Forums

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Diễn đàn thảo luận, nghiên cứu về Khí công và Dưỡng sinh

GIỚI TÂM LUẬN

  • Nam Mô A Di Đà Phật!

    Đệ mới sưu tầm được bài viết liên quan đến vấn đề tu tập của mình nên post lên cho các Huynh Đệ cùng tham khảo & học tập: 

    GIỚI TÂM LUẬN

    Ðấng Tạo-Hóa là vì Thượng-Ðế, phú cho mỗi người một điểm tánh (linh-quang). Ngài tỷ như một đốm lửa lớn lấy lửa đó mà chia ra mỗi người một đốm lửa nhỏ kêu rằng: Tiểu Thiên-Ðịa. (Như một hột giống gieo xuống đất rồi sanh sanh hóa hóa).
    Ðiểm tánh linh ấy nó thuộc Tiên-Thiên nhứt khí chia ra cho người thì phải thông đồng với khí không hình, hô-hấp của Trời Ðất. Nên tánh linh con người cảm xúc cử động việc hiền lành trong lòng, thì cái cơ khí của Trời điều động việc hiền lành; nó liên tiếp nhau. Thiên khí, là khí nhẹ nhàng hơn hết hay khinh phù xung lên hiệp với Trời.
    Còn điểm linh tánh của người cảm xúc cử động việc dữ trong lòng, thì cái cơ khí của Trời điều động ác khí, ứng đối liên nhau. Ác khí, thì hay nặng nề, ô trược trầm xuống hiệp với Ðất.
    Nên sách Trung-Hiếu lược rằng: Khi kỳ nhơn tức tự khi kỳ tâm, khi kỳ tâm tức tự khi kỳ Thiên. Nghĩa là: dối trá với người là dối lòng mình, dối lòng mình thì là dối với Trời;
    nên rõ cái tâm con người thông đồng với lòng Trời vậy.
    Có câu:
    Trạm trạm thanh thiên, bất khả di, vị tằng cử ý, ngã tiên tri.
    Khuyến quân mạc tác khuy tâm sự, cổ vãng kim lai phóng quá thì.
    Nghĩa là:
    Trời tuy mịt mịt xanh xanh, chẳng nên dối, mựa tính chi trong lòng thì Trời đã biết rồi, khuyên người chớ tính việc gian dối trong lòng, xưa nay qua lại mấy ai lọt khỏi máy Tạo-Hóa đặng.
    Ông Thiệu Tiên-sinh rằng: Phi cao diệc phi viễn, đô chỉ tại nhơn tâm. Nghĩa là Trời chẳng phải cao, cũng chẳng phải xa, đều có ở trong người cả.
    Làm việc chi phải coi như có Trời Ðất chứng trong lòng mình vậy, nên phải giữ mực công-bình mà bỏ các điều gian dối của cái ác tâm, gìn lòng nhơn đức đó, giữ việc hiền lành bền chặt cho đến chết mà thôi, thì là đền bồi ơn Tạo-Hóa. Bởi việc lành thuộc thanh khí, nhẹ nhàng hiệp với Tạo-Hóa, mà mình giữ đặng lành thì là thù tạ báo đáp cung-hiếu công ơn của Tạo-Hóa cùng cha mẹ; chớ mình, đứng trong vòng Tạo-Hóa đây mà an hưởng của ai tạo lập? Các loài vật cùng gió, nước, lửa, sanh hóa vạn-vật cho có mà dùng ấy có phải nhờ ơn Ðấng Tạo-Hóa là Trời chăng?
    Vì cớ nào mình chẳng đoái nhìn công ơn đó? Chẳng lo thờ kỉnh đền bồi? Bởi tâm phàm con người hay dời đổi, mắt hằng thấy sự hữu-hình, lòng ham muốn theo thất-tình lục-dục, đua chen, tranh danh đoạt lợi, tửu, sắc, tài, khí; vô ngằn ích riêng cho mình, quên phức căn bổn của con người, làm cho phạm tội với Trời Ðất, xung khắc trong ngũ-hành, tán tận lương tâm, tiêu mòn tinh khí mà chết, sa đọa luân-hồi, uổng cho mình lắm; vì vậy, nên không đền bồi ơn của Tạo-Hóa cùng cha mẹ đặng.
    Sách có nói rằng: "Dĩ ái thê tử chi tâm, sự thân tắc tận hiếu, dĩ bảo phú quới chi tâm, sự quân tắc tận trung". Nghĩa là: lấy lòng thương con mến vợ đó mà thương cha mến mẹ đặng vậy thì tột hiếu. Lấy lòng ham muốn sự giàu sang đó mà ham muốn thờ vua đặng vậy thì tột trung.
    Nên sách dạy rằng:
    "Thế tục sở vị bất hiếu giã ngũ, đọa kỳ tứ chi,
    Bất cố phụ-mẫu chi dưỡng, nhứt bất hiếu dã;
    Bác dịch, háo ẩm tửu bất cố phụ-mẫu chi dưỡng, nhị bất hiếu dã;
    Háo hóa tài tư thê tử, bất cố phụ-mẫu chi dưỡng, tam bất hiếu dã;
    Tùng nhĩ mục chi dục, dĩ vi phụ-mẫu lục, tứ bất hiếu dã;
    náo dõng, đấu ngận dĩ nguy phụ-mẫu, ngũ bất hiếu dã".
    Nghĩa là: tục đời bất hiếu có năm điều:
    Làm cho hư hại thân-thể của mình chẳng đoái tưởng công cha mẹ nuôi nấng cái hình vóc nầy, là một điều bất hiếu thứ nhứt;
    Ham cờ bạc rượu thịt; chơi bời chẳng xét tưởng công cha mẹ nuôi hình thể nầy,
    thì điều bất hiếu thứ hai;
    Ham tiền của yêu mến đắm nịch vợ con, không nghĩ tưởng công ơn cha mẹ nuôi cái xác nầy, là điều bất hiếu thứ ba; Ham luyện thinh sắc vật dục đa tình,
    chẳng đoái công ơn cha mẹ nuôi dưỡng cái hình tượng nầy, là điều bất hiếu thứ tư;
    Ham đua tranh đánh đập làm cho hư nát thân-thể cha mẹ sanh dưỡng là điều bất hiếu thứ năm.
    Nên người phải lập chí tu thân dưỡng toàn bổn-thể đặng làm trọn hiếu mà vào đường đạo-đức.
    Nho nói rằng: "Thân thể phát phu, thọ chi phụ-mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã. Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển kỳ phụ-mẫu, hiếu chi chung dã".
