    Do vậy Ngã có được do so sánh với Vô Ngã. Nên nếu mất Ngã thì Vô Ngã cũng mất theo.

    IV. Con đường tiến hóa:

    Bởi vậy nếu thấy được Thân vật lý này là giả hợp do nhân duyên kết tập, thực sự không có tự tánh, thì dĩ nhiên thân này không có ngã. Do vậy Hóa Thân vô ngã cũng tự biến mất theo, đạt tình trạng Không Hải là bờ mé của tạng thức Sơ Năng Biến. Đối với Bồ Tát Đạo là đạt Đệ Bát Địa (cấp thứ 8)

    Phương pháp phá ngã của sắc thân. Nghĩa là để thấy thân này thực sự không có cái tôi là một phương pháp đặc thù của bản môn. Phương pháp thực hành cụ thể có thể tóm lược như sau:

    -          Luôn luôn thường trụ khí và phải dùng khí trong toàn bộ hoạt động của con người (Thân, Khẩu, Ý). Ta thấy khi đắc khí và dùng Hóa Thân để hoạt dụng thì toàn bộ động tác cũng như biểu hiện tâm lý xuất hiện hoàn toàn không phải do ta làm. Mà rõ ràng là do một năng lực vô hình là Hoá Thân làm thay ta. Do vậy khi đắc khí ta mới có thể bấm đúng huyệt đạo, chữa lành một số bệnh nan y, làm được một số việc phi thường mà thể xác vật lý thường ngày của ta không thể làm được.

    -          Vậy rõ ràng hoạt động khi đắc khí là "vô ngã" chỉ có sự kiện làm, chứ không có cái tôi tham dự vào. Cái "Tôi" hay "Ngã" chỉ làm chứng nhân để nhận biết mọi việc mà thôi.

    -          Vậy nếu toàn bộ sinh hoạt sống và tu tập của ta đều được làm bằng khí thì "Ngã" bị tiêu diệt.

    -          Khi ấy "Vô Ngã" cũng tự biến mất theo "Ngã". Vì không có khái niệm đối tượng để so sánh. Như vậy đây là phương pháp dùng "Vô Ngã" để diệt "Ngã" làm "Vô Ngã" cũng biến mất theo.

    Đạt trạng thái Chân Không Diệu Hữu, nghĩa là thấy Tánh và chứng ngộ.

    Nó cũng giống như người kia bị gai đâm vào chân. Phải dùng cái gai khác để nhổ nó ra. Sau đó vất cả hai cái gai đi. Do vậy hết đau nhức, đạt tình trạng thoải mái và an lạc.

    Chú ý: Nếu chỉ thông qua lập luận, biết "Ngã" và "Vô Ngã" là giả hợp không thực có. Rồi cho là đã phá "ngã" và được chứng ngộ là hoàn toàn sai lầm. Vì thực tiễn cái biết thinh văn nhất định không đủ sức gột rữa được tập khí nhiều đời của chúng sanh về vô minh chấp ngã (nghĩa là cho cái tôi là thực có).

    Đối với những người này, tuy ngoài miệng luôn nói đã phá ngã và đắc pháp. Nhưng thực sự trong cuộc sống cái tôi của họ vẫn còn hiện diện, có khi còn mạnh hơn trước vì bị ức chế đè nén, dù nó đã được che đậy một cách khéo léo hay mang một hình thức ngụy trang tế nhị khác mà thôi!.

    Trái lại nếu áp dụng phương pháp bí truyền của bản môn, có khả năng dùng được Hoá Thân (Khí) thay cho thân vật lý trong toàn bộ hoạt động của Thân, Khẩu, Ý, thì lại là một thực chứng về "Vô Ngã". Do vậy mà phá "ngã" và diệt "vô ngã" một cách triệt để. Nên đạt tự do tuyệt đối và nhập pháp giới trọn vẹn.

    Tóm lại: Như vậy vấn đề cốt lõi là luôn luôn thường trụ khí. Nghĩa là dùng chánh niệm vận dụng khí trong toàn bộ hoạt động của Thân, Khẩu, Ý.

    -    Bầu trời Tâm khi ấy không còn một áng mây, không còn ta và người, không còn Phật và chúng sanh, có và không, ngã và vô ngã... Tất cả chỉ còn lại là hư không mênh mông im lặng tột cùng. Khi ấy người tu tập đạt trạng thái tự do tuyệt đối, an lạc tuyệt vời, không còn gì ràng buộc nữa, gọi là Hữu Dư Y Niết Bàn.

    -    Đây là bớ mé của Tạng thức Sơ Năng Biến (Thức thứ 8). Người hành Bồ Tát Đạo không dừng ở đây để thụ hưởng an lạc thiền, mà phải chủ động phát đại nguyện độ chúng sanh (phát Bồ Đề Tâm). Tự làm mất thế không không để lọt vào Tạng thức là biển Diệu Tâm tiếp tục tu tập rữa sạch mọi chủng tử vi tế ẩn sâu ở đáy tâm hồn, lấp sạch mọi rò rỉ (lậu tận), biến Tạng thức thành Bạch Tịnh Thức hay Đại Viên Cảnh Trí, đạt Giác Ngộ hoàn toàn.

    V. Kỹ thuật cơ bản của huyền công:

    Nhiệm vụ của người tu huyền công là dùng Hóa Thân (Khí) thay thế thân Vật Lý (Sắc thân) trong toàn bộ hoạt động của Thân, Khẩu, Ý. Khiến sắc thân vẫn tu tập sinh hoạt bình thường nhưng không gây ra nghiệp lực, vì hoạt động là vô ngã tự nhiên hành. Do vậy mà thoát luân hồi, đạt giải thoát.

    Các bài tập của huyền công nhằm giúp người tu tập áp dụng dần kỹ thuật trên. Từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc đơn giản đến quan trọng, từ những sinh hoạt thường nhật như: ăn, uống, ngủ, nghỉ ... đến cảm hứng: nghệ thuật; sáng tạo văn học; âm nhạc; thi ca; hội họa v.v... Từ các động tác bình thường như: đi, đứng; nằm, ngồi v.v... đến các động tác kỹ xảo như: múa; võ thuật; biểu diễn nghệ thuật; điều khiển huấn luyện v.v...

    Các hoạt động của Hóa Thân (Thể Khí) do vô ngã nên thoát khỏi sự kiềm kẹp, đè nén của ý thức nhị nguyên. Do vậy mà độc đáo, bay bổng, sáng tạo tuyệt vời, phóng khoáng, hợp với tự nhiên và biến dịch của trời đất. Có nghĩa là với con người thanh tịnh (Hóa Thân), đời sống người tu tập phong phú sống động, tràn đầy năng lực, sống hết mình, cống hiến hết sức với hiệu quả ngày càng cao hơn. Và thật sự, con người vật lý thuận với qui luật biến dịch, đã tiến hóa thành người thanh tịnh, hoàn thiện hơn là Hóa Thân.

    Do các yêu cầu nêu trên, nên phương pháp được chia làm 3 nhóm bài tập cơ bản sau:

    A/ THIỀN ĐỘNG: Gồm các nhóm bài tập về luyện xác, luyện hơi thở, luyện ý chí tư tưởng. Để nhằm kích hoạt luân xa, nhận được điển quang chư Phật, thúc đẩy Kundakini dâng lên trong Sushumna, từng bước khai mở các luân xa thể nhập các trạng thái thanh tịnh thân (hóa thân) để cuối cùng đột phá Sahasrara nhập vào biển Diệu tâm của chư Phật.

    B/ THIỀN TỊNH: Gồm các nhóm bài tập thư giãn, sổ tức quán, thường trụ chánh niệm, quán niệm, tâm không, quán như huyễn, bồ tát đạo.

    C/ THIỀN MẬT: gồm các nhóm bài tập về Mahamudra, Mahadalani, Mahamantra, thiền quán YIDAM, niệm Phật tam muội, thường trụ Tam Bảo, và nhập pháp giới.

    THẬP BÁT LA HÁN

    LA HÁN (Arhat): Là người tu hành đã thoát khỏi vòng luân hồi nhưng chưa thành Phật, đạt thể thân thanh tịnh thứ 5 và dưới mức Bồ Tát. Phật giáo cho rằng các vị La Hán còn ở lại trần thế để giúp chúng sanh siêu thoát. Khởi đầu ở Ấn Độ chỉ có 16 vị La Hán. Nhưng do sai lầm từ việc dịch từ tiếng Sanskrit ra tiếng Hán, hoặc do những lý do khác, chùa Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng đều thờ 18 vị La Hán. Có ý kiến cho rằng 18 vị La Hán chính là những tên cướp Trung Quốc cải tà qui chánh tu theo đạo Phật.




    CH
    Ú Ý:

    -   Khi mới tập cơ bản, phải tập thiền TỊNH, tuân thủ giới luật, và có sinh hoạt hợp đạo pháp trước nhằm tạo nền tảng vững chắc, để không lạc vào tà đạo. Sau đó mới tập thiền ĐỘNG để tạo công năng nhằm độ sanh và thúc đẩy nhanh quá trình tu tập. Có thể nói thiền TỊNH là Bát Nhã, thiền ĐỘNG là Đại Bi, luôn phải phối hợp song hành với nhau mới đảm bảo hiệu quả và an toàn. Sau cùng mới tập thiền MẬT, nhằm mục đích hợp nhất với chư Phật, hoạt dụng độ sanh và nhập niết bàn trọn vẹn.

    Trước khi vào phần thực hành cụ thể, để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Hành giả phải nắm vững các vấn đề then chốt sau:

    1)  Trong kỹ thuật thiền Mật thường có sử dụng các linh tượng cũng như các chủng tự để quán tưởng. Thiền nhân phải có niềm tin vững chắc và lòng sùng kính cao độ. Nếu nghi ngờ hoặc mất niềm tin sẽ không hiệu quả. Tuy nhiên không phải các ảnh tượng này có thần thông có thể đáp ứng tùy tiện các yêu cầu của người đời với tâm tham dục. Mà chính các chuyển hóa tâm lý khi quán tưởng ảnh tượng của các Ngài cũng như các chủng tự thiêng liêng sẽ đưa tâm hành giả vào thế định cần thiết. Giúp hành giả giao hòa tâm mình với hình tư tưởng do cộng lực của vô lượng vô biên chúng sanh từ vô lượng kiếp cùng thực hành đồng một phép quán tưởng này tạo nên. Các hình tư tưởng này thực sự là mã khóa giúp sóng ý nghĩ của thiền nhân giao hòa được với các kênh năng lượng thiêng liêng tương ứng. Sau đó bằng kỹ thuật tổng lực bí truyền của bản môn hành giả mới có thể vận hành được các kênh năng lượng này theo trí tuệ thăng hoa của mình.

    Tóm lại, bằng lòng sùng kính, thiền nhân xử dụng hình ảnh, âm thanh và các pháp hữu tướng khác như là pháp phương tiện giúp định tâm. Đồng thời thúc đẩy năng lượng trong tự thân thăng hoa giao hòa một phần hay toàn diện với nguồn năng lượng toàn năng, trung tính và không hữu nhân cách.  Nếu không nắm vững vấn đề này, thiền nhân rất dể lạc vào đa thần giáo.

    2)  Giác ngộ là hoa của cây trí tuệ, là trí huệ tối thượng vì vượt lên trên trí tuệ thông thường chứ

    không phải là không trí tuệ. Không trí tuệ sẽ dẫn đến mê tín và lạc vào tà đạo.

    3)  Yên lặng và thanh tịnh là mẹ đẻ của nghệ thuật và sáng tạo đích thực.Bởi nó có hương thơm của các rung động thuần khiết, có hào quang muôn màu muôn vẻ của nguồn năng lượng vô biên khi chiếu qua hạt ngọc trong suốt của tâm không, có âm nhạc huyền diệu của vô thức toàn năng. Đó chính là thực âm khởi lên từ bản hòa ca không tiếng động khi "ngã không" về với "pháp không".

    Bởi vậy đừng bao giờ tập thiền mật với tâm vọng động và với thái độ nôn nóng hấp tấp.

    Hãy an nhàn, từ tốn và tịch lặng trong mọi lúc có thể được.

    4)  Như người xem hát, thưởng thức cái hay của cả vai trung lẫn vai nịnh, nhằm mục đích giải trí và vì nhu cầu văn hóa của mình. Chứ không nhầm sân khấu với đời thực. Để đi vào thiền mật, thiền nhân hãy trở thành khán giả của vở tuồng đời mình. Trụ ở thế tịnh, ở "CON NGƯƠI THẬT" thưởng thức mọi sự buồn vui, mọi thuận lợi cũng như thất bại của diễn viên "THẰNG TÔI" trên sân khấu trần gian, nhằm mục đích giác ngộ. Đừng bao giờ nhầm diễn viên với khán giả. . .!. . Đừng bao giờ nhầm sân khấu với thực tướng của pháp giới. . !.

    Như vậy khi không ngộ nhận vai diễn của mình là sự thực, thiền nhân đạt trạng thái an lạc của thể niết bàn. Trái lại bất kỳ khi nào nhầm tưởng vai diễn của mình là sự thực của cuộc đời, thiền nhân thực sự đang bị huyễn cảnh của tâm thức đưa vào luân hồi đau khổ.

    Bởi vậy :

    Hỡi thiền nhân, hãy trở thành chứng nhân. . !. . .

    5)  Để bổ trợ cho việc tập luyện, thiền nhân  phải có một chế độ ăn uống và một môi trường sinh hoạt thích hợp. Nên ăn chay và không dùng các chất kích thích. Tuy nhiên phải ăn uống hợp vệ sinh và đủ chất dinh dưỡng, nếu khổ hạnh ép xác làm thể xác suy yếu, việc tu tập sẽ thất bại. Môi trường sinh hoạt thích hợp nhất là thiên nhiên có cây xanh, nước,  không khí trong sạch, yên tĩnh , cách xa bạn xấu và thường gần gũi thiện tri thức.

