Giờ ngày Ban Mê đã đủ bốn mùa. Hoa cà phê cười trắng rừng. cây đâm chồi nẩy lộc xanh tươi. Mùa khô khắc nghiệt sắp qua rồi!
Thầy về!
Ban Mê vui như hội!
…
...Trẻ già kéo về;
Vây quanh hỏi:
- Bệnh?
- Ai?
- Thân.
- Khí công, Đông y, Tây y, cổ truyền, hiện đại… có bệnh chữa được có bệnh không chữa được. mỗi môn đều có ưu thế riêng. Như dao lam khó chặt được cây…
- Đạo?
- Đạo đời đâu có khác!
- Chơi?
- OK! Như mộng huyễn bào ảnh! Hề, hề!!! Nào cùng chơ!!!...
...Thầy về!
Núi Chờ Thầy giờ đã có cây che…
Mát!
Mỗi ngày ghé qua Tổ đường lại thấy thêm nhiều điều tươi mới…
Thầy cùng chư huynh súc bể, dọn rác, láng sân, bê đá, đào đất, đắp thêm non bộ, trồng cây, xếp đặt, các tác phẩm nghệ thuật… để tôn tạo khuôn viên Tổ đường rộng rãi hơn, mới mẻ hơn, sạch hơn, xanh hơn, đẹp hơn… để làm nơi tập luyện khí công và vui chơi cho bà con.
Không gian bên ngoài nhà được bố trí theo nghệ thuật sân vườn của người Việt lấy cảm hứng từ những yếu tố không gian, cảnh quan, nhân vật, chất liệu thuần việt hoặc rất gần gũi với người Việt: cỏ, cây, đất, đá, gốm, sứ; Bụt, Bồ tát, Thánh mẫu, Thần, Tiên, Quan Công, thầy trò Đường Tăng, tiều phu, mục đồng, Chí Phèo, Thị Nỡ, ông voi, ông hỗ, ông cóc, con trâu, cánh cò; câu cá, uống rượu, đánh cờ, ngâm thơ, xay lúa, giã gạo; sông, núi, Đình, chùa, tháp… vô vàn những yếu tố thân thương như vậy, với mọi kích cỡ, màu sắc, phong cách, kiểu dáng… được tổ hợp hài hòa, có chính phụ, trước sau, tầng bậc, nhưng đầy ngẫu hứng; tạo nên một không gian nghệ thuật rất riêng, không lẫn lộn bất kỳ một nơi chốn nào khác; thống nhất, nhưng không nhàm chán; tạo cảm giác về không gian trùng trùng điệp điệp trong một diện tích thật sự không lớn. Đặc biệt, là ở cái chiều mà ta không nhìn thấy, không sờ thấy, không đo đếm được: chiều sâu văn hóa… tùy theo mức độ thẩm thấu văn hóa của mỗi người sẽ tìm thấy những giá trị đích thực từ những chất liệu vô tri này; sẽ nghe những lời ca, những âm thanh vi diệu, những câu chuyện từ ngàn xưa, những lời dạy bảo minh triết của hiền nhân; sẽ cảm nhận sự êm đềm của lời ru, của lòng thương, của tình mẹ, sự dũng mãnh, cang trường, cương quyết của cha; sự bao dung, che chở, cứu giúp của Bụt, của cô Tiên; và nhiều, nhiều, nhiều vô kể… Cần một tâm hồn Việt, lòng cảm thông và thực sống trong không gian này để mà cảm nhận…
Không gian thoáng đãng, sạch quá, đẹp quá, kỳ diệu quá…! nhưng dường như đây chưa phải là điểm dừng…
…Như người mù sờ voi, nói ra là sai rồi, chỉ mong được chia sẻ phần nào cảm nhận tư riêng...
Một số hình ảnh tôn tạo Tổ đường.
…San đất, dọn đá, mở rộng sân…
…Cô Thủy chỉ huy trồng cỏ…
…Lắp thêm đèn…
…Làm non bộ…
…Bà con môn sinh cùng lao động…
…Giải Lao…
…Hề, hề!!!...
…Cụ lại đi làm rồi!...