    Nghĩa là cái hình vóc, da thịt thọ bẩm khí huyết cha mẹ sanh chẳng nên phá hoại thương tổn thì là hiếu ban đầu vậy.
    Còn lập thân học đạo, tu cho đắc cái thân nầy trở nên Tiên, Phật, Thánh, Hiền thì hiếu đó là tận cùng vậy.
    Mình phải suy cổ nghiệm kim học đòi mà sửa tánh lâu lâu cũng trở nên đặng người hiền đức.
    Sửa tánh răn lòng, tu thân là đường vào ngôi Thánh, Hiền, Tiên, Phật đó.
    Muốn sửa tánh răn lòng tu thân, hãy nghe theo lời Ðức Khổng-Tử dạy đây: "Thông minh huệ trí, thủ chi dĩ ngu, công bị thiên hạ, thủ chi dĩ nhượng, dõng lực chấn thế, thủ chi dĩ khước,
    phú hữu tứ hải, thủ chi dĩ khiêm".
    Nghĩa là: dẫu mình thông minh khôn biết hơn người phải giữ tánh coi như ngu dại; dầu công lao mình đầy khắp trong thiên-hạ cũng giữ lòng khiêm-nhượng; mình giàu có đầy dẫy bốn phương cũng phải giữ lòng như kẻ nghèo hèn vậy.
    Còn Thầy Tử-Cống nói rằng: "Bần nhi vô siểm, phú nhi vô kiêu".
    Nghĩa là: Nghèo cũng không theo a dua nói lùa kẻ có của, còn giàu cũng không khoe-khoang kiêu hảnh.
    Ðức Phu-Tử lại nói rằng: "Bần nhi vô oán nan, phú nhi vô kiêu dị".
    Nghĩa là: Nghèo không trách phận khi hèn khó, còn giàu không khoe-khoang khi dễ.
    Ông Thái-Công rằng: "Vật dĩ kỷ quí nhi tiện nhơn,vật dĩ kỷ cao nhi ti nhơn, vật thị trí dĩ ngu nhơn, vật thị dõng dĩ khinh địch".
    Nghĩa là: Chớ ỷ mình tước quan sang trọng mà chê người hèn hạ; chớ ỷ mình nơi cao mà khi người thấp hèn. Chớ ỷ trí thông-minh mà khi dễ người dại khờ, chớ cậy sức mạnh mà lấn lướt kẻ mềm yếu.
    Song các Thánh Hiền xưa cũng phải răng lòng sửa tánh, khắc kỷ phục lễ mà học Ðạo vô-vi, mới siêu phàm nhập Thánh đặng.
    Còn chúng ta đây gặp lúc Tam-Kỳ mạt hội, đương thời tấn bộ thì phải dùng con mắt tinh anh, nhậm lẹ mà dòm các việc trong đời đừng cho lầm cuộc dối giả.
    Con người trong cuộc thế nầy mãn lo phú quí công hầu đua chen cho hết sức, chết rồi đều phủi hết.
    Nên sách có câu rằng: "Tam thốn khí tại thiên ban dụng, nhứt đán vô thường vạn sự hưu".
    Nghĩa là: Ba tấc hơi còn thì ngàn việc của mình, chẳng may vô số thường đến, muôn việc đều bỏ lại.
    Xin đồng-chí xét đó mà coi, nghĩ cho chí lý, thiệt là giả cuộc.Nên đứng làm
    người phải giữ căn-bổn là nền đạo-đức của mình; có chữ rằng: "Nhứt thất nhơn thân nan tái phục". Nghĩa là mất thân nầy, khó kiếm trở lại đặng.
    Sách có câu: "Bất dĩ bần cùng nhi đãi đạo, bất dĩ phú quí nhi yểm đạo". Nghĩa là chẳng vì nghèo nàn mà bê trễ đường đạo-đức, cũng chẳng vì giàu sang mà bỏ quên đạo.
    Những việc đạo-đức thì có chánh có tà, các việc đều có giả có thiệt. Tà do chánh mà ra, giả ở trong thiệt mà biến; nếu không lấy con mắt tinh thần dòm xem, suy nghĩ thì khó biết đặng giả chơn.
    Bởi con mắt chưa từng thấy, việc chưa từng làm đến, sao biết so sánh thí-nghiệm chỗ chánh tà vì đó, làm cho Ðạo Phật, Tiên, Thánh, ba nhà lu lấp, biến đổi ra bàn-môn.
    Vì vậy, mà chúng ta lấy đó dòm xem tôn-giáo nào, tu không giữ tam-qui ngũ-giới, luật-lệ bề ngoài chẳng trọn thì luận chi tới tâm-pháp bí-mật bề trong, nhưng cũng có kẻ bề ngoài giữ y qui điều mà bề trong tâm-pháp bí-truyền chưa hề biết đến. Nên Ðạo chánh tà thiệt giả khó mà phân biệt đặng.Xin người đồng-chí
    mộ sự tu-hành, phải giữ tam ngũ của Tam-Giáo làm căn-bổn là nền đạo-đức của Phật, Thánh, Tiên.
    Chớ đừng ỷ mình rằng học theo đời xảo cho thái-quá mà bỏ lấp căn-bổn lễ-nghi, trai-giới của Ðạo.
    Song cũng nên hiểu, chữ thái-quá cũng như bất-cập. "Thông minh đa ám muội" nên Thánh-nhơn hay giữ bậc trung-dung, chẳng cho thái-quá, chớ hề bất-cập.
    Còn người học chưa quảng thông lịch-lảm trong Tam-Giáo mà ỷ trí thông-minh do theo ý riêng của mình dịch giải kinh điển, hay là đặt sách chi không thấu rõ lời bí yếu tâm-pháp của
    Tam-Giáo mà dịch ra thì lấy làm hại những người do mà hành theo đó.
    Vậy thì tội lỗi biết mấy, thiệt hại là bao, làm cho người mộ đạo tu-hành 
    do theo đó cả đời lầm sai, khổ hạnh, mà không thấy chỗ thành cảnh ứng nghiệm.
    Như Thầy Châu-Tử không vừa lòng trong Phật, 
    Lão làm chú-giải sách rằng: "Phật Lão hư-vô tịch-diệt chi giáo".
    - Như người làm sách "Qui Nguyên Trực Chỉ" đem góp đặt để nói theo đạo mình phải, như vậy lầm cho kẻ hậu học không biết, lại còn chê bai báng sán nhau, thật rất tổn đức và làm điều tồi bại cho nhau nữa. - Nên người tu muốn làm Tiên, Phật thì cái tâm cho khác hơn tâm của phàm mới thành đặng.
    (1) "Vị thức kim yên năng thí kim". Nghĩa là thuở nay mình chưa thường dùng xài vàng làm sao biết cách thử vàng thiệt giả.