    6)  Như con chim bay bằng hai cánh của mình. Thiền nhân phải phối hợp các bài tập một cách hợp lý. Vừa luyện xác vừa luyện tâm, vừa thiền động vừa thiền tịnh một cách cân đối để có thể phát triển một cách toàn diện

    7)  Nếu chỉ cố công tập luyện vì mục đích giải thoát cho riêng mình, thiền nhân không thể vượt qua thể thứ 5 và thực sự chưa giác ngộ trọn vẹn do vậy thần thông và trí tuệ chưa phát triển đúng mức được. Trong thực hành thiền mật nếu thiền nhân không phát đại nguyện theo gương chư Phật hành đạo cứu đời sẽ không có khả năng phát công trị bệnh tập thể mà chỉ có khả năng tác động từng người, nhưng cũng chỉ cứu được những bênh nhẹ mà thôi. . !

    Như vậy phải hành Bồ tát đạo mới chứng quả rốt ráo được.

    8)  Vì mục đích độ sanh, nên phải đắc thần thông để dùng làm pháp phương tiện. Tuy nhiên thần thông là con dao hai lưỡi, nếu  không khéo sử dụng sẽ bị đứt tay. Do vậy  kẻ nào tham pháp thuật thần thông vì cái ngã tham dục, muốn mượn đạo tạo đời, thì chẳng khác chi đứa bé kia vì ham chút mật dính trên lưỡi dao, le lưỡi liếm sẽ bị họa đứt lưỡi.

    Nhất thiết chỉ được tập huyền công với tâm bình và tịnh. Thường ngày phải áp dụng pháp môn "thường trụ chánh niệm" để luyện tâm. Theo đấy mỗi khi vọng niệm vừa khởi lên, giác tánh lập tức thấy nó ngay, kiến chiếu vọng niệm liên tục cho đến khi nó tan đi mới thôi. Như vậy tâm sẽ không bị rối loạn và phan duyên theo vọng niệm.

    Hãy an trú trong hiện tại, thường trụ chánh niệm, tập thần thông với tâm bình và tịnh.

    9)  Người tu thiền mật, hợp nhất với thầy độ mạng YIDAM của mình, thông qua Ngài vận hành các kênh năng lượng siêu nhiên để tu tập và độ sanh là mục tiêu hàng đầu. Được như vậy gọi là thường trụ khí hay thường trú tam bảo. Tuy nhiên phải phân biệt thường trụ khí chứ không phải lúc nào cũng thụ khí. Thường trụ khí phải tự xảy ra do tu luyện đúng cách thì mới có lợi. Còn lúc nào cũng thụ khí, cũng quán tưởng Yidam, tạo một dồn nén quá lớn vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể là có hại. Không khác chi, phải ăn uống đủ chất dinh dường cơ thể mới mập mạp khỏe mạnh được. Nhưng ăn uống vô độ không phút nào ngừng để mong chóng mập khỏe thì nhất định sẽ bị bội thực.

    Như vậy phải tinh tấn tu tập một cách chừng mực thích hợp với sự phát triển tự nhiên của thể. Đủ ngày giờ tình trạng thường trụ khí và hợp nhất toàn diện với Yidam sẽ tự xảy ra. Tuyệt đối không được nôn nóng đốt giai đoạn.

    10) Tương tự như trên, dùng điển quang trong mọi hoạt động của thân khẩu ý trong cuộc sống thường ngày là pháp môn tối thượng vì sẽ dẫn đến đạt ngã không và pháp không để thể nhập niết bàn tối thượng. Tuy nhiên phải phân biệt,  mọi hành động của thân khẩu ý đều làm bằng điển quang là một tình trạng tự nhiên xảy ra, do công phu tu tập lâu ngày mà tự thành.

    Nó là một khả năng do tu tập đúng phương pháp và đủ ngày giờ để tự xuất hiện thì mới có lợi Còn trái lại lúc nào cũng thụ khí, nhận điển quang để áp dụng vào các hoạt động của thân khẩu ý, sẽ dẫn đến quá sức vì vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể.

    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


  • lam04dt
    Nam Mô A Di Đà Phật

    Bài viết hay quá,
    Nhân đây mình cũng xin chia sẻ với các bạn Tập sách Ứng dụng Tây Du Ký và các giai đoạn hành Thiền của Thầy viết.
    Tình cờ sưu tập trên Internet, cảm ơn chư Huynh đã chia sẻ...
    Sách có hình ảnh rất đẹp, ...

    Phần 1
    Phần 2

    Nammo Guru Deva Dakini Hum
    Smile

    Tài liệu về tập sách Ứng dụng Tây Du Ký và các giai đoạn hành Thiền đã được convert từ file pdf sang word. Mình xin upload lên diễn đàn để thuận tiện cho các bạn tham khảo:

    TÂY DU KÝ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÀNH THIỀN

     Huệ Hải

     i  1 :        TÂY DU KÝ VÀ TIẾN TRÌNH TU TẬP

    Tây Du Ký là một đại tác phẩm. Ngoài giá trị về văn chương nghệ thuật, nó còn bao hàm một ý nghĩa triết học sâu sắc. Cuộc đời hoạt động của 5 thầy trò Đường Tăng, nhất là nhân vật Tôn Ngộ Không (Tề Thiên), minh họa rất rõ nét quá trình tu tập gian khổ của chúng sanh vô minh trên con đường thăng hoa tiến hóa, tự hoàn thiện chính mình, để thực chứng giác ngộ và thể nhập cảnh giới an lạc Đại Niết bàn (Nirvanakanya).

    Đặc biệt nó cũng rất trùng hợp với các giai đoạn hành thiền theo phương pháp của bản môn. Theo đây từng giai đoạn tu tập, lý do tại sao phải tập thiền động trước, kỹ thuật thiền năng lượng, kỹ thuật dụng tâm quán thân của thiền tịnh, phương pháp trụ vào giác tánh làm chứng nhân cho các biểu hiện tâm sinh lý lúc hành thiền cũng như trong đời sống, kỹ thuật giao hòa và vận hành các kênh năng lượng vũ trụ để hoạt dụng độ sanh, thậm chí đến các bài luyện xác cụ thể như võ thuật, dưỡng sinh, nội lực, huyền công ... tác phẩm cũng miêu tã rõ ràng chi tiết và đều rất trùng hợp với các bài luyện công trong phương pháp hành thiền của chúng ta.

    Như vậy tác phẩm có  thể xem như một giáo án vĩ đại, cụ thể và chi tiết về các giai đoạn hành thiền. Nên để có một cái nhìn tổng quát, về các giai đoạn tiến hóa cũng như phương cách vận dụng các yếu tố tâm lý, phối hợp giữa tâm lý và năng lượng trong phương pháp hành thiền. Chúng ta có thể liên tưởng tới những nhân vật, tình tiết, và hoạt cảnh sinh động đã được miêu tả trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Việc làm này sẽ đem lại nhiều lợi ích thực tiễn cho những ai thực sự muốn hội nhập với con người thật của mình. Thực sự muốn tìm được con đường tiến tới chân hạnh phúc với một cuộc sống đích thực ngày càng có ý nghĩa hơn.

    Phương pháp hành thiền của chúng ta có thể chia ra làm 3 giai đoạn:

    -          Giai đoạn thiền Động:

    Là giai đoạn thiền nhân định tâm, tập trụ vào giác tánh, giữ chánh niệm trong lúc thiền định và trong cuộc sống. Đạt tình trạng nhận điển quang, tập làm chủ luồng năng lượng này. Trụ vào giác tánh sử dụng nguồn năng lượng này để thăng hoa tiến hóa lên những mức độ thanh tịnh hơn.

    -           Giai đoạn 2 thiền Tịnh:

    Dụng tâm quán tâm. Trụ vào thể tịnh làm chứng nhân cho mọi biểu hiện tâm lý. Diệt trừ vọng niệm. Đạt tâm không, nhập định và thực chứng  Prajnaparamita (Bát Nhã  Ba La Mật Đa).

    -           Giai đoạn 3 thiền Mật:

    Nhận điển quang chư Phật chư Bồ Tát. Phát đại nguyện hành Bồ Tát Đạo. Thông qua Yidam của mình, vô ngã hoạt dụng độ sanh.

    Giai đoạn 1 - Vận động trên nền đất cứng.

    Giai đoạn 2: Thiền Tịnh

    Một lớp Thiền tịnh (quán không)

    Quán niệm, quán không, trung quán song chiếu, tâm không, và nhập định lần thứ nhất  (Samadhi) Đạt Ngã Không...

    Các bài tập trên tương ứng với Tây Du Ký. Ở giai đoạn Tề Thiên lên Thiên Đình làm Bật Mã Ôn, làm quan không quản lý bộ nào, coi vườn đào Tiên ăn trộm đào, uống linh đan, đạp vỡ lò bát quái của Thái Thượng Lão quân, đại náo thiên đình, bị đè ở Ngũ Hành Sơn. Và được Đường Tăng cứu thoát.

    Giai đoạn 3: Thiền Mật

    Thiền mật (Mahamantra)

    Phát đại nguyện, giao hòa và vận hành các kênh năng lượng vũ trụ, vừa tu vừa hành đạo độ sanh. Nhận điển quang chư Phật chư Bồ Tát. Nhập định dùng kỹ thuật tổng lực: (Mahamudra)+MahaDalani+ MahaMantra) thực hành các pháp môn của Mật tông. Các bài tập này tương tự với giai đoạn thầy trò Đường Tăng thấy xác mình trôi trên sông. Gặp Phật Tổ Như Lai, thỉnh được kinh vô tự tại chùa Lôi âm (với Lôi là điển quang, Âm là Dalani). Vì giai đoạn này thiền nhân tu tập bằng điển lực, trong trạng thái vô ngã, thông qua vị thầy độ mạng Yidam của mình. Thiền nhân thực chứng Ngã không và Pháp Không.

    - Giai đoạn 5 Thầy trò Đường Tăng thỉnh được kinh trở về. Tương ứng với giai đoạn thiền nhân vì đại nguyện độ sanh nên hành trì kinh đại thừa bằng huyền công qua các bài tập: Chuẩn Đề Dalani, Đại bi huyền công, Thủ lăng nghiêm huyền công, Thập chú huyền công.

    Sau đây là một số gợi ý ban đầu về sự liên tưởng giữa Tây Du Ký và các giai đoạn hành thiền:

    Cuộc hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh của 5 thầy trò Đường Tăng tượng trưng cho quá trình rèn Tâm của thiền nhân (Phật giáo) đó là quá trình rèn luyện để nhằm thăng hoa chuyển biến các yếu tố: Năng lượng (Tề Thiên), tính thiện (Đường Tăng), Dục tính (Bát Giới), tính sân (Sa Tăng), tính si (ngựa trắng) cho đến ngày Giác ngộ hoàn toàn (gặp Phật Tổ Như Lai) và hành Phật sự độ sanh (thỉnh được kinh mang về).

    Cuộc đời hoạt động của nhân vật Tề Thiên tương ứng với quá trình luyện Tinh hóa khí, luyện Khí hóa Thần và luyện Thần hoàn Hư trong Khí công và Tiên Đạo.

    Nó cũng tương ứng quá trình  hành công thúc đấy Kundalini vươn lên trong kênh Sushuma, đột phá qua 7 luân xa để thực chứng giác ngộ trong Yoga (Ấn giáo).

    Dưới đây là sơ đồ minh họa cuộc đời hoạt động của Tề Thiên, so sánh với phương pháp luyện nội hỏa (Kundalini) của Yoga và phương pháp luyện khí của Khí công Tiên đạo Trung Quốc và phương pháp hành thiền của chúng ta:

    Chú thích hình đồ trên:

    a) Điều khí theo vòng Châu Thiên:

    Điều khí theo Nhâm mach: ( -----> âm): Khởi sự điều khí đi xuống lần lượt qua các huyệt sau: Liên tuyền, Thiên Đột, Đản Trung, Cửu vĩ, Thần khuyết, Khí Hải, Hội Âm. Tại đây hàm hung bạt bối đẩy khí qua huyệt Trường Cường thuộc Đốc Mạch. Xong tiếp tục dẫn khí theo Mạch Đốc. 

    Điều khí theo Đốc Mach: ( -----> Dương):  Khởi sự từ huyệt Trường Cường dẫn khí ngược cột sống lên đỉnh đầu. Lần lượt qua các huyệt sau: Trường Cường, Đương Quan, Mệnh Môn, Tâm Du, Đại Chùy, Ngạnh Trung, Bách Hội, Ấn Đường, Ngân Giao. Đến đây vì lưỡng đang cong lên đụng lợi hàm răng trên. Nên từ Ngân Giao ở lợi hàm răng trên tiếp tục đẩy khí qua huyệt Liêm Tuyền thuộc Nhâm mạch. Kết thúc một vòng châu thiên. Sau đó lại tiếp tục điều khí như trước.

    b) Điều khí theo hệ thống 7 Chakaras (luân xa):

    Điều khí theo đường thẳng đứng lần lượt từ dưới lên đỉnh đầu: Hợp nhất âm dương trong kênh trung đạo Sushuma. Nội hỏa là Kundalini thăng hoa đột phá qua 7 luân xa. Thiền nhân hợp nhất với đấng toàn năng, thực chứng giác ngộ.

    c) Đường đi của Tề Thiên:

    Tác phẩm có thể chia làm hai phần. Phần thức nhất là các hoạt động của Tề Thiên trước khi gặp Đường Tăng. Phần thứ hai các hoạt động của 5 thầy trò sau khi Đường tăng xuất hiện. Có thể xem đường đi của Tề Thiên trải qua 7 giai đoạn tương ứng với 7 luân xa trong kỹ thuật luyện khí:

    1) Làm vua tại động Thủy Liêm núi Hoa quả tương ứng với việc Kundalini nằm tại luân xa 1 (Muladhara).Tượng trưng cho tâm thức vô minh, luôn nô lệ bản năng.

    2) Học đạo với Tổ Sư Bồ Đề tại động Tà Nguyệt Tam Tinh thuộc núi Linh đài Phương Thốn, giai đoan khai mở luân xa 2 ( Swadhisthana), Thiền nhân đạt tình trạng đắc khí và  có thể điều khí thưc hiện thiền động.

