Forums

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

Đại lễ Vu Lan-Rằm tháng 7-31/8/2012, con chúc Thầy cô và các huynh...

  • Chúng con chúc Thầy cô và các huynh nhân Đại lễ Vu Lan ( Rằm tháng 7-31/8/2012 )

    ............
    * Dạ , thưa Thầy cô ạ ,

    A DI ĐÀ PHẬT, 4g30 sáng 31/8/2012 hôm nay là Rằm tháng 7 - Đại lễ Vu Lan , ngoài trời đang từng cơn gió mạnh , lất phất mưa ngâu , mây giăng phủ cuối chân trời... mà lòng chúng con , những người con Phật tử đang nghĩ về Ân đức của chư Phật , chư Thầy tổ , về các Đấng sinh thành ...thật không thể nào nói hết Công ơn Cha Mẹ đã 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau với bao sự lo lắng..,rồi bao ngày tháng với đêm hôm mòn mỏi nuôi dạy chúng con khôn lớn...thật là :

    " NƯỚC BIỂN MÊNH MÔNG KHÔNG ĐONG ĐẦY TÌNH MẸ ...!
    MÂY TRỜI LỒNG LỘNG KHÔNG PHỦ KÍN CÔNG CHA...! "

    * Hôm nay đây , chúng con xin kính dâng những cánh hoa TÂM lên chư Phật Bồ tát , chư Thầy tổ , các đấng Cửu huyền Thất tổ , Cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp và hiện tiền của  Thầy cô và của chúng con ..! Chúng con kính chúc Thầy cô và các huynh An vui trong mùa Hiếu hạnh …! Wilted Flower


    Chúng con cũng xin hồi hướng cho mọi chúng Sanh trong mười phương Pháp giới đều được An lành , tiến tu đến ngày Giác ngộ ...!

     NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT ...!



    NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT ...!

    NAM MÔ GURU DEVA ĐAKINI HÙM...!

    NAM MÔ GURU... !


     .................

    Email : chimri2008@yahoo.com

    Nickyahoo: Chimri2008


     

  • A DI ĐÀ PHẬT , chúng Phật tử con xin kính cẩn niệm tưởng Giác linh Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Đại lão Hòa Thượng Thích Minh Châu ! Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A DI ĐÀ PHẬT ..!
                                                                                                     .........................................................
    * Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Đại lão Hòa Thượng thượng Minh hạ Châu viên tịch 8g sáng nay 16/7 ÂL-1/9/2012 Nhâm Thìn

    Đăng bởi người áo lam | Ngày 9/01/2012 | Chuyên mục: Thích Minh Châu, thời sự, tin tức,
    3
    Ban biên tập Người Áo Lam

    Vô cùng thương tiếc chia buồn cùng môn đồ pháp quyến

    Đại lão hòa thượng thượng MINH hạ CHÂU

    Thế danh: Đinh Văn Nam

    Hưởng thượng thọ 93 tuổi

    - Nguyên Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa-Giáo dục GHPGVNTN
    - Nguyên Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh
    - Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực GHPGVN
    - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
    - Nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
    - Đương kim Phó Pháp chủ GHPGVN
    - Trú trì Tổ đình Tường Vân – Thừa Thiên, Huế
    - Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh – TP. Hồ Chí Minh

    Đã thu thần thị tịch vào lúc 8h sáng ngày 16/7 Nhâm Thìn (nhằm ngày 01/09/2012).
    Kính nguyện giác linh Hòa Thượng cao đăng Phật quốc và sớm hội nhập Ta bà để tiếp tục sứ mạng truyền đăng Phật pháp, phổ độ chúng sanh.

    TM. Ban Biên tập Người Áo Lam
    Tuệ Minh Lý Minh Triết

    Trang Người Áo Lam sẽ báo tin thường trực đến quý Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, Phật tử các giới, thân hữu, lam viên Việt Nam, trên thế giới về bản tin và hình ảnh đại tang lễ Cố Hòa Thượng.