- Huynh ơi! Mời Thầy dẫn tụi mình đi chơi!...
- … Hổm rày không phải chơi sao?!...Hề, hề!!!...
Môn sinh từ các phường của Tp Buôn Ma Thuột, Krông Ana và các huyện, lại thêm khoảng hai chục môn sinh từ Khánh Hòa, đã đi từ bốn giờ sáng, chia tay biển, vượt đèo Phượng hoàng, lên thăm rừng… Mọi người hội tụ về Tổ đường Ban Mê. Gần chín giờ sáng thì xuất phát. Thầy dẫn anh em vào huyện Krông Bông.
Krông Bông là một huyện vùng sâu vùng xa của Tỉnh Đăk Lăk, nằm về hướng Đông Nam và cách Tp Buôn Ma Thuột khoảng 50km. Nơi đây có vườn quốc gia Chư Yang Sin rộng 58.000 ha với nhiều loài chim, thú, thực vật quý hiếm có núi Chư Yang Sin cao 2.405 m, đỉnh núi cao nhất của Đăk Lăk, có các địa danh lịch sử: H9, Hang đá Đăk Tua… Tên gọi Krông Bông xuất phát từ tên con sông chính chảy qua địa phận của Huyện. Sông này cùng với sông Krông Pắc gặp nhau giữa địa phận xã Hòa Lễ và Cư Kty, chảy vào sông Krông Ana, là thượng nguồn của sông Sê-rê-pốc - đổ vào sông Mê Kông.
Bằng mọi phương tiện cơ động: xe hơi, xe buýt, mô tô…; qua những chặng đường quanh co, hết nhựa tới đất, hết đất tới nhựa… Thầy và anh em đến thác Krông Kmar, một điểm du lịch nổi tiếng của Krông Bông. Thác Krông Kmar là một món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho Krông Bông. Nơi đây có dòng nước trong vắt, chảy quanh co qua những ghềnh đá rất đẹp, hai bên là núi non hùng vĩ; kéo dài từ đỉnh thác - nơi tiếp giáp với huyện Lăk, từ núi Chư Yang Sin đến thị trấn Krông Kmar.
Đoàn người vừa đi vừa chờ nhau vì nhiều người lần đầu tiên đi trên con đường này, chưa biết thác Krông Kmar ở đâu, lại có xe xì xẹp… đến giữa trưa thì đến nơi. Mọi người đều an toàn. Không ai bị lạc đường hoặc phải dừng lại. Sau bữa ăn trưa ở Trạm tiếp đón, theo kiểu buffet đặc hiệu Khí Công với rất rất nhiều thức ăn, đồ uống phong phú, đa nguồn, đa dạng…do từng môn sinh tự lựa chọn, chuẩn bị, mang theo, tập hợp lại; Thầy trò rồng rắn, lúc lên cao lúc xuống thấp, men dọc theo con đường mòn, gập ghềnh bên dòng thác đi về phía thượng nguồn. Các môn sinh, đặc biệt là các cụ, các bệnh nhân đau lưng, đau khớp gối được dịp luyện tập và thử sức với bờ dốc đứng, nhỏ hẹp, cheo leo. Vừa leo dốc, chú ý đến từng bước chân, nhanh tay vin cành cây, hốc đá, giữ cho hơi thở điều hòa, dụng công vừa sức phù hợp với tình huống, nghe tiếng thác chảy ì ầm, tiếng chim ca, đưa mắt ngắm nhìn cảnh núi non, cây, đá, bọt nước, trời, mây, cảm nhận hơi ấm của mặt trời trong một ngày râm nắng, cái mát lạnh từ dòng sông nương theo làn gió nhẹ… đoàn người ẩn hiện sau các lùm cây, bờ đá, lọt thõm giữa rừng…
Tắm đi! Đoàn người băng qua bãi đá lúc leo, lúc bò, khi lết, khi trượt, khi bước, khi nhảy, khi lội qua những tảng đá to, nhỏ, méo, tròn… nằm xen kẻ giữ dòng nước để tràn xuống bể tắm giữa dòng Sông. Lớn bé, già trẻ, thầy trò, huynh đệ… ào vào lòng nước. Bơi, lội, hụp, lặn, chạy nhảy, té nước, chụp hình… tiếng cười, tiếng nói, tiếng hú, tiếng hét, tiếng reo hò… mọi người vui như trẻ thơ, nô đùa trong làn nước lạnh mát. Rừng núi cũng reo vui…