    3) Xuống Thủy Cung lấy áo giáp và thiết bản. Tượng trưng cho giai đoạn thiền nhân khai mở luân xa 3 (Manipura). Đắc một số công năng do thực hành nhất niệm xứ và giữ giới luật trong cơn thiền định..

    4) Xuống U Minh Giới đánh thắng ma quỷ, xóa sổ sanh tử. Tượng trưng cho giai đoạn thiền nhân khai mở luân xa 4 (Anahata).Chiến thắng được ác niệm, luôn giữ được chánh niệm trong lúc thức lẫn trong lúc ngủ (vô thức). Do vậy nên có khả năng tập khí công trong giấc ngủ. Đạt khả năng thường trụ khí, nên hoạt động trở thành vô ngã. Vì thế không tạo ra nghiệp lực nên thoát khỏi sanh tử luân hồi.

    5) Lên  Thiên  Đình, ăn  đào  tiên,  uống  Linh Đan, đập vỡ lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, đại náo Thiên Đình. Tượng trưng cho giai đoạn thiền nhân qua tu tập khai mở được luân xa 5 (Vishusdda).Vượt khỏi sự xiềng xích cua tâm thức nhị nguyên. Thưc chứng Ngã  không. Thấy cái Tôi là không thực có. Nhập Samadhi lần thứ nhất. Thiền nhân không trụ ở an lạc thiền mà phát nguyện độ sanh (thiện thệ).

    6) Chiến đấu thắng ma quỷ. Đưa thầy đi Tây Trúc thỉnh kinh. Tượng trưng cho giai đoạn thiền nhân thiền định tự khai mở luân xa 6 (Ajna). Đi sâu vào tạng thức tiêu dung chủng tử vi tế. Hành Bồ Tát đạo không ngừng nghỉ. Nhập Samadhi lần thứ 2. Thực chứng Pháp Không. Thấy pháp giới cùng là huyền cảnh.

    7) Gặp Phật Tổ Như Lai, thỉnh đươc kinh mang về.Tượng trưng cho giai đoạn nội hỏa (khí) đã lên đến đỉnh đầu. Hành giả khai mở được luân xa 7( Sahasrara) nhập samadhi lần thứ 3. Thực chứng Chân Không mà Diệu Hữu. Thể nhập Đại Niết Bàn(Nirvanakanya). Đạt giác ngộ hoàn toàn.

  • TÂY DU KÝ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÀNH THIỀN

    Bài 2 : Làm vua tại động Thủy Liêm và tầm sư học đạo.

    Sau đây là một số hình ảnh có thể dùng gợi ý cho sự liên tưởng giữa Tây du ký và các giai đoan hành thiền:

    A/Tương đương với giai đoan thiền động:

    Làm vua tại động Thủy Liêm núi Hoa Qủa:

    Hoa Quả Sơn (thế giới bản năng): Cư dân của Hoa Qủa Sơn chỉ toàn là khỉ (loài vật). Tượng trưng cho việc khi năng lượng chưa thăng hoa  còn tập trung ở trung tâm dục. Mọi biểu hiện sẽ là bản năng của loài vật. Con người khi ấy chưa khác con vật là bao vì nó luôn nô lệ cho những đòi hỏi của dục tính.

    Khỉ ăn tiệc ở động Thủy Liêm: tượng trưng cho nhân sinh quan bản năng. Luôn chạy theo việc thỏa mãn các cảm giác và đấu tranh nhau để sở hữu thật nhiều phương tiện thỏa mãn cảm giác. Xem đó là lý tưởng của cuộc đời.

    II) Đi học đạo:

    Rời động Thủy Liêm, Tề Thiên vượt biển tầm sư học đạo. Tượng trưng cho năng lương bắt đầu thăng hoa trong kênh Sushuma từ luân xa 1 (Muladhara) tiến về luân xa 2(Swadhisthana) trong Yoga. Hay năng lượng toàn thân tập trung về Đan Điền Tinh là Khí Hải. Đây là giai đoạn người tu bắt đầu phát tâm tu tập. Đã biết hướng về nội tâm mình nhưng chưa tìm được minh sư, chưa chọn được pháp môn thích hợp. Về hành thiền thì chưa đắc khí.

    Tề  Thiên bắt chước (Giai đoan tu theo hình tướng, rời bản tâm của mình)

    Lúc còn ở động Thủy Liêm chỉ có thế giới của loài vật vì năng lượng còn nằm ở trung tâm dục. Khi người tu cắt đứt sự hướng ngoại khởi sự quán sát nội tâm mình. Năng lượng sẽ bắt đầu đi lên nên Tề Thiên bước vào thế giới của loài người. Khi ấy do bản tính hay bắt chước người khác, tâm bất định, quên mất người thầy vĩ đại nhất là bản tâm thanh tịnh của mình, pháp môn tối diệu nhất là giác tánh của Như Lai. Người tu thường vọng ngoại, nay theo thầy này, mai học pháp môn nọ vì tham pháp, muốn cái gì cũng biết hơn người. Không chuyển tâm tinh tấn thực hành chánh pháp của Như Lai. Nên cuối cùng chỉ vơ được một mớ rác rưởi, làm trò cười cho thiên hạ. Giống như Tề Thiên bắt chước người đời ăn mì, mặc áo, đội mũ, đi giày, ăn ớt . . v v. . . .

    Tiều phu chỉ đường (Thượng sư dạy, hạ sư truyền): Cho  đến ngày Tề Thiên gặp được người tiều phu chỉ đường đến thọ giáo với Tổ Sư Bồ Đề. Người tiều phu tượng trưng cho vị thiện tri thức hướng dẫn ta đắc khí, phương cách thăng hoa chuyển biến khí, phương cách trụ vào giác tánh của Như Lai. Nghĩa là hướng dẫn ta qui y với vị thầy tại tâm của mình. Đó là minh sư tại thế.

    Động Tà Nguyệt Tam Tinh: (Chơn tâm là ngôi chùa tốt nhất, giác tánh là người thầy vĩ đại nhất của Thiền nhân): Qua sự chỉ dẫn của người tiều phu, Tề Thiên đã đến được nơi ở của thầy để học đạo. Đó là động Tà Nguyệt Tam Tinh (chữ Tâm chiết tự ra) thuộc núi Linh Đài Phương Tốn (Hạ Đan Điền, tức Đan Điền Tinh Khí Hải hay luân xa 2 swadhisthana). Tượng trưng cho năng  lượng  thiền  nhân  đã  thăng  hoa  đến Đan Điền Tinh và tình trạng ĐẮC KHÍ.

    Tổ Sư Bồ Đề: Tượng trưng cho giác tánh của Như Lai trong giai đoạn thiền động. Đây là Yidam, người thầy tại tâm của thiền nhân tại luân xa 2 (hay tại Đan Điền Tinh Khí Hải). Ngài là chứng nhân của toàn bộ biểu hiện vận động và tâm lý khi đắc khí. Ngài  tượng  trưng chocái tịnh giữa muôn vàn vọng niệm. Khi đắc khí thiền nhân phải qui y với tam bảo. Đó là qui y với Giác tánh của mình gọi là qui y Phật. Luôn tuân  theo đúng  kinh điển  của  chư  Phật  goi  là  qui y Pháp. Và làm đúng theo lời hướng dẫn của minh sư mình, gọi là quy y Tăng.

    Tề Thiên học đạo với Tổ Sư Bồ Đề: Tượng trưng  cho  nguyên tắc quan trọng của thiền động là: Khi đắc khí, tuyệt đối thiền nhân phải trụ vào thế tịnh và giác tánh của mình. Làm chứng nhân cho mỗi biểu hiện của khí để điều tiết các biểu hiện này luôn chậm rãi, chừng mực, ổn định, điều hòa đúng với quy định. Tề Thiên là năng lượng dục thăng hoa (sattva),  Tổ Sư Bồ Đề là giác tánh ( Bodhi). Cả hai phải kết hợp làm một trong kỹ thuật thiền để thành Hóa thân (Bodhísattva).

    Lúc mới vào học đạo, vì tập tính hoang dại vẫn con nên Tề Thiên thường chọc phá đồng môn. Tượng trưng cho tiền nhên khi mới đắc khí, độ tịnh của tâm chưa cao nên các biểu hiện sẽ mang nặng vô thức, không chậm rãi, điều hòa ổn định được. Tề Thiên cần phải qui y Tổ Sư Bồ Đề, giữ nghiêm môn qui thì mới đi dần vào khuôn phép. Tượng trưng cho thiền nhân ở giai đoạn này phải giữ nghiêm giới luật và qui y vị thầy tại tâm là giác tánh của mình. Nhờ vậy sẽ có khả năng điều tiết các biểu hiện luôn điều hòa chậm rãi và đúng qui cách.

    Một số bài luyện công của Tổ Sư Bồ Đề dạy cho Tề Thiên và đồng môn:

    (Tượng trưng cho các bài điều khí luyện công trong giai đoạn thiền động của bản môn)

    Hình ảnh Tổ Sư Bồ Đề giảng pháp: Tượng trưng cho pháp nhất thiết phải được truyền qua môi trường trong suốt và  cực tịnh của tâm không. Như cây trúc rỗng ruột, tự nhiên thổi qua nó thành bản nhạc với muôn vàn giai điệu. Người giảng phải đắc khí, giữ tâm không, giao hòa với các kênh năng lượng vũ trụ. Và lời giảng thốt ra miệng đều là vô ngã, là âm thanh của tự nhiên. Không có gì tội lỗi bằng truyền pháp qua ý chí và quan điểm cá nhân, làm đánh mất tánh Như Thị của pháp.

    Hình ảnh Tề Thiên ngồi nghe pháp: Tượng  trưng cho nguyên tắc của  người  thọ pháp. Phải lấy tâm mà nghe, phải nghe trong tình trạng đắc khí. Phải thọ nhận pháp của Như Lai qua người thầy vô ngã bằng hoàn bộ năng lượng sống của mình. Và hãy để cho chủng tử Bồ Đề phát triển thuận lợi trong bản tâm cho đến ngày nó ra hoa và giải thoát và kết thành trái giác ngộ. Không có gì uổng phí bằng việc nghe pháp bằng tai và hiểu pháp qua suy luận diễn dịch của ý thức nhị nguyên.

    Tề Thiên nhảy nhót vui mừng: (Tiệm tu mà đốn ngộ): Hình ảnh Tề Thiên nghe Thầy giảng pháp đến chỗ hay hiểu được vì quá vui mừng nên la hét nhảy nhót làm ảnh hưởng đến đồng môn. Tượng trưng cho giai đoạn đốn ngộ của thiền nhân. Bởi nghe pháp trong tình trạng đắc khí, rung động chân thành và hợp nhất làm một với lời giảng của Thầy. Nên qua thời gian hạt giống Bồ Đề sẽ mọc thành cây và ra hoa kết trái trong tâm thức thiền nhân. Khi ấy người tu thấy được con đường giải thoát rõ ràng minh bạch và biết chắc rằng nhất định mình sẽ thành chánh quả. Nên niềm vui vô bờ trào dâng, niềm sung sướng vô biên sẽ làm rung động cả người. Như từ trong tối bước ra ánh sáng. Như người bị giam giữ lâu ngày được tự do. Như được gặp lại người thân yêu nhất qua bao ngày xa cách.

    . . .Trạng thái Satori sẽ mang lại niềm phúc lạc lớn lao chưa bao giờ có. Nếu chưa đạt trạng thái này thiền nhân thật sự chỉ là bậc dự lưu (đứng trên bờ).

    Tuy nhiên vì Tề Thiên tượng trưng cho năng lượng khí trong cơ thể. Bởi vậy các biểu hiện của trạng thái Đốn Ngộ xuất hiện trong nội tâm chứ không phải lúc ấy thiền nhân có động tác nhảy nhót la hét như Tề Thiên. Satori là trạng thái nở hoa của tâm thức, khi cái tịnh của tâm hồn thiền nhân đã thấm sâu và tận miền sâu thẳm, để cùng rung động với linh hồn sự vật.

    Thầy trò vấn đáp (Thiền ngữ): Khi Tổ Sư đưa ra 3 pháp môn: Trừ tà diệt quỷ, ăn chay niệm Phật tạo phước, tham thiền nhập định. Tề Thiên đều không đồng ý. Mà chỉ muốn học pháp môn trường sanh bất tử. Đây là cách nói của thiền gọi là thiền ngữ. Cả người hỏi lẫn người trả lời đều ở trong trạng thái thiền, và cùng đề cập đến 2 mặt của một vấn đề. Nên gọi là siêu lý, vì thường không phù hợp với luân lý nhị nguyên thông thường. Ở đây vấn đề là giác ngộ. Tổ sư nói về các phương tiện để giác ngộ, Tề Thiên nói về tính rốt áo, thường trụ tịch lặng của bản thể. Giai đoạn này tượng trưng cho thiền nhân sau khi ngộ, phân biệt được phương tiện và mục đích cuối cùng của việc tu tập. Do vậy phát đại nguyện thành Phật, không trụ ở thần thông pháp thuật hay các quả vị công đức khác. Đây là điều kiện tối cần thiết để thiền nhân có thể tiến tu lên những mức độ ngày càng cao hơn, cho đến ngày giác ngộ hoàn toàn.