    TIN LIÊN QUAN:
    ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ PHÓ PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM - ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU

    Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1920 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế . Từ năm 1952 đến năm 1961, Hòa Thượng xuất dương du học và đậu bằng Tiến sĩ Phật Học với luận án "So sánh Tạng Pàli Trung Bộ Kinh với Tạng Hán A Hàm" (The Chinese Madhyama Agama and the Pàli Majjhima Nikàya a comparative Study) tại Đại Học Phật Giáo Nalanda, Ấn Độ.

    Từ ngày 18-23/5/1996 HT.Thích Minh Châu, Phó CT kiêm Tổng thư ký GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Hiệu trưởng trường CCPHVN... đã lên đường đến Thái Lan để nhận bằng Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự (Honarary Doctorate Degree in Buddhist studies) tại Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkornrajvidyalaya, Thủ đô Bangkok, Thái lan.

    Đại Học Mahachulalongkornrajvidyalaya đã nhất trí phong tặng danh hiệu Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự cho Hòa Thượng trong dịp lễ cấp phát văn bằng được tổ chức dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Tăng Thống Phật Giáo Thái Lan, để tuyên dương công đức phiên dịch năm bộ Kinh Tạng Nikàya ra tiếng Việt, gồm Trường Bộ Kinh (Digha Nikàya); Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya); Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya); Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikàya) và Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya).

    Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1920 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế . Từ năm 1952 đến năm 1961, Hòa Thượng xuất dương du học và đậu bằng Tiến sĩ Phật Học với luận án "So sánh Tạng Pàli Trung Bộ Kinh với Tạng Hán A Hàm" (The Chinese Madhyama Agama and the Pàli Majjhima Nikàya a comparative Study) tại Đại Học Phật Giáo Nalanda, Ấn Độ.

    Từ năm 1964 đến năm 1975, sau 14 năm du học ở nước ngoài, Hòa Thượng trở lại quê nhà và giữ chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, chuyên lo sự nghiệp giáo dục và phiên dịch Kinh Tạng Pàli, hầu đóng góp tích cực vào công cuộc đào tạo Tăng tài cho PGVN.

    Năm 1976, Hòa Thượng thành lập Viện Phật Học Vạn Hạnh. Năm 1979, Hòa Thượng tham gia vận động thốn nhất và thành lập GHPGVN. Năm 1981,Hòa Thượng làm Hiệu trưởng Trường CCPHVN, cơ sở I tại Hà Nội. Năm 1984, Hòa Thượng mở Trường CCPHVN, cơ sở II tại TP.HCM. Năm 1989, Hòa Thượng thành lập và làm Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học VN và Hội Đồng Phiên Dịch Đại Tạng Kinh VN.

    Dù bận rộn nhiều công tác Phật sự Giáo hội và giáo dục Tăng Ni nhưng Hòa Thượng vẫn dành thời gian nhất định để dịch thuật và biên soạn kinh sách để truyền bá lời Phật dạy . Tính đến nay có trên 30 tác phẩm do Hòa Thượng dịch và biên soạn, các tác phẩm và dịch phẩm chính gồm có:

    Những dịch phẩm, Kinh Tạng Pàli:

    • Kinh Trung Bộ
    • Kinh Tăng Chi Bộ
    • Kinh Tiểu Bộ
    • Kinh Trường Bộ
    • Kinh Tương Ưng Bộ 

    • a. Kinh Pháp Cú
      b. Kinh Phật Tự Thuyết
      c. Kinh Phật Thuyết Như Vậy
      d. Kinh Tập
      e. Trưởng Lão Tăng Kệ
      f. Trưởng Lão Ni Kệ
      g. Bổn Sanh (2 tập)

    • Dịch từ Abhidhamma: Thắng Pháp Tập Yếu Luận ( Abhidhamma Atthasangaha)
    Tác phẩm sáng tác:

    1. Phật Pháp (đồng tác giả)
    2. Đường về xứ Phật ( đồng tác giả)
    3. Những ngày và những lời dạy cuối cùng của Đức Phật
    4. Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu Thừa
    5. Sách dạy Pàli (3 tập)
    6. Chữ hiếu trong Đạo Phật
    7. Hành Thiền
    8. Lịch sử Đức Phật Thích Ca
    9. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
    10. Chánh Pháp và hạnh phúc
    Tiếng Anh:

    1. H'suan T'sang, The Pilgrim and Scholar (Huyền Trang, Nhà Chiêm bái và Học giả - NS Thích Nữ Trí Hải dịch Việt)
    2. Fa-Hsien, the Unassuming Pilgrim (Pháp Hiển, Nhà Chiêm bái khiêm tốn - NS Thích Nữ Trí Hải dịch Việt)
    3. Milindapanha and Nàgasenabhikhusùtra - A Comparative Study
    4. The Chinese Madhyama Àgama and the Pàli Mahjjhima Nikàya - A Comparative Study (Luận án Tiến sĩ Phật học).
    5. Some Teachings of Lord Buddha on Peace Harmony and Humandignity
    Tác phẩm chưa in:

    1. Dàn bài Kinh Trung Bộ
    2. Toát yếu Trường Bộ Kinh
    3. Toát yếu Trung Bộ Kinh........
    Trên đường phát triển nền Phật học VN, Hòa Thượng luôn chủ trương truyền bá tư tưởng Phật học của ba bộ phái Phật Giáo lớn: Thượng Tọa Bộ, Nhất Thiết Hữu Bộ và Đại Thừa, và thường nghĩ đến phần giáo lý Phật Giáo căn bản chung cho các bộ phái để thiết lập cơ sở thống nhất về mặt tư tưởng Phật học.
    ..............

    http://www.nguoiaolam.net/2012/09/ai...l#.UEGXgCKqi8T
    ..............

    Trưởng lão HT. Thích Minh Châu cuộc đời & sự nghiệp, sen vàng ngát hương

    22/03/2012


    Cầm trong tay băng video “Cuộc đời và Đạo nghiệp của Hòa Thượng Thích Minh Châu”, tôi lắng lòng thành kính, miên man nghĩ đến đại lão Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng học viện Vạn Hạnh...

    Hôm nay là sinh nhật lần thứ 94 của Ngài, chúng tôi vừa chúc mừng Hòa Thượng xong. Mỗi người đến dự đều được tặng băng video này và một quyển Kinh mới xuất bản của Hòa Thượng. Nơi hàng hiên thoảng mùi hoa Sa-la, đa số Phật tử còn dự tiệc chiêu đãi. Trong kia, nơi phòng khách rộng thênh thang, mấy chục lẳng hoa chúc mừng “ÔN”, đa số là của các cựu Tăng Ni sinh ở Huế, Nha Trang, Sài gòn. Mỗi câu chúc mừng đều làm tôi xúc động. Ngoài đời, người ta hay nói: “Nghề giáo là nghề bạc bẽo” vì học sinh học xong rồi thì ít khi thăm viếng, ít khi nhớ đến Thầy Cô giáo đã dạy mình. Tinh thần Carnot quả thật là hiếm! Nhưng ở đây, bao nhiêu trái tim, bao nhiêu tấm lòng đều còn nhớ nghĩ đến Hòa Thượng. Bao nhiêu việc làm đầy ý nghĩa của ban tổ chức (HT Thích Đức Nghiệp, HT Thích Chơn Thiện, HT Thích Giác Toàn...) chính là bài pháp sống động nói lên tình Pháp lữ, nghĩa Thầy trò, tinh thần đền ơn đáp nghĩa.

    Điều gì khiến mọi người luôn nhớ nghĩ đến Hòa Thượng? - Nét mặt lúc nào cũng hoan hỷ (dù bây giờ đang già yếu), tính tình lúc nào cũng lặng lẽ, không phô trương, tấm lòng lúc nào cũng vì ĐẠO, vì Giáo Hội, vì Pháp lữ, vì đàn hậu học; cho nên trước đây, bây giờ và trong tương lai, Ngài vẫn sống mãi trong lòng bao thế hệ Tăng Ni sinh. Nhưng, thành tích quan trọng của Ngài, đó là sự cống hiến vĩ đại cho công tác dịch Kinh luận.