     

    HD-NT

  • "Ðấng Tạo-Hóa là vì Thượng-Ðế, phú cho mỗi người một điểm tánh (linh-quang). Ngài tỷ như một đốm lửa lớn lấy lửa đó mà chia ra mỗi người một đốm lửa nhỏ kêu rằng: Tiểu Thiên-Ðịa."

    Thể xác chúng ta là 1 tiểu thiên địa có liên hệ với càn khôn vũ trụ. Siêu diệu vô cùng nếu chúng ta khai thác nó và dụng tâm tu đạo theo đúng đường lối là khứ trược lưu thanh. Phần hồn chính là Thượng Đế (tiểu linh quang chiết ra từ Đại Ánh Sáng) bị giam hãm trong bản thể, nếu không tu tâm sửa tánh thì sẽ bị lục căn lục trần là tai, miệng, mũi, mắt, thân, ý điều khiển và làm cho thân-tâm ta không an lạc, đau khổ phiền muộn với sức hút của hồng trần. Tu hành là lấy lại chủ quyền của mình, là sự thanh tịnh để giải quyết mọi khó khăn giữa cuộc đời động loạn và giúp hồn ngự nơi thanh nhẹ.

  • Mô Phật! Cái này nghe quen quen,.... Hình như bên Thầy Lương Sĩ Hằng nói thì phải,.....???

    HD-NT

  • Không biết có phải bạn đang nghiên cứu phương pháp này không?

  • Pháp môn Vô Vi thì mình cũng biết lâu rồi nhưng chỉ xem cho biết thêm mà thôi,...Chỉ riêng KCDS không học cũng đủ mệt rồi,....Hi, hi,....

    HD-NT