    Tương tự  như thiền ngữ. Thiền cơ là hành động của thiền nhân trước một vấn đề nào đấy. Sự  việc phản ánh như thật qua Tâm trong suốt cực tịnh của Bát Nhã Ba La Mật Đa nếu hiển thị bằng lời nói thì gọi là thiền ngữ. Còn nếu hiển thị bằng động tác thì gọi là thiền cơ. Bởi vậy thiền cơ chứa nội dung siêu lý qua thiền, mà không thể hiện tính logic nhị nguyên của sự việc. Do đó thiền cơ chỉ có thể cảm nhận và hiểu đúng nội dung khi người thọ nhận cũng trong trạng thạng thiền và thể nhập tam không.  Vì thế cùng một lời giảng, cùng một động tác thị phạm của minh sư. Nếu thực sự đắc thiền và đạt tâm không, tự nhiên người thọ nhật sẽ hiểu được Mật nghĩa. Do vậy học được mật pháp, còn những người khác cũng cùng thọ pháp nhưng chạy theo hình tướng, không trụ tâm ở thể tịnh và giác tánh của Như Lai, luôn phan duyên theo vọng niệm, không lắng tâm hồn mình để vào được trung tâm vấn đề là bản thể của sự việc, thì nhất định chỉ học được phần hiển giáo của pháp mà thôi. Đó là yếu lĩnh của Mật tông. Chứ Mật không có nghĩa là minh sư của mình giấu pháp không chịu công truyền cho mọi người. Bởi nếu như vậy sẽ phạm vào giới luật vì mất tình bình đẳng của Phật môn. Tổ sư đánh Tề Thiên, chỉ một mình Ngài hiểu được thiền cơ này. Nên chỉ một minh Ngài học được 72 phép biến hóa của Tổ Sư.

    Tổ Sư đồng ý dạy Mật pháp cho Tề Thiên (Lễ quán đảnh)  Đến  giai đoạn này Bodhísattva được gọi là Yidam

    Tổ sư gõ lên đầu Tề Thiên 3 cái. Tề Thiên hiểu được thiền cơ này nên canh 3 đêm ấy vào xin học tối thượng pháp. Tổ Sư đồng ý truyền dạy 72 phép thần thông. Giai đoạn này tượng trưng cho thiền nhân đã tiến đến giai đoạn chót của thiền động. Khả năng trụ vào giác tánh của định tâm đã cao nên bắt đầu học được huyền công của bản môn. Nghĩa là thông qua Yidam của mình bắt đầu học huyền công bằng kỹ thuật tổng lực: Mahamudra +  mahamantra + mahadalani. Minh sư tại thế giúp môn sinh mình nhận được kênh năng lượng vũ trụ đặc thù của họ để học các  pháp bất tư nghì là ý nghĩa thực sự của lễ quán đảnh trong Mật tông. Chứ không phải các nghi thức rườm rà phiền toái và nặng phô trương để thị uy.

     


    Hình ảnh Ma quân thường xuyên đánh phá Thủy Liêm Động tượng trưng cho ác niệm thường thống trị tâm thức bản năng. Người như vậy sẽ luôn nô lệ cho những nhu cầu thấp hèn. Ý chí của dạng tâm thức bản năng không đủ mạnh để chiến thắng các cám dỗ này. Do vậy sẽ dẫn đến những hành động tội lỗi.

    Hình ảnh Tề Thiên, sau khi học đạo trở về, chiến thắng Ma quân, giành lại động Thủy Liêm. Tượng trưng cho tâm thức thiền nhân sau khi học xong giai đoạn thiền động, đã khải mở luân xa 2 (swadhísthana), độ tịnh của tâm đã khá hơn, đã quen trụ giác tánh làm chứng nhân cho mọi biểu hiện vận động và tâm lý. Do vậy thiền nhân dễ dàng chiến thắng ác niệm, nhất là các cám dỗ và các niệm về ác. Cũng như rác hôi thối có hại cho sức khỏe. Nhưng nếu chế biến nó thành phân đem bón cho cây lương thực, nó có thể nuôi sống mọi người. Cũng vậy năng lượng dục qua kỹ thuật Bramacharya đã có thể biến Tinh thành khí, tuy thiền nhân không thể diệt dục được. Vì dục là năng lượng tự nhiên cơ bản của con người, diệt dục cũng là diệt ngay chính bản thân mình, nếu không nói là có thể trở thành gỗ đá vô tri. Nhưng thiền nhân có thể chuyển hóa dục thành năng lượng thanh tịnh hơn gọi là khí, và sử dụng như là phương tiện để đạt giác ngộ. Minh họa cho sự liên tưởng này là hình ảnh Tề Thiên chiến thắng Hỗn Thế Ma Vương. Sau đó lại kết giao với 7 Ma Vương khác. Thu phục và thống lĩnh 72 động chủ, làm thống soái toàn cõi. Tề Thiên chẳng những được 4 khỉ già chỉ đường xuống Long Cung để lấy thiết bản, áo giáp, giày, mũ. Mà còn được toàn bộ yêu ma vương giúp đỡ chống lại thiên binh bảo hộ sơn động, chống lại các yêu tinh khác trên đường đi thỉnh kinh ...vv...


  • TÂY DU KÝ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÀNH THIỀN

    Bài 3:  Tề Thiên xuống Thủy Cung và U Minh Giới.

    B/ Tượng trưng cho giai đoạn: điều khí qua Mệnh môn và Tinh Khí Thần hợp nhất ở đan điền khí là Tâm Du + Đản Trung:

    I/ Công năng sau khi học đạo trở về:

     Học đạo trở về (Năng lượng của thể thứ 2): Hình ảnh Tề Thiên sau khi học đạo trở về đứng giữa bầy khỉ. Tượng trưng cho năng lượng của thiền nhân ở thể thứ nhì là thể vía. Qua kỹ thuật thiền động (Bramacharya), năng lượng dục (Tinh) đã được  thăng  hoa  thành  dạng  năng  lượng thanh tịnh gọi là Khí. Năng lượng cơ bản thay vì tạo ra  các đòi hỏi bản năng khiến thiền nhân loạn tâm. Lại trở thành phương tiện hiệu quả để thực chứng giác ngộ.

    Pháp Cân đẩu vân của Tề Thiên: (Kỹ thuật dùng ý điều khí): Tề Thiên dùng ý đi đến bất kỳ nơi nào, lập tức xuất hiện đám mây lành đưa đến nơi dấy trong khoảnh khắc. Hình ảnh này tượng trưng cho kỹ thuật dùng ý điều khí trong thiền động. Thiền nhân phải có khả năng điều khí đến bất kỳ nơi nào trên cơ thể mình để tự trị bệnh và hành công tu tập. Đây là điều kiện tối cần thiết. Nếu Tề Thiên không có khả năng này thì nhất định không thể lên Thiên Đình, xuống địa ngục, xuống Long Cung, về cõi Phật được... Tương tự như vậy nếu thiền nhân không có khả năng làm chủ luồng năng lượng thăng hoa của mình, nhất định không thể tu chứng lên các bậc cao hơn được.

    Pháp thân của Tề Thiên:(Kỹ thuật tùy duyên hiển tướng): Tề Thiên  có thể phân thành vô sở các biến hình thành bất kỳ thứ gì. Đây là 72 phép thần thông mà Tề Thiên đã học được từ Tổ Sư Bồ Đề. Hình ảnh này tượng trưng tính vô tướng, không trụ tướng của thiền nhân. Chẳng những vậy thiền nhân còn phải tùy duyên hiển tướng. Trong giai đoạn thiền động, khi thiền nhân đắc khí. Năng lượng siêu nhiên này sẽ tác động để cơ thể tự xuất hiện các biểu hiện vận động và tâm lý thích ứng với bệnh lý, thể lực, học cụ đang sử dụng, môi trường tập luyện... Nghĩa là tùy hoàn cảnh thực tiễn thường trụ khí để năng lượng tự hoạt dụng thích hợp với bán chất sự việc. Đây là khả năng bắt buộc nếu thiền nhân thật sự muốn tu tập theo con đường trung đạo: vừa tu vừa hành, đạo đời song tu, hiển mật viên thông, lý sự viên dung, phối hợp ý thức và vô thức để thực chứng siêu thức...

    Tề Thiên xuống Thủy Cung ( Khai mở luân xa 3): Thủy Cung tương ứng với luân xa 3 (Swadhísthana).Hình  ảnh Tề Thiên xuống Thủy Cung tượng trưng cho giai đoạn nội hỏa (Kundalini) đã thăng hoa  đến luân xa 3 (theo Yoga). Hoặc khí âm của huyệt Thần Khuyết giao hòa với khí dương của huyệt Mệnh Môn (theo khí công). Phong cảnh diễm lệ với lâu đài, tiên nữ, binh tôm tướng cá. Tượng trưng cho cảm giác an lạc thiền, các linh ảnh, âm thanh, vọng niệm và huyễn cảnh trong tâm thức thiền nhân. Cũng như Tề Thiên  khi xuống Long Cung cũng không nên mê muội trước rượu ngon, gái đẹp, phong cảnh hữu tình... Chỉ một mực đòi cho được binh khí (tượng trưng cho phương tiện tu tập và thành đạo của thiền nhân) và áo giáp (tượng trưng cho giới luật bảo vệ cho thiền nhân không sa vào đường ác). Trong cơn thiền định, thiền nhân tuyệt đối không được trụ vào an lạc thiền hoặc các huyễn cảnh của tâm thức. Mà phải luôn luôn trụ vào nhất niệm, và giữ được giới luật, không phan duyên theo sự cám dỗ của các huyễn cảnh này. Nếu không định tâm được như thế, thiền nhân rất dễ sao vào tà đạo.

    Gậy như ý của Thủy Cung (Công phu nhất niệm): Tượng trưng cho nhất niệm (chánh định) của thiền nhân lúc thiền định. Ở giai đoạn này thiền nhân chưa đạt tâm không nên cần phải trụ vào một chánh niệm để định tâm gọi là nhất niệm. Nhất niệm này thường là một câu niệm Phật. Nên công phu này còn được gọi là "Niệm Phật tam muội". Cây cột này không ai sử dụng được. Trái lại Tề Thiên bảo nó: lớn, nhỏ, dài, ngắn... thậm chí bé như cây kim để gài vào tai đều được như ý. Sau này nó là món bửu bối lợi hại nhất. Được Tề Thiên sử dụng trừ tà diệt quỷ bảo hộ thầy đi thỉnh kinh thắng lợi. Bởi vậy nó còn có tên là Như Ý Kim Cang. Điều này tượng trưng cho công phu nhất niệm (hay niệm Phật tam muội) chỉ ở thể thực chứng khi thiền nhân thực hành trong tình trạng đắc khí với toàn bộ năng lượng sống của mình và với một độ định tâm khá cao. Nếu chỉ niệm Phật ngoài đầu môi chót lưỡi để cầu lợi thì nhất định hoại công và vô ích.

    Tề Thiên ngồi trên ngai Long Vương (Khai  luân xa 3, thể nhập thân thứ 3): Hình  ảnh  Tề Thiên ngồi trên ngai Long Vương. Tượng trưng cho nội hỏa đã khai mở luân xa 3 (Swadhisthana). Thiền nhân thể lập trạng thái thân thanh tịnh thứ 3.

    Tề Thiên mặc áo giáp, cầm thiết bản (Khả năng của thiền nhân tại thân thứ 3): Hình ảnh Tề Thiên mặc áo giáp và cầm thiết bản. Tượng trưng cho thiền nhân sau khi thực chứng trạng thái thiền của thể thứ 3, luôn được bảo vệ bởi giới luật và có phương tiện thiện xảo là công phu nhất niệm.

    Xuống Thủy cung trở về: Tượng  trưng  cho năng lượng của thiền nhân tại luân xa 3. Đến giai đoạn này, ngoài pháp Cân Đẩu Vân và 72 phép thần thông biến hóa. Tề Thiên còn được thêm Như ý Kim Cang côn và áo giáp. Hình ảnh này tượng trưng cho thiền nhân sau khi khai mở luân xa 3, phải thực chứng một số khả năng sau: Dùng ý điều khí, tùy duyên hiển tướng, phương tiện thiện xảo, giữ được giới luật trong lúc thức cũng như trong cơn thiền định.

    Nhất trụ kình thiên: Tề Thiên làm phép cho cây kim cang như ý vươn lên mãi đụng đến Thiên Đình, thọc xâu xuống mãi đụng đến âm ty địa ngục. Hình ảnh này tượng trưng cho giác tánh của thiền nhân nếu được phát triển không ngừng sẽ có công năng chấn động càn khôn, là phương tiện thiện xảo đưa đến bờ giác ngộ. Giác tánh của Như Lai có một. Nhưng phương cách vận dụng tùy lúc thay đổi theo mức độ tu chứng của thiền nhân. Có khi trụ vào chánh niệm để tiêu dung vọng niệm. Có khi trụ vào cái tịnh để làm chứng nhân cho mọi vọng động. Có khi trụ ở Phật hiệu để phát triển tâm từ diệt trừ các ác niệm... Đến giai đoạn này thiền nhân phải dùng công phu nhất niệm để gia tăng định tâm nhằm thăng hoa nội hỏa (khí) lên đến (Đại chùy + Thiên Đột) hay luân xa 5. Cũng có nghĩa thiền nhân phải dùng công phu niệm Phật tam muội để thăng hoa năng lượng đồng thời đi sâu vào thiền định. Để có thể từ chánh định tiến về lại định là trạng thái thực chứng của người khai mở được luân xa 5. Đạt Ngã không, kết thúc trạng thái nhất nguyên của tâm thức.

    Hình ảnh Tề Thiên xuất hồn theo quỷ sứ đến U Minh giới. Tượng trưng cho nội hỏa  (Kundalini) đã thăng hoa đến luân xa 4 (Anahata),  hay khí âm của huyệt Đản Trung giao hòa cùng khí dương của huyệt Tâm Du tại Đan Điền Khí. Trong cơn thiền định, thiền nhân thể nhập trạng thái thiền thứ 4. U Minh giới với quỷ sứ, âm ty địa phủ, Phán Quan, Thập Điện Diêm Vương ... tượng trung cho huyễn cảnh trong tâm thức thiền nhân lúc thiền định ở trạng thái thứ 4. Hình ảnh Tề Thiên mình mặc giáp trụ, tay cầm Như ý kim cang côn đánh thắng tất cả quỷ sứ ở địa phủ, thu phục Phán Quan và thập Điện Diêm Vương tượng trưng cho thiền nhân ở giai đoạn này do công phu nhất niệm đã vững chắc, do đã quen trụ vào giác tánh làm chứng nhân cho mọi biến hiện sinh diệt trong tâm lúc ý thức cũng như trong cơn thiền định. Nên giờ đây thiền nhân hoàn toàn có khả năng trụ vào công phu nhất niệm (chánh định), diệt trừ mọi ác niệm, giữ được giới luật cả trong lúc vô thức (lúc ngủ). Toàn bộ quá trình Tề Thiên xuống Địa phủ chiến thắng trở về đã minh họa một cách sâu sắc tiến trình tập khí công trong giấc ngủ và khả năng thiền nhân có thể thường trụ chánh niệm. Nghĩa là luôn giữ được giới luật, luôn trụ được vào giác tánh không phan duyên theo vọng niệm trong cả 3 trạng thái: lúc thức, lúc thiền định và lúc ngủ. Đạt tình trạng này thiền nhân được gọi là người tỉnh giác. Nghĩa là người thực.

