Niêm hoa vi tiếu/ Sắp đặt/Ba Gàn
Đức Phật đã để lại cho chúng ta một kho tàng kinh sách và vô số những lời giáo huấn để giúp chúng ta thoát khỏi bờ mê, bể khổ chứ không phải để chúng ta tranh luận hơn thua. Với thiên kinh vạn quyển mà Ngài để lại e rằng một đời người đọc còn chưa hết chứ nói gì đến hiểu thấu đáo và thực hành rốt ráo. Tuy nhiên mỗi người trong chúng ta đều có những cách hiểu, học hỏi và thực tập theo khả năng và điều kiện của mình để đạt mục tiêu "giác ngộ".

Giác ngộ được hiểu là chứng đạt "Niết bàn" ở giai đoạn cuối.

Còn ở giai đoạn đầu tiên là dùng: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác để chứng đạt "Tuệ tách bạch danh sắc". Ở tuệ này hành giả không bị nhầm lẫn giữa thân và tâm hay thấy rõ ràng mọi sự vận động ở thân là do có tâm điều khiển. Trong pháp hành thiền quán do tách bạch được danh (tâm), sắc (thân) nên hành giả không bị ảo tưởng bởi có một "bản ngã" nằm sau danh và sắc.

Hay nói một cách khác nếu hành giả thực hành miên mật thì phiền não (bản ngã) không có cơ hội xen vào... có 16 tuệ minh sát được chứng nghiệm từ thấp cho đến cao để cuối cùng hành giả diệt được 10 phiền não đạt đạo quả rốt ráo (Alahán).

Mô Phật!

TheGioiAo/

. . . . .


Cảm ứng từ bài viết trên:


Bạn đến đây để truyền đạo!

Ở đây không phải là vấn đề tranh luận hơn thua.

Nhưng biết mình là người “Mù” nên khi bạn đến dắt phải hỏi bạn có đang “Đui” không mà thôi?!!!

Hài hước nhất là người “Mù” để người “Đui” dắt vì tưởng người ấy mắt sáng và biết đường đi!

Bạn đã viết: 

Giác ngộ được hiểu là chứng đạt "Niết bàn" ở giai đoạn cuối.

 

Hỏi: 

Vậy làm sao biết mình đã chứng đạt. Dùng cái bản ngã của mình để biết chăng? Nếu vậy sẽ có ảo tưởng chứng đạt trong khi thực sự có thể là chưa! Bởi vậy thời nay mới có nhiều kẻ tự xưng Trời, xưng Phật, xưng Thần Thánh, xưng A La hán!

Còn nếu nhờ người đã chứng đạt ấn chứng cho mình. Thì làm sao biết người ấy đã chứng ngộ thực sự rồi mà nhờ. Hay là bạn tin theo đám đông và sự tuyên truyền quảng cáo?

Cụ thể xin bạn cho biết ở Việt Nam mình hiện nay ai là người đã thành Phật, đã giác ngộ để có thể ấn chứng sự chứng đạt của kẻ khác được?


Giác ngộ được hiểu là chứng đạt"Niết bàn" ở giai đoạn cuối.

 

Hỏi: 

Niết bàn đã là mục đích của người tu như vậy. Thì xin hỏi niết bàn theo bạn là gì?

Bạn đã chứng niết bàn chưa mà biết và viết vấn đề này? Hay là bạn chỉ đọc sách Phật do người khác viết lại rồi nói về niết bàn!

Cái chứng ngộ của Phật dĩ nhiên phải là tối thượng nên bất tư nghì với những người chưa chứng ngộ như bạn và tôi. Cho nên dù có ai viết lại trạng thái chứng ngộ (Niết bàn) của Phật đi nữa, thì sự giới hạn của ngôn ngữ và khả năng hiểu biết có hạn của chúng ta cũng sẽ làm chúng ta không thể hiểu đúng như Phật đã chứng ngộ được. Chỉ có Phật mới hiểu được Phật! mà bạn thì chưa thành Phật vậy có thể bạn đã hiểu sai về niết bàn thì sao?!

Những người đang giảng dạy cho bạn về niết bàn đã thành Phật chưa mà biết về vấn đề tối thượng bất tư nghì ấy? Mà dù người ấy đã thành Phật thì vấn đề ấy là tối thượng bất tư nghì nên dù có nghe, bạn cũng sẽ không bao giờ hiểu đúng như thật được!

Thế thì cái câu: “Chứng đạt niết bàn ở giai đoạn cuối chẳng qua là ảo tưởng hay nói khoác sao?!

Thưa bạn ngoài ra qua bài thuyết giảng về đạo của bạn mấy hôm trước. Bạn có đề cập đến vấn đề “Phi Tưởng Phi phi tưởng” và vấn đề “ThiềnQuán” !

Do vậy đã có mấy người hỏi bạn 2 vấn đề mà chưa thấy bạn trả lời?

-  Theo bạn thế nào là: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng?

-  Khi bạn ThiềnQuán, thì AI là người đang quán? Có phải bạn dùng cái biết của tâm trí để làm hành động quán? Nếu thế thì bạn đang dùng “Ngã” để Quán. Mà đã dùng Ngã thì Ngã phải đang còn . . .còn mãi. . . chứ làm sao Vô Ngã được?

Chắc hẳn bạn phải biết về những vấn đề này, thì bạn mới truyền đạo về nó chứ ?

Già đang rửa tai cung kính chờ nghe bạn chỉ dạy.

Chúc bạn thân tâm thường an lạc.


Năm Đờn Cò/