Đưa tâm đây ta an cho!
Cụ Già hỏi: Làm thì sinh nghiệp, không làm thì khác gì gỗ đá. Vậy phải thế nào? . . . .

Thegioiao:


Thường khi ta làm gì cũng có đông cơ, mục đích. Khi bạn trong tình trạng vô minh thì bạn sẽ bị tham ái hoặc sân hận thúc đẩy hành động như vậy sẽ tạo nghiệp thiện hoặc bất thiện.

 

Nếu một bậc Alahán (bậc đã hoàn toàn hết tham, sân, si) hành động thì không bị tham, sân, si chi phối nên không tạo nghiêp.

Khi ta không làm gì thì vẫn có thể tạo nghiệp (ít nhất là nghiệp ý) nếu tâm ta vẫn bị tham, sân, si chi phối. Nếu ta ngồi yên bất động mà nhập định thì nghiệp của ta là nghiệp bất động tuỳ theo tầng thiền định ta chứng (sắc giới hoặc vô sắc giới). Còn nếu ta nghĩ ngợi linh tinh thì vẫn rơi vào duc giới: thiện (người hoặc 6 cõi trời dục giới), bất thiện (atula, ngã quỷ, địa ngục, súc sinh)

Vậy nếu làm hay không làm đều tạo nghiệp nếu ta chưa phải là bậc ALAHAN.

 

Nhưng Đức Phật dạy hãy sống "thuận pháp" tức là làm những nghiệp thiện (bố thí, từ thiện, xấy cất chùa, giúp đỡ những người khó khăn...) hoặc làm việc gì cũng chánh niệm tỉnh giác trên việc ta đang làm mà không để tham sân, ưa ghét, lấy bỏ... chi phối.

Đôi lời chia sẻ mong các bậc cao minh điểm chỉ....[/code]

. . . . .

 

TheGioiAo:

 

Nếu một bậc Alahán ( bậc đã hoàn toàn hết tham, sân, si) hành động thì không bị tham, sân, si chi phối nên không tạo nghiêp.

. . . . .

Cụ Già cười:

 

-        Hết tham sân si nhưng còn “ngã” thì hành động vẫn tạo nghiệp.

-        A La hán là “ Vô ngã” chứ không chỉ hết tham sân si!

. . . . . .

 

TheGioiAo:

 

Vậy nếu làm hay không làm đều tạo nghiệp nếu ta chưa phải là bậc ALAHAN.

. . . . .

Cụ Già nói mà lưỡi không hề động đậy:

 

-        A La Hán là bất nhị nên không còn phân biệt “Làm” hay “Không làm”

-        A La Hán là “Phi khái niệm” nên từ “làm” không có nghĩa là “làm”hay “Không làm” mà là “ngã” hay là “cái Tôi giả tạo”!

. . . . .

TheGioiAo:

 

Nhưng Đức Phật dạy hãy sống "thuận pháp" tức là làm những nghiệp thiện ( bố thí, từ thiện, xấy cất chùa, giúp đỡ những người khó khăn...) hoặc làm việc gì cũng chánh niệm tỉnh giác trên việc ta đang làm mà không để tham sân, ưa ghét, lấy bỏ... chi phối.
. . . .

Cụ Già không có đấy mà tiếng nói vẫn âm vang:

 

-      Sống “Thuận pháp” và gây thiện nghiệp chỉ là pháp phương tiện của đức Bổn Sư, không phải là rốt ráo. Phải “vô ngã” thì mới hết luân hồi!

-      Chánh niệm và tỉnh giác bằng tâm trí nhị nguyên là vẫn còn “ngã” do vậy vẫn còn luân hồi.

 

Hềhề. . .!

Áo thầy rách đã bấy lâu

Gió tung từng mảnh bay vèo lên mây!

. . . . .

 

TheGioiAo:

Bàn về "vô ngã" và "Hết tham sân si":
Có 10 tuỳ phiền não sau đây:
- Thân kiến.
- Hoài nghi.
- Giới cấm thủ.
- Tham.( dục ái)
- Sân.
- Tham đắm cõi sắc.( sắc ái)
- Tham đắm cõi vô sắc.( vô sắc ái)
- Ngã mạn vi tế.
- Sân vi tế.( trạo cử)
- Si vi tế.( vô minh)
Ở bậc Tu đà hoàn (Nhập lưu) 3 phiền não đầu tiên được đoạn diêt.
Ở bậc Tư đà Hàm (Nhất Lưu) tiếp tục làm suy yếu 2 phiền não tiếp theo (tham, sân).
Ở Bậc A na HÀm (Bất lưu) Hoàn toàn diệt 5 phiền não đầu tiên.
Đến bậc A la Hán (Vô sinh) thì 5 phiền não sau cùng mới được đoạn trừ. Nghĩa là đến bậc Alahán thì mọi tham, sân, si, ngã chấp ở mức độ vi tế mới hoàn toàn diệt trừ.

 

Như vậy có thể nói hết tham, sân, si là vô ngã mà vô ngã cũng là hết tham sân si.

Vài lời trao đổi mong cao minh chỉ giáo...

. . . . .

 

Cụ Già nói với cái bóng mình trên tường:

 

Hết tham, sân, si. . . nhưng còn cái “biết” hết tham sân si, nên còn “ngã”!

Nếu thật sự đã hết tham sân si, thì không thể “Biết” là đã hết tham sân si. Vì đơn giản vấn đề ấy là “Chưa có bao giờ”!

 

Than ôi! Cái ấy không thể thêm gì vào, không thể bớt gì ra được, vô thủy vô chung muôn đời vẫn vậy. Nó xa rời cái biết và sự chứng đắc.

 

Chỉ có thể là chính nó!

 

Haha. . .ha!

Hư không không thể phân chia, nên không có vấn đề hợp nhất!

 

Người Pha Trà Ghi lại/15/7/2008