    Nếu chấp nhận khái niệm, thực nghĩa là lúc mới biểu hiện đều do ý thức ta làm chủ. Còn ngủ là lúc mọi biểu hiện của cơ thể đều là vô thức ta không thể làm chủ được. Thì đối với thiền, người ta chỉ có thể ở một trong hai trạng thái: thức hay ngủ. Người đã thức thì không bao giờ ngủ. Vì ngay trong giấc ngủ vẫn tỉnh giác, họ vẫn làm chủ bản thân chống lại mọi ác niệm. Ngược lại nếu người ấy còn ngủ thì thật sự họ chưa thức bao giờ. Vì lúc được gọi là thức, thực sự họ vẫn làm một cách vô thức cho những đòi hỏi bản năng. Họ không có ý muốn riêng, quan điểm riêng, lối sống riêng và nhu cầu đích thực của con người thật. Họ chỉ bắt chước ý muốn kẻ khác một cách vô thức, họ chỉ lập lại quan điểm của kẻ khác một cách vô thức, cả đời họ chỉ lao vào thỏa mãn những nhu cầu giả tạo mà xã hội và kẻ khác đã áp đặt một cách vô thức vì cứ tưởng là nhu cầu của mình. Thương thay!... người ấy thật sự chưa bao giờ cả. Lúc được gọi là thức, thực ra họ đang ngủ mở mắt mà thôi!

    Tề Thiên thu phục Diêm Vương: Diêm Vương là chủ của cõi Âm (Vô thức). Hình ảnh Tề Thiên thu phục Diêm Vương, minh họa cho trạng thái năng lượng của thiền nhân lúc khai mở luân xa 4. Nó cũng minh họa trạng thái tâm thức chánh định trong vô thức của thiền nhân. Hai trạng thái tâm thức của người tỉnh giác.

    Tề Thiên xóa sổ sinh tử (Dứt vọng niệm, đắc an lạc thiền): Hình ảnh Tề Thiên thu phục Phán Quan và Diêm Vương, xóa sổ sinh tử của dòng họ khỉ. Tượng trưng cho nội hỏa sau khi thăng hoa đến luân xa 4 (Anahata). Hoặc Tinh Khí Thần đã hợp nhất tại Đan Điền Khí. Trạng thái nhị nguyên của tâm thúc chấm dứt. Thiền nhân đạt trạng thái tâm thức nhất nguyên. Đó là giai đoạn tâm luôn chánh định và một nhất niệm. Thiền nhân không còn bị khổ đau vì luôn phan duyên theo sự sinh thành biến diệt của các vọng niệm nữa. Thay vào đó thiền nhân thọ dụng được hạnh phúc của trạng thái an lạc thiền. Bởi vậy nên được gọi là thoát vòng sinh tử.

     

     

     

     

  • TÂY DU KÝ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÀNH THIỀN

    Bài 4 :                                   Đại náo Thiên Cung.

    C/ Giai đoạn thiền tịnh: thiền nhân thực chứng chánh định

    I/ Ngọc Hoàng Thượng Đế và Thiên Đình: (Cái TÔI chủ trì tâm chánh định).

    Hình ảnh Ngọc Hoàng Thượng Đế tượng trưng cho cái Tôi chủ trì sự chánh định của thiền nhân. Từ cái tâm vô minh của chúng sanh thường nô lệ cho ác niệm, nên tạo nhiều đau khổ. Người tu định tâm thấy được thiện ác đúng sai, nên khuyến thiện trừng ác. Sau đó trụ vào một nhất niệm là thiện niệm. Khi thiện niệm này choán đầy tâm thức khiến không một ác niệm nào có thể khởi sinh, gọi là đạt chánh định. Cho đến giai đoạn này thiền nhân luôn phải dùng ý thức để tu tập. Tình trạng chánh định bằng ý thức này được minh họa trong Tây Du Ký qua nhân vật Ngọc Hoàng Thượng Đế. Nhân vật này cũng tượng trưng cho hóa thân của thiền nhân khi nội hỏa (khí) thăng hoa đến luân xa 5 (Vishusdda). Đó cũng là cái tôi chủ trì tâm thức trong cơn thiền định, khi thiền nhân thể lập trạng thái thiền thứ 5. Ngọc Hoàng Thượng Đế là nấc thang chót của thiền Tịnh mà thiền nhân bắt buộc phải vượt qua để lập đại định (Samadhi) lần thứ nhất, thực chứng ngã không. Hình ảnh Thiên Đình với Thiên binh Thần tướng, với các vị Tiên, với lâu đài, điện phủ huy hoàng tráng lệ .... tượng trưng cho trạng thái an lạc thiền và huyễn cảnh trong tâm thức thiền nhân khi thực chứng trạng thái thường trụ chánh định. Nghĩa là khi năng lượng đã thăng hoa đến luân xa 5 (theo Yoga). Hay khi khí âm của huyệt Thiên Đột giao hòa với khí dương của huyệt Đại Chùy (theo khí công và tiên đạo). Tình trạng chánh định sẽ làm tâm ý thức đứng yên không chao đảo. Do đó hình ảnh và âm thanh từ giác quan đưa vào hiện rõ rệt hơn, tinh tế hơn. Thiền nhân sẽ có sức cảm nhận tốt hơn trung thực hơn trước, nên gọi là Thuận Phong Nhĩ và Thiên Lý Nhãn. Hình ảnh Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ xem xét việc trần gian rồi báo cho Ngọc Hoàng Thượng Đế biết, minh họa rất rõ quá trình hình thành ý thức. Theo đó do ngũ căn tiếp xúc, thọ nhận sắc trần tạo ra tiền ngũ thức. 5 thức này tổ hợp lại thành ý thức. Ý thức phát triển thành mạt na thức. Sau đó các kinh nghiệm tạo thành được cất giữ trong Tạng thức (thức thứ 8). Khi có một tác nhân cảm thọ, tác nhân này sẽ được so sánh với các kinh nghiệm của tạng thứ để tâm thức đưa ra quyết định chung cuộc. Quá trình này hình thành tâm thức nhị nguyên và cái tôi. Bởi vậy trong thiền, ý thức đồng nghĩa với vô minh, vì bản chất hiện tượng thông qua lăng kính nhị nguyên của nó trở thành sai lệch không như thật. Do vậy sẽ đưa đến hành không như thật. Đó là nguyên nhân của sự khổ. Bởi vậy thiền nhân muốn đạt giác ngộ nhất thiết phải vượt qua ý thức, dù đó là ý thức đã thăng hoa thành tâm chánh định (xiềng sắt hay xiềng vàng, tội nhân vẫn bị câu thúc). Làm như vậy nhằm diệt cái tôi giả tạo của mình, để tiến về trực giác siêu thức là trạng thái Bát Nhã Ba La Mật Đa của tâm không tịch lặng phản ánh như thật. Tây Du Ký minh họa việc này qua hình ảnh Tề Thiên đại náo thiên cung.

    II/ Quán niệm:

    Tề Thiên lên Thiên Đình: Tượng trưng cho nội hỏa (khí) đã thăng hoa đến luân xa 5. Thiền nhân chấm dứt trạng thái tâm thức nhị nguyên của giai đoạn thiền động (từ luân xa 1 đến luân xa 4). Để chuyển sang trạng thái tâm thức nhất nguyên của thiền tịnh. Nhằm tiêu dung chủng thức đạt chánh định. Để sau đó tiến tới tâm không nhập đại định (samadhi) lần thứ nhất, thực chứng ngã không.

    Hình ảnh ngựa của Thiên Đình, tương trưng cho vọng niệm của thiền nhân khi bắt đầu bước vào trạng thái thiền thứ 5. Nghĩa là khi nội hỏa đã thăng hoa vượt qua luân xa 4. Trạng thái tâm thức nhị nguyên bắt đầu chuyển hóa để trở thành nhất nguyên (luân xa 5). Khi ấy tâm bất định với vọng niệm trở thành chánh định với nhất niệm. Trong kỹ thuật thiền tịnh của bản môn. Để tạo ra bước phát triển tâm thức như trên, thiền nhân phải lần lượt thực chứng các pháp môn sau: quán niệm, quán không, trung quán song chiếu, tâm không và nhập định (Samadhi). Hình ảnh Tề  Thiên trong giai đoạn đầu tiên mới lên Thiên Đình, giữ nhiệm vụ cai quản đàn ngựa trời, minh họa rất rõ giai đoạn đầu tiên của thiền tịnh. Thiền nhân phải tập làm chủ ý nghĩ của mình, tập từng bước làm chủ tâm thức mình. Bài tập đầu tiên, thiền nhân phải tập là trụ vào giác tánh của mình, làm chứng nhân cho mọi vọng niệm trong tâm thức. Không để cho các niệm này lôi đi, cũng không phát ý muốn diệt chúng. Như sương tan dưới ánh mặt trời, vọng niệm sẽ tự tiêu dưới ánh sáng của giác tánh, khi thiền nhân trở thành chứng nhân cho chính tư tưởng của mình.

    Hình ảnh Tề Thiên chăn ngựa, tượng trưng cho giai đoạn thiền nhân quán niệm. Tập làm chủ các ý nghĩ của mình. Còn hình ảnh Tề Thiên điều khiển được ngựa, tượng trưng cho giai đoạn thiền nhân thực chứng pháp môn quán niệm. Độ định của tâm ngày càng cao hơn.

    III/  Quán Không:

     

    Tôn Ngộ Không sau khi làm Bật  Mã Ôn, về Hoa Quả Sơn tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Được Thiên Đình chấp thuận chức danh và cho xây phủ Tề Thiên ở Thiên Đình. Hình ảnh cờ hiệu Tề Thiên Đại Thánh tung bay tại Hoa Quả Sơn và Thiên Đình minh họa rất rõ giai đoạn nội hỏa đã thăng hoa từ luân xa 1 đến luân xa 5. Nên tiềm năng của luân xa 5 hiển thị sáng lạng trong đời sống tâm thức của thiền nhân. Cái tôi chánh định vươn lên để dần dần thống lĩnh tâm thức, khiến thiền nhân từng bước không còn bị phan duyên bởi những vọng niệm về bản năng lẫn những niệm phức tạp của tâm thức nhị nguyên là dạng thăng hoa của tâm thức bản năng. Hình ảnh Tề Thiên làm quan chỉ có chức danh nhưng không giữ nhiệm vụ nào tượng trưng cho giai đoạn thiền tịnh Quán Không. Đến giai đoạn này thay vì quán sát các niệm đang vẫn đọng trong tâm thức. Thiền nhân trụ vào giác tánh trở thành chứng nhân quan sát các khoảng không trong tâm hồn mình. Đó là khoảng giữa 2 niệm. Đó là khoảnh khắc hạnh phúc ngắn ngủi khi tâm thức nghỉ ngơi, không bị giằng xét bởi lưỡi dao vọng niệm cọ xát vào da thịt của nội tâm mình.

    IV/ Trung Quán Song chiếu:

    Tề Thiên kết bạn với các vị Tiên và Tinh tú trên trời: Hình ảnh Tề Thiên làm quan không giữ nhiệm vụ gì, suốt ngày chỉ rong chơi kết bạn với mọi người. Tượng trưng cho giai đoạn Trung Quán song chiếu. Thiền nhân khi ấy trở thành giác tánh của mình chẳng những làm chứng nhân cho các ý niệm trong tâm. Mà còn chứng kiến được những khoảng trống trong tâm hồn mình. Dòng sông ý niệm trong tâm thức dường như chảy chậm lại. Khoảng trống giữa các ý niệm sẽ ngày càng nhiều hơn và dài hơn. Các đám mây tượng trưng cho niệm, khoảng trời xanh không mây tượng trưng cho Không. Thiền nhân như người nhìn trời, thấy cả mây bay lẫn nền trời xanh.

    V/ Vượt khỏi những giới hạn của cái tôi chánh định để thể nhập giác tánh vô giã chí thiện của Như Lai:

    Thiên  Đình tượng  trưng cho tâm  chánh  định,  Thiên binh, Thần  tướng  và các quan tượng trưng cho những giới hạn của cái thiền nhị nguyên. Ngọc Hoàng Thượng Đế tượng trưng cho cái thiện hữu hạn. Vì chân lý khi được phóng chiếu qua lăng kính của cái tôi, liền bị quy định bởi những quan niệm, định kiến, nhân sinh quan, ý thức hệ về nhất niệm được dùng làm phương tiện cho chánh định... Bởi vậy thiền nhân muốn trở thành bậc giác ngộ hoàn toàn, nhất định phải từng bước vượt qua những rào cản của cái tôi, dù cái tôi đó là cái tôi chánh định. Để cuối cùng thực chứng trạng thái vô nghã thể nhập với cái chí thiện là bản thể của sự vật. Tề Thiên Đại Thánh tượng trưng cho năng lượng sống liên tục thúc đẩy cái thiện hữu hạn tiến về cái chí thiện vô hạn (thành Phật). Bởi vậy Tề Thiên phải liên tục chiến đấu chiến thắng Thiên binh, Thần Tướng, phá hội Bàn Đào, đại náo Thiên Đình, muốn dụng tâm truất ngôi của Thượng Đế, để sau cùng bảo hộ thầy đi về đất Phật, gặp Phật và được thành Phật (hiệu là Đấu Chiến Thắng Phật).