Đến một tảng đá rất to, bằng phẳng và rất đẹp. Thầy đã cho môn sinh quét dọn rác và nhặt sạch mảnh chai để làm nơi dừng nghỉ cho mọi người. Ngồi đây có thể nhìn ngắm, mây, núi, dòng sông với bãi đá đủ hình thù và dãy đá có hình con cá heo khổng lồ ở bờ bên kia... Mọi người thưởng thức cà phê, thức uống , hoa quả, bánh kẹo, nói chuyện, trao đổi, chia sẻ, ca hát, ngủ nghỉ, chụp hình …
Đường còn xa, mọi người quay về cho kịp trước khi trời tối. Cảm ơn Krông Bông! Tạm biệt Krông Kmar! sẽ còn gặp lại!… sẽ mãi đọng lại trong lòng bao môn sinh Khí Công: Một ngày bên Thầy, vui với thiên nhiên, yêu thương, hòa đồng… Một số hình ảnh buổi dã ngoại:Môn sinh hẹn hau về tổ đường Ban Mê...... Trong khi chờ đợi, ...Nhặt lá, trồng cỏ...
LỚP HUẤN LUYỆN VIÊN KHÍ CÔNG TP BUÔN MA THUỘT – THÁNG 3/2011
Tháng Ba, tp Buôn Ma Thuột giăng đèn, kết hoa, phố phường nhộn nhịp. Người dân Buôn Ma Thuột vui mừng kỷ niệm 31 năm ngày giải phóng, tưng bừng tổ chức lễ hội Cà phê lần thứ III, hân hoan đón chào khách từ mọi miền đất nước và quốc tế đến thăm Đăk Lăk… Khí công Buôn Ma Thuột có thêm niềm vui được đón Thầy, được dịp gặp gở, tham vấn, học hỏi với Thầy… Một sự kiện nức lòng các môn sinh Khí Công Ban Mê là hôm 09/3/2011 vừa qua, tại CLB Khí công Dưỡng sinh Dân tộc Ea Tam, đã khai giảng lớp huấn luyện viên khí công tp Buôn Ma Thuột.
Lớp do CLB Khí công Dưỡng sinh Dân tộc Ea Tam phối hợp Trung tâm Học tập Cộng đồng Phường Ea Tam và các cơ quan đoàn thể các phường Ea Tam, Thống Nhất, Tâm Lợi tổ chức. trên 40 huấn luyện viên, học viên đã thuần thục liệu trình A, thuộc năm lớp duy trì: Ea Tam, Thống Nhất, Tân Lợi, Krông Ana và thuộc nhiều địa phương khác đã tham dự khóa học. Lớp được sự hướng dẫn trực tiếp của Khí công sư Bùi Long Thành;
Lớp nhằm bồi dưỡng, đào tạo các huấn luyện viên, học viên kỹ năng truyền đạt cho bà con học viên mới, liệu trình A khí công dưỡng sinh, theo giáo án cải tiến, bao gồm những hiểu biết cơ bản về khí công, lợi ich của việc luyện tập khí công, sự khác nhau giữa khí công với các môn luyện tập TDTT và dưỡng sinh khác, kỹ thuật đắc khí, làm chủ khí, các kỹ thuật tự điều trị bệnh, kỹ thuật uống thiên hương khí, ngũ khí công, điều khí xoay các khớp quy định, day bấm huyệt toàn thân, mặt, lưng, 18 động tác thái cực quyền…
Ngoài ra, các huấn luyện viên, học viên còn được hướng dẫn, các kỹ năng thuyết trình, tổ chức, hướng dẫn lớp, sinh hoạt đội ngũ, kỹ thuật sử dụng các công cụ bổ trợ cho lớp học khí công như ánh sáng, âm thanh, PC, multimedia, projector…, rèn luyện phẩm chất huấn luyện viên…