    Chúng ta thường tự nhủ: May sao trong hàng Tăng lữ của Phật giáo Việt Nam có được hai Đại lão Hòa Thượng có tâm huyết và để lại thành quả cụ thể trong việc dịch Kinh: Hòa Thượng Minh Châu dịch trọn vẹn 5 bộ Nikaya từ tiếng Pāli sang tiếng Việt và 4 bộ A-hàm từ tiếng Hán sang tiếng Việt; Hòa Thượng Trí Tịnh dịch rất nhiều kinh điển Đại thừa từ tiếng Hán ra tiếng Việt, đã và đang lưu thông khắp Đạo tràng trong cả nước. Đối với công đức ấy, chúng ta cúi đầu trân trọng và không khỏi so sánh hai vị Đại lão Hòa Thượng với Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang đời Đường và Tam Tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập đời Đông Tấn của Trung Quốc.

    Tuy rằng trong công tác dịch Kinh ra tiếng Việt, hai Ngài không gặp phải những gian truân khổ sở như hai vị cao tăng Trung Quốc nhưng ta phải thán phục hai Ngài vì những lẽ sau đây:

    - Thời đại hai Ngài không phải thời đại quân chủ để có những vị vua sùng bái đạo Phật đứng ra bảo hộ trực tiếp, đôn đốc giúp đỡ, mở Viện Dịch Kinh để qui tụ người có khả năng tham gia dịch thuật với đủ các chức vụ cần thiết cho công tác dịch Kinh như: 1. Dịch chủ, 2. Chứng nghĩa, 3. Chứng văn, 4. Thư tự Phạn học tăng (nghe đọc âm tiếng Phạn rồi phiên âm ra chữ Hán), 5. Bút Thọ (dịch nghĩa Phạn âm ra Hán văn), 6. Xuyết văn (gọt dũa văn tự cho thành câu), 7. Tham dịch (hay chứng Phạn ngữ), 8. San định, 9. Nhuận văn.

    Còn ở đây, hai vị Đại lão Hòa Thượng của chúng ta chỉ đơn độc, và âm thầm lặng lẽ dịch Kinh với hạnh nguyện Việt hóa pháp âm, pháp ngữ của Đức Phật để cống hiến cho hàng Tu sĩ và Cư sĩ những bản Kinh căn bản quan trọng trong kinh tạng của Phật giáo.

    - Tu sĩ Phật giáo Việt Nam đâu phải không có tâm huyết nhưng do vì không có người đứng ra lãnh đạo, chỉ đạo cho nên rất nhiều bản Kinh được nhiều người dịch trùng trong khi còn rất nhiều bản Kinh chưa ai dịch đến. Điều này khiến chúng ta không sao khỏi đau lòng vì trong khi thành phố Sài gòn xưa từng được mệnh danh là “HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG”; thế mà Việt Nam ta chưa có Đại tạng Kinh bằng tiếng Việt, trong khi các nước nhỏ như Lào, Campuchia đều có từ lâu !!!...

    Vì thế, chúng tôi tha thiết cầu mong rằng Giáo hội quan tâm và đặt nặng vấn đề hoàn thành công tác dịch Kinh để tiếp nối sự nghiệp đầy ý nghĩa của hai vị Đại lão Hòa Thượng.

    TN. Diệu Huệ

    http://www.senvangngathuong.com/phat...gat-huong.html

    ............................

    * A DI ĐÀ PHẬT , chúng Phật tử con xin kính cẩn niệm tưởng Giác linh Phó Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Đại lão Hòa Thượng Thích Minh Châu ...! Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A DI ĐÀ PHẬT..!



    __________________
    Đức Phật ra đời vì an lạc, hạnh phúc cho số đông, vì lợi ích, an vui cho chư thiên và loài người. The Buddha appeared in the world for the happiness and welfare of many, for the benefits and happiess of gods and men. 为人天之利乐故,佛出现世间