    Sau đây là một số hình ảnh gợi ý về sự liên tưởng này:

    Thọ hưởng an lạc thiền khi định thành chánh định, tâm nhị nguyên thành nhất nguyên. Nội hỏa tiến đến cực điểm của Tiên đạo, nên gọi là luyện thành Tiên đan hay được uống Tiên đan (Giả kim thuật).

    Do tâm chánh định, thiền nhân diệt trừ được huyễn cảnh trong tâm thức.

    Lên Thiên Đình ăn Đào Tiên, uống Linh Đan trở về: Hình ảnh Tề Thiên lên Thiên Đình ăn đào Tiên, uống Linh đan trở về. Tượng trưng năng lượng dục đã thăng hoa thành năng lượng thanh tịnh ở trạng thái thiền thứ 5 (khai mở luân xa 5, thực chứng tâm chánh định). Đến giai đoạn này thiền nhân phải thực chứng một số công năng sau: Dùng ý điều khí, công phu niệm Phật tam muội, giữ được giới luật trong cả 3 trạng thái: ý thức, thiền thức (trong cơn thiền định) và vô thức (trong lúc ngủ), khai mở luân xa 5, thực chứng tâm chánh định. Từ trạng thái nhị nguyên tâm thức tiến về nhất nguyên, đắc an lạc thiền.

    VI/ Phá Ngã: ( Diệt trừ cái Tôi)

    Đến lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân: Hình ảnh Tề Thiên đến lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân, tượng trưng cho nội hỏa (khí) đã thăng hoa trong kênh sushuma đến luân xa 5 (vishusdda). Hay khí âm của huyệt Thiên Đột giao hòa với khí dương của huyệt Đại Chùy. Thiền nhân thể nhập hóa thân thứ 5.

    Tề Thiên bị đốt trong lò luyện Đan: Hình ảnh Tề Thiên bị đốt trong lò luyện đan tượng trưng cho năng lượng dục đã thăng hoa thành nội hỏa. Tâm chánh định của thiền nhân giúp cho tinh khí thần hợp nhất. Bởi vậy nội hỏa cháy mạnh tại luân xa 5. Năng lượng dục được trui rèn tại đây. Tâm thức nhị nguyên với bản năng dục tiềm ẩn được trui rèn để trở thành tâm chánh định hợp nhất âm dương (thái cực).

    Lão Quân phát công đốt Tề Thiên trong lò luyện đan: Lửa trong lò luyện đan tượng trưng cho nội hỏa (nội khí). Thái Thượng Lão Quân phát công tượng trưng cho kênh năng lượng vũ trụ mà thiền nhân đang giao hòa vận dụng (ngoại khí) Kỹ thuật luyện công vượt qua luân xa 5,  cần phải hợp nhất với nội hỏa và kênh năng lượng vũ trụ thích ứng trong trạng thái tâm thức chánh định.

    Hình ảnh Tề Thiên đập ngã lò luyện đan, tượng trưng cho giai đoan thiền nhân vượt qua luân xa 5 để tiến về luân xa 6 (Ajna). Từ  cái tôi chánh định tiến lên thực chứng ngã  không. Nhờ bị đốt trong lò luyện đan nên khi ra khỏi lò Tề Thiên đắc kim thân kim nhãn. Điều này tượng trưng cho thiền nhân khi khai mở luân xa 5, công năng tăng tiến nên cơ thể cường tráng khỏe mạnh. Bởi vậy có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ trên con dường tu tập thành đạo. Tâm đạt thế chánh định, nên trí huệ ra tăng. Nhận định và xử lý tình huống chính xác hơn, nên việc hành đạo tu tập chóng đạt kết quả hơn.

    Đại náo thiên cung: Tề  Thiên đại náo Thiên cung, tượng trưng  cho việc thiền nhân phải phá vỡ các phạm trù hữu hạn của cái tôi chánh định. Diệt trừ cái tôi giả tạo, thể nhập trạng thái chân không thường trụ tịch lặng của trực giác siêu thức là Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajnaparamita) .  Đây là giai đoạn thiền nhân phải can đảm vứt bỏ phương tiện nhất niệm, vứt bỏ các hình tướng mà bao lâu nay đã giúp thiền nhân thực chứng chánh định (Qua song bỏ bè).

    Hình ảnh Tề  Thiên ngồi trên ngai Thượng Đế và Ngọc Hoàng Thượng Đế phải trốn chạy. Tượng trưng cho tâm chánh định hoàn toàn thống lĩnh tâm thức và nội hỏa đã khai mở luân xa 5. Thiền nhân đến giai đoạn này có thân thể khỏe mạnh, cường tráng, có công năng tốt, tâm không nghĩ đến điều ác, thân không làm điều ác. Nhưng mọi hoạt động đều xoay quanh cái tôi của mình, không cầu lợi nhưng cầu danh, còn muốn mọi người suy tôn ca ngợi, còn ngã mạn, tâm từ chưa phát triển nên không thể chấp nhật các quan điểm ngược với mình. Trong thiền, đây là trở ngại vô cùng lớn lao mà thiền nhân nhất định phải vượt qua, nếu thật sự muốn chứng giác ngộ (đại náo Thiên Đình).

    VII/ Thực chứng Ngã Không: (Nhập đại định lần thứ nhất đắc vô ngã)

     

    Tề Thiên Đại Thánh và Phật Tổ

    Tề Thiên tượng trưng  cho năng lượng vận hành của tâm thức nhị nguyên, hay cái biết hữu hạn của ý thức. Phật tổ Như Lai tượng trưng cho bản thể tuyệt đối của vạn pháp, hay trí tuệ tối thượng không ngằn mé của trực giác siêu thức. Đó là tự nhiên trí của chư Phật luôn phản ánh như thật mà không phan duyên mọi sắc tướng của pháp giới.

    Bàn tay của Như Lai tượng trưng cho một phạm trù tương đối của cái Dụng. Đó là một phạm trù bất kỳ của bản thể hiển thị. Việc Tề Thiên tự phụ vào thần thông, đánh cược với Phật Tổ Như Lai minh họa đặc tính của chúng sanh luôn tự phụ vào kiến thức nhị nguyên góp nhặt. Lấy cái Tôi của mình làm trung tâm vũ trụ. Không tin và không chấp nhận bất kỳ cái gì ngoài cái vốn hiểu biết hữu lậu của mình. Việc Tề Thiên bay mãi không ra ngoài bàn tay của Phật. Nhưng lại tưởng mình đã đến tận cùng trời. Tượng trưng cho con người với cái biết nhị nguyên chỉ có thể tiếp cận một mảng nhỏ chân lý mà thôi. Nhưng giống như Tề Thiên thấy ngón tay Phật tưởng là cột chống trời. Trước những việc chưa biết, cái tôi ngã mạn thường sẽ giải thích sự kiện này theo sai lầm chủ quan của mình. Bởi nhận thức không đúng như thật nên dẫn đến hành động không đúng như thật. Đi ngược với qui luật biến dịch khách quan của tự nhiên nên cuối cùng sẽ dẫn đến thất bại đau khổ. Tây Du Ký minh họa việc này qua sự kiện Tề Thiên bị đè dưới núi Ngũ Hành.

    Ngũ Hành (Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) là năm yếu tố cấu thành sắc tướng. Núi ngũ hành tượng trưng cho sắc tướng của pháp giới. Trong con người núi ngũ hành tượng trưng cho thể xác vật lý, và linh phù trên đỉnh tượng trưng cho phần phi vật lý (hay nói cách khác núi ngũ hành là ý thức, còn linh phù trên đỉnh là vô thức). Như vậy núi ngũ hành có linh phù trên định tượng trưng cho cái Tôi (Ngã). Tề Thiên cho tới giai đoạn này năng lượng thăng hoa do cái tôi ý thức chủ trì. Việc Tề Thiên thách thức với Phật Tổ Như Lai, cuối cùng bàn tay Ngài lật úp hóa thành núi ngũ hành đè Tề Thiên ở dưới minh họa quá trình cái tôi duy ý chí là trở ngại lớn làm cho năng lượng thăng hoa của con người không thể vượt qua để thể nhập trạng thái Niết Bàn an lạc của chư Phật. Núi Ngũ Hành như vậy là giới hạn mà tâm thức không thể nào vượt qua để thực chứng trạng thái siêu thức của bậc giác ngộ. Nó là ranh giới giữa ý thức và siêu thức, giữa tư duy và trực giác, giữa trạng thái nhị nguyên và đặc tính phản ảnh như thật, giữa thái cực và vô cực, giữa ngã và vô ngã. Việc Tề Thiên vùng vẫy làm nứt núi ngũ hành, tượng trưng cho cái biết của ý thức tuy ở trong sự chi phối của các quy luật tự nhiên nhưng có khả năng khám phá vận dụng các quy luật tự nhiên để phục vụ cho yêu cầu của mình. Thế nhưng khi núi ngũ hành được dán linh phù trên đỉnh, Tề Thiên không thể vùng vẫy nữa, đành chịu câu thúc 500 năm ở đây. Linh phù tượng trưng cho trạng thái bất tư nghì, là phần mà cái biết ý thức chưa vươn tới được. Điều này tượng trưng cho việc thiền nhân từ đây trở về sau không thể dùng ý thực nhị nguyên để thực chứng giác ngộ là trạng thái bất tư nghì vượt ra ngoài luân lý thông thường. Mà phải dùng khả năng trực nhận của tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa để tự thế nhập.

    VIII/ Bất lực của cái Tôi khi thực chứng giác ngộ (khả năng hữu hạn của tâm thức nhị nguyên trước trạng thái bất tư nghì của siêu thức).

    Tề Thiên không thể vươn tới trái đào: Hình ảnh Tề Thiên do bị núi Ngũ Hành đè không thể vươn tới đẩ nhặt quả đào. Tượng trưng cho sự bất lực của tâm thức nhị nguyên khi muốn vươn tới chân lý bằng cái tôi. Núi ngũ hành tượng trưng cho ngũ uẩn (sắc thân vật lý, sắc tướng). Hình ảnh Tề Thiên bị đè dưới núi ngũ hành, tượng trưng cho sự phát triển của năng lượng khí không thể vượt qua giới hạn vật lý, sự thăng hoa hay tiến hóa của thiền nhân sẽ bị hạn chế bởi cái tôi. Bởi vậy muốn tiếp tục tiến tới chân lý thiền nhân nhất định phải phá ngã (diệt cái tôi). Đây là giai đoạn năng lượng khí của thiền nhân phải trụ vào Phật tánh, ủng hộ cái thiện vô ngã tiêu trừ ác niệm vi tế trong tàng thức. Khiến tàng thức trở thành trong suốt phản ánh như thật, như tấm gương phản ánh mọi sự trung thực nên gọi là đại viên cảnh trí. Minh họa cho giai đoạn này là hình ảnh Tề Thiên sau khi được thầy là Đường Tăng gỡ lá bùa trên đỉnh núi. Lập tức phá tan núi ngũ hành và được giải thoát (A La Hán). Sau đó hộ trì thầy đi thỉnh kinh gặp Phật và thành Phật.

     

     

     


  • Tề Thiên 5:        THẦY TRÒ GẶP NHAU.

    1)      Giới thiệu Tam Tạng ( Huyền Trang).

    Khác với Tề Thiên tượng trưng cho năng lượng thăng hoa nên phải xuất sanh từ hòn đá. Tam Tang tượng trưng  cho sư thăng hoa của ý  thức con người. Bởi ý  thức đồng nghĩa với cái tôi, mà cái tôi thì chúng  sanh  đều  xem như đồng nghĩa với thể xác vật lý của mình. Nên Tam Tạng  phải  xuất  sanh từ thai nhi do huyết nhục của cha mẹ tạo thành. Tam Tạng co cha bị kẻ thù sát hại, mẹ bị kẻ thù ép duyên. Khi vừa chào đời hài nhi Tam Tang đã được mẹ dùng bè thả trôi sông, để thoát khỏi sự sát hại của kẻ thù. Hình ảnh này tượng trưng cho tham dục là nguyên nhân làm cho chúng sanh mãi chìm đắm trong sanh tử luân hồi.

    Hình  ảnh hài nhi Tam Tạng lên đênh trên sông nước, Tượng trưng cho dòng sông kỷ niệm chảy mãi không dừng trong tâm thức, cuốn theo cái tôi giả tạo (ý thức con người), khiến cho tâm chúng sanh luôn vọng động và bất định. Đây là đầu mối vô minh dẫn đến luân hồi đau khổ. Hình ảnh hài nhi Tam Tạng được chư tăng cứu thoát dạy nên người sau này trở thành Thánh tăng đi thỉnh kinh và được thành Phật. Tượng trưng cho chúng sanh mãi trầm luân trong luân hồi sanh tử. Cho đến khi nào ý thức tham dục bị gãy đổ. Con người khởi sự hướng nội nhằm đem tâm trở về trạng thái trinh nguyên như trẻ sơ sinh. Bấy giờ Phật tánh mới có thể bắt đầu thăng hoa phát triển, giúp thành giả thoát khỏi sanh tử luân hồi và thực chứng giác ngộ.

    Hình ảnh cậu bé Tam Tạng được thầy dạy đạo, tinh tấn công phu, nghiêm trì giới luật. Minh họa giai đoạn người tu sau khi chấm dứt hướng ngoại, khởi sự quan sát nội tâm mình. Muốn tâm vọng động trở thành trí huệ tối thượng Bát Nhã Ba La Mật Đa phản ánh như thật mọi sự việc. Muốn thế nhập cảnh Niết Bàn an lạc của chư Phật . Hành giả nhất thiết phải tu giới và tu định để chuyển biến tâm thức vọng động trở thành tâm chánh định. Hành giả tuy chưa đạt vô ngã nhưng cái tôi nhị nguyên sẽ trở thành nhất nguyên với thiện niệm duy nhất choán đấy trong tâm là trạng thái luôn tỉnh giác để nhận biết mà không phan duyên mọi sự việc.