Mỗi buổi học bắt đầu với thủ tục điểm danh, ổn định lớp do các học viên thay nhau thực hành kỹ năng tổ chức, điều khiển lớp học. Kiểm tra bài cũ bằng vấn đáp giữa lớp, học viên trả lời phần lý thuyết, thực hiện động tác và các bài tập hiệu lệnh; các học viên khác bổ sung, thầy nhận xét, tổng hợp vấn đề, rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. Chuyển sang bài mới, Thầy nêu nội dung cơ bản và yêu cầu của bài học hôm ấy. Học viên tiếp thu chi tiết phần lý thuyết do thầy thuyết trình, thị phạm động tác kèm theo sự hỗ trợ của video giáo án và multimedia; sau đó thầy tóm tắt những vấn đề chính yếu mà học viên cần nắm chắc. Tiếp theo, đến phần các học viên thực hành thuyết trình, hướng dẫn lý thuyết và thị phạm động tác cho bà con học viên liêu trình A; Thầy kiểm tra và điều chỉnh. Thầy tiếc rằng chưa tổ chức được một lớp khí công liệu trình A song song với lớp huấn luyện viên này, để các học viên có điều kiện thực hành tại lớp. Không gian lớp học cũng được tổ chức linh hoạt: lúc tổ chức theo sơ đồ cổ điển Thầy trên, trò dưới; lúc tổ chức theo vòng tròn, lúc tổ chức theo hình chữ U, tùy theo nội dung phần học cần chuyển tải. Lớp học được ghi hình lại để rút kinh nghiệm về cách dạy và học. Nhiều học viên nhận xét đây là một lớp học mang tính chuyên nghiệp rất cao, có chất lượng dạy và học tốt nhất, nghiêm túc, đồng cảm và sinh động nhất mà họ được tham dự.
Lớp học luôn duy trì nghiêm túc, đúng giờ, chất lượng chuyên môn cao; Thầy tâm huyết, chuyên sâu, truyền đạt sinh động, sắc sảo; trò nhiệt tình, tự giác, khiêm hạ, ham học. Mới chỉ diễn ra trong vài ngày mà các học viên đã có những tiến bộ rõ rệt: mỗi ngày một thành thạo hơn, chuẩn xã hơn, tự tin hơn… hy vọng lớp học này sẽ nâng tầm các huấn luyện viên hiện có và bổ sung cho Ban Mê nhiều huấn luyện viên giàu tâm huyết, vững chuyên môn, thuần thục các kỹ năng… giúp phong trào luyện tập khí công dưỡng sinh của Đăk Lăk ngày càng phát triển, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Một số hình ảnh lớp học
…CLB Khí công Dưỡng sinh Dân tộc Ea Tam, nơi tổ chức lớp Huấn luyện viên Khí công tp BMT, tháng 3/2011…
…Bác Phạm Ngọc Tuấn, chủ nhiệm CLB Khí công Dưỡng sinh Dân tộc Ea Tam, Trưởng ban tổ chức Lớp học...
…Các học viên đến sớm, chuẩn bị lớp học…
… Chờ Thầy…
…Bà Trần Thị Bảy, chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Phường Ea Tam chúc mừng Lớp học tặng hoa cho Thầy…
…Thầy Bùi Long Thành Trực tiếp hướng dẫn lớp…
… Thầy hướng dẫn lý thuyết với hỗ trợ của video giáo án và các phương tiện nghe nhìn đa chức năng…
…Học viên thực hành thuyết trình…
...thực hành đắc khí theo quy định giáo án cải tiến...
...Kiểm tra sụ tiếp thu của học viên...
…Ban ngày Thầy vẫn lao động, làm đẹp thêm Tổ Đường, chuẩn bị bài giảng và tiếp chuyện học viên…
…Học viên đến sớm, trao đổi bài vở, ôn bài…
…Thực hành các bài tập…
…Nhận xét góp ý cho bạn…
…Hát bài Lên Đường trước khi nghỉ…