    Muốn chuyển biến cái tôi vô mình trở thành trạng thái vô ngã của cảnh giới niệt bàn. Ý thức người tu phải thường trụ vào giác tánh của mình để trở thành người quan sát cho mọi sự kiện của chính bản thân mình cũng như của pháp giới, gọi là qui y Phật. Học tập nghiên cứu kinh điển, nắm vững các giáo lý để luôn hành trì đúng phương pháp gọi là quy y Pháp. Luôn tuân thủ sự hướng dẫn dìu dắt của minh sư mình gọi là qui y Tăng. Như vậy có nghĩa là sau khi ý thức chấm dứt sự nô lệ cho bản năng tham dục quay về qui y tam bảo. Hành giả phải luôn tinh tấn công phu, thiền định tịnh tâm, nghiêm trì giới luật, phát triển tâm từ và hoạt dụng độ sanh. Hình ảnh pháp sư Tam Tạng được vua Đường kết nghĩa anh em, chọn làm thánh tăng chủ trì lễ cầu siêu. Đã dùng pháp môn tiểu thừa để thuyết pháp, mà không thể dùng đại thừa Phật pháp để độ sanh. Tượng trưng cho thiền nhân qua thời gian tu tập đã tiến đến bậc chót của pháp môn tiểu thừa. Ý thức nhị nguyên trở thành nhất nguyên, tâm loạn động trở thành chánh định. Tuy nhiên cái Tôi chánh định bây giờ biến thành trở ngại to lớn, khiến thiền nhân không thể vượt qua để thực chứng giác ngộ. Cũng như "qua sông phải dùng bè. Qua rồi phải bỏ bè mới đi tiếp được". Hành giả dùng Cái tôi chủ trì ý thức để điều hành việc tu tập pháp môn tiểu thừa. Nay đã đạt tâm chánh định, nếu không tự bỏ Cái Tôi phương tiện thì nhất định không thể tiến lên đại thừa Phật pháp để chứng thực giác ngộ được.

    Như vậy đến thời điểm này cả hai thầy trò Tam Tạng và Tề Thiên đều đã tiến hóa đụng trần của mình, nếu cứ theo phương pháp cũ thì không thể tiến lên được nữa. Tề Thiên bị đè núi Ngũ hành sơn, còn Tam Tạng thì chỉ có thể giảng kinh tiểu thừa không biết đại thừa  Phật pháp. Cả hai như vậy cần một phương pháp hợp lý để có thể tiếp tục tiến tu cho đến ngày giác ngộ hoàn toàn. Phương pháp hợp lý cần tìm là sự kết hợp giữa Tề Thiên và Tam Tạng, Đó chính là sự kết hợp giữa thiền động và thiền tịnh, kết hợp giữa sự chuyển biến thăng hoa của năng lượng và sự tiến hóa của ý thức hướng về giác ngộ.

                Chỉ có Tam Tạng mới cứu được Tề Thiên ra khỏi Ngũ Hành Sơn cũng có nghĩa là chỉ có tâm chánh định với việc qui y Tam Bảo, nghiêm trì giới luật, phát triển tâm từ mới có  thể thúc đấy nội hỏa trong kênh Sushuma vượt qua cửa ải luân xa 5 (vishusdda). Tiếp tục thăng hoa khai mở luân xa 6 Ajna giao hòa với các kênh năng lượng vũ trụ thuộc thế  Bồ tát. Cũng như tiếp tục tiến lên khai mở luân xa 7 Sahasrara, khiến thiền nhân thể nhập bản thể. Nghĩa là nội hỏa hợp nhất với bản thể ở Dụng. Hay nói cách khác nội hỏa hợp nhất với các kênh năng lượng vụ trụ thuộc thể Phật, hay hóa thân thiền nhân hợp nhất với Viên Mãn Báo Thân Lô  Xá Na Phật.

                Tam Tạng phải có Tề Thiên bảo hộ chiến đấu chiến thắng ma quỷ mới đến được đất Phật, gặp Phật Tổ Như Lai thỉnh được kinh đại thừa mang về. Tương tự như vậy bằng tâm lý và cơ bắp thiền nhân hoàn toàn có thể luyện khí tiến tu đến tiên đạo, nghĩa là thực chứng tâm chánh định. Nhưng Cái Tôi là thống soái của tâm thức, Ngalakera lệnh cho ý thức. Bởi vậy thiền nhân không thể nào dùng các biện pháp của ý thức diệt trừ cái tôi tham dục của mình được. Thiền nhân hầu như rất khó hoặc không thể nhập đại định được (Samadhi), không thể nào bằng lý trí mà thiền nhân có thể đạt trạng thái vô ngã. Cái Tôi ý thức không thể nào lặn xuống đáy tạng thức để tiêu dụng các chủng tử vi tế (lậu) nhiên hậu đạt đại viên cảnh trí và thực chứng giác ngộ toàn diện (thành Phật). Chỉ có một phương sách duy nhất là Bồ đề  tâm của trạng thái chánh định phải được bảo hộ bởi sự thăng hoa của nội hỏa. Nhằm khai mở các luân xa để giao hòa với các kênh năng lượng vũ trụ thích ứng. Minh họa việc này là hình ảnh Tề Thiền và Tam Tạng mỗi khi gặp khó khăn trở ngại trên đường đi thỉnh kinh luôn được chư Phật, chư Bồ Tát, Hộ pháp chư Thiên chư Thần giúp đỡ bảo hộ an toàn. Bởi vậy đến giai đoạn này thiền nhân chỉ có thể tiếp tục tiến tu bằng sức mạnh của 3 lực tổng hợp, đó là: ngã công đức lực, Như Lai gia trì lực và pháp giới lực.

    Như vậy phối hợp thiền động và thiền tịnh, dùng tâm chánh định điều khiển nội hỏa tiến lên giao hòa với các kênh năng lượng vũ trụ của chư Phật, chư Bồ Tát là con đường thiết yếu duy nhất để nhập định thực chứng trạng thái thiền Mật là trạng thái thăng hoa tột đỉnh của ý thức trước khi giác ngộ.

    Tam Tạng leo lên đỉnh Ngũ Hành Sơn (chỉ quy y Tam Bảo, phát triển Phật tánh mới vượt lên trên ngũ uẩn được )

    Tam Tạng tương trưng cho tâm chánh định vơi các đặc tính qui y Tam Bao, nghiêm trì giới luật và phát triển tâm từ. Núi Ngũ Hành tượng trưng cho sắc tướng ngũ uẩn là: đất, nước, lửa, gió là phần vật chất và thức là phần hồn. Linh phù của Phật tổ Như Lai tượng trưng cho Phật tánh hay phần bất tư nghì của vật chất. Tề Thiên đủ thần thông quảng đại vẫn bị núi ngũ hành đè không thoát ra được. Tượng trưng cho việc thiền nhân dù năng lượng có mạnh, công năng thần thông có cao mấy đi nữa cũng không thể tự giải thoát khỏi xiềng xích của Cái Tôi và sắc tướng. Thế nhưng Tam Tạng lại có khả năng leo lên núi Ngũ Hành để gỡ linh phù cứu Tề Thiên. Hình ảnh này tượng trưng cho việc, chỉ có tâm chánh định mới giúp cho thiền nhân nhận biết được con người thật của mình, không đồng hóa nó với thể xác vật lý. Đây là trạng thái chứng ngộ của thiền Mật. Trạng thái này làm cho năng lượng vượt khỏi giới hạn của thể vật lý tiến sâu vào trạng thái bất tư nghì của thể thứ 6 và thứ 7, nội điển giao hòa với điển quang chư Phật và chư Bồ Tát. Thiền nhân khi ấy tiến tu và hoạt dụng qua Bodhísattva của thể giác ngộ. Minh họa việc này là hình ảnh Tề Thiên vùng bể núi Ngũ Hành, được tự do theo thầy đi thỉnh kinh, gặp Phật Tổ Như Lai và thành Phật hiệu là Đấu Chiến Thắng Phật. Như vậy giai đoạn hai thầy trò đi thỉnh kinh tượng trưng cho giai đoạn ý thức thiền nhân được nội hỏa bảo hộ tiến sâu vào tàng thức để tiêu dụng sạch các chủng tử, làm cho thức luân ngừng vận động, thiền nhân đạt khả năng phản ánh như thật của tự nhiên trí (Bát Nhã Ba La Mât Đa).

    Cầu Phật thu hồi linh phù:(Chỉ có giới luật và đức tin mới vận hành được mật pháp của chư Phật)

    Tề Thiên thần thông pháp thuật cao cường,  có  khả  năng  đại  náo  thiên cung chiến thắng thiên binh thần tướng, thế nhưng không thể gỡ linh phù  của  Phật  tổ  Như  Lai  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn để tự giải thoát cho mình. Trong khi Tam Tạng không có thần thông pháp thuật, chỉ bằng đức tin mãnh liệt của mình, chắp tay khẩn cầu chư Phật, linh phù tự bay về trời và cứu được Tế Thiên. Hình ảnh này minh họa cho việc hành giả đủ công lực và thần thông pháp thuật cao cường đấn mấy đi nữa. Nhưng thiếu đức tin, không giữ giới luật, tâm không định, thì cũng không thể tiếp cận và thức chứng các Mật pháp bất tư nghì của chư Phật. Trái lại dù đó là pháp bất tư nghì không hiểu được bằng ý thức thông thường, nhưng một người giữ giới tốt, có tâm chánh định và có đức tin, hoàn toàn có thể tu chứng đại thừa Mật giáo của chư Phật, có thể sử dụng ấn quyết (mudra), chân ngôn (dalani) và linh phù (mantra) một cách có hiệu quả trong việc tu tập và hoạt dụng độ sanh.

    Linh  phù bay về trời:(Trạng thái Thần hoàn Hư hay siêu thức thăng hoa thành siêu thức tập thể, để cuối cùng thể nhập siêu thức vũ trụ).

    Linh  phù   dán  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn của Phật Tổ Như Lai có các chữ: UM MA NI BÁT MÊ HUM. Trong đó UM: là bản thể xuất sanh ra vạn pháp, tượng trưng cho ân điển thiêng liêng của chư phật giao tiếp tại luân xa 7 để hoạt dụng độ sanh, do thiện thệ của người đã giác ngộ. MA NI: nghĩa là ngọc như ý, tượng trưng cho Tinh Khí Thần hợp nhất tại các đan điền, giúp thiền nhân tự khai mở các luân xa tương ứng và giao hòa với các kênh năng lượng vũ trụ, do đó có công năng nên có thể thực hiện thực hiện một số sự việc bằng cách dùng khí điều ý. BÁT MÊ: là ao sen, tượng trưng cho hệ  thống  7 luân  xa. Theo Yoga Ấn  giáo  hoa sen nở thường được dùng biểu thị cho luân xa đã khai mở. Với luân xa cao nhất là luân xa 7  (Sahasra)  được tượng trưng bởi hoa sen nghìn canh. HUM: tượng trưng cho vạn pháp sau quá  trình  hiển thị  qua  các giai  đoạn: thành; trụ; hoại; diệt sẽ tự quay về hội nhập với bản thể không hình tướng. Hình ảnh linh phù từ Phật Tổ Như Lai xuất ra, dán trên đỉnh Ngũ Hành để làm đối tượng cho Tề Thiên và Tam Tạng tiến tu phá Ngã, sau đó rời núi Ngũ Hành bay về trời là các hình ảnh sinh động minh họa cho lục tự đại minh chân ngôn ( Um mani batme hum).

    2) Quan hệ thầy trò:

    a) Hội ngộ với Thầy:

    Trạng thái giải thoát: Sau khi linh phù trên đỉnh bay về trời tượng trưng cho Thần hoàn Hư thì Tề Thiên vùng bể núi Ngũ Hành thoát ra ngoài và theo bảo hộ thầy là Tam Tạng đi thỉnh kinh, gặp Phật Tổ như Lai và được thành Phật cùng với Tam Tạng, tượng trưng cho nội hỏa tiếp tục thăng hoa hội nhập với biển năng lượng của chư Phật chư Bồ Tát ngũ uẩn giai không và cái Tôi giả tạo bị tiêu diệt (vô ngã). Khi ấy ý thức dưới sự bảo trợ của nội hỏa tiếp tục thăng hoa tiến sâu và tàng thức tiêu dụng sạch các chủng tử (tượng trưng bằng hình ảnh diệt trừ tà ma trên đường thỉnh kinh) để trở thành siêu thức tập thể rồi siêu thức vũ trụ, tương ứng với trạng thái tâm thức giác ngộ của Bồ Tát và Phật. Như vậy năng lượng của thiền nhân (tượng trưng bởi Tề Thiên) hội nhập toàn diện với Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật và ý thức thăng hoa tột bực thành tự nhiên trí của Bát Nhã Ba La Mật Đa hay ý thức thiền nhân (tượng trưng bởi Tam Tạng) thể nhập toàn diện với Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Xá Na Phật.

     Thoát khỏi Ngũ Hành Sơn và hội ngộ với Tam Tạng:

    Tề Thiên có hai người thầy. Người thầy đầu tiên là tổ sư Bồ Đề đã dạy Tề Thiên phép cân đẩu vân và 72 phép biến hóa của huyền công. Người thầy thứ nhì là Tam Tạng, vai trò làm thầy mờ nhạt hơn vai trò trưởng đoàn đi thỉnh kinh. Tam Tạng chỉ thông qua các tình huống trên đường đi Tây Trúc mà giáo huấn Tề Thiên cũng như Sa Tăng, Bát Giới về giới luật, về phẩm hạnh, về đức từ bi, về đức tin và nhất là Bồ Đề tâm kiên cố quyết đi đến đất Phật, thỉnh được kinh mang về phổ độ cho mọi người. Như vậy giai đoạn đầu tiên từ luân xa 1 đến luân xa 5, người thầy là Tổ sư Bồ Đề. Nghĩa là thiền nhân do định tâm mà đắc khí. Sau đó phải trụ vào giác tánh của mình để điều khiển luồng năng lượng thăng hoa phát triển khai mở các luân xa, giao hòa với các kênh năng lượng vũ trụ thuộc Tiên đạo. Giai đoạn thứ nhì từ cuối luân xa 5 đến luân xa 7, người thầy là pháp sư Tam Tạng. Nghĩa là khi vượt qua cửa ải luân xa 5, trong cơn thiền định, thiền nhân phải phá ngã để nhập đại định (samadhi). Do vậy không thể dùng cái Tôi để hành Thiền được nữa. Trái lại thiền nhân trong cuộc sống thường nhật phải tiếp tục thăng hoa bằng giới luật, phạm hạnh, bằng bồ đề tâm kiên cố và nhất là bằng niềm tin vào chư Phật chư Bồ Tát và giáo pháp tối thượng của Ngài. Để rồi trong cơn thiền định, thiền nhân giao hòa nội khí với điển quang chư Phật chư Bồ Tát (kênh năng lượng thể Bồ Tát và thể Phật), vô ngã thông qua thể Bodhísattva hành thiền Mật với bản thể hiển thị qua Mahamudra + Mahamantra  + Mahadalani  (Đại Thủ Ấn + Đại linh phù + Đại thần chú). Trong giai đoạn chót của nấng thang giác ngộ không hề có một sự cố gắng nào, không hề có một dụng tâm nào, chỉ là sự buông xuôi và chờ đợi để dòng dịch lý biến hóa đưa về đích giác ngộ. Như vậy sau khi phi thuyền ý thức bằng sức mạnh của hòa tiên nội khí, bay thẳng lên không trung chiến thắng sức hút xiềng xích của Cái Tôi trái đất và đi vào đúng quĩ đạo của chánh định, nó sẽ tự vận hành trong quĩ đạo thăng hoa này mà không cần thêm một lực nào tác động nào nữa cả. Đó là trạng thái vô tác hay "vô công dụng hạnh tự nhiên thành" của giai đoạn thiền Mật.

    Tề Thiên bảo hộ Tam Tạng đi thỉnh kinh:

    Hình ảnh Tề  Thiên bảo hộ  Tam Tạng đi thỉnh kinh minh họa cho thể Bodhísattva trong giai đoạn thiền Mật. Đây là sự kết hợp giữa thiền động và thiền tịnh, giữa Khí và Bồ đề tâm, giữa sự dâng lên của nổi hỏa (Kundalini) trong kênh Sushuma và sự chuyển biến thăng hoa của ý thức về hướng giác ngộ. Đây là con đường thiết yếu mà thiền sinh của bản môn nhất thiết phải triến tu để cuối cùng theo gương chư Phật thực chứng giác ngộ.  

    Quan Thế Âm Bồ Tát và Tề Thiên Đại Thánh (Nội hỏa giao hòa với kênh năng lượng vũ trụ  Quan  Âm để thành YIDAM)

    Hình ảnh Quan Thế âm Bồ Tát, chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Mẫu, chư Thiên, chư Thần thường theo ủng hộ gia trì cho Tề Thiên chiến đấu thắng Ma quân bảo hộ Thầy và cả đoàn an toàn trên đường đi thỉnh kinh. Minh họa rất rõ trạng thái nội hỏa giao hòa với các kênh năng lượng vũ trụ tạo thành sức mạnh tổng hộp giúp thiền nhân đủ sức tiêu dụng các chủng tử trong tàng thức, biến tâm thức thành đại viên cảnh trí có khả năng phản ánh như thật mà không phan duyên mọi sự kiện và sắc tướng. Như vậy cũng có nghĩa là thiền nhân luôn an trú trong hiện tại và luôn thể nhập được tánh như thị của các pháp, do vậy dứt khổ (Dukkha) và thực chứng cảnh giới Niết bàn an lạc (Nirvana).

    b) Hàng Long phục Hổ:

    Hổ là ác thú tượng trưng cho thú tính của thiền nhên trong trạng thái ý thức. Rồng là ác thú tượng trưng cho thú tính của thiền nhân khởi lên trong cơn thiền định (thiền thức). Lần đầu tiên gặp hổ Tam Tạng may mắn được Lưu Bá Khâm bắn chết hổ cứu thoát. Hình ảnh này tượng trưng cho thiền nhân ban đầu thắng được thú tính của mình là nhờ vào giới luật, môn qui và các chế độ, các quy tắc nghiêm mật của thiền đường đã giúp thiền nhân đè nén được dục tính chứ tự thân chưa thật sự vượt qua được nó. Trong các giai đoạn đầu tiên này trong cơn thiền định cũng như trong giấc ngủ, thường thiền nhân chưa chiến thắng được thú tính của mình. Trái lại khi Tam Tạng đã có Tề Thiên theo bảo hộ, Tề Thiên đã đánh chết hổ và được Bồ Tát Quan Âm giúp đỡ, hàng phục rồng thành ngựa cho Tam Tạng cưỡi. Hình ảnh này tượng trưng cho giai đoạn thiền nhân biết kết hợp thiền định và thiền động. Biết kết hợp giữa sự thăng hoa của năng lượng sinh học trong cơ thể và sự chuyển biến của tâm thức về hướng giác ngộ thì tự thân sẽ chiến thắng được đòi hỏi của thú tính, do năng lượng dục đã chuyển biến thành năng lượng tịnh gọi là khí (điển quang) và ý thức dục đã được chuyển biến thành tâm từ là thứ tình yêu rộng lớn và bình đẳng của nhà Phật (khác với tình yêu nhục dục nam nữ có tính cá nhân và sở hữu). Đối với Tiên Đạo đây là trạng thái "trừ thanh long, trảm bạch hổ" nghĩa là nam không xuất tinh và nữ không kinh nguyệt nữa vì năng lượng dục đã hoàn toàn chuyển hóa thành khí (luyện Tinh hóa Khí hay Bramacharya). Trong Tây Du Ký nhân vật Tề Thiên tượng trưng cho "năng lượng Dục" thăng hoa thành "điển quang" (khí). Ngựa trắng hóa thân của thái tử long cung Tiểu Bạc Long tượng trưng cho "ý thức dục" thăng hoa thành "tâm từ". Còn Tam Tạng tượng trưng cho tâm chánh định tiến tu để phá Ngã thành Phật. Cả hai Tề Thiên và ngựa trắng đều là yếu tố tối cần thiết bảo hộ và đưa Tam Tạng về đến đất Phật thỉnh kinh. Tương tự như vậy muốn tâm thức vô minh tiến tu thành trí huệ tối thượng (thành Phật). Thiền nhân nhất thiết phải dùng ý thức tu tập để đạt chánh định. Sau đó dưới sự bảo trợ của nội hỏa thăng hoa và một tâm từ rộng lớn, thiền nhân tiến lên phả ngã nhập đại định, thực chứng Ngã không và pháp không, đạt trí tuệ tối thượng Bát Nhã Ba La Mật Đa, thể nhập trạng thái trường trụ an lạc của cảnh giới Niết Bàn, gọi là thành Phật.

    c)Bỏ thầy về núi: (Trạng thái rối loạn khí hay mất khí, khi phối hợp thiền động và thiền tịnh).

    Hình ảnh Tam Tạng đích thân may áo cho Tề Thiên mặc tượng trương cho thiền nhân khi phối hợp thiền động với thiền tịnh đã biết dùng giới luật nhà Phật để vận hành nội hỏa tiếp tục tiến tu. Thế nhưng ngay sau đó vì bảo vệ thầy Tề Thiên phạm giới sát sanh bị Tam Tạng quở mắng đã bất mãn bỏ thầy về núi. Điều này tượng trưng cho thiền nhân nếu chỉ dùng ý thức để giữ giới, bằng cách đè nén chúng. Các yếu tố đè nén này sẽ trở thành các chủng tử được tâm lưu giữ trong tàng thức. Trong các nấc thang chót của thiền. Ý thức hành giả phải lặn thật sâu xuống đáy đại dương tàng thức để trong sạch hóa nó nhiên hậu mới đạt thành đại viên cảnh trí được (Prajnaparamita)...  Khi ấy   thiền nhân sẽ gặp trở lại cổ nhân là các yếu tố tham dục đã bị ý thức đè nén khi xưa. Thế nhưng bây giờ thiền nhân đang trong cơn thiền định, ý thức không còn nữa mà trở thành hiện thực. Bởi vậy thiền nhân không còn phương tiện tự thân để chiến thắng các chủng tử nữa. Dưới tác động của thiền các chủng tử này bị tác động sẽ quay cuồng trong đáy tâm hồn làm thức luân chuyển, dẫn đến loạn tâm bất định. Thiền nhân sẽ bị rối loạn khí trường hoặc mất khí. Do vậy không thể thiền định vào những bậc cao hơn. Trong Tây Du Ký, hình ảnh Tề Thiên bỏ Tam Tạng về núi minh họa trạng thái thiền nhân bị mất khí.

    Khi Tề  Thiên bỏ  thầy về núi thì Tam Tạng không thể vượt qua được các trở ngại trên đường đi thỉnh kinh, còn Tề Thiên thì uống rượu giải sầu ở Long Cung. Hình ảnh này tượng trưng cho trạng thái bị rối loạn khí hay bị mất khí trong cơn thiền định, khi thiền nhân phối hợp thiền động và thiền tịnh. Nguyên nhân vì công phu trì giới của thiền nhân chưa sâu. Thiền nhân còn phải dùng lý trí hữu lậu để cố gắng đè nén các ác niệm. Bởi vậy khi nhập thiền tiến sâu vào tàng thức, thiền nhân thường sẽ bị phan duyên theo các ý niệm tham dục do chủng tử hiện hành. Hoặc sẽ bị đắm chìm trong các huyễn cảnh của tâm thức do trạng thái an lạc thiền tạo ra. Do vậy nên khó tiến tu lên những bậc cao hơn. Pháp đối trị trong trường hợp này là: Phải phối hợp tự lực và tha lực, phải giao hòa nội điển và điển quang chư Phật chư Bồ Tát,  vị thầy độ mạng Yidam của thiền nhân sẽ gia trì trợ lưc trong việc hành trì giới luật. Trong bản môn gọi là giới tự giữ.

     

    Bồ tát Quan Âm truyền chú khẩn cô cho Tam Tạng:

    Hình ảnh Tam Tạng được Bồ Tát Quán Thế Âm truyền chú  Khẩn Cô để điều khiến vòng Kim cô bóp đầu Tề Thiên, khiến Ngài đau đớn không dám trái lời, một lòng bảo hộ thầy sang Tây Thiên thỉnh kinh tượng trưng cho thiền nhân trong giai đoạn phối hợp thiền động và thiền tịnh phải dùng tâm chánh định trì chân ngôn (dalani) để giao hòa nội điển (khí) và điển quang chư Phật tạo thành năng lượng tổng hợp là Bodhísattva mà Mật tông quen gọi là thầy độ mạng Yidam. Chính năng lượng tổng hợp này có một sức mạnh mới khiến thiền nhân đủ sức mạnh chiến thắng mọi cám dỗ của ác niệm. Do vậy cơ thể thiền nhân tự có khả năng giữ được một số giới mà trước kia mình không thể giữ được dù rất muốn. Thí dụ thiền nhân thiền nhân phát nguyện ăn chay để tinh tấn tu tập nhưng thường ý thích ăn thịt mạnh hơn khiến thiền nhân không thể giữ được giới. Nhưng nếu giao điển quang với thầy độ mạng của mình thì Ngài sẽ gia trì để thiền nhân tự cảm thấy thức ăn mặn (thịt, cá ...) tự nhiên có mùi tanh không thể thích được, ăn vào sẽ bị nôn mửa. Do vậy thiền nhân có thể ăn chay dễ dàng. Khi nào muốn chuyển sang ăn mặn thiền nhân chỉ cần thụ khí giao điển quang với Ngài Yidam xin xả giới thì tự nhiên hiện tượng trên sẽ chấm dứt, cơ thể sẽ trở về trạng thái bình thường như trước. Việc cơ thể tự thích nghi với giới luật không cần phải dùng ý chí để ức chế đè nén gọi là giới tự giữ là một biểu hiện tiến hóa quan trọng trên con đường tu tập của môn sinh Mật tông.

    Hình ảnh Tề Thiên không thể tự gỡ vòng kim cô ra khỏi đầu mình tượng trưng cho năng lượng dục dù đã thăng hoa cũng không thể chiến thắng giới luật của nhà Phật. Nghĩa là khi thiền nhân phát nguyện giữ giới nào, cơ thể sẽ tự chuyển đổi thích nghi với giới ấy, chứ không theo ý muốn tham dục của hành giả.

    Mỗi khi Tam Tạng trì chú vòng kim cô thu nhỏ lại khiến Tề Thiên bị đau. Hình ảnh này tượng trưng cho thiền nhân khi công phu tu tập đã đủ ngày giờ, đã giao hòa với điển quang chư Phật chư Bồ Tát, và đã phát đại nguyện giữ giới thì giới tự giữ (hay vô thức giới) sẽ tự xuất hiện như một sự kiện khách quan. Biểu hiện của giới tự giữ là hiện tượng cơ thể tự phản vệ trước các yếu tố phạm giới như là các yếu tố không thích nghi. Với vòng kim cô trên đầu kể từ nay Tề Thiên không dám tự ý bỏ đi, không dám cãi lời với Tam Tạng, nhất tâm theo bảo hộ thầy đi thỉnh kinh thành công. Tương tự như vậy khi thiền nhân đã đắc giới tự giữ thì nội hỏa có thể tiếp tục thăng hoa lên luân xa 6 và 7 để nhập pháp giới trọn vẹn và ý thức mới có thể tiếp tục lặn sâu xuống đáy của đại dương tạng thức sơ năng biến, tiêu dụng mọi chủng tử vi thế, thực chứng trạng thái Bát Nhã Ba La Mật Đa là tự nhiên trí tối thượng của chư Phật và thể nhập trạng thái an lạc của cảnh giới đại niết bàn.